Một vài suy ngẫm về “sự công nhận xã hội” (social approval)
Tôi là một sinh viên ngành khoa học máy tính, vì vậy sẽ có một số khái niệm liên quan đến máy tính được đưa ra để hỗ trợ cho nội dung của bài viết. Song, bạn không cần hiểu biết về máy tính để hiểu được những gì tôi sắp viết, và mục đích chính vẫn là suy nghĩ về cái mà tôi cho là "sự công nhận xã hội".Trước hết, "công nhận xã hội" là gì? Đây là một danh từ tôi bắt gặp trong bài viết của Eric S. Raymond, How to become a hacker. Một chút lạc đề, nhưng cần thiết: định nghĩa về hacker. Rất khó để nói, nhưng với tôi, họ là những người có đam mê tột độ với máy tính, am hiểu mọi thứ về nó.
Trong bài viết, tác giả có viết một đoạn mà trong tiếng việt là như sau: nếu bạn không phải là kiểu người như vậy (như tôi đã nói ở trên, đam mê máy tính), thì bạn cũng phải biến mình thành như vậy. Nếu không, năng lượng hack (hacking energy) của bạn sẽ bị thui chột bởi tình dục, tiền bạc và sự công nhận xã hội (social approval). Điều này có liên quan gì? Hacker ở đây, không chỉ là những người nhiệt huyết, mà còn làm công việc mà chẳng mấy ai làm nổi, trong khi không lấy một đồng thù lao, cũng không cần thiên hạ biết đến.
Vào vấn đề chính: nếu bạn thử sống như vậy, làm những điều mình yêu thích đến mức quên đi mọi thứ xung quanh, đạt đến tầm nhận thức sâu nhất, liệu hình ảnh của bạn trong xã hội này, thế giới này có còn quan trọng? Và tôi thấy được 2 mặt trong nhiều cái 2 mặt khác của xã hội này.
Mặt thứ nhất (cũng có thể là mặt thứ hai, vì 2 mặt đều như nhau) có thể thấy được khi đặt mình vào một con người bình thường trong xã hội này. Bình thường ở đây là đi theo dòng chảy của xã hội. Con người, theo tôi, trong bản chất có nhiều tính chất khác nhau, mà sẽ chiếm ưu thế so với tính chất khác khi được ở trong môi trường thuận lợi cho sự chiếm ưu thế ấy. Chẳng hạn, làm việc cùng những người nhiệt huyết, bạn thấy khí thế của mình tràn trề, làm việc cùng những người lười nhác, bạn thấy chán nản. Kết quả là bạn sẽ rút lui để tìm môi trường khác nhàm phát huy tính chất mình cần, hoặc bạn sẽ cố chịu đựng cho đến khi bị nuốt chửng bởi môi trường ấy, không thì bạn phải quay lại lựa chọn đầu tiên. Và cái môi trường mà tôi đang nói đến ở đây, là xã hội hiện tại.
Con người sinh ra và bị kẹp chặt trong cái vòng luẩn quẩn: chào đời, tập đi, tập nói, đến trường, trải qua vài cấp học, vào đại học, tốt nghiệp, đi làm, lấy vợ, tái sản xuất, già rồi chết. Và tôi nghĩ rằng, có phải đôi khi, chính con người nhận ra cái vòng ấy, mà có những cá nhân đã bứt nó ra, tìm cho mình một chỗ đứng riêng, để được "xã hội công nhận". Từ đó, có người được cả xã hội biết đến, có người sống cả đời chẳng được ai hay. Nhưng chính điều này lại phát sinh mặt thứ 2 của nó: con người càng ngày càng cho rằng được xã hội biết đến là một điều vô cùng quan trọng, mà quên mất rằng con người ấy có xứng đáng được như vậy, và điều ấy có ý nghĩa gì không, hay là vô nghĩa.
Tôi xin được nói về vế thứ nhất trước. Sống trong xã hội Việt Nam, tôi chỉ nhìn thấy cái xiềng xích của xã hội Việt Nam. Tôi không dám nói đến nước ngoài, vì đến giờ những gì tôi biết về họ chỉ qua internet. Tôi thấy buồn, vì đến giờ, tôi vấn thấy vẻ ấu trĩ trong cách suy nghĩ của chúng ta. Không phải là nền giáo dục nói riêng, mà cả một hệ thống tư tưởng nói chung định hình khao khát này.
Thử lấy ví dụ về ô tô. Bạn cũng biết, đất nước Việt Nam nhỏ hẹp, nên đường xá cũng rất keo kiệt. Đó là lý do mà chính quyền đánh thuế mạnh vào ô tô và moto phân khối lớn. Người có tiền để gánh được thuế, thì mua. Người này thấy người kia mua được, cũng cố chết làm việc để mua được cái moto cho bằng người. Cái cố chết ấy, không phải từ khao khát được công nhận, thì từ đâu? Có người sẽ phản biện rằng, họ có tiền thì họ mua. Điều ấy hoàn toàn đúng, và tôi chưa hề phủ định. Song ở đây tôi đang bàn về những quy luật chung nhất.
Hay như cách chọn nghiệp của các bạn trẻ. Theo tôi thấy nhiều người, đa số, là chọn theo ý ba mẹ, không thì cũng chọn bừa, hoặc chọn ngành mà đang hot, dễ kiếm tiền. Ba mẹ thì muốn con cái vào trường top, tốt nghiệp mang danh hiệu này nọ, cũng chỉ là để oai với thiên hạ. Nếu không phải, thì sao nhiều bậc phụ huynh lại phát khùng khi biết đứa con mình bỏ học thi lại. Vì thương con? Đúng! Cha mẹ nào mà không thương con, nhưng tư tưởng cốt lõi vẫn là để con mình được thiên hạ biết đến. Hay như người ngoại đạo hay ca tụng Bill Gates, vì ông ấy là một super-nerd, tỷ phú, nhà từ thiện, nhà cách mạng công nghệ. Nhưng không biết rằng ông ấy chỉ là một thành phần trong cuộc cách mạng ấy, cũng không biết rằng ý tưởng về Windows là được đánh cắp từ Steve Jobs.
Bạn có biết rằng nếu không bị quốc hội Mỹ lôi ra tòa, thì giờ này bạn cũng chẳng có iphone, android, mac os x mà xài? Tiền của ông ấy cũng là từ thiên hạ mà ra, ông ấy đã lấy đủ, thì trả lại cũng chẳng có gì lạ. Còn Ken Thompson, Dennis Ritchie, Linus Torvalds, Richard Stallman, những người đã tạo nền tảng cho sự tự do trên thế giới số của chúng ta lại không được biết tới. So sánh công lao của những người trên, tôi lại tự hỏi: ý nghĩa của sự công nhận ấy? Bạn hãy mở rộng đôi tai, đôi mắt, lắng nghe, quan sát, rồi bạn nhận ra rằng những ví dụ tôi nêu trên, lúc ấy, chỉ là cái nhìn thật nhỏ bé của một kẻ non nớt.
Vậy, "sự công nhận từ xã hội", có thật sự ý nghĩa, hay là vô nghĩa? Khi đạt được nó ta cảm thấy thật khoan khoái. Bạn chắc hẳn nhớ cảm giác bồi hồi khó tả khi được tuyên dương trước một toàn thể, được cha mẹ khen về thành tích học tập, được họ hàng khen là học giỏi, lễ độ, được xã hội khen là có nhiều đóng góp. À, hay như lúc bạn cũng có ô tô như nhà người ta, hoặc đỗ vào đại học Bách Khoa. Lúc như vậy, có lẽ ta chỉ nghĩ: "Cả đất trời nằm gọn trong tay ta." Tôi nhìn thấy một chiếc Posche. Nó thật là đẹp, sang trọng, đẳng cấp. Nhưng 30 năm nữa, nó chỉ là đồ bỏ. Tôi nhìn thấy chiếc Hypermotard, mà hoa cả mắt. Nhưng đến khi con người tìm ra nguồn năng lượng thay thế cho xăng dầu, thì siêu xe sẽ cho hết vài bảo tàng, bãi tái chế,... cái oai của ta lúc này, dưới con mắt của chính ta, 30 năm về sau, chỉ là sự ngu dốt của một giống mọi tầm thường.
Khi tôi ngước lên bầu trời vào ban đêm, ngắm những vì sao lấp lánh và biết rằng, đó chỉ là bóng ma của chúng, là ánh sáng của nhiều triệu năm trước, tùy theo khoảng cách. Rồi tôi tự hỏi minh rằng tại sao những điều kỳ diệu như vậy lại có thể xảy ra? Tôi mở máy tính lên mà thấy một biển kiến thức mà phải mất 10 năm miệt mài nghiên cứu mới lĩnh hội hết được. Rồi tôi quay lại, và thấy những khao khát của con người, của chúng ta, tình yêu, của cải, danh vọng, quyền lực,... thật là nhỏ bé so với cái vô tận của vũ trụ này, cho dù cái khát vọng ấy có lớn đến đâu đi nữa.
Cuối cùng, chẳng phải vì khao khát nhỏ bé ấy mới mang đến cho con người sự hỗn loạn sao? Phong kiến, quả đầu, tư bản, cộng sản. Tôi tự hỏi những mô hình ấy có ý nghĩa gì không? Hay chúng chỉ như một khung xương giúp con người tồn tại để đi đến cái tận cùng của vũ trụ này? Ồ, quá nhiều câu hỏi, và tôi xin được dừng lại tại đây.
Hieunguyen271
(Triết Học Đường Phố)
Vào vấn đề chính: nếu bạn thử sống như vậy, làm những điều mình yêu thích đến mức quên đi mọi thứ xung quanh, đạt đến tầm nhận thức sâu nhất, liệu hình ảnh của bạn trong xã hội này, thế giới này có còn quan trọng? Và tôi thấy được 2 mặt trong nhiều cái 2 mặt khác của xã hội này.
Mặt thứ nhất (cũng có thể là mặt thứ hai, vì 2 mặt đều như nhau) có thể thấy được khi đặt mình vào một con người bình thường trong xã hội này. Bình thường ở đây là đi theo dòng chảy của xã hội. Con người, theo tôi, trong bản chất có nhiều tính chất khác nhau, mà sẽ chiếm ưu thế so với tính chất khác khi được ở trong môi trường thuận lợi cho sự chiếm ưu thế ấy. Chẳng hạn, làm việc cùng những người nhiệt huyết, bạn thấy khí thế của mình tràn trề, làm việc cùng những người lười nhác, bạn thấy chán nản. Kết quả là bạn sẽ rút lui để tìm môi trường khác nhàm phát huy tính chất mình cần, hoặc bạn sẽ cố chịu đựng cho đến khi bị nuốt chửng bởi môi trường ấy, không thì bạn phải quay lại lựa chọn đầu tiên. Và cái môi trường mà tôi đang nói đến ở đây, là xã hội hiện tại.
Con người sinh ra và bị kẹp chặt trong cái vòng luẩn quẩn: chào đời, tập đi, tập nói, đến trường, trải qua vài cấp học, vào đại học, tốt nghiệp, đi làm, lấy vợ, tái sản xuất, già rồi chết. Và tôi nghĩ rằng, có phải đôi khi, chính con người nhận ra cái vòng ấy, mà có những cá nhân đã bứt nó ra, tìm cho mình một chỗ đứng riêng, để được "xã hội công nhận". Từ đó, có người được cả xã hội biết đến, có người sống cả đời chẳng được ai hay. Nhưng chính điều này lại phát sinh mặt thứ 2 của nó: con người càng ngày càng cho rằng được xã hội biết đến là một điều vô cùng quan trọng, mà quên mất rằng con người ấy có xứng đáng được như vậy, và điều ấy có ý nghĩa gì không, hay là vô nghĩa.
Tôi xin được nói về vế thứ nhất trước. Sống trong xã hội Việt Nam, tôi chỉ nhìn thấy cái xiềng xích của xã hội Việt Nam. Tôi không dám nói đến nước ngoài, vì đến giờ những gì tôi biết về họ chỉ qua internet. Tôi thấy buồn, vì đến giờ, tôi vấn thấy vẻ ấu trĩ trong cách suy nghĩ của chúng ta. Không phải là nền giáo dục nói riêng, mà cả một hệ thống tư tưởng nói chung định hình khao khát này.
Thử lấy ví dụ về ô tô. Bạn cũng biết, đất nước Việt Nam nhỏ hẹp, nên đường xá cũng rất keo kiệt. Đó là lý do mà chính quyền đánh thuế mạnh vào ô tô và moto phân khối lớn. Người có tiền để gánh được thuế, thì mua. Người này thấy người kia mua được, cũng cố chết làm việc để mua được cái moto cho bằng người. Cái cố chết ấy, không phải từ khao khát được công nhận, thì từ đâu? Có người sẽ phản biện rằng, họ có tiền thì họ mua. Điều ấy hoàn toàn đúng, và tôi chưa hề phủ định. Song ở đây tôi đang bàn về những quy luật chung nhất.
Hay như cách chọn nghiệp của các bạn trẻ. Theo tôi thấy nhiều người, đa số, là chọn theo ý ba mẹ, không thì cũng chọn bừa, hoặc chọn ngành mà đang hot, dễ kiếm tiền. Ba mẹ thì muốn con cái vào trường top, tốt nghiệp mang danh hiệu này nọ, cũng chỉ là để oai với thiên hạ. Nếu không phải, thì sao nhiều bậc phụ huynh lại phát khùng khi biết đứa con mình bỏ học thi lại. Vì thương con? Đúng! Cha mẹ nào mà không thương con, nhưng tư tưởng cốt lõi vẫn là để con mình được thiên hạ biết đến. Hay như người ngoại đạo hay ca tụng Bill Gates, vì ông ấy là một super-nerd, tỷ phú, nhà từ thiện, nhà cách mạng công nghệ. Nhưng không biết rằng ông ấy chỉ là một thành phần trong cuộc cách mạng ấy, cũng không biết rằng ý tưởng về Windows là được đánh cắp từ Steve Jobs.
Bạn có biết rằng nếu không bị quốc hội Mỹ lôi ra tòa, thì giờ này bạn cũng chẳng có iphone, android, mac os x mà xài? Tiền của ông ấy cũng là từ thiên hạ mà ra, ông ấy đã lấy đủ, thì trả lại cũng chẳng có gì lạ. Còn Ken Thompson, Dennis Ritchie, Linus Torvalds, Richard Stallman, những người đã tạo nền tảng cho sự tự do trên thế giới số của chúng ta lại không được biết tới. So sánh công lao của những người trên, tôi lại tự hỏi: ý nghĩa của sự công nhận ấy? Bạn hãy mở rộng đôi tai, đôi mắt, lắng nghe, quan sát, rồi bạn nhận ra rằng những ví dụ tôi nêu trên, lúc ấy, chỉ là cái nhìn thật nhỏ bé của một kẻ non nớt.
Vậy, "sự công nhận từ xã hội", có thật sự ý nghĩa, hay là vô nghĩa? Khi đạt được nó ta cảm thấy thật khoan khoái. Bạn chắc hẳn nhớ cảm giác bồi hồi khó tả khi được tuyên dương trước một toàn thể, được cha mẹ khen về thành tích học tập, được họ hàng khen là học giỏi, lễ độ, được xã hội khen là có nhiều đóng góp. À, hay như lúc bạn cũng có ô tô như nhà người ta, hoặc đỗ vào đại học Bách Khoa. Lúc như vậy, có lẽ ta chỉ nghĩ: "Cả đất trời nằm gọn trong tay ta." Tôi nhìn thấy một chiếc Posche. Nó thật là đẹp, sang trọng, đẳng cấp. Nhưng 30 năm nữa, nó chỉ là đồ bỏ. Tôi nhìn thấy chiếc Hypermotard, mà hoa cả mắt. Nhưng đến khi con người tìm ra nguồn năng lượng thay thế cho xăng dầu, thì siêu xe sẽ cho hết vài bảo tàng, bãi tái chế,... cái oai của ta lúc này, dưới con mắt của chính ta, 30 năm về sau, chỉ là sự ngu dốt của một giống mọi tầm thường.
Khi tôi ngước lên bầu trời vào ban đêm, ngắm những vì sao lấp lánh và biết rằng, đó chỉ là bóng ma của chúng, là ánh sáng của nhiều triệu năm trước, tùy theo khoảng cách. Rồi tôi tự hỏi minh rằng tại sao những điều kỳ diệu như vậy lại có thể xảy ra? Tôi mở máy tính lên mà thấy một biển kiến thức mà phải mất 10 năm miệt mài nghiên cứu mới lĩnh hội hết được. Rồi tôi quay lại, và thấy những khao khát của con người, của chúng ta, tình yêu, của cải, danh vọng, quyền lực,... thật là nhỏ bé so với cái vô tận của vũ trụ này, cho dù cái khát vọng ấy có lớn đến đâu đi nữa.
Cuối cùng, chẳng phải vì khao khát nhỏ bé ấy mới mang đến cho con người sự hỗn loạn sao? Phong kiến, quả đầu, tư bản, cộng sản. Tôi tự hỏi những mô hình ấy có ý nghĩa gì không? Hay chúng chỉ như một khung xương giúp con người tồn tại để đi đến cái tận cùng của vũ trụ này? Ồ, quá nhiều câu hỏi, và tôi xin được dừng lại tại đây.
Hieunguyen271
(Triết Học Đường Phố)
http://forum.triethocduongpho.com/t/topic/769
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét