Thứ Sáu, 27 tháng 11, 2015

Đài truyền hình Trung ương TQ mục rữa đến đỉnh điểm

Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) mục rữa đến đỉnh điểm
Cùng với những quan to như Lý Đông Sinh, Chu Vĩnh Khang, Lệnh Kế Hoạch bị ngã ngựa, nhiều tin xấu bê bối liên quan đến Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) bị phanh phui, có thể thấy CCTV đã mục rữa đến đỉnh điểm. Theo giới quan sát phân tích, kể từ sau Đại hội 18, những bê bối của CCTV chia thành ba loại: “cửa hậu cung”, “sa lưới luật”, “tháo chạy”. Gọi là “cửa hậu cung”, tức là “CCTV là hậu cung của giới quyền lực Trung Quốc.” Những bê bối đều tác động đến bộ máy lãnh đạo cấp cao Trung ương với mức độ khác nhau. (Ảnh: Wiki)

Theo chương trình chống tham nhũng ngày càng quyết liệt hiện nay, CCTV lại bùng nổ “trào lưu bỏ chạy”, những người tổ chức và dẫn chương trình của CCTV liên tục xin từ chức. Gần đây, thông tin người phụ trách kênh thể thao, bình luận viên bóng đá Đoàn Huyên (Duan Xuan) xin từ chức cũng được nhiều người xác nhận.

Truyền thông Hồng Kông đưa tin, từ mùa thu năm 2015 đến nay, “trào lưu bỏ chạy” ngày càng mạnh hơn. Được biết trước tình hình nghiêm trọng hiện nay, cơ quan chủ quản cấp trên của CCTV là Tổng cục Thông tin và Xuất bản đã vội có công văn quy định “hạn ngạch”: mỗi ngày Trung ương chỉ có thể phê chuẩn nhiều nhất cho hai người từ chức.

Cùng với những quan to như Lý Đông Sinh, Chu Vĩnh Khang, Lệnh Kế Hoạch bị vào nhà giam trong thời gian gần đây, những bê bối liên quan đến CCTV cũng liên tục bị đưa ra.

Giới quan sát bình luận của truyền thông Hồng Kông chia những bê bối của CCTV thành ba loại, gọi là: “cửa hậu cung”, “sa lưới luật”, “tháo chạy hàng loạt”.

Gọi là “cửa hậu cung”, tức là “CCTV là hậu cung của giới quyền lực Trung Quốc.” Vài dẫn chứng tiêu biểu như:

Sự kiện về cựu phát thanh viên Tưởng Mai (Jiang Mei) của CCTV: Vào cuối năm 2002 phát thanh viên Tưởng Mai bất ngờ biến mất, hai chuyên mục cô ta độc lập phụ trách trong thời gian dài phải thay người. Nguyên nhân là cô này được gả cho người con Tăng Vĩ của cựu lãnh đạo Tăng Khánh Hồng và chuyển đến Úc sinh sống.

Vào năm 2010, truyền thông Úc từng đưa tin, năm 2008 một cặp vợ chồng có tên (ghi theo âm Latin) là Zeng Wei và Jiang Mei đã bỏ ra 3.200 triệu đô la Úc mua một biệt thự sang trọng ở khu Point Piper nổi tiếng tại Sydney, sau đó còn đầu tư thêm số tiền lớn để kiến thiết lại.

Sự kiện về người dàn dựng chương trình Lý Tu Bình (Li Xiuping): Năm 42 tuổi cô Lý Tu Bình kết hôn với ông Trương Xuân Hiền (Zhang Chunxian) khi đó là Bộ trưởng Bộ Giao thông Trung Quốc. Sau Đại hội 18 ông Trương Xuân Hiền vào Bộ Chính trị.

Trước đây có thông tin cho biết, cựu Thứ trưởng Bộ Công an Lý Đông Sinh được xem là “khách mặt dày của Trung Nam Hải”, từng lợi dụng các nữ minh tinh, phát thanh viên, nhà báo xinh đẹp đi lấy lòng quan chức cấp cao. Người vợ Giả Hiểu Diệp của ông Chu Vĩnh Khang cũng là một phần “của hối lộ” của ông Lý Đông Sinh. Bà Giả Hiểu Diệp cũng từng giữ chức tại CCTV. Sau khi ông Lý Đông Sinh ngã ngựa, nhiều nữ phụ trách chương trình của CCTV cũng bị điều tra.


Bà Giả Hiểu Diệp và ông Chu Vĩnh Khang

Còn sự kiện “sa lưới luật” của CCTV, ví dụ như vào ngày 1/6/2014, Tổng thanh tra kênh Tài chính của CCTV là Quách Chấn Tỉ (Guo Zhenxi) và Giám đốc sản xuất Điền Lập Vũ (Tian Liwu) bị lập án điều tra. Ngày 6/6, ba nhân viên của kênh này liên tục bị đưa đi điều tra, gồm một người làm sản xuất chương trình cùng một nữ phát thanh viên và một nữ biên kịch và đạo diễn.

Vào tối ngày 11/7/2014, kênh Tài chính của CCTV phải tiếp sóng của chương trình “Mạng thông tin kinh tế”, nguyên nhân là vì vị trí của người phụ trách chương trình tên Nhuế Thành Cương đã không còn ai làm. Ngày hôm sau các báo đưa tin Nhuế Thành Cương có liên quan đến vụ án Quách Chấn Tỉ nên đã bị đưa đi phối hợp điều tra vào chiều ngày 11 cùng Tổng thanh tra Lý Dũng của kênh thông tin kinh tế và người nhân viên phụ trách sản suất.

Ngày 19/9/2014, báo chí lại đưa tin, Nhuế Thành Cương từng bị bà Cốc Lệ Bình (vợ của ông Lệnh Kế Hoạch) “cưỡng dâm”, sau đó bị ép đưa thông tin bôi nhọ ông Tập Cận Bình và lãnh đạo cấp cao ở Trung Nam Hải với truyền thông nước ngoài. Nhưng mặt khác, Nhuế Thành Cương cũng lợi dụng quan hệ đặc biệt với bà Cốc Lệ Bình để tiếp cận ông Lệnh Kế Hoạch và khai thác được nhiều thông tin cơ mật về kinh tế, chính trị Trung Quốc cung cấp cho tổ chức ở nước ngoài. Có bình luận cho rằng, tội danh của ông Lệnh Kế Hoạch được đưa ra hiện nay cũng bị ảnh hưởng từ những bê bối từ CCTV.


Nhuế Thành Cương và bà Cốc Lệ Bình (Ảnh: Getty Image)

Trong “trào lưu bỏ chạy” của CCTV, trong gần một năm qua có những người nổi bật như: Thôi Vĩnh Nguyên, Lý Vịnh, Hoàng Kiện Tường, Tất Phúc Kiếm, Triệu Phổ, Lý Tiểu Manh, Quách Vĩnh Thuần, Trương Tuyền Linh, Tăng Điềm, Vương Khải, Sài Tĩnh, Lưu Kiến Hồng, Bạch Yến Thăng…

Giới quan sát nhận định, “trào lưu tháo chạy” này sẽ tác động mạnh đến ông Lưu Vân Sơn, Ủy viên Bộ Chính trị thuộc phe cánh ông Giang Trạch Dân, là người có thời gian dài nắm quyền lực trong hệ thống tuyên tuyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), có thể thấy hệ thống tuyên truyền đang mục rữa đến đỉnh điểm.

CCTV là tiếng nói quan trọng của ĐCSTQ, không chỉ giúp ĐCSTQ ca công lập đức, trang điểm son phấn, thay đen thành trắng, che lấp sự thật, cũng là cỗ máy tiếp tay cho ĐCSTQ bức hại dân chúng. Từ Cách mạng Văn hóa cho đến cuộc tàn sát ngày 4/6/1989 tại Thiên An Môn, rồi đến vu khống bôi nhọ Pháp Luân Công năm 1999, CCTV đều đóng vai hề gác cửa và tay sai cho chính quyền, gây nên tội ác nghiệp trùng trùng, tội lỗi khó thoát.

Theo Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung
Tinh Vệ biên dịch
(Đại Kỷ Nguyên VN)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét