Lào tấn công thị trường cà phê, Việt Nam thêm thua kém
(Thị trường) - Thời gian qua nhiều biểu hiện cho thấy Việt Nam đang dần trở nên thua kém 2 nước láng giềng Lào, Campuchia. Tập đoàn cà phê lớn nhất Lào gia nhập thị trường cà phê Việt Nam và cho biết sẽ tự tin cạnh tranh tốt với các doanh nghiệp cà phê hiện đang có mặt tại Việt Nam.
Sản phẩm Dao Coffee của Lào sẽ có mặt tại thị trường Việt Nam
Cùng lúc, nhiều biểu hiện cũng cho thấy Việt Nam đang thua kém Campuchia khi Campuchia tự sản xuất được ô tô điều khiển tự động giá rẻ, lúa gạo sẽ tấn công thị trường Hàn Quốc, Mỹ và thương lái Việt đang đổ xô mua lúa gạo Campuchia thay vì mua của nông dân Việt Nam. Mới đây, các doanh nghiệp nước ngoài cũng cho biết, họ đang cân nhắc đầu tư vào Campuchia và Lào thay vì vào Việt NamCà phê Lào tự tin cạnh tranh tốt ở Việt Nam
Tập đoàn Dao Heuang Group (DHG) - nhà sản xuất cà phê hòa tan lớn nhất của Lào - đã bắt đầu tham gia thị trường cà phê Việt Nam thông qua việc chọn một công ty Việt Nam làm nhà phân phối độc quyền sản phẩm tại Việt Nam.
Bà Boonheuang Litdang, Phó Chủ tịch của DHG, cho rằng dù thị trường cà phê hòa tan Việt Nam có diễn ra sự cạnh tranh gay gắt giữa các thương hiệu nổi tiếng nhưng vẫn còn nhiều tiềm năng cho các doanh nghiệp mới và DHG tin tưởng có thể cạnh tranh tốt ở Việt Nam.
Mặt khác theo bà Litdang, hiện nay thị trường cà phê hòa tan trong nước chủ yếu là cà phê robusta, trong khi Dao Heuang chuyên sản xuất cà phê arabica 3 in 1 (ba trong một) nên sẽ mang lại một hương vị mới cho người tiêu dùng.
Sản phẩm cà phê Dao đã được xuất khẩu đến các thị trường khó tính như Nhật Bản, Thụy Sĩ, Ý, Thái Lan, Trung Quốc, Singapore và Campuchia, trước khi đưa vào thị trường Việt Nam.
Trong khi đó, các doanh nghiệp cà phê trong nước hiện đang phải đối mặt với tình trạng thua lỗ, phá sản hàng loạt và chưa tìm được giải pháp hiệu quả để khắc phục.
Ông Nguyễn Viết Vinh, Tổng thư ký Hiệp hội Cà phê và Ca cao Việt Nam (Vicofa) từng thừa nhận, doanh nghiệp trong ngành cà phê có nhiều điểm yếu nội tại liên quan đến chất lượng sản phẩm, trình độ kinh doanh thấp, thiếu chủ động đối phó với biến động của thị trường, đặc biệt là phải phụ thuộc quá nhiều vào vốn ngân hàng.
Trước vòng luẩn quẩn trong việc tháo gỡ khó khăn nêu trên, báo chí nước ngoài cho rằng, ngành cà phê Việt Nam đang bị khủng hoảng trầm trọng.
Việt Nam cũng đang thua kém Campuchia
Bằng chứng là thời gian vừa qua Campuchia đã tự chế được xe ô tô điện với giá chỉ 5.000 USD, tương đương khoảng 100 triệu đồng.
Chiếc ô tô được điều khiển bằng điện thoại thông minh và thẻ căn cước tần số rađiô (RFID) có trang bị hệ thống GPS, có vận tốc tối đa 60km/giờ và do nhà sáng chế Nhean Phaloek địa phương thiết kế. bằng điện thoại thông minh và thẻ căn cước tần số rađiô (RFID).
Trong khi đó, tại Việt Nam thời gian vừa qua Madaz rồi đến Ford đã từ bỏ những dự án từ 700 triệu đến 1 tỷ USD sản xuất ô tô ở Việt Nam vì không thể tìm mua các loại linh kiện đơn giản như ốc vít, dây điện hay đồ nhựa.
Hiện, số doanh nghiệp nội làm công nghiệp hỗ trợ rất ít. Các doanh nghiệp cung cấp linh kiện, bán sản phẩm hiện nay chủ yếu là các doanh nghiệp Nhật Bản, Hàn Quốc đang đầu tư vào Việt Nam, tiếp theo là Đài Loan cuối cùng mới là các doanh nghiệp Việt Nam với tỷ trọng ít ỏi.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, cụ thể là việc sản xuất lúa. Mới đây, Campuchia tuyên bố sẽ tấn công vào thị trường Mỹ và Hàn Quốc- 2 thị trường vốn được đánh giá là tiềm năng và khó tính.
Và, trong lúc hàng ngàn nông dân ở đồng bằng sông Cửu Long đang rơi vào cảnh điêu đứng khi lúa chất đầy nhà mà không thấy thương lái đến mua, hầu hết thương lái lại sang Campuchia để mua với giá hời và bỏ tiền đặt cọc với nông dân trong nước.
"Với giá lúa trong nước và Campuchia chênh lệch như hiện nay thì vợ chồng tôi chỉ cần 2-3 ngày là mua đầy ghe 25 tấn sang lại cho các nhà máy xay xát thì kiếm lời hàng chục triệu đồng", thương lái tên Thành ở Cần Thơ cho biết.
Ông Nguyễn Văn Lực, một người dân sống lâu năm tại xã An Nông cho biết đa phần giống lúa được các thương lái Việt Nam thu mua là các giống lúa cao sản có giá từ 4.500-5.000 đồng/kg, thấp hơn nhiều so với giá lúa chất lượng cao, lúa thơm trong nước.
Bên cạnh đó, thời gian vừa qua, thống kê của Bộ Công thương cũng cho thấy, trong tháng 1 năm 2014 nhiều mặt hàng xuất khẩu sang Campuchia đã giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2013.
Không những thế, các doanh nghiệp nước ngoài cũng thông tin tại lễ công bố Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 2013 của Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam VCCI tổ chức cho biết, cơ sở hạ tầng của Việt Nam ngang bằng Campuchia, Lào. Riêng tham nhũng và gánh nặng quy định pháp luật, Việt Nam bị đánh giá là hơn 2 nước này.
Vị đại diện doanh nghiệp nước ngoài cho biết, khi cân nhắc đầu tư vào Việt Nam họ sẽ cân nhắc với các đối thủ truyền thống trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Campuchia và một số nước mới nổi trước đây chưa từng được coi là “đối thủ” cạnh tranh về vốn đầu tư FDI đối với Việt Nam là Lào, Philippin, Myanmar nay đã xuất hiện trong danh mục quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài.
Đặc biệt, vấn đề quan trọng hơn là trong suốt một thời gian dài, nhiều mặt hàng nông sản của Việt Nam được Trung Quốc gom mua với giá cao không rõ mục đích sau đó ngừng thu gom khiến nông dân điêu đứng, giá xuống thấp kỷ lục, hàng tồn phải bỏ đi... không diễn ra ở các nước Lào, Campuchia.
Hà Anh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét