Putin - Người hùng khôi phục danh dự dân tộc Nga
(PetroTimes) - Bài phát biểu của Tổng thống Nga Vladimir Putin về việc tái sáp nhập bán đảo Crimea vào Liên bang Nga ngày 18/3 chính là chiến tích khôi phục niềm tự hào đã mất sau khi bức tường Berlin sụp đổ.
Tuyên bố của Tổng thống Vladimir Putin về việc
tái sáp nhập bán đảo Crimea vào Liên bang Nga.
Hơn 20 năm qua, chính quyền Mỹ và châu Âu luôn tìm mọi cách làm bẽ mặt nước Nga, đối xử với "người khổng lồ" chỉ như "quyền lực thứ 2" thậm chí "thứ 3", ông Vladimir Putin cùng nhân dân Nga cảm nhận được vị đắng và thấu tỏ điều đó. Nên đối với Tổng thống Putin và với nhiều người dân Nga, chiến thắng Crimea có thể gọi là chiến thắng khôi phục lại niềm tự hào.Cựu Đại sứ Mỹ tại Moskva, ông Jack F. Matlock đã chua xót thừa nhận với báo Bưu điện Washington: Thành công của cuộc trưng cầu dân ý toàn lãnh thổ Crimea để tái sáp nhập vào Nga là một thất bại của Mỹ. Nó đánh giá thực chất sự kết thúc của Chiến tranh lạnh, tác động sâu sắc đến vị thế của Nga và phương Tây trên chính trường quốc tế”.
Matlock từng làm Đại sứ Mỹ ở Nga từ năm 1987-1991, ông từng thấy rõ mọi vấn đề trong quan hệ Mỹ - Nga, Matlock lập luận rằng, sau khi sự đối đầu kéo dài hàng thập niên kết thúc, có vẻ như Mỹ giành chiến thắng, nhưng thực tế thì không. Và ông khẳng định, trên thực tế vào năm 1991, chính quyền cựu Tổng thống George H.W Bush không muốn cắt đứt quan hệ với Nga.
Nhưng sau đó, vì ngủ mơ trong "chiến thắng ảo" hậu Chiến tranh lạnh, suốt từ thời Bill Clinton cầm quyền, Nhà Trắng đặc biệt là thời W. Bush: "Mỹ luôn đối xử với Nga như một kẻ thua cuộc". Chính quyền Obama tuy cố "khôi phục lại" quan hệ với Moskva, nhưng sau đó Quốc hội không nhất trí. Trong các phiên họp ở Quốc hội, đảng Cộng hòa (thường gọi là phe Diều hâu) tìm mọi cớ nói xấu ông Putin vi phạm nhân quyền nhằm hạ thấp uy tín của cá nhân ông cũng như nước Nga trong mắt cộng đồng thế giới.
Trong bài phát biểu ngày 18/3, bằng giọng đọc dõng dạc đầy tự hào tuôn trào trong huyết quản và tinh thần nước Nga kiên cường, Tổng thống Nga Putin đã làm ấm lòng người dân, họ thấy yêu Tổ quốc, cảm thấy kính trọng và tự hào về Tổng thống - người Anh hùng của họ hơn bao giờ hết.
Trong bài phát biểu của mình, Tổng thống Nga Putin công khai tố cáo Mỹ và một số đồng minh châu Âu đã không tôn trọng luật pháp quốc tế bằng cách trích dẫn ví dụ về cuộc xâm lược của Mỹ đối với Kosovo năm 1999, khi đó lực lượng NATO tiến hành một chiến dịch không kích kéo dài 2 tháng để chia cắt đất nước Serbia.
Khi NATO mở rộng sang phía đông trong 20 năm qua, họ rất ít 'tham khảo" ý kiến Kremlin, và thiếu tôn trọng Nga. Khi chính quyền Moskva lên tiếng, NATO thường nói như thách thức "đó không phải là mối bận tâm của các ngài”. Tổng thống Putin không ngần ngại nói trước toàn dân về việc Mỹ cùng đồng minh NATO liên tục có những hành động nhằm hạ thấp sự ảnh hưởng của Nga trên thế giới: "Chúng ta liên tục bị họ dối lừa. Những quyết định của họ thường được thực hiện thậm thụt sau lưng chúng ta".
Trong bài phát biểu, Tổng thống Nga đã chế nhạo những tuyên bố của Mỹ và châu Âu rằng, ông đang "đùa với lửa" ở Crimea. Để đáp trả lại, ông Putin nêu ra lý do vì sao người Albania ở Kosovo có thể giành độc lập, vậy thì hà cớ vì sao người Nga ở bán đảo Crimea thì không? Đồng thời người đứng đầu Nhà nước Nga chỉ rõ trong khi nhiều người dân ở Kosovo bị thiệt mạng trong cuộc chiến đó, nhưng Crimea thì không như thế. Vậy Mỹ giải thích thế nào? Phương Tây lo lắng về luật pháp quốc tế? Đồng thời ông Putin khuyên Mỹ cùng đồng minh tốt hơn hết hãy tôn trọng luật pháp quốc tế, dẫu muộn còn hơn không.
Ông Putin trích dẫn quan điểm lịch sử rõ ràng: Crimea là một phần máu thịt không thể tách rời của Nga. Điều đó là chắc chắn, vì lớp lớp các thế hệ người Nga đã phải đổ máu để gìn giữ nó, chống lại các cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ, Pháp và Anh từ thế kỷ XVIII - XIX và cuộc vây hãm hung dữ của phát xít Đức trong thế kỷ XX. Ông Putin khẳng định sau khi Liên Xô tan rã, dù vậy, nhưng người dân Nga luôn cảm thấy trong trái tim họ có Crimea. Và Crimea trở về Nga là lẽ tất nhiên, "chúng ta không cần nhận một phần từ Ukraine," phát biểu sáp nhập bán đảo Crimea vào Liên bang Nga được Tổng thống Putin nêu rõ.
Ông Putin tuyên bố việc Crimea tái hợp với Nga là thể theo nguyện vọng chính đáng của người dân và nước Nga sẵn sàng, không chỉ bảo vệ người gốc Nga mà còn cả dân tộc Crimea, ông không muốn Crimea chia tách khỏi Nga vì đó là khúc ruột nối liền.
Trong tiếng vỗ tay vang dội ở Hội trường Quốc hội, lời Tổng thống Putin nói làm xúc động hàng triệu triệu trái tim người dân trong nước lẫn người dân Crimea đang trở về với đất mẹ Nga: "Ở Crimea, từng nơi, từng chốn đều rất đỗi linh thiêng đối với chúng ta".
Theo CAND
Từ bỏ vũ khí hạch nhân cách đây 20 năm là quyết định sai lầm của Ukraina cho nên ngày nay mất Crimea là chuyện bình thường, Tây phương không thể can thiệp được. Chờ xem những ngày sắp tới Nga đối đầu với Ukraina ra sao. Ukraina vẫn có quyền tái trang bị vũ khí hạch nhân(như Bắc Hàn) để đối phó lại với Nga. Putin sẽ làm gì trong những ngày sắp tới, tân công Ukraina hay khôn ngoan dừng chân tại đây để thương lượng với Mỹ không cho Ukraina tái trang bị vũ khí hạch nhân, dỉ nhiên phải có điều kiện và có lơi cho Âu Mỹ .
Trả lờiXóaNếu Ukraina rút khỏi Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân, thì đất nước càng nát bét thêm, vì chắc chắn Nga không để yên. Nó liên quan đến lợi ích an ninh của Nga, đời nào Nga chấp nhận.
Trả lờiXóaNga sẽ kích động phong trào chống chính phủ ở Ukraina, dẫn tới Ukraina bị chia rẽ làm 2-3 quốc gia, trong đó miền Đông nhập vào Nga, phía Nam thành 1 nhà nước độc lập, Ukrainakhi đó sẽ chỉ còn là một nhà nước bé tý với hơn chục triệu dân, không biển, không tài nguyên, mất hết các cơ sở công nghiệp... thì làm được gì ?
Âu Mỹ làm gì được Nga ? Cấm vận kinh tế là hết cỡ; nhưng Nga sợ gì ? Khi đẩy Nga vào bước đường cùng thì vô cùng nguy hiểm. Chí Phèo đến bước đường cùng còn nguy hiểm huống hồ là Nga với kho vũ khí có thể hủy diệt cả thế giới ? Người Tây Âu muốn sống sung sướng như hiện nay hay muốn chết hết ? Có điên họ mới thực tâm giúp Ukraina.