Bênh ngài Đào Trọng Thi, người đang bị tơi bời “ném đá”
Lưu Trọng Văn - Gã chỉ tình cờ gặp ngài giáo sư Đào Trọng Thi một lần trong Làng cafe Trung Nguyên ở Buôn Ma Thuột, gã không thể có nhận xét gì về ngài vì câu chuyện mà gã được nghe lóm ngài trao đổi với một quan chức khác thuộc lĩnh vực gã ù ù cạc cạc. Bèo dạt. Trôi. Cho đến ngày này thế giới mạng ỏm tỏi réo tên ngài ra xéo chửi vì một câu nói của ngài: “Chúng ta không cần sinh viên chúng ta giỏi Lịch sử mà cần những con người có lòng yêu nước”. Người thì bảo “giáo sư gì mà nói...ngu”,kẻ thì mắng “không biết sử thì biết nước của mình là ai mà yêu, yêu lộn nước Tàu à?”.
Gs Đào Trọng Thi
Ối giời, gã nghe mà thấy xót cho ngài giáo sư chủ nhiệm cả một ủy ban trông coi về văn hóa, giáo dục của Quốc hội quá ? Mặc ai “ném đá” gã thì cứ ném. Gã thấy ngài bị chửi oan. Oan thật. Oan thiệt. Gã bênh ngài đấy. Sao nào?
Vì:
Phải đọc đầy đủ tất cả lời nói của ngài trong đó có câu mà thế giới mạng trích dẫn để “phang” ngài.
Ngài nói: Phẩm chất năng lực liên quan đến môn lịch sử là phải giáo dục được lòng yêu nước, tinh thần trách nhiệm của thế hệ trẻ với tổ quốc, góp phần hình thành nhân cách học sinh.
Ngài nói: Nếu nhóm kiến thức đó quan trọng thì phải bắt buộc.Đặc biệt là Lịch sử đấu tranh giữ nước của dân tộc, nó có vai trò rất lớn để giáo dục lòng yêu nước bảo vệ duy trì sự tồn vong của quốc gia.
Ngài nói: Chúng ta cần phẩm chất năng lực, để có phẩm chất, kỹ năng phải có kiến thức và cách thức vận dụng kiến thức đó.
Rồi ngài mới nói: Chúng ta không cần sinh viên chúng ta giỏi Lịch sử, mà cần những con người có lòng yêu nước, có trách nhiệm với đất nước, hiểu được truyền thống của dân tộc.
Tại sao ai đó lại cắt cúp câu nói của ngài để dẫn đến những cái hiểu không trọn vẹn suy nghĩ của ngài về môn Lịch sử rồi đôm đốp “ném đá” vào ngài?
Khách quan mà nói, nếu đọc hết những gì ngài nói, thì ngài không hề chống lại lịch sử nước nhà. Là một người có học, có danh, có phận ai dại gì mà đi chống lại môn học lịch sử cơ chứ?
Khách quan mà nói, câu mà thiên hạ trích ra “ném đá” cũng có nguyên do của nó, đó là, nếu nó đứng độc lập, thì,bản thân câu “chúng ta không cần những sinh viên giỏi Lịch sử mà cần những con người yêu nước...” là một câu thiếu cái “xác...chính”. Mọi hiểu lầm dẫn đến bị “ném đá” thảm hại chính từ sự không cẩn thận trong phát ngôn của ngài giáo sư kiêm đại quan của quốc hội này. Lẽ ra ngài phải nói đại ý... “chúng ta không cần những sinh viên chỉ thuộc lòng lịch sử như một con... vẹt, mà chúng ta cần...”. Thế là xong.
Thôi thì bênh ngài giáo sư đang bị tơi bời búa rìu ngôn từ...mạng của công chúng như thế là gã thấy gan cùng mình rồi. Gã vốn không ưa gì các vị chức sắc ăn nói bừa bãi, coi trời bằng...cái nắp chai bia, nhưng gã thấy sự thật sao thì phải nói vậy. Dân chủ là công bằng bảo vệ sự thật cơ mà.
Nhưng, cũng vì lẽ công bằng thì gã đành phải chê ngài “quan-giáo sư” kính mến này nhõn điều:
Đó là vốn từ ngữ tiếng Việt của ngài có vấn đề, xin ngài khẩn trương điều chỉnh lại để tránh những vạ miệng sau này.
Rằng, xin thưa ngài, cụ Phạm Quỳnh một học giả lớn của nền giáo dục cũng như văn hóa nước nhà có nói một câu mà con trai của cụ là nhạc sĩ Phạm Tuyên- tác giả “như có bác Hồ trong ngày vui đại thắng” với “Đảng cho ta sáng mắt sáng lòng” đã khắc trên bia mộ của cụ ở Huế : “...Tiếng Việt còn, nước Nam còn”. Vậy thì, từ “giỏi” trong “tiếng Việt còn, nước Nam còn” ấy là để ngợi khen và đánh giá cao.
Người giỏi sử tức là rất yêu sử, hiểu sử để có thể hiểu thêm đất nước, yêu thêm đất nước thì đời nào cũng cần, quốc gia nào cũng cần.
Lẽ nào “chúng ta” lại không cần? Nếu ngài nói như thế có khác gì ngài đã coi “chúng ta” ấy- tức nhà nước này khác biệt với chúng ta - tổ quốc Nam, chúng ta –dân Nam?
Vậy thì, hay nhất, nếu ngài coi không có sự khác biệt nào, mà “chúng ta là một” thì nên nói như gã vừa nói, hoặc, chỉ cần nhốt từ “giỏi” ấy trong cái rọ ngoặc kép để mỉa mai cái “giỏi rởm-thuộc lòng vẹt” mà hiện nay các nhà trường XHCN của nước ta đào tạo ra không thiếu.
Hừ nếu vậy đố đứa nào dám ném đá vào ngài?
25.11.2015.
Lưu Trọng Văn (FB Lưu Trọng Văn)
Phải đọc đầy đủ tất cả lời nói của ngài trong đó có câu mà thế giới mạng trích dẫn để “phang” ngài.
Ngài nói: Phẩm chất năng lực liên quan đến môn lịch sử là phải giáo dục được lòng yêu nước, tinh thần trách nhiệm của thế hệ trẻ với tổ quốc, góp phần hình thành nhân cách học sinh.
Ngài nói: Nếu nhóm kiến thức đó quan trọng thì phải bắt buộc.Đặc biệt là Lịch sử đấu tranh giữ nước của dân tộc, nó có vai trò rất lớn để giáo dục lòng yêu nước bảo vệ duy trì sự tồn vong của quốc gia.
Ngài nói: Chúng ta cần phẩm chất năng lực, để có phẩm chất, kỹ năng phải có kiến thức và cách thức vận dụng kiến thức đó.
Rồi ngài mới nói: Chúng ta không cần sinh viên chúng ta giỏi Lịch sử, mà cần những con người có lòng yêu nước, có trách nhiệm với đất nước, hiểu được truyền thống của dân tộc.
Tại sao ai đó lại cắt cúp câu nói của ngài để dẫn đến những cái hiểu không trọn vẹn suy nghĩ của ngài về môn Lịch sử rồi đôm đốp “ném đá” vào ngài?
Khách quan mà nói, nếu đọc hết những gì ngài nói, thì ngài không hề chống lại lịch sử nước nhà. Là một người có học, có danh, có phận ai dại gì mà đi chống lại môn học lịch sử cơ chứ?
Khách quan mà nói, câu mà thiên hạ trích ra “ném đá” cũng có nguyên do của nó, đó là, nếu nó đứng độc lập, thì,bản thân câu “chúng ta không cần những sinh viên giỏi Lịch sử mà cần những con người yêu nước...” là một câu thiếu cái “xác...chính”. Mọi hiểu lầm dẫn đến bị “ném đá” thảm hại chính từ sự không cẩn thận trong phát ngôn của ngài giáo sư kiêm đại quan của quốc hội này. Lẽ ra ngài phải nói đại ý... “chúng ta không cần những sinh viên chỉ thuộc lòng lịch sử như một con... vẹt, mà chúng ta cần...”. Thế là xong.
Thôi thì bênh ngài giáo sư đang bị tơi bời búa rìu ngôn từ...mạng của công chúng như thế là gã thấy gan cùng mình rồi. Gã vốn không ưa gì các vị chức sắc ăn nói bừa bãi, coi trời bằng...cái nắp chai bia, nhưng gã thấy sự thật sao thì phải nói vậy. Dân chủ là công bằng bảo vệ sự thật cơ mà.
Nhưng, cũng vì lẽ công bằng thì gã đành phải chê ngài “quan-giáo sư” kính mến này nhõn điều:
Đó là vốn từ ngữ tiếng Việt của ngài có vấn đề, xin ngài khẩn trương điều chỉnh lại để tránh những vạ miệng sau này.
Rằng, xin thưa ngài, cụ Phạm Quỳnh một học giả lớn của nền giáo dục cũng như văn hóa nước nhà có nói một câu mà con trai của cụ là nhạc sĩ Phạm Tuyên- tác giả “như có bác Hồ trong ngày vui đại thắng” với “Đảng cho ta sáng mắt sáng lòng” đã khắc trên bia mộ của cụ ở Huế : “...Tiếng Việt còn, nước Nam còn”. Vậy thì, từ “giỏi” trong “tiếng Việt còn, nước Nam còn” ấy là để ngợi khen và đánh giá cao.
Người giỏi sử tức là rất yêu sử, hiểu sử để có thể hiểu thêm đất nước, yêu thêm đất nước thì đời nào cũng cần, quốc gia nào cũng cần.
Lẽ nào “chúng ta” lại không cần? Nếu ngài nói như thế có khác gì ngài đã coi “chúng ta” ấy- tức nhà nước này khác biệt với chúng ta - tổ quốc Nam, chúng ta –dân Nam?
Vậy thì, hay nhất, nếu ngài coi không có sự khác biệt nào, mà “chúng ta là một” thì nên nói như gã vừa nói, hoặc, chỉ cần nhốt từ “giỏi” ấy trong cái rọ ngoặc kép để mỉa mai cái “giỏi rởm-thuộc lòng vẹt” mà hiện nay các nhà trường XHCN của nước ta đào tạo ra không thiếu.
Hừ nếu vậy đố đứa nào dám ném đá vào ngài?
25.11.2015.
Lưu Trọng Văn (FB Lưu Trọng Văn)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét