Luật sư Thuận: BOT điều tra kỹ cũng là 'đại án'
16 tháng 9 2017 - Tất cả những cái đó là thiệt hại vừa qua không phải là hàng ngàn, mà hàng vạn tỉ [đồng], cái đó là cái lớn mà nếu làm cho kỹ ra thì đó cũng là một loại Đại án, Luật sư Trần Quốc Thuận tuyên bố.
Quản lý và phát triển giao thông hợp lý trước áp lực của gia tăng và kích thước dân số ở đô thị đang là một câu hỏi lớn ở Việt Nam. Những sai phạm liên quan các dự án thu phí BOT giao thông vừa qua ở Việt Nam không chỉ gây thiệt hại 'hàng ngàn mà hàng vạn tỉ' đồng và nếu 'điều tra kỹ' thì đó chính là một 'Đại án', một quan chức từng tham gia lãnh đạo Văn phòng Quốc hội Việt Nam nói với BBC tuần này.
Trao đổi với Bàn tròn thứ Năm của BBC Việt ngữ hôm 14/9/2017, Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm thường trực Văn phòng Quốc hội Việt Nam, nói:
"Việc giám sát BOT là một chủ trương dưới nhiều ý kiến phản đối và cuối cùng Quốc hội đã thành lập một đoàn giám sát BOT và theo tôi nhận thức, giám sát BOT chính là giám sát chất lượng và đầu tư vào công tác BOT.
'Phát hiện nhiều vi phạm trong các dự án BOT'Bàn tròn thứ Năm: Câu chuyện BOT ở VN
Vụ các trạm BOT 'nhắm vào ông Đinh La Thăng'?
"Bởi vì đó là vốn, vốn vay nước ngoài là chính, rồi đem làm, nhưng chỉ định thầu không qua đấu thầu, rồi chất lượng đường, sau đó là các giá và các trạm [thu phí], tiền mà mất ngay tức khắc, chính là chất lượng của những công trình đó và không qua đấu thầu...
"Tôi cho rằng câu chuyện đó cũng là đại sự, mà chính chuyện đó mới dẫn đến tiêu cực, cho nên những đường như Pháp Vân - Cầu Giẽ ở ngoài Hà Nội và đường này kia, chưa đi mà đã tróc, thì rõ ràng có nhiều chuyện lắm.
"Và người ta nói còn liên quan đến phu nhân của một ông cựu lãnh đạo thật to với Đảng, nhà nước này dính líu đến những đầu tư đó mà nhờ... đó giả các khoản nợ ngân hàng tới mấy trăm, cả ngàn tỉ... Do đó cho nên, người ta tính ngược lại thì giá đầu tư mà không qua đấu thầu mà chỉ định thì rõ ràng câu chuyện rất lớn và tiêu cực rất lớn.
"Ở đây, tôi nghĩ nếu điều tra kỹ, thẩm tra kỹ, mà kể cả thẩm tra chất lượng yêu cầu mời quốc tế vào thẩm tra, chứ không phải giám sát rồi đi cưỡi ngựa xem hoa thì cũng không nắm được gì, thì chính cái đó mới thấy thất thoát như thế nào."
Sau khi lên tiếng tiếp về cách thức đặt các trạm thu phí giao thông trong các 'dự án đầu tư' theo phương thức xây dựng, vận hành, chuyển giao (BOT) 'không đúng chỗ' và 'không đúng theo quy định' theo đó, khoảng cách là 70 km mới được đặt một trạm, kể cả vấn đề triển khai thu phí tự động đến nay 'vẫn chưa thực hiện được', Luật sư Trần Quốc Thuận nói:
"Tất cả những cái đó là thiệt hại vừa qua không phải là hàng ngàn, mà hàng vạn tỉ [đồng], cái đó là cái lớn mà nếu làm cho kỹ ra thì đó cũng là một loại Đại án".
Trao đổi với Bàn tròn thứ Năm của BBC Việt ngữ hôm 14/9/2017, Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm thường trực Văn phòng Quốc hội Việt Nam, nói:
"Việc giám sát BOT là một chủ trương dưới nhiều ý kiến phản đối và cuối cùng Quốc hội đã thành lập một đoàn giám sát BOT và theo tôi nhận thức, giám sát BOT chính là giám sát chất lượng và đầu tư vào công tác BOT.
'Phát hiện nhiều vi phạm trong các dự án BOT'Bàn tròn thứ Năm: Câu chuyện BOT ở VN
Vụ các trạm BOT 'nhắm vào ông Đinh La Thăng'?
"Bởi vì đó là vốn, vốn vay nước ngoài là chính, rồi đem làm, nhưng chỉ định thầu không qua đấu thầu, rồi chất lượng đường, sau đó là các giá và các trạm [thu phí], tiền mà mất ngay tức khắc, chính là chất lượng của những công trình đó và không qua đấu thầu...
"Tôi cho rằng câu chuyện đó cũng là đại sự, mà chính chuyện đó mới dẫn đến tiêu cực, cho nên những đường như Pháp Vân - Cầu Giẽ ở ngoài Hà Nội và đường này kia, chưa đi mà đã tróc, thì rõ ràng có nhiều chuyện lắm.
"Và người ta nói còn liên quan đến phu nhân của một ông cựu lãnh đạo thật to với Đảng, nhà nước này dính líu đến những đầu tư đó mà nhờ... đó giả các khoản nợ ngân hàng tới mấy trăm, cả ngàn tỉ... Do đó cho nên, người ta tính ngược lại thì giá đầu tư mà không qua đấu thầu mà chỉ định thì rõ ràng câu chuyện rất lớn và tiêu cực rất lớn.
"Ở đây, tôi nghĩ nếu điều tra kỹ, thẩm tra kỹ, mà kể cả thẩm tra chất lượng yêu cầu mời quốc tế vào thẩm tra, chứ không phải giám sát rồi đi cưỡi ngựa xem hoa thì cũng không nắm được gì, thì chính cái đó mới thấy thất thoát như thế nào."
Sau khi lên tiếng tiếp về cách thức đặt các trạm thu phí giao thông trong các 'dự án đầu tư' theo phương thức xây dựng, vận hành, chuyển giao (BOT) 'không đúng chỗ' và 'không đúng theo quy định' theo đó, khoảng cách là 70 km mới được đặt một trạm, kể cả vấn đề triển khai thu phí tự động đến nay 'vẫn chưa thực hiện được', Luật sư Trần Quốc Thuận nói:
"Tất cả những cái đó là thiệt hại vừa qua không phải là hàng ngàn, mà hàng vạn tỉ [đồng], cái đó là cái lớn mà nếu làm cho kỹ ra thì đó cũng là một loại Đại án".
Người nghèo không bị ảnh hưởng?
Mới đây, truyền thông chính thức Việt Nam và cộng đồng mạng xã hội 'xôn xao' về phát biểu được cho là của một đương kim quan chức Quốc hội Việt Nam, ông Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội, khi ông được trích dẫn nói "BOT không ảnh hưởng đến người nghèo" tham gia giao thông.
Bình luận về phát biểu này của ông Kiên, Luật sư Trần Quốc Thuận nói:
"Còn phát biểu của ông Kiên, các phát biểu của các vị vừa qua [khách mời khác tại Bàn tròn thứ Năm], tôi rất đồng tình. Phát biểu rất ngớ ngẩn và thấy vấn đề không ra tầm trình độ của mình, rất tiếc cho ông Kiên".
Trước đó, ngay tại cuộc Tọa đàm hôm 14/9, nhà báo Mạc Việt Hồng, Chủ biên báo Đàn Chim Việt online từ Ba Lan, nêu quan điểm:
"Về câu nói của ông Nguyễn Đức Kiên, tôi cho rằng đó là một câu nói có thể liệt vào loại ngớ ngẩn nhất trong năm 2017, tôi nghĩ rằng khi ông Kiên nói câu này, thì ông nghĩ một cách đơn giản là những cái xe ô tô qua lại các trạm phí đó thì phải trả tiền.
Có ý kiến cho rằng các nhà quản lý và đầu tư dự án vào giao thông ở Việt Nam cần quan tâm lợi ích và nhu cầu của người dân, bên cạnh lợi nhuận của các nhà đầu tư
"Còn người nghèo có thể đi xe máy, xe đạp hoặc đi bộ, thì người ta không phải trả tiền này, thế nhưng đấy là một cách nhìn có thể nói là rất thiển cận, rất là không chính xác, bởi vì khi phí đó đường bộ từ Bắc đến Nam, theo như tôi kiểm tra ngày hôm qua, thì có khoảng mấy chục trạm thu phí gì đó, và trên toàn Việt Nam hiện nay có khoảng trên một trăm trạm thu phí.
"Theo tôi biết, mỗi chuyến xe như vậy, vận chuyển hàng hóa từ Bắc vào Nam, từ Nam ra Bắc, người ta phải trả rất nhiều tiền phí, như vậy thì cái tiền đó sẽ cộng vào chi phí khi bán sản phẩm ra, thì các sản phẩm sẽ [có giá thành] cao hơn, người tiêu dùng tất nhiên phải chịu ảnh hưởng và phải bị cõng phí này rồi, cho nên nói như vậy, theo tôi là không chính xác."
Còn từ Hà Nội, Tiến sỹ Khuất Thu Hồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội (ISDS) cũng đưa ra bình luận về điểm này:
"Tôi nghĩ rằng ông Nguyễn Đức Kiên khi mà nói như vậy, thì có thể ý của ông... muốn nói rằng là những doanh nghiệp, hay những người sử dụng những phương tiện giao thông và lưu thông rất nhiều ở những tuyến đường đó thì bị ảnh hưởng nhiều hơn.
"Nhưng nếu mà nói là không... hoàn toàn ảnh hưởng đến người dân, không ảnh hưởng đến người nghèo, thì tôi nghĩ là điều đó chưa chính xác," nhà nghiên cứu xã hội học và phát triển nói với BBC từ Hà Nội.
Mời quý vị bấm vào đường dẫn này để theo dõi nội dung phần trao đổi về câu chuyện BOT ở Bàn tròn thứ Năm của BBC Việt ngữ hôm 14/6/2017
http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-41292603
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét