Quyền lực Mỹ đến hồi suy vong sau 1/4 thế kỉ thống trị?
Tại sao Mỹ có phản ứng quyết liệt trước việc sáp nhập có tính điều kiện lịch sử của Crimea vào Nga? Nó cho thấy một điều, gần 1/4 thế kỉ thống trị nền chính trị quốc tế của Washington đã chấm dứt. Thế giới ngày một tự do hơn. Đó là phần 2 nội dung bài phỏng vấn của Tổng Biên tập tờ Pravda (Sự thật) Inna Novikova đối với nhà ngoại giao Alexander Panov, nguyên Giám đốc Học viện Ngoại giao LB Nga.
Quyền lực Mỹ đang bị đặt nhiều câu hỏi lớn. Ảnh: Financetwitter.com
Hỏi: Ông có đồng ý với quan điểm rằng lịch sử được tạo hình bởi chính sách của các đế chế?Trả lời: Có thể đúng, nhưng hiện giờ chỉ duy nhất một đế chế đang tồn tại – đế chế Mỹ, đó là một đế chế đặc biệt - đế chế mềm.
Hỏi: Đặc biệt là liên quan đến tình hình Syria, Libya, Iraq – những nước mà người dân thực sự thấu hiểu sự “mềm “này?
Trả lời: Tôi không có ý nói đến những biểu hiện hiếu chiến, mà là những nguyên tắc tổ chức và thực tiễn điều hành. Thế giới này được điều khiển bởi NATO, bởi công cụ kinh tế, tài chính. Ở phía Đông, Nhật Bản là một đồng minh, còn Hàn Quốc là một hệ thống của đế chế. Nhưng đó là một đế chế có sự điều hành khác biệt.
Hãy nói về khái niệm đế chế mà người ta từng gắn cho Liên Xô. Ví dụ như, quá trình chinh phục Trung Á diễn ra vào giữa thế kỉ 19. Thu phục đất đai chỉ là tầm nhìn ngắn hạn. Đối với Nga, sau này là Liên Xô, người ta thường cho là: Nếu có lãnh thổ, thì buộc phải nuôi sống và phát triển nó. Đó là sự đặc biệt của đế chế cũ.
Hỏi: Tại sao Anh lại không nuôi dưỡng bất kì nước nào, mà chỉ đi khai thác?
Trả lời: Đế chế đó đã sụp đổ.
Hỏi: Vậy Liên bang Xô Viết có nuôi sống các vùng lãnh thổ của mình?
Trả lời: Tốt nhất là không nên làm điều đó, bởi những minh chứng thực tiễn cho thấy là đế chế nào thì cũng đến lúc suy tàn. Ngay cả các đế chế Byzantine và La Mã cũng sụp đổ thôi, những đế chế xưa cũ. Dù có vẻ như họ rất thịnh vượng và dùng đến tất cả những kẻ man rợ nhất.
Hỏi: Do nó phát triển quá lớn và đánh mất đi không chỉ giá trị đạo đức, mà cả khả năng quản lý?
Trả lời: Chính cô đã đưa ra câu trả lời rồi đó. Đế chế mấy khi tồn tại được lâu. Nga từng mở rộng trong suốt nhiều thế kỉ, nhưng rồi cũng quá sức.
Hỏi: Alexander, ông nói là chỉ còn sót lại duy nhất một đế chế, có thể gọi đó là siêu cường. Thế giới đơn cực rất bất ổn và nguy hiểu, như đã thể hiện qua nhiều biến cố trong vài thập kỉ gần đây?
Trả lời: Về nguyên tắc, Mỹ không phải là siêu cường có thể làm bất cứ thứ gì mình muốn. Mỹ đang đánh mất ảnh hưởng và các cơ hội trong các vấn đề chính trị thực thụ. Ngày nay, Mỹ ưa thích hành động qua bàn tay người khác - đó là NATO, EU. Đây là dấu hiệu đầu tiên của việc quá tải, chúng ta không nói về sự thống trị trong quá khứ. Đặc biệt, lúc nào cũng phải để ý đến Trung Quốc. Tôi không có ý nói rằng Mỹ đang làm bất kể điều gì mà họ cho là phù hợp. Dĩ nhiên, một tổng thống khác có thể khai mào việc khôi phục lại nền tảng thông qua việc áp dụng các chính sách hiếu chiến.
Hỏi: Mỹ hiện hỗ trợ tài chính chiến lược cho tiến trình mà họ gọi là dân chủ ở Nga, Trung Quốc và nhiều vùng biên giới có vấn đề khác, chi rất nhiều tiều. Liệu Mỹ có quá sức không?
Trả lời: Cô cũng biết đấy, tiền không phải quan trọng, nhưng ảnh hưởng của nó thì rõ. Các cuộc cách mạng Arập đã được tạo lập dưới thời ông Bush trong những năm 1990, khi Mỹ lên tiếng về dân chủ hóa Trung Đông.
Cá nhân tôi tin rằng vụ khủng bố nhằm vào nước Mỹ năm 2001 là sự phản ứng của thế giới Hồi giáo, với thông điệp: “Đừng có chơi trò nhúng mũi dân chủ; dĩ nhiên, chúng tôi không thể thắng, nhưng chúng tôi có thể gây hủy hoại các ông”. Tại sao các quốc vương Arập, Saudi Arabia cần thứ dân chủ này? Mỹ nghĩ là mình đã phá hủy Liên Xô và phải tiếp tục gieo mầm dân chủ toàn cầu.
Hỏi: Thông qua các cuộc cách mạng sắc màu?
Trả lời: Đúng, thông qua các cuộc cách mạng sắc màu không sản sinh dân chủ. Mỹ rơi vào cãi bẫy khi không loại bỏ Mubarak sớm hơn, bởi lẽ sau khi ông này ra đi thì lại xuất hiện những người theo đường lối chính thống. Mỹ đã làm được gì trong cái mà họ gọi là lấp các lỗ hổng dân chủ?
Mỹ hơn ai hết nhận rõ điều này, vì hành động của Mỹ được mọi người nhìn nhận rõ nét hơn. Đó là lời giải thích tại sao cộng đồng quốc tế có phản ứng mạnh mẽ hơn còn Mỹ thì đang đánh mất danh tiếng ở một cấp độ thảm họa. Đó là tất cả những dấu hiệu cho thấy quyền lực Mỹ đang dần đi tới hồi kết.
HT (Pravda.ru)
http://thegioi.baotintuc.vn/the-gioi/quyen-luc-my-den-hoi-suy-vong-sau-14-the-ki-thong-tri-20140331104434954.htm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét