Tiếp viên Vietnam Airlines bị nghi tiếp tay hàng ăn cắp ở Nhật
Báo Nhật đưa tin một nữ tiếp viên hàng không của Vietnam Airlines bị tình nghi buôn lậu hàng mỹ phẩm, quần áo từ một đường dây ăn cắp tại các siêu thị Nhật.
Một siêu thị ở quận Saitama, phía bắc Tokyo phải treo biển bằng tiếng Việt cảnh báo rằng camera đang hoạt động và nếu ai ăn cắp sẽ bị cảnh sát bắt. Ảnh minh họa.
Tờ Sankei Shimbun của Nhật ngày 27/2 đưa tin, một thành viên phi hành đoàn của Vietnam Airlines bị tình nghi mua lại mỹ phẩm từ một nhóm trộm cắp tại Nhật Bản và có thể đang tìm cách buôn lậu ra khỏi nước Nhật.
Cơ quan cảnh sát cho biết vụ việc được phát hiện vào ngày 26/2 khi cảnh sát mở rộng điều tra qua các cuộc thẩm vấn những kẻ ăn cắp.
Tháng 12 năm ngoái, một nhóm 4 thanh niên Việt Nam khoảng 20 tuổi đã bị phát hiện ăn cắp hàng trong các siêu thị quần áo và mỹ phẩm tại Tokyo. Cảnh sát phát hiện ra rằng phần lớn hàng hóa ăn cắp của nhóm này được chuyển đến nhà của một phụ nữ Việt khoảng 30 tuổi.
Hàng ăn cắp gồm những sản phẩm của các thương hiệu nổi tiếng như mỹ phẩm Shiseido, quần áo hiệu Uniqlo. Hàng được chuyển qua đường bưu điện đến một khách sạn gần sân bay Narita nơi các thành viên đoàn bay ở. Sau đó, người chuyển hàng nhận tiền qua chuyển khoản ngân hàng. Khi cảnh sát phát hiện, hàng ăn cắp vẫn còn nguyên nhãn của siêu thị nơi bày bán sản phẩm.
Trong bài báo này, Sankei Shimbun nhắc lại sự việc một cơ phó của Vietnam Airlines từng bị trục xuất về nước cũng vì liên quan đến đường dây vận chuyển hàng ăn cắp từ Nhật về Việt Nam hồi 2009.
Do nhu cầu cao các sản phẩm mang thương hiệu Nhật ở Việt Nam, việc buôn lậu mặt hàng này hiện nay khá phổ biến. Việc bán hàng lậu đem lại mức lời cao hơn do không phải chịu thuế.
Tại thủ đô Hà Nội của Việt Nam, tờ Sankei Shimbun viết, giá một số loại mỹ phẩm Nhật còn rẻ hơn giá tại Nhật Bản, nhất là tại một khu vực quanh trụ sở chính của hãng hàng không Vietnam Airlines. Nhiều sản phẩm còn nguyên nhãn giá của các cửa hàng bên Nhật.
Theo cơ quan cảnh sát quốc gia của Nhật, số người Việt bị bắt vì ăn cắp đồ siêu thị ngày càng tăng cao, chiếm tới 40% những vụ người nước ngoài ăn cắp tại đây. Riêng trong tháng một đầu năm nay, quận Fukuoka đã bắt 5 nhóm trộm cắp người Việt. Cảnh sát nhấn mạnh việc khẩn cấp cần làm hiện nay là nhổ tận gốc loại hình buôn bán này.
Trao đổi với VnExpress, đại diện Vietnam Airlines cho biết đã nắm được sơ bộ vụ việc này qua báo chí. Danh tính người bị tình nghi và chi tiết vụ việc đang được khẩn trương tìm hiểu. "Quan điểm của hãng từ trước đến nay vẫn là xử lý đúng người đúng hành vi. Tùy mức độ vi phạm, tiếp viên có thể bị cảnh cáo đến đuổi việc", đại diện của Vietnam Airlines nói.
Anh ĐứcVietnam Airlines sa thải tiếp viên buôn lậu thuốc lá
Phi công Đặng Xuân Hợp bị trục xuất khỏi Nhật Bản
Ý kiến bạn đọc (286)
Đừng làm xấu mặt người Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế. Thật đáng hổ thẹn khi các cửa hàng ở Nhật phải để biển cảnh cáo bằng tiếng Việt thay vì tiếng gì đó thông dụng hơn.
Việc họ ghi cảnh báo bằng tiếng Việt thật nhục nhã. Bao nhiêu bạn bè quốc tế nhìn vô. Tại sao lại có 1 số người vì cái lợi nhỏ nhặt mà làm xấu mặt cả 1 dân tộc. Người Việt sau này đi đâu cũng sẽ bị để ý. Một lần nữa phải nói: NHỤC NHẢ QUÁ !!!
khổ cái tính tắt mắt của người Việt chúng ta. Người ta tự hào vì Ngôn ngữ của nước họ được sử dụng rộng ở các nước khác, nhưng chúng ta thì lạ được sử dụng để cảnh báo chính con người nước ta, cảm thấy ... Cứ nhìn anh Trung Quốc hàng xóm chúng ta thì biết, họ đi đâu thì chỉ sử dụng ngôn ngữ của họ không sử dụng tiếng của nước thứ 2. Đến nhưng địa điểm du lịch hay những cuộc hội nghị. Ngôn ngữ họ được trang trọng cùng trên bảng hiệu Tiếng Anh và tiếng Trung.
thực ra những biển báo tiếng việt như thế này không còn là chuyện lạ lẫm ở nhiều quốc gia văn minh. tôi có người bạn đi Sing về cám cảnh: nhìn thấy một xe cart bán cherry (một loại trái cây khá đắt tiền) có đề một biển báo tiếng việt: xin làm ơn đừng ăn thử! hỏi ra mới biết là người chủ là người Sing, nhưng do các bạn việt nam ghé qua hay ăn thử nhiều quá mà không mua nên tức mình ghi vậy (một số loại quả mắc tiền nếu mình cứ vô tư "ăn thử" thì người ta lỗ vốn như chơi).... danh tiếng của người việt ở nước ngoài nhìn chung là khá kém, chứ không như nhiều người vẫn ảo tưởng. Coi tivi thấy phỏng vấn Tây thấy họ khen nào là "thân thiện, mến khách, dễ thương"... ít nhiều cũng có yếu tố PR trong đó rồi, thực tế tiếng tăm hai chữ "Việt Nam" ở nước ngoài thì hỡi ơi...
Mình làm trong sân bay. Nhìn tiếp viên các hãng quốc tế đến hành lý rất gọn và nhẹ nhàng. Còn tiếp viên Việt Nam thì khi làm thủ tục ở Việt Nam thì vali rỗng. Khi bay quốc tế về thì cái thân hình nhỏ bé oằn mình để kéo Vali chứa đầy hàng.... Và để mang được cái Vali đó qua được cửa hải quan thì lại là một công đoạn nữa.
Tôi đã từng có thời gian sinh sống tại Nhật Bản và được biết nhiều vụ ăn cắp của người Việt chúng ta. Tôi không dám nói quá hoặc phóng đại lên nhưng những người ăn cắp này có đủ thành phần từ những người xuất khẩu lao động đến du học sinh. Tại một số siêu thị, họ sẽ cho mang túi xách và đồ dùng cá nhân vào nên đối tượng ăn cắp càng dễ bề hành động. Không chỉ ăn cắp mà chuyện " nhảy tàu" (đi tàu không mua vé) cũng rất phổ biến. Tại sao sống ở đất nước văn minh, hiện đại chúng ta không học tập được những cái hay, cái tốt của họ mà lại phô bày ra những thói hư tật xấu của mình?
Cứ đứng ở sânbay quốc tế và quan sát các tiếp viên hàng không của các hãng HK khác nhau mà xem. Chỉ mỗi tiếp viên của Hàng không VN lúc nào cũng kéo theo 2 vali lớn hành lý cho chuyến bay chỉ có 2 ngày. Tiếp viên các hãng HK khác mỗi người chỉ 1 vali nhỏ. Chúng ta thử nghĩ xem... thứ gì trong 2 vali hành lý đó !
Nguyên tắc đi buôn là "mua rẻ, bán mắc"... nguồn hàng càng rẻ càng có lãi nhiều. Và nguồn hàng rẻ nhất là hàng ăn cắp ! Thật đơn giản
Nguyên tắc đi buôn là "mua rẻ, bán mắc"... nguồn hàng càng rẻ càng có lãi nhiều. Và nguồn hàng rẻ nhất là hàng ăn cắp ! Thật đơn giản
Ăn cắp đã trở thành truyền thống của người VN thời đại HCM, kể từ khi có đảng cs quang vinh, 'chơn' chính - chôm là chính.
Trả lờiXóaQuan tham, con cũng tham quan ,
Ra ngoài ăn cắp, dân ...gian chịu lời !
Vũ Kiều Trinh: Kẻ cắp Siêu Thị ở Thụy Điển, Anh Quốc, lại là người nói về Văn hóa dân tộc của Đài VTV.
Vũ Kiều Trinh- nguyên phóng viên văn hóa Ban thời sự, là con gái nguyên Uỷ viên trung ương đảng, Tổng giám đốc đài truyền hình Việt Nam Vũ Văn Hiến.
Năm 2001, Kiều Trinh được cử sang Thụy Điển 3 tuần. Ngay tuần đầu, ngày 11-2-2001, cô đã bị cảnh sát thành phố Kalmar bắt vì tội ăn cắp hàng trong siêu thị. Lúc đầu cô nàng chối bai bải, nhưng khi mở băng ghi hình thì phải cúi đầu nhận tội. Cô nàng đã ăn cắp ở Orebro, Kaimar số mỹ phẩm trị giá 400 đô la.
Năm 2006, Kiều Trinh lại được sang nước Anh công tác. Bệnh 'cầm nhầm' tái phát, cô nàng đã thó chiếc máy ảnh kỹ thuật số trong shop. Một lần nữa ông Hiến lại phải cứu con gái bằng việc nhờ Đại sứ quán can thiệp và tờ giấy của bác sỹ chứng nhận bệnh tâm thần.
Trả lờiXóaYêu cầu nhà nước tăng lương cho công nhân viên cán bộ, hạn chế sinh đẻ, lãnh đạo cấp trên bớt tham nhũng lại. Được vào nghành Dầu khí, Hàng không, Ngân hàng, CA ..đều phải hối lộ rất cao, cho nên mới có tệ trạng như trên.Và nhất là giảm chi tiêu ngân sách quốc phòng ( đứng sau lưng đã có Mỹ, Nga rồi còn sợ gì nửa), cộng thêm10 tỉ đô do người Việt hả ngoại bơm vào nước hàng năm thì đời sống dân chúng sẽ khá lên, kinh tế hồi phục.
Trả lờiXóa