Từ APEC đến ASEAN: Mỹ thêm uy, Trung Cộng thất thế
Sau một chuyến bay đêm rời cuộc họp G20 ở Thổ Nhĩ Kỳ, đến Phi luật tân, trước khi dự phiên họp thượng đỉnh APEC, TT Tổng thống Obama thăm soái hạm Gregorio del Pilar của Philippines. Đây là một chiến hạm hải quân Hoa Kỳ tặng cho Phi. Trên soái hạm này bên cạnh TT Phi, TT Obama tuyên bố «Chúng tôi có một thỏa thuận, một cam kết quốc phòng vững chắc với Philippines. Các bạn có thể tin chúng tôi». Một cam kết minh thị của TT Obama khẳng định quyết tâm của Mỹ chống lại TC không ngừng bồi đắp các đảo nhân tạo để đòi chủ quyền trong khu vực. Và đây cũng là một tác động tinh thần đối với các đồng minh của Mỹ hãy vững tâm tin vào Washington. Việc làm và lời nói này của TT Obama, phóng viên của một tờ báo lớn của Pháp là le Figaro nhận định, đây là “một kịch bản được Mỹ cố ý giàn dựng chỉ vài giờ trước khi Tổng thống Mỹ gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Diễn đàn kinh tế APEC”.Tổng thống Mỹ Barack Obama thăm chiến hạm BRP Gregorio del Pilar, soái hạm của hải quân Philippines, ngày 17/11/2015.
TT Obama còn cụ thể hoá quyết tâm và lời cam kết của Mỹ bằng một gói viện trợ 259 triệu đô la để hiện đại hóa hải quân của các nước đồng minh và đối tác Mỹ trong khu vực: 79 triệu cho Phi, 40 triệu cho Việt Nam, 21 triệu cho Indonesia và 2 triệu rưỡi cho Malaysia. Hoa Kỳ cũng chuyển giao cho Philippines một chiếc tàu tuần duyên và một chiếc tàu khảo cứu. Ông tuyên bố Mỹ đã ký thỏa thuận quốc phòng với Philippines, nước đang có tranh chấp chủ quyền với Bắc Kinh.
Sau đó TT Obama còn kêu gọi Trung Quốc phải ngừng hoạt động cải tạo đảo nhân tạo trên những rặng đá tranh chấp. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng tham dự phiên họp nhưng chưa đưa ra bình luận gì về vấn đề này. Trung Quốc nói hoạt động của mình là hợp pháp và nước này không có kế hoạch quân sự hóa các đảo nhân tạo mới.
Bộ Quốc Phòng Mỹ còn tăng cường trọng lượng cam kết thiết tha của TT Obama với các nước bị TC xấm lấn biển đảo, bằng việc công bố Mỹ sẽ tuần tra bằng máy bay vùng biển đảo TC quạn sự hoá ở Biển Đông vào tháng 12, năm 2015. Đây là lần tuần tra thứ ba và lần tuần tra thứ hai vào bên trong vùng 12 hải lý mà TC tự tuyên bố thuộc chủ quyền của TC. Còn Mỹ thì coi đó là vùng biển, trời quốc tế, Mỹ và các nước được tự do hải hành và phi hành.
Dù TC lợi dụng sự tử tế của chủ nhà, vận động Phi không đưa vấn đề Biển Đông vào nghị trình và thông cáo chung cuộc họp thượng đỉnh APEC, nhưng TT Obama mở chiến dịch tấn công ngoại giao chống TC trong vấn dề Biển Đông, qua những cuộc tiếp xúc thượng đỉnh bên lề hội nghị - rất thành công. Gặp Chủ Tịch Nước Trương tấn Sang tuyên bố Mỹ bán vũ khí sát thương bảo vệ an ninh hàng hải cho VN và TT Phi như đã thấy trên.
Và từ Phi luật tân với hội nghị APEC đến Mã lai Á với hội nghị ASEAN, nơi nào TT Obama cũng kêu gọi Bắc Kinh "chấm dứt" việc xây đảo nhân tạo ở Biển Đông. Và lời kêu gọi của TT Obama được nhiều nước đồng ý và ủng hộ. Tin báo điện tử Japan News, tại Thượng đỉnh Đông Á họp ở Kuala Lumpur ngày 22/11, nhiều nước lên tiếng chỉ trích gay gắt việc Trung Quốc bồi đắp xây đảo nhân tạo trong vùng Biển Đông.
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe nhấn mạnh đến «ba nguyên tắc của Luật biển», theo đó các nước phải tránh sử dụng vũ lực hay áp chế để giải quyết tranh chấp. Nhựt tuy nằm ngoài khu vực Đông Nam Á, rất quan ngại về an ninh hàng hải trên biển Đông, lên tiếng Tokyo ủng hộ các cuộc tuần tra của Mỹ trên vùng biển này. Bộ trưởng ngoại giao Nhật bản Fumio Kishida nói tại Kuala Lumpur, rằng các cuộc tuần tra của Mỹ là nhằm bảo vệ tự do hàng hải, và dựa trên luật pháp quốc tế, và Nhật bản ủng hộ nước Mỹ trong chuyện này.
Trước chiến dịch ngoại giao đầy uy tín của Mỹ, TQ tỏ ra cô đơn tận cùng cây số. Trong khi Chủ Tịch Tập cận Bình tham dự APEC, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân quá lo ngại, rối trí nên bí nói liều: «Trung Quốc có quyền và khả năng» chiếm lại những hòn đảo bị các nước khác chiếm dụng bất hợp pháp, nhưng «chúng tôi đã không làm như vậy. Chúng tôi đã tỏ ra kiềm chế để bảo vệ hòa bình và ổn định».
Còn Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường, tại hội nghị ASEAN, đã phải vả lả, đấu dịu rằng «không có vấn đề tự do hàng hải hay hàng không ở trên Biển Đông» và việc xây dựng các cơ sở trên các đảo nhân tạo là «cần thiết để bảo vệ tự do lưu thông hàng hải và xử lý các tai họa trên biển».
Không những đòi hỏi TQ chấm dứt việc xây đảo được nhiều nước ASEAN ủng hộ Mỹ, TT Obama còn long trọng lên tiếng mời và hứa sẽ đón tiếp các lãnh đạo 10 quốc gia ASEAN vào năm tới tại Mỹ. Ông nói ông rất vui khi các quốc gia này đồng ý nhận lời mời để hoàn tất công việc chung.
Dư luận chung trong hai hội nghị cho thấy Tổng thống Obama vốn được mô tả như là vị Tổng thống Thái Bình dương đầu tiên của nước Mỹ, và một trong những trọng tâm của chính sách của Hoa kỳ dưới thời ông là chuyển trọng tâm của nước Mỹ sang khu vực Châu Á Thái Bình Dương.
Bên lề hội nghị thượng đỉnh Kuala Lumpur, TT Obama có gặp riêng TT Nguyễn Tấn Dũng của Việt Nam. Theo tin từ cổng thông tin chính phủ Việt Nam thì Thủ tướng Dũng ủng hộ đóng góp của Hoa kỳ vào khu vực Đông Nam Á cũng như biển Đông. TT Dũng một lần nữa lên tiếng mời TT Obama sang Việt Nam và Tổng thống Mỹ đã nhận lời.
Trước đà bành trướng của TC, nhằm tránh lệ thuộc kinh tế của TC, một điều đặc biệt của kỳ họp Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 27 tổ chức tại Malaysia, lãnh đạo 10 nước thành viên chính thức thành lập «Cộng đồng ASEAN – AEC» theo mô hình của Liên Hiệp Châu Âu. Dấu ấn nhiều ý nghĩa này được các nguyên thủ các quốc gia đối tác của ASEAN và Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc chứng kiến buổi lễ lý kết vào bản Tuyên bố Kuala Lumpur 2015. Lãnh đạo các quốc gia đối tác của ASEAN như Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường, hay Thủ Tướng Ấn Độ Narendra Modi, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe … đều tuyên bố ủng hộ Cộng đồng Kinh tế ASEAN. Đây là một bước tiến quan trọng trên con đường hội nhập kinh tế của các nước Đông Nam Á, sau 48 năm kể từ khi ASEAN được hình thành./.
Vi Anh
(Việt Báo)
https://vietbao.com/a246030/tu-apec-den-asean-my-them-uy-tc-that-the
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét