Thứ Bảy, 29 tháng 3, 2014

Chuyện "mua" phiếu ở Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc

Chuyện mua phiếu, cái gậy và củ cà rốt là bình thường. Chính Mỹ là kẻ có cái gậy mạnh nhất và củ cà rốt to nhất nên đã thường xuyên khống chế Liên Hợp Quốc và mọi tổ chức quốc tế khác. Nga "nghèo và ngố" làm gì có sức mạnh như Mỹ để khống chế, có chăng chỉ có chút đỉnh, còn chủ yếu bằng lý lẽ và tình cảm. Điều này cũng y hệt ảnh hưởng của các nước TQ, Thái Lan, Mỹ và Việt Nam... vào Lào và Campuchia. VN hầu như chỉ dùng tình cảm và sự chân thành chứ làm gì có tiền như mấy nước kia để "mua chuộc" hai nước bạn.
Chuyện "mua" phiếu nghị quyết ở Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc
Các đoàn theo dõi bảng kiếm phiếu điện tử ở Đại hội đồng LHQ 
Nga đe dọa sẽ trả đũa nhiều nước Đông Âu và Trung Á,nếu họ bỏ phiếu thuận cho nghị quyết việc Crimea sáp nhập vào Nga ở Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc. Hãng tin Reuters nhận đây là tin độc quyền do một số nhà ngoại giao ở LHQ cung cấp.

Theo Reuters, “thông tin độc quyền” Nga đe dọa sau khi Moscow cáo buộc các nước phương Tây sử dụng “sức ép không xấu hổ, hăm dọa chính trị và đe dọa kinh tế”, trong một nỗ lực ép 193 quốc gia thành viên LHQ ủng hộ nghị quyết này.

Theo các trả lời phỏng vấn của những nhà ngoại giao LHQ đề nghị giấu tên vì ngại chọc giận Moscow, mục tiêu đe dọa của Nga là Moldova,Kyrgyzstan và Tajikistan cùng một số nước châu Phi. Họ nói những đe dọa của Nga không cụ thể, nhưng họ nói rõ ràng nơi nhận (những cảnh báo chớ nên ủng hộ nghị quyết) có thể phải chịu những biện pháp trả đũa gồm các bước như trục xuất người lao động nhập cư vào Nga, ngưng cung cấp khí đốt, cho đến cấm nhập khẩu một số mặt hàng vào Nga để gây tổn thất kinh tế cho nơi ấy.

Cuộc bỏ phiếu có kết quả 100 phiếu thuận, 11 phiếu ủng hộ cuộc trưng cầu dân ý (đa số dân ủng hộ việc sáp nhập vào Nga), 58 phiếu trắng và 24 quốc gia không bỏ phiếu. Các nước chọn đứng về phía Nga gồm Armenia, Belarus, Bolivia, Cuba, CHDCND Triều Tiên, Nicaragua, , Sudan, Syria, Venezuela và Zimbabwe.

Quyền phủ quyết của Nga tại Hội đồng bảo an LHQ không áp dụng trong các cuộc bỏ phiếu của Đại hội đồng LHQ, do vậy Nga không thể ngăn chặn thông qua nghị quyết. Nhưng Nga và các nước phương Tây thường bỏ nhiều công sức thuyết phục các đoàn bỏ phiếu theo ý họ.

Hồi đầu tháng 3, Nga đã dùng quyền phủ quyết đối với một nghị quyết có nội dung tương tự nghị quyết của Đại hội đồng, vốn có nội dung khẳng định cuộc trưng cầu dân ý tại Crimea ngày 16.3 vừa qua “không có giá trị”, kêu gọi các quốc gia và tổ chức quốc tế không công nhận kết quả trưng cầu dân ý, đồng thời thúc giục các bên “theo đuổi giải pháp hòa bình cho tình hình”.

"Vấn đề không tiện nói"

Tuy nhiên, người phát ngôn của đoàn Nga tại LHQ phủ nhận thông tin Moscow đe dọa trả đũa các nước ủng hộ nghị quyết trên: “Chúng tôi chẳng bao giờ đe dọa ai. Chúng tôi chỉ giải thích tình hình”.

Các đoàn Kyrgyzstan và Tajikistan (thuộc nhóm 24 quốc gia không bỏ phiếu) từ chối trả lời bình luận với Reuters.Nhưng Đại sứ Moldova tại LHQ, ông Vladimir Lupan đồng ý nói chuyện: khi được hỏi có phải Nga có hướng trực tiếp hoặc gián tiếp đề cập nước này có thể bị trừng phạt nếu bỏ phiếu thuận hay không, ông đáp: “Lúc này tôi chưa tiện nói về việc này, và tôi cũng không thể kết luận hoặc xác nhận việc này với quý vị”.

Ông Lupan còn nói: “Thông thường trước khi bạn bỏ phiếu, bạn sẽ trao đổi với nhiều nước. Vì thế, vấn đề này đã được trao đổi giữa hai chính quyền Moldova-Nga. Chúng tôi cũng trao đổi với các đối tác EU. Dĩ nhiên chúng tôi có hai quan điểm khác nhau, một của Liên bang Nga ủng hộ bỏ phiếu chống, và EU bỏ phiếu thuận”. Ông Lupan nói thêm rằng Moldova cố gắng giải quyết tất cả các vấn đề với Nga bằng đối thoại và hòa bình.

Nhiều nhà ngoại giao nói Moldova thuộc nhóm nước bị Nga gây sức ép trước cuộc bỏ phiếu. Thực tế là đoàn Nga (? chắc đánh máy sai) ủng hộ Ukraina, Mỹ, EU và các nước phương Tây bằng cách bỏ phiếu thuận. Ông Lupan cũng nói phương Tây không đe dọa Moldova.

Moldva hiện nằm trong tình hình bất ổn định, khi các lãnh đạo thân phương Tây đề cập “nhiều vụ khiêu khích” ở vùng Transdniestria nói tiếng Nga (từng tuyên bố ly khai khi Liên Xô sụp đổ năm 1991). NATO xác định khu vực này có thể là mục tiêu sáp nhập kế tiếp của Nga sau khi đưa quân vào Ukraina.

Một số nhà ngoại giao châu Phi từ chối bình luận, nhưng Đại sứ Rwanda tại LHQ, ông Olivier Nduhungirehe cực lực phản đối thông tin nước họ bị Nga dọa: “Tôi không biết thông tin này đến từ đâu”. Đại sứ Bờ Biển Ngà Youssoufou Bamba cũng phủ nhận thông tin nước ông bị Moscow gây sức ép. Như nhiều nước châu Phi, Rwanda đã bỏ phiếu trắng, Bờ Biển Ngà không bỏ phiếu.

“Cây gậy và củ cà rốt”

Theo Reuters, Nga không là quốc gia duy nhất bị cáo buộc dùng “chiêu đe dọa” ở LHQ. Trước các quyết định quan trọng của Hội đồng bảo an LHQ gồm 15 thành viên, các nhà ngoại giao đều nói các cường quốc đều mang tiếng “ráng mua phiếu”của 10 nước thành viên không thường trực bằng hai biện pháp kết hợp “cây gậy và củ cà rốt”.

Các nhà ngoại giao nói Mỹ trong quá khứ từng trừng phạt các quốc gia từ chối đứng về phía họ, khi Hội đồng bảo an có những cuộc bỏ phiếu quan trọng.

Ví dụ Yemen từng bỏ phiếu chống một nghị quyết của Hội đồng bảo an, vốn cho phép dùng quân đánh Iraq để đuổi lính Iraq khỏi Kuwait ở “Cuộc chiến vùng vịnh 1” năm 1991,Mỹ đã cắt viện trợ hàng triệu USD cho Yemen.

Trần Trí (theo Reuters)

Ảnh trang bìa: Các đoàn theo dõi bảng kiếm phiếu điện tử ở Đại hội đồng LHQ
http://motthegioi.vn/quoc-te/chuyen-mua-phieu-nghi-quyet-o-dai-hoi-dong-lien-hiep-quoc-57044.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét