Hồ Gươm
Lần đầu tiên tôi đến thăm Việt Nam là với tư cách khách du lịch; trong một hai ngày gì đó, tôi và vợ đã tới những nơi có lẽ là chúng tôi biết nhiều nhất ở Hà Nội. Chúng tôi tản bộ dọc các con phố lớn - vẫn song hành với những hàng cây mà Pháp đã trồng khi còn là thế lực thực dân, và có một buổi chiều thư giãn trong các quán cà-phê mặt phố.
Khách sạn chúng tôi ở, Metropole, là một công trình thời thực dân trông rất ấn tượng với mặt tiền màu trắng, cánh cửa sổ màu xanh lá cây, và ốp gỗ vốn là điểm nhấn của xã hội Pháp ở Hà Nội vào những năm 1920 và 1930. Khách sạn rất tự hào với bánh sừng bò sạch được nướng cho bữa sáng.
Hồ Gươm - Đền Ngọc Sơn và Cầu Thê Húc
Ngày tiếp theo, chúng tôi tới "Hanoi Hilton" hay nhà tù Hỏa Lò, nơi John McCain đã ở khoảng 5 năm rưỡi với tư cách một tù nhân chiến tranh, sau khi máy bay của ông ấy bị bắn hạ trong Chiến tranh Việt Nam. Nhà tù ban đầu do Pháp xây dựng, nhưng Bắc Việt đã dùng nó như một trong những địa điểm chính để tạm giữ các binh lính Mỹ bắt được. Bây giờ nó là một bảo tàng, trên tường treo những tấm ảnh McCain, với mái tóc đã sớm bạc trong điều kiện bị giam cầm.
Mất khoảng một ngày để chúng tôi kiểm nghiệm lại vài điều mà chúng tôi có lẽ đã biết nếu tò mò hơn một chút trước khi đến Việt Nam. Dù không ít người Việt Nam vẫn căm ghét chủ nghĩa thực dân Pháp, và dù vài triệu người đã chết trong cuộc chiến với Mỹ, thì đấy rốt cuộc cũng là những sự kiện đã qua trong một lịch sử dài lâu hơn nhiều để bảo vệ chủ quyền đất nước. Trong lịch sử dài lâu hơn đó, kẻ thù chủ yếu là Trung Quốc. Cách khách sạn chúng tôi ở nửa dặm là hồ Hoàn Kiếm, một cái ao long lanh đầy hoa súng, tạo thành điểm nhấn cho trung tâm thành phố. Nó cũng là một đài tưởng niệm nhạt nhòa về cuộc chiến chống lại Trung Quốc. Cái tên Hồ Gươm nghĩa là "Hồ trả lại Gươm", liên hệ với truyền thuyết rằng Hoàng đế Lê Lợi đã được trao một thanh gươm thần và dùng để đánh đuổi quân Trung Quốc xâm lược, suốt triều đại nhà Minh ở đầu thế kỷ 15.
Mất khoảng một ngày để chúng tôi kiểm nghiệm lại vài điều mà chúng tôi có lẽ đã biết nếu tò mò hơn một chút trước khi đến Việt Nam. Dù không ít người Việt Nam vẫn căm ghét chủ nghĩa thực dân Pháp, và dù vài triệu người đã chết trong cuộc chiến với Mỹ, thì đấy rốt cuộc cũng là những sự kiện đã qua trong một lịch sử dài lâu hơn nhiều để bảo vệ chủ quyền đất nước. Trong lịch sử dài lâu hơn đó, kẻ thù chủ yếu là Trung Quốc. Cách khách sạn chúng tôi ở nửa dặm là hồ Hoàn Kiếm, một cái ao long lanh đầy hoa súng, tạo thành điểm nhấn cho trung tâm thành phố. Nó cũng là một đài tưởng niệm nhạt nhòa về cuộc chiến chống lại Trung Quốc. Cái tên Hồ Gươm nghĩa là "Hồ trả lại Gươm", liên hệ với truyền thuyết rằng Hoàng đế Lê Lợi đã được trao một thanh gươm thần và dùng để đánh đuổi quân Trung Quốc xâm lược, suốt triều đại nhà Minh ở đầu thế kỷ 15.
Gần bờ phía Đông có một đảo nhỏ với lối vào là một cây cầu đỏ. Nó tên là đền Ngọc Sơn, được xây cách đây 200 năm để tôn vinh một vị tướng ở thế kỷ 13 đã góp công đánh bại triều đại nhà Nguyên của Trung Quốc. Cách đó 2 dặm là khu phố Hai Bà Trưng, được đặt tên theo hai chị em gái đã dẫn đầu cuộc khởi nghĩa chống ách cai trị của Trung Quốc ở thế kỷ đầu tiên sau Công Nguyên. Khi chúng tôi nói rằng mình đã sống ở Trung Quốc thì một vài người ngay lập tức kể cho chúng tôi nghe Trung Quốc đã xâm lược Việt Nam bao nhiêu lần, dù họ thỉnh thoảng đưa ra các con số khác nhau.
Trong biên niên sử đế chế của Trung Quốc, Việt Nam là một nước vuột khỏi tay. Tới thế kỷ 2 trước Công Nguyên, triều đại nhà Hán đã đánh chiếm phần lớn diện tích Việt Nam hiện nay, và Trung Quốc vẫn kiểm soát Việt Nam suốt gần 1000 năm tiếp đó. Cuối cùng Việt Nam cũng tự vùng thoát khỏi cái ôm của Trung Quốc, song lịch sử dài đó để lại Trung Quốc những dấu vết về tâm thế làm chủ Việt Nam. Một chú thích tại Bảo tàng Lịch sử Thiểm Tây ở Tây An, nơi có một trong những bộ sưu tập đồ cổ quý giá nhất của Trung Quốc, ghi: "Cho tới cách đây 200 năm, Việt Nam vẫn là một phần của Trung Quốc, và thậm chí hiện nay trong các ngôi nhà của Việt Nam bạn vẫn có thể thấy những chữ Trung Quốc".
Giống như mọi câu chuyện lịch sử loại đó, mối liên hệ Việt Nam-Trung Quốc đầy tình tiết phức tạp và những sự đứt đoạn. Mặc dù chiến thắng của Lê Lợi ở thế kỷ 15 trước quân Minh xâm lược đã củng cố nền độc lập của Việt Nam, song vài thập kỷ sau chiến thắng của ông ấy lại là giai đoạn hưng thịnh nhất của văn hóa Nho Giáo tại Việt Nam. Nhưng những điểm du lịch tại Hà Nội lại cho thấy rõ giai đoạn hưng thịnh ấy - một lát cắt đáng kể của cá tính Việt Nam hiện đại, đã bắt rễ trong các cuộc đấu tranh gìn giữ sự tự chủ trước Trung Quốc. Theo một nghĩa nào đấy thì những lo ngại dấy lên ở Việt Nam trước sự trỗi dậy của Trung Quốc là đối lập trực tiếp với phản ứng ở Australia. Trong khi Australia sợ cái kết của một thời đại lịch sử mà họ được hưởng lợi, còn Việt Nam sợ sự tái diễn một hình mẫu lịch sử cũ mà họ muốn tránh.
Vì thế Việt Nam là một trong những đường phay thú vị nhất bên cạnh sự trỗi dậy của Trung Quốc. Trong các quốc gia trên thế giới, Việt Nam là nước có hệ thống chính trị giống Trung Quốc nhất - với một đảng toàn quyền vẫn theo những nguyên lý của Lenin song từ bỏ Marx, và chào đón thị trường với mong muốn hiện đại hóa nền kinh tế và xã hội. Sự gắn bó giữa hai Đảng Cộng Sản là sâu bền. Có một cái gì đó rất đáng sợ khi mà tinh thần đoàn kết chính trị anh em, mà Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc ông Dương Khiết Trì đang kêu gọi ấy, lại xuất hiện trong bài công kích của ông ấy ở Hà Nội.
Trong biên niên sử đế chế của Trung Quốc, Việt Nam là một nước vuột khỏi tay. Tới thế kỷ 2 trước Công Nguyên, triều đại nhà Hán đã đánh chiếm phần lớn diện tích Việt Nam hiện nay, và Trung Quốc vẫn kiểm soát Việt Nam suốt gần 1000 năm tiếp đó. Cuối cùng Việt Nam cũng tự vùng thoát khỏi cái ôm của Trung Quốc, song lịch sử dài đó để lại Trung Quốc những dấu vết về tâm thế làm chủ Việt Nam. Một chú thích tại Bảo tàng Lịch sử Thiểm Tây ở Tây An, nơi có một trong những bộ sưu tập đồ cổ quý giá nhất của Trung Quốc, ghi: "Cho tới cách đây 200 năm, Việt Nam vẫn là một phần của Trung Quốc, và thậm chí hiện nay trong các ngôi nhà của Việt Nam bạn vẫn có thể thấy những chữ Trung Quốc".
Giống như mọi câu chuyện lịch sử loại đó, mối liên hệ Việt Nam-Trung Quốc đầy tình tiết phức tạp và những sự đứt đoạn. Mặc dù chiến thắng của Lê Lợi ở thế kỷ 15 trước quân Minh xâm lược đã củng cố nền độc lập của Việt Nam, song vài thập kỷ sau chiến thắng của ông ấy lại là giai đoạn hưng thịnh nhất của văn hóa Nho Giáo tại Việt Nam. Nhưng những điểm du lịch tại Hà Nội lại cho thấy rõ giai đoạn hưng thịnh ấy - một lát cắt đáng kể của cá tính Việt Nam hiện đại, đã bắt rễ trong các cuộc đấu tranh gìn giữ sự tự chủ trước Trung Quốc. Theo một nghĩa nào đấy thì những lo ngại dấy lên ở Việt Nam trước sự trỗi dậy của Trung Quốc là đối lập trực tiếp với phản ứng ở Australia. Trong khi Australia sợ cái kết của một thời đại lịch sử mà họ được hưởng lợi, còn Việt Nam sợ sự tái diễn một hình mẫu lịch sử cũ mà họ muốn tránh.
Vì thế Việt Nam là một trong những đường phay thú vị nhất bên cạnh sự trỗi dậy của Trung Quốc. Trong các quốc gia trên thế giới, Việt Nam là nước có hệ thống chính trị giống Trung Quốc nhất - với một đảng toàn quyền vẫn theo những nguyên lý của Lenin song từ bỏ Marx, và chào đón thị trường với mong muốn hiện đại hóa nền kinh tế và xã hội. Sự gắn bó giữa hai Đảng Cộng Sản là sâu bền. Có một cái gì đó rất đáng sợ khi mà tinh thần đoàn kết chính trị anh em, mà Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc ông Dương Khiết Trì đang kêu gọi ấy, lại xuất hiện trong bài công kích của ông ấy ở Hà Nội.
Việt Nam cũng biết rằng nền kinh tế Trung Quốc là một trong những động cơ phát triển tiềm năng nhất và có thể truyền lực giúp Việt Nam thịnh vượng. Các khoản đầu tư công khổng lồ ở Tây-Nam Trung Quốc đang mở ra những liên kết đường bộ và đường sắt xuống phía Bắc Việt Nam, thúc đẩy quan hệ kinh tế còn tiến xa hơn nữa. Một đường tàu cao tốc sẽ sớm nối Hà Nội với Nam Ninh - thủ phủ tỉnh biên giới Quảng Tây.
Thế nhưng, Việt Nam là quốc gia mà hành động giương oai sức mạnh vĩ đại của Trung Quốc khiến nỗi sợ hãi đang có càng sâu sắc hơn bất kỳ nơi nào khác, khi mà một thời đại địa-chính trị mới lại xung đột với một số câu chuyện lịch sử rất cũ ở châu Á. Vì thế Việt Nam là một phong vũ biểu quan trọng cho sự giận dữ dâng cao ở châu Á chống lại Trung Quốc và cho cán cân quyền lực phức tạp đang dần định hình ở châu Á. Hà Nội tin rằng họ có thể vừa hợp tác phát triển nền kinh tế của mình với Trung Quốc, vừa tìm ra những người bạn mới để kiềm chế Trung Quốc. Việt Nam đang làm việc nhằm đạt được cả hai điều ấy.
Trung Quốc phủ bóng lo ngại lên mọi vấn đề của Việt Nam. Cũng như Trung Quốc, Việt Nam có các tuyên bố chủ quyền quan trọng ở biển Nam Trung Hoa, gồm cả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Hà Nội cũng theo dõi, với nỗi lo sợ đang lên, sự tăng cường hải quân của Trung Quốc. Với Việt Nam, tranh chấp lãnh thổ ở biển Nam Trung Hoa quan trọng hơn nhiều so với việc chỉ kiểm soát một số đảo. Trừ Chile, Việt Nam là nước kiểm soát nhiều diện tích nhất, tính theo đường bờ biển dài 3620 km - một số người Việt Nam mô tả vị trí của họ như "một cái ban công nhìn ra Thái Bình Dương". Kế hoạch kinh tế dài hạn của Việt Nam nói sẽ thu 50% GDP từ các hoạt động trên biển, bao gồm đánh bắt hải sản và khai thác tài nguyên tự nhiên trong vùng mà họ tuyên bố chủ quyền. Số phận khiến những bãi đá và bãi cạn ở biển Nam Trung Hoa chen vào giữa cái nhìn của Việt Nam về tương lai kinh tế của mình.
Các nhà lãnh đạo Việt Nam cũng chịu rủi ro thường trực khi bị lên án rằng bán đất cho Trung Quốc. Sau khi các tàu Trung Quốc cắt cáp 2 tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam vào giữa năm 2011, những cuộc biểu tình lớn chống Trung Quốc đã nổ ra ở cả Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Lo sợ bị chỉ trích vì nhượng bộ Trung Quốc, các nhà cầm quyền Việt Nam để cho biểu tình tiếp diễn vào mỗi Chủ Nhật trong suốt 12 tuần - đó là khoảng thời gian rất dài cho các cuộc biểu tình ở một đất nước độc-đảng. Những người biểu tình đã mặc áo phông và đội mũ lưỡi trai với biểu tượng "No-U" - liên hệ tới bản đồ của Trung Quốc về biển Nam Trung Hoa. Những người khác giương cao khẩu hiệu "Nói không với đường lưỡi bò". Có lần đoàn biểu tình bị dập tắt bởi nhà cầm quyền, thì sau đó một số người lập ra câu lạc bộ bóng đá "No-U" chơi vào mỗi Chủ Nhật.
Những đường phay của chủ nghĩa dân tộc chống Trung Quốc cắt ngang trật tự Việt Nam. Năm 2011, 20 gương mặt nổi tiếng trong xã hội Việt Nam - họ tự gọi mình là "những người yêu nước" - đã gửi một bức thư tới Bộ Chính Trị đưa ra quan điểm rằng Hà Nội đã "quá mềm yếu" trước Trung Quốc.
Trung Quốc phủ bóng lo ngại lên mọi vấn đề của Việt Nam. Cũng như Trung Quốc, Việt Nam có các tuyên bố chủ quyền quan trọng ở biển Nam Trung Hoa, gồm cả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Hà Nội cũng theo dõi, với nỗi lo sợ đang lên, sự tăng cường hải quân của Trung Quốc. Với Việt Nam, tranh chấp lãnh thổ ở biển Nam Trung Hoa quan trọng hơn nhiều so với việc chỉ kiểm soát một số đảo. Trừ Chile, Việt Nam là nước kiểm soát nhiều diện tích nhất, tính theo đường bờ biển dài 3620 km - một số người Việt Nam mô tả vị trí của họ như "một cái ban công nhìn ra Thái Bình Dương". Kế hoạch kinh tế dài hạn của Việt Nam nói sẽ thu 50% GDP từ các hoạt động trên biển, bao gồm đánh bắt hải sản và khai thác tài nguyên tự nhiên trong vùng mà họ tuyên bố chủ quyền. Số phận khiến những bãi đá và bãi cạn ở biển Nam Trung Hoa chen vào giữa cái nhìn của Việt Nam về tương lai kinh tế của mình.
Các nhà lãnh đạo Việt Nam cũng chịu rủi ro thường trực khi bị lên án rằng bán đất cho Trung Quốc. Sau khi các tàu Trung Quốc cắt cáp 2 tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam vào giữa năm 2011, những cuộc biểu tình lớn chống Trung Quốc đã nổ ra ở cả Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Lo sợ bị chỉ trích vì nhượng bộ Trung Quốc, các nhà cầm quyền Việt Nam để cho biểu tình tiếp diễn vào mỗi Chủ Nhật trong suốt 12 tuần - đó là khoảng thời gian rất dài cho các cuộc biểu tình ở một đất nước độc-đảng. Những người biểu tình đã mặc áo phông và đội mũ lưỡi trai với biểu tượng "No-U" - liên hệ tới bản đồ của Trung Quốc về biển Nam Trung Hoa. Những người khác giương cao khẩu hiệu "Nói không với đường lưỡi bò". Có lần đoàn biểu tình bị dập tắt bởi nhà cầm quyền, thì sau đó một số người lập ra câu lạc bộ bóng đá "No-U" chơi vào mỗi Chủ Nhật.
Những đường phay của chủ nghĩa dân tộc chống Trung Quốc cắt ngang trật tự Việt Nam. Năm 2011, 20 gương mặt nổi tiếng trong xã hội Việt Nam - họ tự gọi mình là "những người yêu nước" - đã gửi một bức thư tới Bộ Chính Trị đưa ra quan điểm rằng Hà Nội đã "quá mềm yếu" trước Trung Quốc.
Họ gồm có thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, người từng là đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc. Ông Vĩnh cũng là nhà chỉ trích công khai về dự án khai thác gây tranh cãi của Trung Quốc ở khu vực Tây Nguyên - rõ ràng là cái cột thu lôi những sợ hãi về sự thống trị kinh tế của Trung Quốc. Ông Vĩnh tham gia phản đối bên cạnh một gương mặt còn danh tiếng hơn nhiều, đó là tướng Võ Nguyên Giáp - nhà cầm quân tối cao trong chiến thắng Pháp tại Điện Biên Phủ năm 1954 và trong cuộc chiến chống Mỹ, khiến ông ấy trở thành một trong những chân dung quân sự nổi tiếng nhất của Việt Nam. Trong giới lãnh đạo Việt Nam cũng có nhân tố hậu thuẫn Trung Quốc, và một vài nhà lãnh đạo cao cấp nhất được cho là ủng hộ Bắc Kinh.
Thế mà các nhà phân tích nói rằng cả trong Đảng Cộng Sản Việt Nam lẫn trong quân đội đều có những thành viên trẻ muốn gắn bó hơn với Mỹ. Quan điểm chống Trung Quốc còn mạnh mẽ hơn nữa trong những cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, đặc biệt là ở Mỹ. Theo một vài nghĩa nào đó, cảnh tượng ác mộng đối với các nhà lãnh đạo Việt Nam là khi những lực lượng này xích lại gần nhau do tranh chấp với Trung Quốc - chủ nghĩa dân tộc rộng khắp, nhân tố chống Trung Quốc nằm trong giới tinh hoa và một bộ phận đáng kể người Việt Nam ở nước ngoài. Một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng với Trung Quốc có thể kéo theo một thách thức chết người cho tính chính danh của Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Phản ứng của Việt Nam trước hành xử của Trung Quốc là không có gì đáng ngạc nhiên: vấn đề lại trở về các vùng biển. Hà Nội không có nguồn lực để xây dựng lực lượng hải quân đáng kể, mặc dù ngân sách quốc phòng tăng nhanh nhưng họ chỉ có thể mua những trang thiết bị vũ khí giúp họ trở thành thách thức "bất cân xứng" với Trung Quốc. Năm 2009, Việt Nam đã đặt mua 6 tàu ngầm lớp Kilo từ Nga - được hải quân Mỹ mệnh danh là "hố đen" bởi lớp vỏ cao su đặc biệt cho phép nó tránh bị phát hiện bởi kỹ thuật sonar. Những tàu ngầm này sẽ giúp Việt Nam giám sát các động thái của những tàu Trung Quốc trong các vùng tranh chấp và ngăn chặn bất kỳ nỗ lực nào của Trung Quốc hòng chớp lấy các đảo mà Việt Nam đang chiếm giữ. Để có thể hình dung về thách thức quân sự nghiêm trọng mà Việt Nam gặp phải từ phía Trung Quốc, cần thấy rằng đề nghị mua tàu ngầm được đưa ra trong tâm bão khủng hoảng tài chính, khi công nghiệp xuất khẩu của Việt Nam bị sụt giảm đáng kể. Và với một đất nước tầm vóc nhỏ như Việt Nam thì lượng tàu ngầm đó là không hề rẻ - giá chào hàng là 3,2 tỷ USD, bằng toàn bộ ngân sách quốc phòng cho 1 năm.
Mùa Hè năm 2010, khu trục hạm USS John S.McCain của hải quân Mỹ đã thả neo ở cảng Đà Nẵng của Việt Nam. Chiếc tàu được đặt tên theo cả bố và ông nội của Thượng nghị sĩ John McCain, cả hai đều là đô đốc 4 sao: ông nội McCain là thuyền trưởng một hàng không mẫu hạm trong Chiến tranh Thái Bình Dương, còn bố McCain là chỉ huy của hải quân Mỹ ở Thái Bình Dương. Việt Nam không chỉ đang đầu tư cho hải quân mà còn đang ra sức kết bạn với những cường quốc hải quân quan trọng khác, nhất là Mỹ. Chuyến thăm của USS McCain đánh dấu một trong những sự đảo chiều ấn tượng nhất của trật tự chính trị châu Á trong vài năm gần đây. Nhiều vùng đất ở Việt Nam vẫn chưa sử dụng được vì chưa thể vô hiệu hóa những quả bom mà máy bay Mỹ ném xuống.
Phản ứng của Việt Nam trước hành xử của Trung Quốc là không có gì đáng ngạc nhiên: vấn đề lại trở về các vùng biển. Hà Nội không có nguồn lực để xây dựng lực lượng hải quân đáng kể, mặc dù ngân sách quốc phòng tăng nhanh nhưng họ chỉ có thể mua những trang thiết bị vũ khí giúp họ trở thành thách thức "bất cân xứng" với Trung Quốc. Năm 2009, Việt Nam đã đặt mua 6 tàu ngầm lớp Kilo từ Nga - được hải quân Mỹ mệnh danh là "hố đen" bởi lớp vỏ cao su đặc biệt cho phép nó tránh bị phát hiện bởi kỹ thuật sonar. Những tàu ngầm này sẽ giúp Việt Nam giám sát các động thái của những tàu Trung Quốc trong các vùng tranh chấp và ngăn chặn bất kỳ nỗ lực nào của Trung Quốc hòng chớp lấy các đảo mà Việt Nam đang chiếm giữ. Để có thể hình dung về thách thức quân sự nghiêm trọng mà Việt Nam gặp phải từ phía Trung Quốc, cần thấy rằng đề nghị mua tàu ngầm được đưa ra trong tâm bão khủng hoảng tài chính, khi công nghiệp xuất khẩu của Việt Nam bị sụt giảm đáng kể. Và với một đất nước tầm vóc nhỏ như Việt Nam thì lượng tàu ngầm đó là không hề rẻ - giá chào hàng là 3,2 tỷ USD, bằng toàn bộ ngân sách quốc phòng cho 1 năm.
Mùa Hè năm 2010, khu trục hạm USS John S.McCain của hải quân Mỹ đã thả neo ở cảng Đà Nẵng của Việt Nam. Chiếc tàu được đặt tên theo cả bố và ông nội của Thượng nghị sĩ John McCain, cả hai đều là đô đốc 4 sao: ông nội McCain là thuyền trưởng một hàng không mẫu hạm trong Chiến tranh Thái Bình Dương, còn bố McCain là chỉ huy của hải quân Mỹ ở Thái Bình Dương. Việt Nam không chỉ đang đầu tư cho hải quân mà còn đang ra sức kết bạn với những cường quốc hải quân quan trọng khác, nhất là Mỹ. Chuyến thăm của USS McCain đánh dấu một trong những sự đảo chiều ấn tượng nhất của trật tự chính trị châu Á trong vài năm gần đây. Nhiều vùng đất ở Việt Nam vẫn chưa sử dụng được vì chưa thể vô hiệu hóa những quả bom mà máy bay Mỹ ném xuống.
Thế nhưng chỉ 3 thập kỷ sau khi Mỹ tháo dỡ đại sứ quán của họ tại Sài Gòn, Việt Nam đã quay sang tìm sự ủng hộ của Mỹ. Quan hệ ấy bắt đầu một cách dè dặt vào cuối những năm 1990 song đã tăng tốc khi xét tới một Trung Quốc vừa trỗi dậy. Năm 2009, Việt Nam tiến một bước quan trọng khi một số quan chức cấp cao của họ đã tham quan hàng không mẫu hạm USS John C.Stennis, để quan sát hoạt động của nó tại biển Nam Trung Hoa. Sự xuất hiện của USS McCain đánh dấu lần đầu tiên hai nước cùng tham gia những hoạt động hải quân, trong đó có một bài huấn luyện và một bài diễn tập tìm kiếm-cứu nạn. (Họ cũng trao đổi vài câu chuyện về việc nấu nướng trên tàu hải quân). Nếu chất liệu như thế có vẻ hơi ít, thì thông điệp của Trung Quốc lại không đồng tình: đó là lời khẳng định mạnh mẽ rằng Việt Nam coi sự hiện diện của hải quân Mỹ trong khu vực là chính danh và quan trọng. Một nhà ngoại giao cấp cao Việt Nam đã nói với tôi: "Trung Quốc phàn nàn rằng Mỹ đang làm nghiêm trọng thêm vấn đề, nhưng chúng tôi nghĩ sự gia tăng hiện diện của Mỹ tại khu vực là quan trọng và giúp ổn định tình hình."
Trung Quốc liên tục chỉ trích rằng bất cứ bài tập nào của thế lực quân sự Mỹ tại khu vực cũng là minh chứng cho "tâm thế Chiến tranh Lạnh" và cho chiến lược "kiềm chế" Trung Quốc, như Mỹ đã từng làm với Liên bang Xô-Viết. Quan hệ thân thiện mới của Washington với Việt Nam là bằng chứng rõ ràng hơn đối với nhiều người Trung Quốc, rằng Washington quyết tâm duy trì ngôi vị bá chủ của họ.
Trung Quốc liên tục chỉ trích rằng bất cứ bài tập nào của thế lực quân sự Mỹ tại khu vực cũng là minh chứng cho "tâm thế Chiến tranh Lạnh" và cho chiến lược "kiềm chế" Trung Quốc, như Mỹ đã từng làm với Liên bang Xô-Viết. Quan hệ thân thiện mới của Washington với Việt Nam là bằng chứng rõ ràng hơn đối với nhiều người Trung Quốc, rằng Washington quyết tâm duy trì ngôi vị bá chủ của họ.
Song sự giận dữ của Trung Quốc lại quên mất hai điểm quan trọng nhất trong sự đồng thuận của Việt Nam với Mỹ: lý do tại sao nó lại đang diễn ra, và bản chất sự hợp tác quân sự của họ là gì. Sự thật không hề dễ chịu cho Trung Quốc là quan hệ hợp tác với Mỹ không phải do Mỹ gây áp lực lên Việt Nam, mà do được đề xuất. Bắc Kinh cũng bỏ qua sự khôn khéo của Việt Nam khi làm việc với Trung Quốc. Thay vì tránh né hàng xóm của mình, Hà Nội cố gắng thử lòng và lôi kéo Bắc Kinh, bằng một màn khiêu vũ nhẹ nhàng mà trở ngại được pha trộn cẩn thận vào lời hội thoại. Tất nhiên lịch sử ngột ngạt của Việt Nam với Trung Quốc là một trường hợp hết sức đặc biệt, nhưng cách thức ấy của Việt Nam cũng phù hợp với nhiều quốc gia khác trong khu vực.
Châu Á giờ đây là một lục địa của những nhà nước-quốc gia đầy tự tin - đang gìn giữ sự tự chủ mà họ giành được trong thời kỳ hậu-thuộc địa, và muốn tận dụng hầu hết các cơ hội mà toàn cầu hóa mang tới, trong đó có sự trỗi dậy của Trung Quốc. Nhưng họ muốn trải nghiệm thời đại mới này theo ý chí của chính mình chứ không phải theo ý chí "người anh cả" của ai đó. Với Hà Nội, việc gác xung đột thời chiến với Mỹ sang một bên là cái giá phải trả để có thể xây dựng con đường riêng của mình. Đây không phải sự kiềm chế: Việt Nam coi sự hiện diện của Mỹ là một cách để đưa quan hệ với Trung Quốc đi đúng hướng.
Hà Nội cân nhắc kỹ lưỡng sao cho không đẩy Bắc Kinh ra quá xa. Bất cứ khi nào Việt Nam diễn tập quân sự với Mỹ thì trước hoặc sau đó họ cũng thường làm điều tương tự với Trung Quốc. Việt Nam và Trung Quốc có một đường dây nóng về quốc phòng mà họ có thể sử dụng trong giai đoạn căng thẳng. Hai Đảng Cộng Sản cũng thành lập một ủy ban điều phối chung, để những quan chức của cả hai nước có thể gặp gỡ nhau định kỳ và tìm cách tháo gỡ các vấn đề. Sự gắn bó đảng-đảng cho phép hai nước hội đàm thân thiện, đấy là điều mà chỉ vài quốc gia khác có thể có được với Trung Quốc. Các đại biểu là những chuyên gia cứng rắn về chủ nghĩa Marx và chủ nghĩa xã hội, đi qua đi lại giữa hai thủ đô, cùng vui mừng vì cơ hội hiếm hoi được trao đổi ý kiến ở một nước khác.
Hà Nội cân nhắc kỹ lưỡng sao cho không đẩy Bắc Kinh ra quá xa. Bất cứ khi nào Việt Nam diễn tập quân sự với Mỹ thì trước hoặc sau đó họ cũng thường làm điều tương tự với Trung Quốc. Việt Nam và Trung Quốc có một đường dây nóng về quốc phòng mà họ có thể sử dụng trong giai đoạn căng thẳng. Hai Đảng Cộng Sản cũng thành lập một ủy ban điều phối chung, để những quan chức của cả hai nước có thể gặp gỡ nhau định kỳ và tìm cách tháo gỡ các vấn đề. Sự gắn bó đảng-đảng cho phép hai nước hội đàm thân thiện, đấy là điều mà chỉ vài quốc gia khác có thể có được với Trung Quốc. Các đại biểu là những chuyên gia cứng rắn về chủ nghĩa Marx và chủ nghĩa xã hội, đi qua đi lại giữa hai thủ đô, cùng vui mừng vì cơ hội hiếm hoi được trao đổi ý kiến ở một nước khác.
Ngay cả khi quan điểm chống Trung Quốc dâng cao trong nước, Việt Nam vẫn thể hiện sự tự tin nhất định vào năng lực giải quyết ổn thỏa trước một Trung Quốc đang trỗi dậy, kiểu tự tin đến từ kinh nghiệm. Năm 2012, khi Trung Quốc và Phillipines cùng mắc vào bế tắc căng thẳng vì bãi cạn Scarborough, một khu vực tranh chấp khác ở biển Nam Trung Hoa, thì một quan chức Việt Nam nói với tôi bằng giọng điệu hơi bất cần: "Chúng tôi đã đối phó ổn thỏa trước Trung Quốc suốt 2000 năm. Chúng tôi biết chính xác phải làm việc với họ thế nào". Những lời ấy một phần nhắm vào Phillipines, quốc gia mà xét theo nhiều khía cạnh có nguy cơ đi tới một cuộc chiến với Bắc Kinh mà họ không thể chiến thắng, song cũng một phần nhắm vào Mỹ. Đây là oái oăm lớn của Việt Nam hiện đại. Hà Nội là chính phủ có những kênh liên lạc tinh vi nhất để nói chuyện với Bắc Kinh. Nhưng nền chính trị dễ cháy của họ và sự bất mãn có tính lịch sử đã hằn sâu khiến Việt Nam trở thành quốc gia dễ liên tưởng nhất tới một cuộc chiến tranh với Trung Quốc.
Sự phức tạp này đặt ra những hạn chế đáng kể đối với Mỹ khi tiến vào các vùng nước như vậy. Washington nên tiến bước cẩn thận, nên nhận thực đầy đủ rằng sự đồng thuận của họ với Việt Nam có lẽ bị Trung Quốc nhìn thấy. Một trong những cách chắc chắn nhất - để Mỹ biến một cuộc đua tranh đầy triển vọng với Trung Quốc thành sự thù địch đầy giận dữ - là tăng cường nhanh chóng sự gắn bó quân sự với Việt Nam. Nếu Mỹ đã bắt đầu bố trí những hạng mục quân sự căn bản ở đó chẳng hạn, thì Trung Quốc sẽ bắt đầu nghĩ rằng đấy là sự mở màn tấn công lãnh thổ của họ. Một cựu quan chức cấp cao của Mỹ nói: "Việt Nam với Trung Quốc như Cu Ba với chúng ta. Khi Xô-Viết lật tung Cu Ba, chúng ta đã nhất quyết rằng nó ảnh hưởng nghiêm trọng tới an ninh quốc gia. Suýt chút nữa điều đó đã dẫn tới ngày tận thế".
Nếu thúc đẩy quan hệ quá mạnh cũng làm Hà Nội e ngại. "Chúng tôi không muốn bị sở hữu bởi bất kỳ ai" - nhà ngoại giao Việt Nam kể trên nói với tôi. Sự gắn bó sâu hơn với Mỹ sẽ đem lại cho Việt Nam một cái nêm để khỏi bị cuốn vào quỹ đạo của Trung Quốc, song Hà Nội không hứng thú với việc trở thành một nước chư hầu mới của Mỹ tại khu vực. Họ muốn Mỹ giúp đỡ vừa đủ chứ không quá nhiều. Hà Nội vẫn rất nhạy cảm với sự hiện diện quân sự Mỹ tại Việt Nam: các lính Mỹ tham gia tìm kiếm những người bị mất tích trong Chiến tranh Việt Nam phải mặc những bộ quần áo dân sự khi họ ở ngoài khu vực ngoại giao của Mỹ. Chỉ có duy nhất một lần họ ở trong khu vực ngoại giao và họ được mặc đồng phục. Hà Nội cũng rất thận trọng với việc sử dụng căn cứ hải quân Cam Ranh, một cảng nước sâu tự nhiên gần vị trí cổ họng chiến lược của biển Nam Trung Hoa. Việt Nam cho phép các tổ chức nước ngoài và các tàu du lịch tới thăm cảnh, trừ các tàu chiến. Leon Panetta, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đã tới Cam Ranh năm 2012 trong một chuyến thăm cấp cao, có lẽ là một bước tiến quan trọng của sự gắn bó quân sự giữa hai quốc gia. Nhưng tàu mà ông ấy ghé thăm là USNS Richard E.Byrd, một tàu vận tải. Vì với Việt Nam, những chi tiết nhỏ như vậy lại là vấn đề lớn.
Quan hệ Việt Nam-Trung Quốc dường như là có một không hai về cường độ và tính phức tạp của lịch sử, song nó đặt ra những khuôn mẫu lớn hơn vốn đang bắt đầu định hình trật tự chính trị châu Á. Đằng sau chính sách ngoại giao sôi sục của Việt Nam là khát vọng mãnh liệt tránh bị cuốn vào vùng ảnh hưởng của Trung Quốc. Thế nhưng người Việt Nam coi Mỹ thuần túy là một sức mạnh đối trọng với Trung Quốc chứ không phải một đồng minh, hay một quốc gia thống trị khu vực, hay một đối tác kiềm chế Trung Quốc. Đối với cả Việt Nam và Australia, điểm mấu chốt không phải là trốn tránh Trung Quốc và nền kinh tế đang bùng nổ của họ, mà là tìm ra cách để làm việc với Trung Quốc theo ý chí của chính mình. Hợp tác quân sự với Mỹ không phải một bài tập kiềm chế mới, mà là một cách để cảm thấy thoải mái khi tiến sát Trung Quốc hơn.
..........
Trích đoạn, từ cuốn "Cuộc tranh đua của thế kỷ: Kỷ nguyên cạnh tranh mới với Trung Quốc, và cách để Mỹ chiến thắng" ("The Contest of the Century: The New Era of Competition with China--and How America Can Win") của Geoff A.Dyer.
Đào Anh Dũng dịch, theo: http://www.viet-studies.info/kinhte/SwordLake_Dyer.htm
(Viet-studies)
Sự phức tạp này đặt ra những hạn chế đáng kể đối với Mỹ khi tiến vào các vùng nước như vậy. Washington nên tiến bước cẩn thận, nên nhận thực đầy đủ rằng sự đồng thuận của họ với Việt Nam có lẽ bị Trung Quốc nhìn thấy. Một trong những cách chắc chắn nhất - để Mỹ biến một cuộc đua tranh đầy triển vọng với Trung Quốc thành sự thù địch đầy giận dữ - là tăng cường nhanh chóng sự gắn bó quân sự với Việt Nam. Nếu Mỹ đã bắt đầu bố trí những hạng mục quân sự căn bản ở đó chẳng hạn, thì Trung Quốc sẽ bắt đầu nghĩ rằng đấy là sự mở màn tấn công lãnh thổ của họ. Một cựu quan chức cấp cao của Mỹ nói: "Việt Nam với Trung Quốc như Cu Ba với chúng ta. Khi Xô-Viết lật tung Cu Ba, chúng ta đã nhất quyết rằng nó ảnh hưởng nghiêm trọng tới an ninh quốc gia. Suýt chút nữa điều đó đã dẫn tới ngày tận thế".
Nếu thúc đẩy quan hệ quá mạnh cũng làm Hà Nội e ngại. "Chúng tôi không muốn bị sở hữu bởi bất kỳ ai" - nhà ngoại giao Việt Nam kể trên nói với tôi. Sự gắn bó sâu hơn với Mỹ sẽ đem lại cho Việt Nam một cái nêm để khỏi bị cuốn vào quỹ đạo của Trung Quốc, song Hà Nội không hứng thú với việc trở thành một nước chư hầu mới của Mỹ tại khu vực. Họ muốn Mỹ giúp đỡ vừa đủ chứ không quá nhiều. Hà Nội vẫn rất nhạy cảm với sự hiện diện quân sự Mỹ tại Việt Nam: các lính Mỹ tham gia tìm kiếm những người bị mất tích trong Chiến tranh Việt Nam phải mặc những bộ quần áo dân sự khi họ ở ngoài khu vực ngoại giao của Mỹ. Chỉ có duy nhất một lần họ ở trong khu vực ngoại giao và họ được mặc đồng phục. Hà Nội cũng rất thận trọng với việc sử dụng căn cứ hải quân Cam Ranh, một cảng nước sâu tự nhiên gần vị trí cổ họng chiến lược của biển Nam Trung Hoa. Việt Nam cho phép các tổ chức nước ngoài và các tàu du lịch tới thăm cảnh, trừ các tàu chiến. Leon Panetta, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đã tới Cam Ranh năm 2012 trong một chuyến thăm cấp cao, có lẽ là một bước tiến quan trọng của sự gắn bó quân sự giữa hai quốc gia. Nhưng tàu mà ông ấy ghé thăm là USNS Richard E.Byrd, một tàu vận tải. Vì với Việt Nam, những chi tiết nhỏ như vậy lại là vấn đề lớn.
Quan hệ Việt Nam-Trung Quốc dường như là có một không hai về cường độ và tính phức tạp của lịch sử, song nó đặt ra những khuôn mẫu lớn hơn vốn đang bắt đầu định hình trật tự chính trị châu Á. Đằng sau chính sách ngoại giao sôi sục của Việt Nam là khát vọng mãnh liệt tránh bị cuốn vào vùng ảnh hưởng của Trung Quốc. Thế nhưng người Việt Nam coi Mỹ thuần túy là một sức mạnh đối trọng với Trung Quốc chứ không phải một đồng minh, hay một quốc gia thống trị khu vực, hay một đối tác kiềm chế Trung Quốc. Đối với cả Việt Nam và Australia, điểm mấu chốt không phải là trốn tránh Trung Quốc và nền kinh tế đang bùng nổ của họ, mà là tìm ra cách để làm việc với Trung Quốc theo ý chí của chính mình. Hợp tác quân sự với Mỹ không phải một bài tập kiềm chế mới, mà là một cách để cảm thấy thoải mái khi tiến sát Trung Quốc hơn.
..........
Trích đoạn, từ cuốn "Cuộc tranh đua của thế kỷ: Kỷ nguyên cạnh tranh mới với Trung Quốc, và cách để Mỹ chiến thắng" ("The Contest of the Century: The New Era of Competition with China--and How America Can Win") của Geoff A.Dyer.
Đào Anh Dũng dịch, theo: http://www.viet-studies.info/kinhte/SwordLake_Dyer.htm
(Viet-studies)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét