Chế lời ca khúc: Quốc ca cũng... không tha!
Có chương trình sử dụng nó như vũ khí châm biếm thói hư, tật xấu, vấn nạn của xã hội, cười đó mà cay đó. Điều này thể hiện rõ nhất trong chương trình Táo quân "Gặp nhau cuối năm". Nói đến tình trạng bạo lực học đường, người ta nhớ ngay đến bản chế "Bài ca đi học": "Hôm qua em đến trường/ Bạn đánh em gần chết ơ.../ Bao nhiêu bạn quay phim/ Cả trường em biết hết / Nhưng mà tôi nào biết / Chúng đánh nhau ngoài đường / Trường của tôi tiên tiến/ Ai cũng được giấy khen…".
Internet là môi trường mở để nhạc chế vi phạm bản quyền nảy nở.
Chế nhạc mà không xin phép tác giả được coi là hành vi xâm phạm bản quyền. Hầu hết các bài hát chế ở Việt Nam đều thuộc loại này. Nhưng việc xử lý vấn nạn trên là cả một câu chuyện rất dài khi nó vẫn chưa được sự lưu tâm đúng mức của chính những người trong cuộc...
"Đoàn quân nhà Cen đi/ Chung lòng chốt chốt/(...) Tiến lên, cùng tiến lên/ Chúc cho nhà Cen ta, vững bền" là một phần lời bài "Cen ca" chế từ "Quốc ca". Hàng trăm cán bộ, nhân viên sàn giao dịch bất động sản STDA khu vực phía Nam thuộc Tập đoàn Cen Group hát vang bản chế này trong lễ kỷ niệm 13 năm thành lập diễn ra chiều 15/10. Điều đáng chú ý là bản chế lại được hát nơi đông người - Khu du lịch Bình Quới, TP Hồ Chí Minh. Quá bức xúc, nhiều người chứng kiến đã quay clip để phản ánh. Đến nay, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cơ quan Công an cùng các cấp có thẩm quyền đã vào cuộc xử lý.
Mai Quỳnh Ngahttp://vnca.cand.com.vn/doi-song-van-hoa/Quoc-ca-cung-khong-tha-371709/
Vì sao đến "Quốc ca" - ca khúc thiêng liêng được coi là bất khả xâm phạm của dân tộc cũng bị chế, tầm thường hóa như vậy? Ông Trần Minh Long, Tổng Giám đốc sàn giao dịch bất động sản STDA khu vực phía Nam, người bị cho là tác giả "Cen ca" giải thích rất hồn nhiên rằng, bài hát chỉ mang tính chất nội bộ, anh em chế vài câu hát cho vui chứ chưa đến mức nghiêm trọng.
Nếu thường xuyên theo dõi chương trình "Cuộc sống thường ngày" trên VTV1, nhiều người hẳn không quên ekip từng mời một anh chàng chuyên viết nhạc chế tung lên mạng làm nhân vật giao lưu. Chả là những ca khúc chế như "Và tôi cũng yêu ăn" (bài hát gốc: "Và tôi cũng yêu em"), "Bụi phấn" của anh chàng này được giới trẻ phát cuồng và chia sẻ với tốc độ chóng mặt.
Kết thúc buổi trò chuyện đầy lời tâng bốc, ngợi khen, MC thòng thêm câu khích lệ đại khái chúc anh chàng "Tiếp tục làm mới các tác phẩm âm nhạc"(?!). Việc VTV mời "nhạc sĩ chế" giao lưu khác nào chính thức công nhận và tôn vinh xu hướng sáng tác "nhai lại" không quá khó khăn và xâm phạm bản quyền này. Bởi theo thống kê của Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam thì hầu hết các bản nhạc chế đang tồn tại đều không xin phép tác giả và trốn tránh tiền tác quyền.
Trước đó, chương trình này cũng từng dành thời lượng khá dài để giới thiệu clip nhạc chế "Lan và Điệp". Lời ca khúc được thay bằng một dãy liệt kê tên tuổi nghệ sĩ, người mẫu, MC Việt Nam nổi tiếng đương thời. Các MC "Cuộc sống thường ngày" tỏ ra khá thích thú và hồn nhiên bình luận về đoạn clip. Ngay cả một số người của Đài truyền hình quốc gia coi việc chế lời và sử dụng nhạc chế chỉ là chuyện "thường ngày", thậm chí ai chế hay, người đó được tôn làm tài năng xuất chúng thì một đơn vị doanh nghiệp hồn nhiên xuyên tạc "Quốc ca" cũng là điều dễ hiểu. Chỉ có điều, không may cho doanh nghiệp, ca khúc họ chọn lại là biểu tượng của Tổ quốc.
Có lẽ do xem việc chế nhạc là chuyện "thường ngày" nên thị trường âm nhạc Việt Nam mới tràn lan các ca khúc chế mà không có sự kiểm soát. Người ta vẫn quan niệm nhạc chế chỉ như truyện tiếu lâm, được truyền miệng là chủ yếu và chỉ dùng trong những cuộc gặp gỡ bạn bè, nhậu nhẹt lề đường.
Trong các cuộc tụ họp đó, nhạc chế hát để cho vui, thư giãn. Vì nhạc chế mang tính hài hước, vui nhộn nên các màn tấu hài đều có ít nhiều bản nhạc như vốn lận lưng. Có chương trình dùng nhạc chế cốt chỉ thọc lét khán giả như "Ơn giời, Cậu đây rồi", "Bí mật đêm chủ nhật"... Có chương trình sử dụng nó như vũ khí châm biếm thói hư, tật xấu, vấn nạn của xã hội, cười đó mà cay đó. Điều này thể hiện rõ nhất trong chương trình Táo quân "Gặp nhau cuối năm". Nói đến tình trạng bạo lực học đường, người ta nhớ ngay đến bản chế "Bài ca đi học": "Hôm qua em đến trường/ Bạn đánh em gần chết ơ.../ Bao nhiêu bạn quay phim/ Cả trường em biết hết / Nhưng mà tôi nào biết / Chúng đánh nhau ngoài đường / Trường của tôi tiên tiến/ Ai cũng được giấy khen…".
Một số tờ báo châm biếm thường đăng nhiều bài thơ, văn mang tính đả kích, trong đó, thỉnh thoảng cũng chêm bài hát chế. Điều dễ nhận thấy là ngay dưới tựa bài hát sẽ có lời đề từ "Thành thật xin lỗi nhạc sĩ XYZ, tác giả bài hát ABC" hoặc "Mạo muội cải biên lời bài hát ABC, mong nhạc sĩ XYZ rộng lòng xá lỗi" trước khi vào nội dung chế. Âu, người chế còn biết ngó lên ông tác giả.
Thế nhưng, ngoài những bài hát mang tính chất tích cực như trên thì những bài hát có lời tục tĩu, thô thiển đang ngày càng lấn át. Mượn giai điệu, các "nhạc sĩ chế" tha hồ đưa chuyện nam nữ, phòng the, chửi thề vào câu hát kiểu như: "Em ơi có bao nhiêu/ 60 đô một dù/ Hai mươi đô đầu/ Sung sướng không bao lâu...". (Chế từ bài "60 năm cuộc đời"). Trong đó, đáng ngại nhất là ca khúc thiếu nhi bị cải biên.
Bản chế "Kìa con bướm vàng" được làm clip hẳn hoi. Nhưng chỉ nghe lời cộng với hình ảnh minh họa thô thiển, người xem chỉ từ choáng đến ngất, còn mặt thì đỏ tía tai vì các từ thô tục. Mạng xã hội như sân bãi công cộng, không phí, không kiểm duyệt, khiến thiên hạ thích đăng gì thì đăng. Nhạc chế, nhất là của các "nhạc sĩ chế trẻ", như có chỗ dụng võ. Từ lề đường, quán nhậu, nhạc chế ào ạt nhảy lên mạng, tha hồ hoành hành. Người thì để giải trí, chọc cười bạn bè, kẻ muốn khoe tài… Oái ăm, nhiều người mê mẩn, theo dõi không ít để rồi quảng cáo nhảy vào và chủ nhân có ngay món hời. Thấy vậy, ai không ham. Các sản phẩm chế cứ thế ra đời, cạnh tranh nhau ở độ sốc, độ tục. Thậm chí, từ mạng, nó đàng hoàng bước ra CD, DVD rồi có mặt "chui" ở các chương trình ca nhạc, văn nghệ địa phương, lô tô...
Cố nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu từng vô cùng tức giận khi nghe ca từ dung tục của "FPT ca" dựa trên giai điệu "Đoàn giải phóng quân". Những ca từ mà ông tâm huyết viết ra với một tấm lòng hướng về sự nghiệp giải phóng dân tộc bị bóp méo thành: "Đoàn FPT một lần ra đi/ Dù có gian nguy nhưng lòng không nề/ Ra đi ra đi áo quần không có/ Ra đi ra đi sạch bách mới thôi…".
Thế nhưng, đa phần cái nhìn của nhạc sĩ về nhạc chế vẫn khá thoáng dù người chế có xin phép mình hay không. Một trong những nhạc sĩ có ca khúc bị chế nhiều nhất là Vinh Sử, tác giả "Nhẫn cỏ cho em", "Đêm lang thang", "Mưa bụi"… Hỏi thì ông cười khà khà: "Bài hát của mình có hay thì người ta mới hao tâm tốn sức để gia công lại. Qua bài chế, người ta sẽ biết thêm về ca khúc gốc, coi như cách quảng bá vậy. Tôi không câu nệ quá, kiện tụng làm gì rồi người ta bảo mình chảnh. Ai xin phép thì tui gật đầu, gửi ít tiền tác quyền thì nhận, không có thì cũng chẳng sao. Mấy bài chế cũng không sống lâu đâu, những bài chế tục càng vậy".
Nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển cũng có quan điểm tương tự: "Tôi không bao giờ phiền trách một người nào đó chế nhạc của mình ra với lời mới của họ. Chuyện hiển nhiên là nhạc sĩ không thể cấm đoán người thích nghe ca khúc của mình chế ra một lời mới bởi nhạc sĩ không thể biết họ là ai, họ ở đâu. Tất nhiên, rất mong người chế nên quan tâm chọn cách chế cho thích hợp, chủ yếu để làm vui cho đời mà không tổn thương chính tác giả".
Chính cha đẻ của các ca khúc cũng không mấy lưu tâm, do đó việc xử lý tình trạng nhạc chế xâm phạm bản quyền rất khó khăn. Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam chỉ còn cách tuyên truyền, kêu gọi công chúng ý thức bảo vệ tác phẩm gốc. Thêm vào đó, Trung tâm sẽ làm việc với các nhạc sĩ để xác định tác phẩm chế nào đã có sự cho phép, tác phẩm nào chưa cho phép. Từ đó, Trung tâm phối hợp với các trang mạng để bàn hướng gỡ bỏ các tác phẩm vi phạm.
Luật sư, Thạc sĩ Dương Tuấn Lộc, Giám đốc VP Law:
Trong Luật Sở hữu trí tuệ, tác giả có quyền tài sản và quyền nhân thân. Một trong những quyền nhân thân của tác giả đối với tác phẩm của mình là được bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào. Mọi hình thức xuyên tạc, chế lại tác phẩm đều là vi phạm Luật Sở hữu trí tuệ. Nội chuyện ca sĩ hát sai lời đã là vi phạm rồi. Trong trường hợp người chế nhạc xin phép và được sự đồng ý của tác giả thì bản chế mới được coi là tác phẩm phái sinh, nếu nó được biểu diễn, lưu hành, kinh doanh… có mục đích thương mại thì đều phải trả tiền tác quyền.
Trường hợp chế "Quốc ca" không chỉ vi phạm bản quyền, mà còn xúc phạm quốc thể. Thế nhưng, Bộ luật Hình sự hiện hành chưa có quy định xử lý về hành vi xúc phạm Quốc ca, mà chỉ có quy định với tội xúc phạm Quốc kỳ, Quốc huy.
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét