Thứ Tư, 7 tháng 3, 2018

Nguồn gốc và giá trị thực sự của Hầu đồng, lên đồng

Hầu đồng, lên đồng: Một tín ngưỡng dân gian đang bị lợi dụng, biến tướng
Ngày nay đồng cốt không còn nguyên ý nghĩa tích cực. (Ảnh: hatvan.vn)
Chúng ta có thể thấy hầu hết các buổi lên đồng đều là các “Cô, Cậu” nhập đồng, rồi phán. Trong đó, có một số là giả thần giả quỷ, phán bừa, nói dựa, mục đích là kiếm tiền từ các con nhang. Còn một số “Cô, Cậu” có khả năng nói đúng được một số điều như người thân đã chết của con nhang, tiền vận hậu vận của con nhang.

Đồng cốt và múa hầu đồng là những hoạt động tâm linh quen thuộc mỗi dịp đầu năm mới, thu hút sự tham gia của một lượng lớn con nhang đệ tử. Nhưng nguồn gốc và giá trị thực sự của hoạt động này vẫn là một điều bị lầm tưởng lâu nay.

Tương truyền, Hoàng Đế sáng tạo ra nhạc vũ “Vân môn đại quyển” để tế Trời. Sau này vua Nghiêu sáng tác khúc “Đại hàm”, vua Thuấn sáng tác khúc “Đại thiều”, vua Vũ sáng tác khúc “Đại hạ”, vua Thang nhà Thương sáng tác khúc “Đại hoạch”, Vũ Vương nhà Chu sáng tác khúc “Đại vũ”.

Trên đây là 6 bài nhạc vũ nổi tiếng thời thượng cổ, trong Chu Lễ gọi là “Lục đại nhạc vũ”. Con em quý tộc đời Chu đến tuổi nhất định đều phải học 6 bài nhạc vũ này, là môn học bắt buộc. Sáu khúc nhạc vũ dùng để thờ tế, trong đó “Vân môn đại quyển” tế trời, “Đại hàm” tế đất, “Đại thiều” tế tứ vọng, “Đại hạ” tế núi sông, “Đại hoạch” cúng bà tổ tiên, “Đại vũ” cúng ông tổ tiên.

Thuở đầu và cực thịnh của đồng cốt tích cực

Chu Lễ chép rằng: “Khi tế lễ, diễn tấu nhạc vũ Lục Đại, diễn tấu một lượt, thì cảm ứng với loài chim và Thần sông hồ đến… Diễn tấu sáu lượt, thì cảm ứng và vời Long Lân Quy Phượng và Thiên Thần đến”.

Và:

“Vào ngày đông chí, ở một gò tròn ngoài đồng phía nam đô thành (Nam Giao) cùng diễn tấu, khi diễn tấu đến lượt thứ sáu, Thiên Thần tới tấp giáng lâm, lúc đó có thể làm lễ tế các Thiên Thần”.

Trong “Quốc Ngữ” có chép: “Thời viễn cổ chỉ có người có tinh thần chuyên chú, thông minh trí huệ, quang minh thánh khiết, thuần khiết cao thượng, thì Thần minh mới giáng xuống thân anh ta, để anh ta trở thành môi giới câu thông giữa người với Thần. Người như thế này, nam gọi là “Ông đồng”, nữ gọi là “Bà cốt”.

Theo những ghi chép kể trên, khi tế lễ thời kỳ đầu triều Chu, diễn tấu nhạc vũ thực sự có thể cảm ứng với Thần linh giáng thế, đích thân đến nhận lễ tế, đây cũng là sức mạnh nhạc vũ thời kỳ đầu có thông tới Thần. Nhạc vũ do có thể thông Thần, giáng Thần, nên đương thời dùng rất nhiều để tế lễ, thế là phát triển thành múa hầu đồng, hay gọi là múa “đồng cốt”.

Từ tư liệu chữ giáp cốt triều Thương để lại, ghi chép về múa hầu đồng có rất nhiều. Đặc biệt là khi tế lễ và cầu mưa, múa hầu đồng dường như không thể thiếu. Ví dụ: “Năm Canh Dần bói, năm Tân Mão múa đãi, có mưa. Năm Nhâm Thìn múa đãi, có mưa. Năm Canh Dần bói, năm Quý Tỵ múa đãi, có mưa. Năm Canh Dần bói, năm Giáp Ngọ múa đãi, có mưa”.

“Đồng cốt” thời kỳ thượng cổ, địa vị xã hội của họ rất cao, được mọi người kính ngưỡng, rất nhiều người đồng thời làm thủ lĩnh bộ lạc. Đồng cốt thời thượng cổ đại đa số đều có thần thông, có năng lực và trí huệ siêu phàm, có thể câu thông với Thần, là người nói thay Thần ở chốn nhân gian, đã phát huy tác dụng trọng đại trong đời sống của bộ tộc và quốc gia.

Đời Thương là thời kỳ đỉnh thịnh của đồng cốt, được gọi là “Vu giáo” vì nó đã phát triển đến mức gần như một tôn giáo. Các ông đồng còn có nhiệm vụ chép sử, giữ chức vụ trọng yếu trong triều đình, vừa có nhiệm vụ về tôn giáo (thông với thần minh) vừa có nhiệm vụ chính trị. Một số ông đồng có tên tuổi được cổ tịch đề cập như Y Doãn (tức là A Hành), Y Trắc (con trai của Y Doãn), Vu Hàm và con trai là Vu Hiền, Cam Bàn.

Trước đây lễ hầu đồng xuất hiện với lẽ tế cầu mưa, thời kỳ đỉnh cao nó đã trở thành tôn giáo. (Ảnh: Vietnamnet)

Đồng cốt tích cực đi vào suy thoái, biến tướng thành đồng cốt tiêu cực

Dần dần, cùng với sự phát triển của văn minh vật chất, dục vọng của nhân loại biến đổi ngày càng lớn lên, tâm hồn không còn giản đơn thuần khiết nữa, cái tâm con người trong xã hội cũng bắt đầu trở lên phức tạp và dơ bẩn. Thế là con người bắt đầu truy cầu hưởng thụ nhục dục, chạy theo lợi ích vật chất, năng lượng tinh thần càng ngày càng yếu, càng ngày càng rời xa Thần, đi ngược với tự nhiên và Đại Đạo, Thần dần dần ẩn giấu tung tích.

Sách Quản Tử – Khinh Trọng Giáp viết: “Trước kia thời Hạ Kiệt, trong cung có nuôi ba vạn nữ nhạc, sáng sớm mỗi ngày hát ở cửa Đoan Môn, tiếng hát múa vang xa, người đi đường đều nghe thấy, bọn nữ nhạc đều ăn mặc xa hoa”.

Có thể thấy, vào cuối thời nhà Hạ, “phong khí đồng cốt” đã rất thịnh rồi. Khi nhạc vũ sa đọa trở thành công cụ để con người phóng túng hưởng lạc, thì chức năng câu thông với Thần của âm nhạc cũng dần dần mất đi trong lịch sử.

Khi con người đã phóng túng tư dục, họ dùng nhạc để thỏa mãn ham muốn của bản thân. Đồng cốt không giữ được thân mình trong sạch, thuần khiết, cao thượng nữa, nên không thể câu thông với Thần linh, thân thể dơ bẩn của họ thì Thần linh không giáng hạ xuống nữa.

Nhưng vì cái tâm danh lợi, vì để giữ danh tiếng, giữ địa vị, được mọi người tôn kính, được bổng lộc hậu đãi, họ đã giả thần giả quỷ, ăn nói lung tung, lừa người lừa mình, cuối cùng chiêu mời các linh thể tầng thấp. Từ đó họ chuyển sang hành nghề bói toán, cầu cúng, bùa chú, chữa bệnh, và một số thuật loại tiểu đạo khác.

Ngoài công việc chính yếu là bốc phệ, các đồng dần dần bị phân hoá trên nhiều lãnh vực khác nhau như thiên văn, y học, tôn giáo, chính trị… Một số đồng cốt lại có nguyện vọng truy cầu sự khang kiện và trường thọ nên rất chú trọng đến y dược và luyện dưỡng. Những đồng cốt này dần dần tách biệt với vu giáo và hình thành một hệ thống độc lập và được gọi là phương sĩ, thuật sỹ. Phương pháp luyện dưỡng của họ được gọi là phương thuật, để phân biệt với vu thuật của các đồng cốt.

Đến thời Tần Thủy Hoàng, các phương sỹ lợi dung Tần Thủy Hoàng say mê tu Đạo, thích thuật tu luyện Thần Tiên để lừa bịp. Bản thân Thủy Hoàng tu luyện, dưỡng sinh, nên đối với phương thuật và thuật sỹ, phương thuật đều rất tôn trọng, thường cùng với họ thảo luận về lý Thần Tiên, Chân Nhân, tu luyện trường sinh. Một số phương sỹ, thuật sỹ như bọn Hầu Sinh, Lư Sinh, lấy danh nghĩa Tần Thủy Hoàng thái dược luyện đan, tìm phép Tiên, đã vung phí tiền tài, nhiều lần lừa dối.

Đứng đầu bọn phương sỹ, thuật sỹ là Hầu Sinh, Lư Sinh, đến khi thấy thuật lừa bịp bị bại lộ, bí mật mưu đồ bỏ chạy lưu vong. Trước khi bỏ trốn, trong Sử Ký có chép, bọn Hầu Sinh, Lư Sinh đã phỉ báng Tần Thủy Hoàng. Tần Thủy Hoàng biết chuyện nổi giận: “Bọn Lư Sinh ta ban ân rất hậu, nay lại phỉ báng ta, nói ta không có đức. Chư sinh ở Hàm Dương rất nhiều, ta cho người đi tra xét, xem có kẻ nào dùng lời gian xảo mê hoặc làm loạn dân đen”. Thế là sai ngự sử xét hỏi các chư sinh, chư sinh cáo giác, tự loại trừ trên 460 người vi phạm lệnh cấm, tất cả đều bị chôn ở Hàm Dương, để cho thiên hạ đều biết, răn đe hậu nhân (Sử ký – Tần Thủy Hoàng bản kỷ).

Từ thời Tần Thủy Hoàng trở đi, các phương sỹ thuật sỹ không còn đất tham gia chính sự nữa, còn đồng cốt thì vẫn lưu truyền trong dân gian dưới dạng tiểu đạo tiểu thuật như bói toán, phong thủy, chữa bệnh bằng cầu cúng, mẹo, bùa chú, đốt vàng mã, đốt hương…

Một trong những hình thức của đồng cốt còn tồn tại là múa hầu đồng hay đồng bóng. Tức là vẫn giữ hình thức ban đầu của đồng cốt, nhưng bản chất đã hoàn toàn thay đổi. Vì cho đến nay đồng cốt không có thân thể và tâm hồn thuần khiết, nên các Thần không giáng nhập vào họ nữa, chỉ còn các linh thể tầng thấp nhập vào. Do đó họ cũng có thể biết được một chút vận mệnh cá nhân, nên dùng hình thức lên đồng, hầu đồng để hành nghề bói toán.

Lễ hầu đồng tiếp vong bây giờ chỉ còn là những linh thể tầng thấp, có thể cho thấy một vài điều nhưng đó không phải là các giác giả tầng cao vì bản thân người hầu đồng đã không còn thuần khiết. (Ảnh: hatvan.vn)

Hát chầu văn và múa hầu đồng

Những người theo đồng bóng tin rằng, thế giới thần linh theo tín ngưỡng đồng bóng rất đa dạng. Trên hết là Ngọc Hoàng Thượng Đế, kế đến Tam tòa Thánh mẫu (Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải), dưới nữa là các Quan và thấp hơn là các Cậu và các Cô, v.v. Khi lên đồng, vị thần linh nào “ngự” thì xưng danh tánh, biểu lộ tính cách và phán dạy. Các vị thần linh này thường thể hiện những tính cách bất thường như chợt vui, chợt buồn, đến đi bất chợt.

Để làm nên một buổi nhảy đồng thần bí, một thành phần không thể thiếu được là đoàn hát văn với đầy đủ đàn, sáo, trống, nhị. Dưới tiếng nhạc hối hả và giọng hát kể lể, cô đồng môi đỏ, mi dài xuất hiện trong trang phục trắng toát từ chân tới đầu. Hai người hầu nhanh chóng dâng lên cô một bên tay hương, một bên tay áo, khoác lên người cô bộ quần áo đàn bà màu đỏ may khá cầu kỳ, ấn vào tay cô bó hương, trùm tấm khăn lên đầu cô.

Trong suốt khoảng 3 tiếng đồng hồ lên đồng, cô đồng đã thay 13 bộ quần áo, phát 13 mâm lễ và cũng từng ấy lần nhảy múa quay cuồng, châm đến 4 bao thuốc để hút và phát lộc. Có một điều rất lạ là toàn bộ con nhang, cô đồng ai ai cũng hút được thuốc lá bất kể là đàn ông hay đàn bà. Con nhang phần lớn là những người làm ăn buôn bán, còn có cả những người giàu có, quyền chức.

Đồng cốt ở nước ta có hai nguồn gốc, bản địa và du nhập vào theo quá trình đô hộ của nhà Hán. Nhưng về bản chất thì đồng cốt bản địa (các thầy mo, thầy phù thủy) và đồng cốt du nhập (thầy cúng, phong thủy, thầy pháp, thầy bói) đều có đặc điểm giống nhau, họ thờ cúng các linh thể tầng thấp.

Rất nhiều người cho rằng họ thờ cúng Thần này, Thánh kia. Nhưng như đã nói ở trên, khi các đồng cốt không còn thuần khiết trong sạch như thuở sơ khai nữa thì các Thần, Thánh đã từ lâu không giáng nhập vào họ nữa, chỉ còn các linh thể tầng thấp mà thôi.

Người mong cầu hầu giá bây giờ chỉ mong cầu vào tiền tài, vận may không còn kính ngưỡng vào thần linh. (Ảnh: hatvan.vn)

Chúng ta có thể thấy hầu hết các buổi lên đồng đều là các “Cô, Cậu” nhập đồng, rồi phán. Trong đó, có một số là giả thần giả quỷ, phán bừa, nói dựa, mục đích là kiếm tiền từ các con nhang. Còn một số “Cô, Cậu” có khả năng nói đúng được một số điều như người thân đã chết của con nhang, tiền vận hậu vận của con nhang.

Những trường hợp “Cô, Cậu” này bản thân họ cũng không biết là họ bị các linh thể tầng thấp nhập vào. Do họ có cái tâm truy cầu danh lợi, và họ lập điện thờ cúng về danh nghĩa là Thần, Thánh, nhưng thực tế, họ không đủ đức, đủ thanh khiết để Thần Thánh đế ngự, nên chỉ có linh thể tầng thấp, tà ma loạn quỷ đến nhập vào mà thôi.

Những đồng cốt thật và giả đang hành nghề, và các con nhang đệ tử theo hầu đồng, có lẽ họ thấy cả hai cùng có lợi: đồng cốt kiếm được tiền, con nhang giải tỏa được tâm lý. Còn có linh nghiệm hay không thì còn phải xét. Cho dù có linh nghiệm đi chăng nữa thì cái đợi chờ họ cũng không phải điều tốt lành. Những linh thể tầng thấp kia sẽ lấy đi khí tinh hoa của con người, lấy đi đức, và cấp nghiệp cho họ. Khi mất khí tinh hoa, khi mất đức và tăng nghiệp thì cái chờ đợi họ sẽ là bệnh tật, đoản thọ, tai nạn của họ hoặc của người nhà.

Ở nước ta, một bộ phận đồng cốt chuyên dùng hát chầu văn thực hiện các nghi thức lên đồng để câu thông với “Thần Thánh”. Về thực chất là câu thông với các linh thể tầng thấp. Có một số đồng cốt thực hiện hoàn toàn khách quan, cũng không vì mục đích tư lợi, là do họ học, họ luyện theo phương thức này mà thôi, họ cũng không biết là linh thể tầng thấp, mà vẫn nghĩ là “Thần, Thánh” nhập vào. Còn một số đồng cốt coi là phương thức phát tài kiếm tiền.

Do sử dụng hát chầu văn nên nhiều người đánh đồng chầu văn với đồng bóng. Kỳ thực chầu văn là hình thức nhạc vũ độc lập, bị lợi dụng dùng trong múa hầu đồng mà thôi. Hát văn là môn nghệ thuật cổ xưa của người Việt, mang đậm nét văn hóa cung đình và đã trải qua nhiều biến cố thăng trầm cùng lịch sử.

Biến tướng là các nghi thức bói toán, nhập vong gây ra hậu quả khôn lường. (Ảnh: NLĐ)

Theo ghi chép lịch sử thì hát văn có từ lâu đời, là loại hình ra đời sớm hơn so với các loại hình dân ca khác. Trong cuốn Kiến văn tiểu lục, nhà bác học Lê Quý Đôn có ghi: “Thời Trần (1225–1400) có lối hát trước mặt Đế Vương, gọi là hát Chầu”.

Như vậy thủa xưa, hát văn được sử dụng như một loại hình nghệ thuật chốn cung đình. Do chiến tranh loạn lạc liên miên, các tư liệu ghi chép đã thất lạc, nên hiện nay khó mà tìm được nguồn gốc ban đầu của hát chầu văn cũng như quá trình phát triển của nó, và bắt đầu từ khi nào nó được dùng vào hát hầu đồng.

Từ đó hát văn (chầu văn) bị chụp cho cái mũ mê tín dị đoan của đồng bóng “giả Thần giả quỷ”. Loại bỏ các nhân tố đồng bóng giả Thần giả quỷ, chầu văn xứng đáng là một nghệ thuật cao cấp, trang nhã, mượt mà của dân tộc, xứng đáng là di sản văn hóa thế giới, rất đáng được trân trọng, bảo tồn và phát triển.

Nam Phương

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét