Chủ Nhật, 16 tháng 10, 2011

Ai làm cho thế giới lâm vào khủng hoảng?

Ai làm cho thế giới lâm vào khủng hoảng?


(VTC News) - Tờ Le Echos của Pháp bình luận: nguyên nhân của hàng loạt các cuộc khủng hoảng trên thế giới chính là thiếu sót trong quản lí của chính phủ các nước phương Tây.

Hàng loạt các sự kiện liên tiếp xảy ra - khủng hoảng tài chính tiền tệ diễn biến thành khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng kinh tế lại dẫn đến khủng hoảng nợ công, khủng hoảng nợ công lại dẫn đến khủng hoảng chính trị - ảnh hưởng tiêu cực đến hòa bình, ổn định và phát triển trên thế giới...

Nguyên nhân của chuỗi sự kiện này chính là thiếu sót trong quản lí của chính phủ các quốc gia phương Tây, dẫn đến sự xuất hiện của nợ công. Gánh nợ nghiêm trọng dẫn đến một loại tăng trưởng kinh tế theo hình thức nợ công, còn tăng trưởng kinh tế theo hình thức nợ công cuối cùng vỡ như bong bóng khi xảy ra khó khăn về tiền tệ.

Ai làm cho thế giới lâm vào khủng hoảng?
Châu Âu còng lưng với nợ công 

Từ năm 2008, trong những cuộc khủng hoảng mà thế giới phải trải qua thì cuộc khủng hoảng đầu tiên là khủng hoảng chính trị. Điều này gần như có thể nhìn thấy hằng ngày tại Châu Âu: Mọi người bất lực trước khủng hoảng tại Hi Lạp, từ đó để khủng hoảng kéo dài đến ngân hàng, hơn nữa khiến tình hình trở nên ngày một tồi tệ.

Vấn đề này cũng xảy ra tại Mỹ: Cùng với cuộc bầu cử đang đến gần, các bên đều dồn hết tâm trí vào cuộc đua quyền lực, trong khi đó, kinh tế lại đứng trước bờ suy thoái, tổng số nợ công đã vượt qua cả Châu Âu.



Nền chính trị của các quốc gia phương Tây chưa kịp đưa ra những điều chỉnh để thích ứng với thay đổi to lớn của thời đại: toàn cầu hóa, khi lối sống được thay đổi hoàn toàn bởi khoa học kĩ thuật và chủ nghĩa cá nhân.

Tình hợp pháp của nền chính trị phương Tây vẫn xây dựng trên nền tảng quốc gia dân tộc, những biện pháp được áp dụng vẫn chỉ dừng lại ở quá khứ, thêm vào đó tố chất người lãnh đạo chưa thật xuất sắc, tất cả những điều này đều dẫn đến thất bại của nền dân chủ. Giới chính trị - rất hiếm trường hợp ngoại lệ cá biệt - đều chưa kịp nhận thức để đưa ra những điều chỉnh tương ứng hoặc đánh giá thấp cường độ của điều chỉnh. Các chính khách gần như tin tưởng rằng cơ cấu và chế độ của quá khứ vẫn có thể tiếp tục tồn tại, nhưng thực tế, họ không thể duy trì tất cả mà không vay nợ.



 Hình ảnh các chính trị gia hàng đầu CHLB Đức, tại một triển lãm điêu khắc được tổ chức ở thành phố Bodman-Ludwigshafen cực nam nước Đức (SPIEGEL).
Đứng giữa là bà đương kim Thủ tướng Angela Merkel-vừa mới qua thăm ta, bả kiễng chân khoái chí khi vừa tóm được “của quý” của ông cựu Thống đốc bang Bavaria Edmund Stoiber lại vừa được ông cựu Thủ tướng Gerhard Schröder chạm tay vô chỗ … “nhạy cảm”, còn ổng thì lại bị cựu bộ trưởng Tài chánh Hans Eichel túm “của quý”.

Thách thức mà các quốc gia mới nổi phải đối diện lại có phần khác, hơn nữa tương đối đơn giản: lợi dụng ưu thế dân số và mô phỏng đối với kĩ thuật phương Tây để rút ngắn khoảng cách kinh tế. Tuy nhiên, sớm hay muộn, những quốc gia này cuối cùng sẽ có ngày đối diện với vấn đề phương Tây.
Trên thực tế, các nước phải đối mặt với cùng một vấn đề: làm thế nào gắn kết chính trị với kinh tế, làm thế nào để đưa ra chính sách mới có thể đáp ứng yêu cầu mới.

Ai làm cho thế giới lâm vào khủng hoảng?
Xung đột trong tương lai tập trung vào quan hệ Mỹ - Trung?

Trong tương lai, mấu chốt của tất cả được quyết định bởi Châu Âu. Mô hình quốc gia dân chủ cũ sẽ đưa ra được những điều chỉnh, hay sẽ bị chôn vùi? Việc Châu Âu mất đi địa vị trên vũ đài địa chính trị quốc tế đã trở thành một giả thiết được sự thừa nhận chung từ giới quân sự. Đối với những người này, xung đột trong tương lai sẽ tập trung vào các quan chức của Lầu Năm Góc với thế hệ tướng lĩnh trẻ của Trung Quốc.
Châu Âu ngày nay đã được xây dựng lại từ sự thoát thai của thời kỳ Xô Viết; giờ đây, đối mặt với Trung Quốc, Châu Âu có nên được tái sinh lần nữa? Đây là một câu hỏi đúng chỗ. Nhưng đến nay, các biện pháp ứng phó được áp dụng, chẳng hạn tăng cường hàng rào thương mại trên các phương diện như bảo đảm an sinh xã hội hoặc bảo vệ môi trường lại chưa đầy đủ.

Cách phòng ngự tốt nhất là hãy tấn công: Vậy thì Châu Âu đang sản xuất cái gì? Có gì đặc biệt? Làm thế nào để mọi người thấy được rằng nhà nước phúc lợi xã hội bảo vệ người lao động trong quá khứ có thể trở thành nhà nước phúc lợi xã hội có thể tạo công ăn việc làm cho đời sau? Thất bại lớn nhất của giới chính trị hiện nay là không thể thuyết phục người dân về một tương lai tốt đẹp.

So với nền kinh tế đã được toàn cầu hóa, chính trị thực sự quá nhỏ bé. Châu Âu có thể đạt được thành công trong việc ứng phó, nhưng gốc rễ vấn đề là phải lấy lại sức sống cho chính mình thông qua xây dựng cơ chế mới và tăng trưởng kinh tế. Chỉ có như thế, Châu Âu mới có thể cao giọng về một "hình mẫu dân chủ" được thế giới ngưỡng mộ.

Sáng Nguyễn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét