Tin đồn về tình hình ở Việt Nam ngày càng tin cậy
Hình minh họa
Theo đó vào chiều ngày 11/03/2018, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Phú Thọ đã ra Quyết định Khởi tố bị can số 09, Lệnh bắt bị can số 205 để tạm giam 4 tháng nhằm phục vụ công tác điều tra đối với Thiếu tướng Công an Nguyễn Thanh Hóa (SN 10/03/1958. Cư trú: Khu tập thể Quận ủy Đống Đa, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội) về tội “Tổ chức đánh bạc” quy định tại khoản 2, Điều 249- Bộ luật Hình sự 1999.Theo Bộ Công an, đây là vụ án hình sự; sử dụng mạng Internet thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, tổ chức đánh bạc, đánh bạc, mua bán trái phép hóa đơn và rửa tiền xảy ra tại Phú Thọ và một số tỉnh thành.
Vào ngày 29/01/2018, tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc của Ban chỉ đạo Chương trình quốc gia phòng chống tội phạm, Phó thủ tướng CSVN ông Trương Hòa Bình đã nhắc đến loại hình tội phạm này với quy mô xuyên quốc gia và có giá trị lên đến hàng ngàn tỉ đồng. Ông Bình nêu ra trường hợp Công an Phú Thọ đã phá một vụ đánh bạc như thế thu được trên 1000 tỉ đồng và số ngoại tệ chuyển ra nước ngoài để đánh bạc ước chừng ban đầu khoảng 3,6 triệu USD.
Hiện tại ông Hóa đã bị tước danh hiệu Công an. .............
Trong vụ án này, Công an tỉnh Phú Thọ đã khởi tố 80 bị can, tạm giam 38 người trong đó có ông Phan Sào Nam, nguyên chủ tịch Công ty VTC Online và ông Nguyễn Văn Dương vốn là con rễ của Cựu Bí thư thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị.
Tuy nhiên, điểm nhấn của vụ án đánh bạc, tổ chức đánh bạc và rửa tiền này cùng với việc bắt tạm giam tướng Hóa là ở chổ vào những ngày đầu tháng 01/2018, đã lan truyền ầm ĩ trên cộng đồng mạng xã hội. Đặc biệt, trang Facebook cá nhân có tên Lê Nguyễn Hương Trà đã đăng một status liên quan khá chi tiết, cụ thể có nêu Trung tướng Phan Văn Vĩnh quê ở Nam Định, nguyên là Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát (Tổng cục II) bị bắt vào ngày 11/01/2018. Trong status của Facebooker Lê Nguyễn Hương Trà có nhắc đến tướng Hóa là người có liên quan đến vụ án.
Vào cuối tháng 08/2017, hai cổng game cờ bạc Rikvip và Tip.Club đã phải tạm ngừng hoạt động vô thời hạn; các ứng dụng trên App store, Androi và Window phone cũng bị gỡ bỏ. Hàng loạt các đại lý cùng với đại gia game bị bắt, mở rộng điều tra thì có rất nhiều tướng tá trong ngành công an bị dính án.
Tuy nhiên, ngay sau những thông tin đồn ầm ĩ trên cộng đồng mạng xã hội về vụ án, báo chí vào cuộc hỏi thì Trung tướng Yến cũng như một số tướng tá trong ngành Công an không trả lời rõ ràng câu hỏi xác nhận hoặc nói không có cơ cở về những tin đồn liên quan vụ án nên hiện chưa thể khẳng định tướng Vĩnh đã bị bắt giam hay chưa?
Trong những năm gần đây, ở Việt Nam thường hay xuất hiện những tin đồn lan truyền trên cộng đồng mạng xã hội liên quan đến Chính trị hoặc những nhân vật chính trị gia. Những tin đồn thường có lúc đúng hoặc có lúc sai nhưng ở Việt Nam những tin đồn chính trị như nêu ở trên thường có độ chính xác khá cao. Đơn cử như vào tháng 01/2016, tức là thời điểm Đại hội Đảng CSVN XII trước hoặc đang diễn ra, các trang mạng xã hội đồn ầm ĩ thông tin các ông bà; Nguyễn Phú Trọng, Trần Đại Quang, Nguyễn Xuân Phúc và Nguyễn Thị Kim Ngân sẽ đắc cử vào các chức danh “tứ trụ triều đình” gồm; Tổng bí thư Đảng CSVN, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch Quốc hội. Qủa nhiên, khi Đại hội Đảng CSVN XII kết thúc và kỳ bầu cử Quốc hội sau đó được thông qua, tin đồn trở thành tin chính xác 100%, ông Trọng, ông Quang, ông Phúc và bà Ngân đã đắc cử với những chức danh tương ứng.
Một trường hợp tin đồn khác cũng được lan truyền trên cộng đồng mạng xã hội nhưng sau đó cũng chính xác đến 100% là trường hợp về cái chết của ông Nguyễn Bá Thanh vào năm 2015. Sau khi từ Đà Nẵng ra Hà Nội nhận chức danh Trưởng ban nội chính Trung ương được vài tháng thì “vắng lặng”, lập tức tin đồn lan tỏa đầy trên cộng đồng mạng xã hội là ông Thanh bị bệnh nặng được điều trị ở Singapor và Hoa Kỳ. Thể theo nguyện vọng của gia đình thì ông Thanh được đưa về quê nhà ở Đà Nẵng để điều trị và sau đó ít ngày thì ông Thanh chết dù trước đó có thốt lên câu “Tao khỏe chứ có chi mô”. Điều đáng nói trong trường hợp cái chết của ông Thanh, tin đồn có nêu số chuyến bay, lịch trình ngày giờ đưa ông Thanh về Đà Nẵng lại chính xác đến độ từng ly từng tí khiến báo đài nhà nước Việt Nam phải ngỡ ngàng.
Ngoài hai trường hợp nêu trên, một số trường hợp khác như; tin đồn về bệnh tật của ông Đinh Thế Huynh, Thường trực ban Bí thư Trung ương Đảng CSVN, Ủy viên Bộ Chính trị. Hoặc, tin đồn về bệnh tật của ông Phùng Quang Thanh, cựu Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Tin đồn về việc tước thẻ nhà báo của ông Nguyễn Như Phong và đình bản tờ báo Petrotimes nơi ông Phong công tác với chức danh Tổng biên tập một thời gian. Một trong những lý do ông Phong bị thu thẻ nhà báo là có lý do ông Phong cho tờ Petrotimes đăng lại bài phỏng vấn từ trang thông tin nước ngoài về việc liên quan đến ông Trịnh Xuân Thanh.
Trở lại vụ bắt thiếu tướng Hóa, tháng 01/2018, tờ báo Môi trường và Đô thị Việt Nam đã “điểm danh” ngôi biệt thự BT1 tại Khu đô thị HH2 Bắc Hà do vợ chồng thiếu tướng Hóa là chủ nhân đã xây dựng trái phép. Động thái “điểm danh” này càng khẳng định thêm việc trước đó có tin đồn lan truyền trên cộng đồng mạng, báo hiệu cho dư luận biết việc tướng Hóa sẽ bị trảm vào những ngày tới nhưng chưa biết cụ thể là thời gian nào mà thôi.
Có những lý giải cho câu hỏi tại sao tin đồn lại lan truyền mạnh ở Việt Nam là do; những ứng xử xã hội thiếu minh bạch, người dân thiếu tự do thông tin và đấu đá nội bộ trong quyền lực chính trị vì lợi ích nhóm hoặc lợi ích cá nhân…./.
Quê Hương
(Cali Today news)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét