Tôn sư trọng đạo không có nghĩa là bắt quỳ gối
Quay trở ngược câu chuyện Cô giáo bắt học sinh quỳ. Chúng ta cần phải thừa nhận Cô đã sai, dù tấm lòng Cô tốt. Tôi nghĩ Cô cũng là “nạn nhân” của tư duy giáo dục cũ xưa. Qua đây, tôi cũng mong mọi người mở lòng bao dung cho cả Cô giáo bắt học sinh quỳ và phụ huynh buộc Cô giáo quỳ bởi, chung quy lại, tất cả chúng ta đã và đang sống trong một xã hội loạn lạc.
Đất nước tôi, một Đất nước xuất khẩu
lao động hàng đầu Thế Giới. Ảnh: Tư liệu
Phải khẳng định, đạo lý “tôn sư trọng đạo” có một ý nghĩa đẹp mà chúng ta cần gìn giữ nhưng không có nghĩa là chúng ta cổ súy cho những biện pháp giáo dục hà khắc. Tôi hiểu nhiều Thầy/Cô vì mục đích giúp trò nên người nhưng chắc chắn có không ít đã sử dụng “quyền uy” vì mục đích nào đó.Tôi hoàn toàn bất ngờ và không đồng ý với lập luận “xưa kia, bố, mẹ, ông, bà…bị Thầy/Cô đòn roi nhưng cũng nên người, có sao đâu. Nếu không hà khắc, bao nhiêu học sinh hư, lớn lên giết người, trộm cướp…”. Mới nghe qua có vẻ đúng nhưng đó là một sai lầm có tác hại “ẩn mình”.
Nhiều thế hệ học sinh, ngay cả bây giờ, nhiều bạn sinh viên tốt nghiệp không có chính kiến, lập trường của mình, mọi thứ rập khuôn đến kỳ lạ. Tất nhiên, tôi không có ý phán xét hay chê bai, tôi chỉ muốn chia sẻ và trải lòng để cho thấy nền giáo dục đã đạt “đỉnh đáy”.
“Tôn sư trọng đạo” nghĩa là người học trò cần phải kính trọng Thầy Cô bằng lòng ngưỡng mộ của trí tuệ và trái tim, là sự tôn trọng chứ không phải “cúi đầu và răm rắp tuân thủ” dù Thầy/Cô chưa đúng.
“Tôn sư trọng đạo” nghĩa là khi Thầy/Cô có những phương pháp dạy hoặc ý kiến chưa đúng thì học trò có quyền phản biện nhưng phải biết tôn trọng chứ không phải là hỗn xược.
Tôi nhớ, thưở sinh viên ĐH Luật, giờ giảng môn Luật Doanh nghiệp, tôi tranh luận khá căng thẳng với Thầy mình, và bản thân tôi là người hay phát biểu và thích cãi Thầy/Cô nhất nhưng trong suy nghĩ chưa bao giờ có bất kỳ ý định nào thiếu tôn trọng dù không phải Thầy/Cô đều tuyệt đối đúng vì cũng là con người, còn kiến thức thì vô hạn.
Tôi nhớ và luôn kính trọng Thầy dạy Luật Doanh nghiệp hôm đó, tôi nghĩ mình sẽ bị ghét nhưng không. Cuối buổi học, Thầy đến bên tôi nói “em cố gắng, sinh viên phải thế, thụ động chán lắm, Thầy dạy cũng chán” sau đó mỉm cười. Chao ôi, lúc đó tôi vui và hạnh phúc. Cái ơn mà Thầy dành tôi không quên.
Cũng một giáo viên dạy luật doanh nghiệp, tôi nhớ là Cô Lê, cũng dạy Luật Doanh nghiệp. Giờ học, tôi phát biểu 5 phút, xong Cô mỉm cười “em nói cô không hiểu gì cả, lần sau em nói chậm và từ thôi vì giọng miền Trung mới vào Sài Gòn sẽ khó nghe lắm đó”. Không một ý gì chế giễu hay phân biệt, khó chịu cả.
Quay trở ngược câu chuyện Cô giáo bắt học sinh quỳ. Chúng ta cần phải thừa nhận Cô đã sai, dù tấm lòng Cô tốt. Tôi nghĩ Cô cũng là “nạn nhân” của tư duy giáo dục cũ xưa. Cần phải thay đổi, hãy để những đứa trẻ tự tin nêu chính kiến, khuyến khích lập biện và có chính kiến để thế hệ tương lai, các cháu có thể ngẫng cao đầu tiến bước ra Thế Giới hòng giúp ích cho Tổ Quốc.
Qua đây, tôi cũng mong mọi người mở lòng bao dung cho cả Cô giáo bắt học sinh quỳ và phụ huynh buộc Cô giáo quỳ bởi, chung quy lại, tất cả chúng ta đã và đang sống trong một xã hội loạn lạc.
P/S: Đất nước tôi, một Đất nước xuất khẩu lao động hàng đầu Thế Giới.
Xin lỗi, tôi không có ý xúc phạm vì tôi không và chưa bao giờ có thói quen phán xét cá nhân.
LS Lê Ngọc Luân
FB Lê Ngọc Luân
Nhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóa