Mưu sinh giữa “đất hứa” Sài Gòn
Những nhân vật trong bài viết này đều là người lao động ít học từ các tỉnh miền Trung, nhưng họ lại nghĩ ra một mỹ từ dành cho Sài Gòn: “Đất hứa”. Vào Sài Gòn kiếm sống, họ khổ sở vì phải tiết giảm mọi chi phí sinh hoạt. Nhưng đổi lại, những rổ trái cây, lạc luộc, gánh bánh tráng trộn, xấp vé số… bán dạo ở “đất hứa” này đã giúp họ nuôi các con vào đại học.
Bà Nguyệt rời Sơn Tịnh (tỉnh Quảng Ngãi) khi đứa con út của bà mới lên 1, đó là năm 1998. Năm bà quyết định xa quê là năm chuột cắn nát 3 sào lúa của bà: “Đói quá, tính vay mượn đằng nào cũng quẫn. Cả xóm mất mùa chứ đâu riêng gì nhà tui. Nghe đâu đất Sài Gòn dễ sống, lại có bà chị họ bán trái cây dạo ở đấy, tui rớt nước mắt nghĩ đến ngày rời con đi làm ăn. Nhưng không đi lấy gì mà sống? Không đi lấy tiền đâu cho hai đứa lớn đóng học?”. Bà rụt rè bàn với chồng, chồng bảo: “Muốn đi thì cai sữa cho thằng út cái đã rồi để thằng nhỏ ở nhà với tui”. Thế có nghĩa là đồng ý, thế là bà thu xếp ra đi.
Bà Mười Hiền và gánh bánh tráng trộn 17 năm trời ở đường Nguyễn Hữu Cảnh.
Phút nghỉ ngơi của bà Nga và những người phụ nữ
Lặn lội thân còBà Nguyệt rời Sơn Tịnh (tỉnh Quảng Ngãi) khi đứa con út của bà mới lên 1, đó là năm 1998. Năm bà quyết định xa quê là năm chuột cắn nát 3 sào lúa của bà: “Đói quá, tính vay mượn đằng nào cũng quẫn. Cả xóm mất mùa chứ đâu riêng gì nhà tui. Nghe đâu đất Sài Gòn dễ sống, lại có bà chị họ bán trái cây dạo ở đấy, tui rớt nước mắt nghĩ đến ngày rời con đi làm ăn. Nhưng không đi lấy gì mà sống? Không đi lấy tiền đâu cho hai đứa lớn đóng học?”. Bà rụt rè bàn với chồng, chồng bảo: “Muốn đi thì cai sữa cho thằng út cái đã rồi để thằng nhỏ ở nhà với tui”. Thế có nghĩa là đồng ý, thế là bà thu xếp ra đi.
Bà Mười Hiền và gánh bánh tráng trộn 17 năm trời ở đường Nguyễn Hữu Cảnh.
Tương tự bà Nguyệt, bà Nga cũng rời Sơn Tịnh từ khi lúc đứa út chưa vào lớp 1. Miền Trung hết bão rồi lụt, hết lụt rồi bão, vài sào ruộng có mùa mất trắng. Bà đành theo vài người phụ nữ cùng xã dắt díu nhau vào Sài Gòn kiếm sống, mong chắt chiu gửi tiền về nuôi con ăn học: “Đời tôi vì nghèo mà thất học, nếu con cũng thất học vì nghèo thì biết bao giờ mới hết nghèo. Bám mãi ruộng đồng, ăn còn chưa đủ lấy đâu ra tiền cho con ăn học. Cực chẳng đã mới vô Sài Gòn. Mình thà sống khổ, sống tủi một tí nuôi con ăn học thì may ra đời nó khá hơn. Tôi chỉ mong đến ngày con bé út tốt nghiệp đại học, đi làm để tôi được trở về quê làm ruộng với chồng con, họ hàng chòm xóm”. Con gái út của bà Nga đang học năm thứ 2 Đại học Công nghiệp Thực phẩm TPHCM.
Bà Mười Hiền (quê ở An Nhơn, Bình Định) suốt 17 năm nay bán bánh tráng trộn tại một con hẻm nhỏ đường Nguyễn Hữu Cảnh (quận 1). Cứ đôi quang gánh, bà đi qua đi lại con hẻm đến mòn bước chân, gặp hiên nhà nào vắng thì ngồi đại xuống bán. Bữa trưa, bữa tối qua loa với hộp cơm trắng mua ở quán cơm gần đó. Cơm trắng ăn với cá khô, trứng chiên nấu sẵn từ sáng: “Ở con hẻm này gần 17 năm, ai sống lâu năm, ai là người mới tới, nhà nào mới xây, nhà nào thay đổi cái gì tui thuộc hết. Gần 17 năm chỉ thuộc đường từ Cầu Muối đến đây và thuộc tuyến xe buýt xuống trường con trai học” - bà nói.
Bà Mười Hiền có 3 người con. Con trai cả đã tốt nghiệp đi làm, con trai thứ 2 đang học Trường Cao đẳng Xây dựng số 2, con gái út học lớp 11. Bà nói: “Xóm tôi ở bây giờ toàn đàn ông ở nhà cơm nước, làm ruộng nuôi con. Đàn bà vào Sài Gòn bán bánh tráng trộn hết rồi. Cứ người này rủ người kia, hàng xóm, chị em một nhà rủ nhau đi. Tui cũng ráng nuôi thằng thứ hai tốt nghiệp đại học thì về quê, hai vợ chồng làm ruộng nuôi nhau. Con út nếu vào được đại học thì để hai thằng anh nuôi”.
Bà Mười Hiền (quê ở An Nhơn, Bình Định) suốt 17 năm nay bán bánh tráng trộn tại một con hẻm nhỏ đường Nguyễn Hữu Cảnh (quận 1). Cứ đôi quang gánh, bà đi qua đi lại con hẻm đến mòn bước chân, gặp hiên nhà nào vắng thì ngồi đại xuống bán. Bữa trưa, bữa tối qua loa với hộp cơm trắng mua ở quán cơm gần đó. Cơm trắng ăn với cá khô, trứng chiên nấu sẵn từ sáng: “Ở con hẻm này gần 17 năm, ai sống lâu năm, ai là người mới tới, nhà nào mới xây, nhà nào thay đổi cái gì tui thuộc hết. Gần 17 năm chỉ thuộc đường từ Cầu Muối đến đây và thuộc tuyến xe buýt xuống trường con trai học” - bà nói.
Bà Mười Hiền có 3 người con. Con trai cả đã tốt nghiệp đi làm, con trai thứ 2 đang học Trường Cao đẳng Xây dựng số 2, con gái út học lớp 11. Bà nói: “Xóm tôi ở bây giờ toàn đàn ông ở nhà cơm nước, làm ruộng nuôi con. Đàn bà vào Sài Gòn bán bánh tráng trộn hết rồi. Cứ người này rủ người kia, hàng xóm, chị em một nhà rủ nhau đi. Tui cũng ráng nuôi thằng thứ hai tốt nghiệp đại học thì về quê, hai vợ chồng làm ruộng nuôi nhau. Con út nếu vào được đại học thì để hai thằng anh nuôi”.
Tình đồng hương giữa phố
Bà Nguyệt tâm sự, đêm đầu tiên giữa đất Sài Gòn phồn hoa, bà với hai người phụ nữ cùng quê Sơn Tịnh trùm chăn kín mặt để giấu đi tiếng khóc thổn thức. Rồi một phút tình cờ, không nín nổi nữa, họ vỡ oà, ôm nhau khóc: “Nhớ chồng, nhớ con, nhớ ruộng đồng quá!”. Nhưng riết rồi những lo toan cũng cuốn bà đi. Con bà hết đứa này đến đứa khác vào đại học. Đứa con gái lớn của bà Nguyệt giờ đã tốt nghiệp cao đẳng chuyên ngành tài chính, đã lập gia đình và lại tha hương ở Sài Gòn. Đứa thứ hai đang học Đại học Kinh tế năm thứ 3. Thằng út thì đang học lớp 10 ở quận 12. Riêng bà Nguyệt vẫn thế, vẫn bán trái cây, lạc luộc ở công viên. Chỉ có một điều thay đổi ở bà, lúc mới rời Sơn Tịnh, bà là một phụ nữ 48kg đầy đặn, giờ bà chỉ còn nặng 38kg. Bà đùa: “Tại ngủ chật quá, tại lo toan nhiều quá nên mỡ bị ép hết rồi”.
Ngôi nhà bà Nguyệt và bà Nga đang sống nằm ở một con hẻm nhỏ đường Kỳ Đồng (quận 3). Giữa Sài Gòn đô hội, căn nhà rộng chưa đến 20m2 này là “tổ ấm” của hơn 30 người phụ nữ cùng quê Sơn Tịnh (Quảng Ngãi), cùng bán trái cây, lạc luộc dạo ở công viên 30.4. “Nói là nhà cho sang, chứ có bàn ghế, giường chiếu, bếp núc chi đâu. Cứ nền nhà đó, ai ngủ chỗ nào thì ngủ. Có mùa đông người vô bán thời vụ, mỗi người được ngủ có 2 ô gạch. Có chỗ mà ngủ là tốt lắm rồi. Suốt 16 năm tôi ngủ dưới đất” - bà Nguyệt kể bằng giọng Quảng Ngãi đặc sệt.
Ngôi nhà được bà chủ hàng đứng ra thuê, bà chỉ thu 3.000 đồng mỗi đêm/người với điều kiện là họ phải lấy nguồn hàng từ bà cung cấp. Những người phụ nữ nghèo tha hương tự an ủi, rằng "Biết rằng nếu nhận hàng để bán ép theo cách này thì chẳng lời được bao nhiêu, nhưng mình vẫn phải lấy hàng của bà ấy. Vì dù gì họ cũng cho mình ở gần như miễn phí. Và chẳng phải ai xin bán hàng bà ấy cũng đồng ý, chỉ người Sơn Tịnh thôi. Nếu may mắn thì mỗi ngày cũng bán được hơn 100 ngàn đồng, trừ tiền cơm thì còn dư được 70, 80 ngàn đồng để dành”.
Ông Ba (người Phú Yên) và “đôi chân vốn liếng” là chiếc xe lăn, mưu sinh bằng nghề bán vé số. Ảnh: KQ - MQ
Nếu con hẻm đường Kỳ Đồng là “nghiệp đoàn” bán trái cây, lạc luộc dạo của những người phụ nữ cùng quê Sơn Tịnh, thì ngôi nhà 2 tầng đường Cô Bắc (quận 1) là “nghiệp đoàn” bán bánh tráng trộn của những người cùng quê Bình Định. Gần 17 năm nay, bà Mười Hiền ra vào ngôi nhà đó như một chốn nghỉ ngơi sau một ngày gánh bánh tráng đi bán: “Ngôi nhà hai tầng rộng chưa đầy 70m2 mà có hơn 70 người ở, toàn người Bình Định, toàn bán bánh tráng trộn. 4h sáng là cả nhà dậy, cùng đi chợ Cầu Muối mua hàng rồi 6 giờ đã gánh đi bán. Mỗi người một nẻo. Đêm 11 giờ mới về, ai về trước tìm chỗ ngủ trước, ai về sau thì ngủ chật hơn”. Mỗi tháng, bà Mười Hiền cũng như những người phụ nữ cùng quê phải trả 400 - 500 ngàn đồng cho chủ nhà. Nếu ai nấu ăn thì trả thêm vài chục ngàn đồng tiền điện. Chủ nhà cũng là một phụ nữ người Bình Định, đứng ra thuê nhà. Bà chỉ cho người Bình Định vào Sài Gòn bán bánh tráng trộn thuê.
Đôi chân vốn liếng
Cũng giữa lòng Sài Gòn, có những con hẻm được người dân gọi quen bằng cụm từ “xóm Phú Yên”. Bởi mỗi con hẻm có đến hàng chục đại lý vé số, mỗi đại lý lại có vài chục người Phú Yên mưu sinh. Ví dụ như con hẻm 214 Nguyễn Trãi (quận 1), hẻm 46 Vườn Chuối (quận 3), hẻm 102 Cống Quỳnh (quận 1)... “Sài Gòn không bao giàu nhưng sẽ bao no, chỉ cần chịu khó” - bà Cưng, chủ một đại lý vé số ở con hẻm 102 Cống Quỳnh, khẳng định bằng giọng hài hước nhằm trấn an người Phú Yên mới đến. “Bán được hay không thì cũng cứ về đây mà ăn cơm” - bà nói với người mới. Đại lý vé số của bà Cưng - ông Rồng là một ngôi nhà hai gác, tuềnh toàng, nửa tường nửa ván là nơi ăn ở, sinh hoạt của hơn 15 người Phú Yên nhập cư, đa số họ là người tàn tật. “Nghề bán vé số cần nhất là đôi chân. Có đôi chân làm “vốn liếng”, đi ngóc ngách nào của Sài Gòn bán cũng được. Còn tụi tui, vốn liếng chỉ là chiếc xe lăn này, tay xòe vé số, tay đẩy xe, dễ gì...” - giọng ông Ba, một trong những người tàn tật đang nương nhờ nhà bà Cưng ráo hoảnh nhưng ánh mắt lộ rõ sự tủi thân.
Chính vợ chồng bà Cưng - ông Rồng cũng khởi nghiệp từ những tờ vé số khi mới bước chân vào thành phố 12 năm trước. “Hai vợ chồng cưới nhau mà chẳng có lấy một tấc ruộng. Ở nhờ ba má hoài cũng cực. Tui với ổng đánh liều, dắt nhau vào Sài Gòn kiếm cơm chỉ với triệu đồng giắt lưng. Chẳng biết kiếm tiền bằng cách nào, hai vợ chồng đến đại lý, nhận đại ít vé số về bán” - ông kể. Khi đã dành dụm được ít tiền, hai vợ chồng ông quyết định thuê hẳn nhà nguyên căn, rủ thêm những người cùng quê, quen biết vào Sài Gòn ở và bán vé số với mình: “Thú thật là do nhận vé số ở đại lý với giá sỉ nên khi chia lại với những người trong nhà, tôi còn dư một khoản tiền lời. Nhưng số tiền này là tiền lo cơm nước, tiền thuê nhà cho hơn 15 người. Họ dựa vào mình mà mình cũng dựa vào họ. Cùng tha hương ở Sài Gòn phải dốc lòng thương lấy nhau thôi”.
Đất nước đã hoà bình 39 năm rồi mà sao cứ nghèo mải thế này !!!
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
Trả lờiXóaNhạc sĩ Phạm Duy nói đúng "đất nước tôi 4000 năm ròng rã buồn vui, khóc cười theo mệnh nước nỗi trôi", thôi thì chúng ta phải trôi theo mệnh nước vậy, tự mưu sinh mà sống chứ than thở chống đối là chết ngay. Bài học Nguyễn Hữu Cầu còn đó, biên thư tố cáo cán bộ nhà nước tham nhũng hiếp dâm nên bị lãnh án 39 năm tù.
Trả lờiXóaMột ngày nào đó Việt Nam sẽ có vua Quang Trung thứ hai đưa VN tiến lên dân chủ tự do giàu mạnh.