Thứ Sáu, 28 tháng 3, 2014

Thụy Sĩ không trừng phạt Nga, EU chia rẽ

Thụy Sĩ là ví dụ điển hình về một nước nhỏ nhưng vừa cố gắng tự lực tự cường, vừa mưu mẹo trong các quan hệ quốc tế để thu được lợi ích riêng. Thu nhập đầu người của Thụy Sĩ cao hàng đầu thế giới (80.000 USD/năm).
Thụy Sĩ quyết định không trừng phạt Nga
Nội bộ EU không thống nhất về việc trừng phạt Nga
Ngày 26/3, Thụy Sĩ đã quyết định không áp đặt trừng phạt Nga vì Moscow sáp nhập bán đảo Crimea, cho biết nước này muốn tìm một "sự cân bằng" giữa luật pháp quốc tế và các lợi ích của Thụy Sĩ.
Trả lời trong một cuộc họp báo, Tổng thống Thụy Sĩ Didier Burkhalter cho biết nước ông chỉ có thể sử dụng biện pháp trừng phạt khi chúng dựa trên "luật pháp quốc tế và lợi ích của Thụy Sĩ". Ông Burkhalter lưu ý rằng lợi ích của Nga tại Thụy Sĩ là "rất lớn".

Theo ông Burkhalter, một số biện pháp trừng phạt do EU áp đặt thì Thụy Sĩ vẫn tuân thủ như lệnh cấm tự do đi lại với một số quan chức Nga do Thụy Sĩ là thành viên Hiệp ước Schengen - cho phép tự do đi lại không cần hộ chiếu giữa các nước ký Hiệp ước này.
N.K (theo AFP)
http://citinews.net/the-gioi/thuy-si-quyet-dinh-khong-trung-phat-nga-CXMOG6Y/

Nội bộ EU không thống nhất về việc trừng phạt Nga

Căng thẳng leo thang trong mối quan hệ giữa Nga và Liên minh châu Âu (EU) xung quanh vấn đề Ukraine đã và đang làm dấy lên nhiều lo ngại cho các nước thành viên của liên minh này. Dường như, EU hiện đang dần bị “phân cực” vì quyết định trừng phạt Nga. Trong khi một số nước EU cùng Mỹ tuyên bố sẽ tăng cường các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nga thì số còn lại, trong đó có Đức, lại nói “không” với các biện pháp này.

Nhiều nước EU nói “không” với lệnh trừng phạt

Ngày 26/3, Thủ tướng Đức Angela Merkel khẳng định, cuộc khủng hoảng tại Ukraine cần phải được giải quyết thông qua các biện pháp chính trị thay vì áp đặt thêm các lệnh trừng phạt kinh tế nhằm vào Nga. Bà Angela Merkel cho biết, cho tới nay, EU đã áp dụng lệnh trừng phạt cấp độ 2 đối với Nga bao gồm hạn chế thị thực và phong tỏa tài khoản cá nhân. Tuy nhiên EU vẫn chưa đi tới cấp độ thứ 3 là trừng phạt kinh tế.

Theo bà Merkel, hiện chưa phải thời điểm cần áp dụng các biện pháp này và châu Âu có thể tránh khỏi kịch bản mà theo bà là sẽ chỉ làm gia tăng căng thẳng. Các chuyên gia kinh tế Đức nhận định, việc trừng phạt cấp độ ba với Nga sẽ có tác động tiêu cực đối với nền kinh tế nước này. Trước đó, Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier cũng tuyên bố, những vấn đề quốc tế nghiêm túc không thể giải quyết thành công nếu thiếu Nga.

Ông Steinmeier nhấn mạnh: “Nga là hàng xóm của chúng tôi ở phía Đông và sẽ vẫn là như thế. Thiếu Nga sẽ không thể đạt được thành công trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế, chẳng hạn như vấn đề Syria và Iran”. Cùng ngày, người phát ngôn chính phủ Đức Steffen Seibert khẳng định, với Đức, Nga là một quốc gia có “thế lực quan trọng”. Theo ông S. Seibert, “với Chính phủ Đức, Nga là một thế lực quan trọng ở châu Âu và xa hơn nữa là việc giải quyết các vấn đề toàn cầu”.

Ông khẳng định, Đức muốn hợp tác với Nga vì hoà bình, ổn định và thượng vượng trên cơ sở luật pháp. Trong một tuyên bố khác cùng ngày, Bộ Tài chính Latvia khẳng định không muốn áp đặt các biện pháp trừng phạt mạnh tay với Nga do quan ngại sẽ xảy ra những rủi ro khó lường cho nền kinh tế của nước này. Cùng ngày, Thụy Sĩ cho biết tạm hoãn các lệnh trừng phạt đối với Moskva khi xem xét tới mối tương quan giữa luật pháp quốc tế và lợi ích của nước này. Cộng hòa Czech cũng lên tiếng bày tỏ không muốn EU sử dụng các biện pháp trừng phạt đối với Nga.

Nhiều tập đoàn kinh tế lớn của EU cũng cho biết sẽ vẫn hợp tác với Nga bất chấp lời kêu gọi cấm vận từ EU. Gã khổng lồ công nghệ Siemens của Đức khẳng định, họ không phải chịu sức ép từ chính phủ và vẫn sẽ hợp tác với các đối tác Nga. Trong cuộc gặp với Tổng thống Nga Vladimir Putin, Chủ tịch tập đoàn Siemens Joe Kaeser khẳng định vẫn sẽ mở rộng đầu tư lâu dài ở Nga, nơi Siemens đã thiết lập quan hệ kinh doanh từ 160 năm nay.


Thủ tướng Đức Angela Merkel ngày 26/3 khẳng định, cuộc khủng hoảng tại Ukraine cần phải được giải quyết thông qua các biện pháp chính trị thay vì áp đặt thêm các lệnh trừng phạt kinh tế nhằm vào Nga.

Mỹ “tiếp sức” cho EU

Ngày 26/3, phát biểu trong cuộc họp báo sau khi kết thúc Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - châu Âu tổ chức tại Brussels, Bỉ, Tổng thống Mỹ Barack Obama cho biết, Mỹ và EU đã nhất trí chuẩn bị các biện pháp trừng phạt kinh tế cứng rắn hơn đối với Nga nếu Nga tiếp tục theo con đường hiện tại, sự cô lập sẽ sâu sắc hơn và nền kinh tế Nga sẽ phải gánh chịu nhiều hậu quả hơn.

Tổng thống Mỹ còn hối thúc phương Tây duy trì đoàn kết trong việc đáp trả hành động sáp nhập Crimea của Nga, và phương Tây sẽ thắng, không phải bằng hành động quân sự mà bằng sức mạnh của những giá trị có thể thu hút người Ukraine. Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jose Manuel Barroso cũng đưa ra nhận định, cuộc khủng hoảng Ukraine là “lời cảnh tỉnh” đối với EU và rằng, liên minh này cần giảm sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng của Nga. Ngoài ra, cũng tại buổi họp báo, Tổng thống Mỹ cũng thúc giục NATO nghiên cứu kế hoạch tăng cường sự hiện diện tại các quốc gia Đông Âu.

Trước đó, ngày 25/3, nghị sỹ Mỹ Harry Reid, lãnh đạo phe Dân chủ tại Thượng viện, đã đồng ý loại bỏ vấn đề cải tổ Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) khỏi dự luật về khoản viện trợ cho Kiev, giúp văn kiện này dễ dàng được thông qua tại lưỡng viện quốc hội nước này. Đồng quan điểm trong vấn đề này, Thượng nghị sỹ Dân chủ Robert Menendez thừa nhận rằng cần triển khai nhanh gói bảo lãnh tín dụng 1 tỷ USD cho Kiev nhằm đáp trả việc sáp nhập Crimea vào Nga đồng thời củng cố vai trò lãnh đạo toàn cầu của Mỹ.

Tuy “mạnh mồm” như vậy, nhưng dường như Mỹ đang dần hiểu ra được những hậu quả khi căng thẳng với Nga. Trong một tuyên bố ngày 26/3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Marie Harf khẳng định, Chính quyền Washington hy vọng sẽ tiếp tục hợp tác với Moskva trong vấn đề Syria.

Kế hoạch của Nga trước lệnh trừng phạt

Ngày 27/3, hãng tin Ria Novosti dẫn lời Tổng giám đốc Tập đoàn Năng lượng nguyên tử Nga Rosatom, ông Sergei Kiriyenko cho biết, Rosatom đang xây dựng các nhà máy hạt nhân ở một số quốc gia trên thế giới và những hợp đồng này có thể bị ảnh hưởng bởi lệnh trừng phạt của Phương Tây. Bộ trưởng Phát triển kinh tế Nga Alexei Ulyukayev cùng ngày cũng cho biết, lượng vốn bị rút khỏi nền kinh tế nước này trong năm nay có thể lên tới 100 tỷ USD. Tuy nhiên, trước đó, ngày 26/3, Phó Thủ tướng Nga Igor Shuvalov tuyên bố nước này đã phát triển kế hoạch hành động trong trường hợp tình hình kinh tế trong nước suy giảm mạnh song hy vọng sẽ không phải áp dụng.

Theo ông Shuvalov, Chính phủ Nga đã phân tích tất cả những biện pháp trừng phạt, cả hình thức lẫn thực tế từng được đưa ra trên thế giới trong 40 năm qua, từ đó rút ra các kết luận cho nước này. Nga sẽ không rời khỏi các thị trường tiêu thụ truyền thống, nhưng dự định sẽ tìm kiếm những đối tác mới. Bên cạnh đó, ông Shuvalov cũng khẳng định, tất cả các đối tác quan trọng của Nga trong nền kinh tế Mỹ đều "không phụ thuộc vào chính phủ". Ông nói thêm rằng, kế hoạch hành động, bao gồm cả ngoại hối và thị trường tài chính, đã được hoàn tất từ hơn một tuần trước và đã báo cáo lên Tổng thống và Thủ tướng Nga.

Cùng ngày, Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov khẳng định không có cơ sở để lo ngại. Ông nêu rõ hệ thống thanh toán bằng thẻ của Nga đủ mạnh để không quá phụ thuộc vào Visa và Mastercard sau khi các biện pháp trừng phạt của Mỹ dẫn tới sự gián đoạn dịch vụ của 2 hệ thống thanh toán này tại Nga. Chính quyền Moskva cho rằng, không có lý do nghiêm trọng nào để từ bỏ các hệ thống thanh toán quốc tế trên, song Moskva sẽ tập trung hơn vào hệ thống thanh toán của riêng mình, cũng như sẽ xúc tiến đưa vào hoạt động một định chế ngân hàng và tài chính trên lãnh thổ Liên minh Kinh tế Âu-Á vào năm 2025

Thu Hằng
http://www.cand.com.vn/vi-VN/quocte/2014/3/226599.cand

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét