Thứ Bảy, 3 tháng 12, 2022

Chính phủ cần cứng rắn với Vingroup

Vingroup thuộc sở hữu của ai, những ai có cổ phần trong nó, có quan chức nào không ? Nhà nước cần gì ở Vingroup mà sao lại cho nó quá nhiều ưu đãi và hỗ trợ khủng khiếp thế ?... Hiểu được những chuyện này thì mới hiểu được tại sao Nhà nước ta phải o bế và phải tránh gây áp lực tới tập đoàn lợi ích này. Đôi lúc nhìn Thủ tướng Chính ngồi hay đi cùng với Vượng Vin hiện nay, tôi lại nhớ tới cảnh Thủ tướng Dũng ngồi hay đi cùng với Trần Bắc Hà năm xưa. Mới đó mà anh Hà mất đã được hơn 2 năm. Thời gian trôi qua nhanh thật.
Chính phủ cần cứng rắn với Vingroup
FB Nguyễn Trường Sơn 3-12-2022 - Ở Việt Nam, chắc hẳn ai cũng biết hãng xe Hyundai, hoặc chí ít là dòng xe Kia của hãng này. Nhưng chắc ít ai biết tập đoàn này khởi sự từ ngành xây dựng ở thập niên 1940, và phải đến năm 1968 thì Hyundai mới bắt đầu mon men sản xuất xe hơi, với việc cộng tác với Ford UK để mở dây chuyền lắp ráp ở Hàn Quốc.

Bất chấp thị trường xe hơi thế giới bị các hãng của Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản thống trị, hãng xe của Hàn Quốc này vẫn chen chân vào được và trở thành một trong những hãng xe lớn nhất thế giới vào cuối thập niên 1990. Chưa đầy 30 năm kể từ khi bắt đầu tham gia sản xuất ôtô.

Chia rẽ

Đạo diễn Trần Văn Thuỷ viết hay: "Cái bệnh hiếp đáp nhau, dẫm đạp lên nhau, bắt người khác phải phục tùng mình, phải chăng là chứng bệnh của dân tộc Việt Nam. Nếu như đó là bệnh của một chế độ chính trị thì có thể sửa được. Khi nó không còn hiện diện hoặc thay đổi thì những điều xấu ấy mất đi. Nhưng nếu đó là những khuyết tật của dân tộc thì thật là điều đau đớn vô cùng. Đè nặng lên tôi nhất vẫn là cái cảm giác dân tộc mình khó mà khá lên được, khó lòng đuổi kịp các nước, dù là những nước trung bình trên thế giới. Đó là sự thật, ai càng yêu nước càng buồn nhiều". GSTS Tuấn trong bài dưới đây viết "tôi quyết định không có tham gia bất cứ hội đoàn nào". Tôi cũng giống GS Tuấn ở điểm này, bao nhiêu nhóm, hội rủ tôi, tôi đều từ chối hết, vì tôi biết tham gia chỉ có đóng tiền rồi đi liên hoan, du lịch, chém gió và... cãi nhau, chẳng có lợi lộc gì. Tuy nhiên, tôi vẫn có chân ở hai hội do yếu tố lịch sử. Một là Hội phát triển hợp tác kinh tế Việt Nam - ASEAN do tôi và 4 bác Bộ trưởng, thứ trưởng và vụ trưởng thành lập, đồng thời tôi đã làm Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký ở đây hơn 10 năm. Hai là Đảng CSVN vì anh chị em trong chi bộ tôi đều là người thân quen, hợp nhau, biết nhường nhịn, tôn trọng nhau và không có cảnh đóng tiền rồi tổ chức liên hoan, du lịch, chém gió và cãi nhau như ở các nhóm, hội khác. Nhìn về quá khứ 500 năm gần đây rồi ngẫm về tương lai của dân tộc mình, tôi cũng cảm thấy bi quan lắm, không thấy một dấu hiệu nào sáng cả. Người Việt thời XHCN học thức và văn hóa đều quá thấp nhưng cái tôi lại quá lớn, nên không thể đoàn kết và không thể làm được cái gì ra hồnThêm nữa người Việt cứ thấy ai hơn mình là ghét, là tìm cách dìm họ xuống, trong khi lại rất hèn nhát và khiếp sợ những kẻ có chức có quyền.
Chia rẽ
Nguyễn Tuấn - Sáng nay ngồi cà phê cà pháo cùng bạn bè, ai cũng than phiền về tình trạng chia rẽ trong các hội đoàn người Việt ở hải ngoại.

Trước đây (hơn 20 năm trước) tôi có tham gia lập nhóm (chưa phải là hội đoàn gì cả), nhưng không thành công. Nhóm rất nhỏ (vài chục người) gồm những người làm trong các đại học và trung tâm nghiên cứu lớn. Ý tưởng là kiến tạo một diễn đàn bàn về nghiên cứu y khoa và khoa học, tìm cơ hội hợp tác với nhau, cơ hội xin grant từ các nhà tài trợ lớn trên thế giới. Nói chung, mục tiêu là khoa học thuần tuý. 
Ấy vậy mà chỉ 1 năm sau thì nhóm tan rã, vì không thể đồng thuận về điều lệ sanh hoạt và chủ trương.

Nhiều lao động tri thức cao lựa chọn làm shipper

Đọc bài này thấy buồn; đúng là chỉ có ở VN thời nay và độc nhất vô nhị trên thế giới. 82,2% lao động có trình độ cao đi làm shipper coi đây là việc làm chính của họ và 94,1% không hoặc chưa có dự định chuyển việc trong khoảng 2 - 5 năm tới. Vậy thì họ học đại học để làm gì cho phí thời gian và tiền bạc. Có phải vì tính ra trường sẽ đi làm shipper không mà sinh viên ngồi trong giảng đường đường nhưng hoàn toàn không muốn học ? Không có nước nào trên thế giới có mật độ xe máy nhiều như nước ta hiện nay, nhưng trong tương lai VN sẽ còn là thủ đô xe máy của thế giới không ? Tôi tin là không. Họ làm shipper được 5-10 năm tới, khi xe máy đến hồi báo tử thì họ sẽ làm gì, trong khi kiến thức thời đi học đã quên hết ? Chắc chỉ còn con đường (hay cái hố sâu) đã được Đảng và Nhà nước vạch ra (hay đào sẵn) đang chờ họ: Làm cu li cho các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Thế giới phương Tây đang chuyển dần từ cơ giới hóa sang tự động hóa; một khi nền kinh tế của họ đã tự động hóa thì họ cần gì đến cu li người VN nữa, họ cũng đâu cần phải chuyển nhà máy sang VN để khai thác lao động giá rẻ. Khi đó nếu muốn làm cu li thì cũng không có cơ hội đâu.
Nhiều lao động tri thức cao lựa chọn làm shipper
01-12-2022 - 
Nhờ sự bùng nổ của công nghệ và xu hướng mua sắm online, ngành nghề vận chuyển hàng hóa, hay còn gọi là nghề shipper, đang ngày càng phát triển. Liên quan đến tình trạng nhiều lao động có trình độ cao đi làm shipper, trong kết quả khảo sát, một chi tiết đáng chú ý là có tới 82,2% lao động coi đây là việc làm chính của họ và 94,1% không hoặc chưa có dự định chuyển việc trong khoảng 2 - 5 năm tới.

Theo báo cáo mới được Viện Khoa học lao động xã hội công bố, tỷ lệ shipper có trình độ cao ở Việt Nam hiện lên tới 36,6%. Với thu nhập cao, ngày càng nhiều người dù được đào tạo từ những ngành nghề khác nhau đều lựa chọn đây là công việc chính, gắn bó lâu dài.

Giang Trạch Dân và Chuyện quả báo

Chuyện quả báo 
Giang Trạch Dân, cựu Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, cựu Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, là người chủ trì Hội nghị Thành Đô (còn được gọi là Mật ước Thành Đô). Đây là hội nghị thượng đỉnh Việt-Trung diễn ra trong hai ngày 3-4 tháng 9 năm 1990, tại Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc) giữa lãnh đạo cao cấp nhất của hai Đảng Cộng sản Việt Nam và Trung Quốc. Hội nghị này nhằm mục đích bình thường hóa quan hệ giữa hai nước và hai Đảng. Cho đến nay, nội dung và các thỏa thuận trong cuộc họp của đôi bên vẫn chưa được công bố. 
Đến đầu năm 1999, Tổng bí thư Giang Trạch Dân đã đề nghị và Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Lê Khả Phiêu đã đồng ý Phương châm 16 chữ vàng tiếng Trung là: "Sơn thủy tương liên, Lý tưởng tương thông, Văn hóa tương đồng, Vận mệnh tương quan" nghĩa là sông núi gắn liền, cùng chung lý tưởng, hoà nhập văn hoá, có chung định mệnh, được VN dịch là "Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai". 

TQ kiểm duyệt khẩn cấp sau các cuộc biểu tình rầm rộ

Trung Quốc kích hoạt cấp độ kiểm duyệt khẩn cấp sau các cuộc biểu tình rầm rộ
Theo nhiều nguồn tin, các quan chức Trung Quốc đã kích hoạt cấp độ kiểm duyệt khẩn cấp đối với các nội dung xoay quanh cuộc biểu tình, đồng thời tăng cường đàn áp các công cụ được sử dụng để vượt tường lửa. Đây cũng được cho là một trong những thách thức khó khăn nhất trong nhiều thập kỷ của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Từ thủ đô Bắc Kinh cho đến vùng Korla xa xôi, người dân Trung Quốc đã xuống đường biểu tình, kêu gọi chấm dứt các hạn chế nghiêm ngặt về Covid-19 và kêu gọi tự do. Tại Thượng Hải, người dân bày tỏ sự phẫn nộ, kêu gọi ĐCSTQ hạ đài và nhà lãnh đạo Tập Cận Bình từ chức.

Thứ Sáu, 2 tháng 12, 2022

Thời kỳ toàn cầu hóa đã đến hồi kết ?

Đầu năm 1994, khi đất nước còn chưa dùng cụm từ "Hội nhập" và chỉ "Mới bắt đầu thực sự mở cửa", khi thế giới vẫn đang hỗn loạn sau sự sụp đổ bất ngờ của khối Liên Xô và Tổ chức Thương mại thế giới chưa ra đời, tôi đã viết một bài đăng trên Tạp chí thông tin khoa học xã hội số tháng 8/1994 về "Xu hướng hòa nhập vùng trên thế giới - Hiện trạng và triển vọng", trong đó đã ám chỉ Mỹ luôn luôn tìm cách ngăn chặn các nước trên thế giới hợp tác và hội nhập (tôi không muốn lên án đích danh Mỹ vì khi đó VN đang đàm phán bình thường hóa quan hệ với Mỹ). Khi đó tôi dùng từ "Hòa nhập" ý nói là các nước hòa quyện vào nhau thành một thể thống nhất, giống như cụm từ "thế giới phẳng" sau này. Xét thấy bài này vẫn rất hữu ích cho giai đoạn hiện nay vì đã tổng kết rất cô động nhiều lý thuyết về hội nhập, nên tôi chụp toàn văn và đăng lại ở đây (xem ảnh). Theo quan điểm của tôi, với chính sách chia để trị, từ ngay sau chiến tranh thế giới thứ 2, Mỹ đã tìm cách chia rẽ các nước, ngăn chặn các nước không được giao lưu, hợp tác với nhau. Mỹ chỉ cho phép duy nhất và chủ động lãnh đạo các nước Tây Âu liên kết với nhau để tạo thành một thể thống nhất mới có đủ sức mạnh đương đầu với khối Liên Xô. Không có thương mại và đầu tư thế giới và khu vực, các nước nghèo rất khó phát triển. Vào cuối thập kỷ 1960 và đầu thập kỷ 1970, trước nguy cơ thất bại thảm hại trong cuộc chiến ở VN, Mỹ đành cho phép 8 nước Đông Nam Á ủng hộ, giúp đỡ Mỹ trong chiến tranh VN thuộc Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á (SEATO), cũng được gọi là Tổ chức Liên phòng Đông Nam Á hay Tổ chức Minh ước Đông Nam Á, hợp tác kinh tế với nhau. Sau đó để tăng cường sức mạnh kinh tế cho liên minh quân sự này, Mỹ cho phép các đồng minh Nhật Bản, Hàn Quốc cũng tham gia hội nhập kinh tế quốc tế với khu vực SEATO. Sau đó năm 1995, tôi đã viết 1 bài đăng trên tạp chí Diễn Đàn ở Pháp khẳng định "có mối quan hệ chặt chẽ giữa tăng trưởng kinh tế với mở rộng buôn bán trong nội bộ và thu hút vốn đầu tư nước ngoài ở khu vực Đông Á. Vốn đầu tư nước ngoài từ mọi nguồn kết hợp với bầu không khí kinh doanh sôi động, môi trường chính sách thuận lợi, tự do lưu chuyển vốn, công nghiệp hóa và mở rộng ngoại thương..., đã đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế. Ngược lại, tăng trưởng kinh tế nhanh và mở rộng buôn bán đã kích thích tăng cường đầu tư trong vùng. Chính các quan hệ này đã góp phần quyết định giúp các nước Đông Á tăng trưởng kinh tế rất nhanh và ổn định trước rất nhiều biến động kinh tế quốc tế, trong đó có 2 cuộc đại khủng hoảng dầu lửa năm 1972-1973 và 1978-1979, từ đó hình thành nên những con rồng, con hổ kinh tế Đông Á trong các thập kỷ 1980 và 1990". Tuy nhiên, chính sách cấm hội nhập của Mỹ cũng ngăn cản sự phát triển của chính nước Mỹ. Do đó, sau sự kiện khối Liên Xô sụp đổ năm 1990-1991, Mỹ quyết định thả cho thế giới tự do liên kết kinh tế với nhau, và Mỹ là nước đầu tiên khởi động quá trình hội nhập kinh tế thế giới bằng việc ký Hiệp định Mậu dịch Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) ngày 1 tháng 1 năm 1994 với Canada và Mexico, đồng thời cho phép thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) 3,5 tháng sau đó (15 tháng 4 năm 1994), mở ra một thời đại toàn cầu hóa rực rỡ kéo dài 25 năm (1995-2020). Các nước hợp tác thương mại và đầu tư với nhau thì trở nên thân nhau và không còn muốn vâng lời Mỹ, điển hình là nhóm 5 nền kinh tế lớn BRICS gồm Brasil, Nga (Russia), Ấn Độ (India), Trung Quốc (China) và Nam Phi (South Africa). Không những thế, cả các đồng minh trong khối EU cũng không muốn vâng lời Mỹ. Thấy vậy, ngay từ khi mới nắm quyền, Tổng thống Mỹ D. Trump đã tìm cách đảo ngược xu thế toàn cầu hóa, rút Mỹ ra khỏi nhiều hiệp định và tổ chức quốc tế. Đại dịch Covid-19 đã thúc đẩy nhanh hơn quá trình giải toàn cầu hóa này. Tôi sợ rằng Mỹ tìm mọi cách kích động Nga tấn công Ukraine và thổi phồng nguy cơ Nga sử dụng vũ khí hạt nhân khắp châu Âu..., cũng nhằm mục đích lôi kéo các nước EU và NATO quay trở lại ngoan ngoãn trong quỹ đạo của Mỹ. Vì vậy, đối với tôi, thời kỳ toàn cầu hóa đang đến hồi kết. Thế giới đang chưa biết đi về đâu, nhưng nguy cơ nổ ra đại chiến thứ 3 để chia lại thế giới đang rất lớn. Việt Nam sẽ ra sao trong thế giới tham lam, đầy mưu mô và đầy biến động này ? Nhìn các bác lãnh đạo nước ta lúc nào cũng vô tư, vui vẻ, lạc quan, hạnh phúc, đôi lúc tôi tự hỏi không biết trong đầu các bác ấy nghĩ gì ? PS: Tác giả thứ 2 (Trần Thị Thu Hằng) là vợ tôi, các bài viết của tôi thường mang tên 2 vợ chồng để giúp nhau cùng tiến. Các bạn cũng nên làm thế để giúp vợ có thêm công trình nghiên cứu, sau này vợ muốn làm luận văn, luận án hoặc khai hồ sơ đi học nước ngoài hay làm gì đó cũng thuận lợi.
Thời kỳ toàn cầu hóa đã đến hồi kết ?
Khái niệm toàn cầu hóa đã thực sự thịnh hành vào những năm 90 với mô hình thị trường thương mại tự do mà con người luôn muốn hướng tới. Tuy nhiên, dường như toàn cầu hóa cũng có những điều khiến các nhà kinh tế phải đặt câu hỏi, đó có phải là điều tối ưu hay không ? RFI xin trích dịch bài phân tích đăng trên trang mạng The Conversation ngày 29/11/2022.

Đô thị hóa đang ở thời điểm mang tính bước ngoặt

Đô thị hóa của Việt Nam đang ở thời điểm mang tính bước ngoặt
30/11/2022 Ngân hàng Thế giới (WB) đánh giá, quá trình đô thị hóa của Việt Nam hiện đang ở thời điểm mang tính chất bước ngoặt khi phương pháp tiếp cận phát triển đô thị hiện tại đang dần chạm đến giới hạn. Việt Nam cần củng cố thể chế và nâng cao năng lực để chuyển đổi cách tiếp cận đối với phát triển đô thị bền vững.

Bà Carolyn Turk, Giám đốc Quốc gia WB tại Việt Nam: Các đô thị nên đầu tư vào kế hoạch tăng cường khả năng chống chịu để giảm thiểu những thách thức mới như biến đổi khí hậu và để giảm thiểu thiệt hại của các sự kiện có tác động tiêu cực và bảo vệ thành quả phát triển. Ảnh: Nhật Bắc

Theo đó, các nhà hoạch định chính sách Việt Nam có thể chọn lộ trình "dễ đi" hơn, bằng cách tiếp tục các chính sách không gian hiện tại đã mang lại kết quả tốt trong những thập kỷ gần đây, nhưng có thể sẽ làm tăng chi phí đối với các triển vọng phát triển dài hạn do ngày càng dẫn đến nhiều thách thức.

Cái chết của Giang và mối lo của Tập

Mình giờ đã bước sang tuổi 64, nhưng cả đời mình chưa bao giờ chứng kiến cảnh thế giới hỗn loạn khủng khiếp như bây giờ, kể cả trong thời kỳ chiến tranh lạnh. Các nước tư bản chủ nghĩa sau đại chiến thế giới lần thứ 2 (1945) đã đoàn kết, hợp tác và bắt đầu ngay vào một thời kỳ phát triển rực rỡ nhất trong lịch sử loài người (nhờ áp dụng học thuyết kinh tế của Keynes), tạo ra 30 năm vinh quang của chủ nghĩa tư bản (1945-1975), biến xã hội phương Tây từ chỗ lao động vất vả cực nhọc thành xã hội tiêu thụ và ăn chơi hưởng lạc. Mặc dù các nước này đã mất đi khoảng 10 năm do tăng trưởng thấp và lạm phát cao (1975-1985), nhưng sau đó đã nhanh chóng phục hồi và lấy lại được phần nào tốc độ tăng trưởng trong hơn 3 thập kỷ gần đây (nhờ áp dụng trở lại học thuyết tự do theo quan điểm của M. Friedman trong giai đoạn 1980-2000 và học thuyết toàn cầu hóa của Theodore Levitt trong giai đoạn 1995-2020), đặc biệt là đã vững chắc đi vào cuộc cách mạng công nghệ lần thứ tư (từ thời điểm hiện nay) để chuyển đổi nền sản xuất từ cơ giới hóa sang tự động hóa, mở ra một thời đại phát triển mới tốt hơn nhiều trong khoảng 30 năm tới (nửa trên cao của chu kỳ Kondratieff kéo dài 60 năm). Khắp nơi trên thế giới cũng có những bước tiến như vậy, dù kém ấn tượng hơn. Thế nhưng ngày nay thì sao ? Chiến tranh Nga - Ukraine đã thành cuộc chiến lớn nhất, đẫm máu nhất kể từ sau chiến tranh Việt Nam cách đây gần nửa thế kỷ, ảnh hưởng tới cuộc sống của nhân dân toàn thế giới (do giá nhiên liệu và cấm vận tăng đồng thời nhiều chuỗi cung ứng bị phá vỡ). Khắp nơi trên thế giới cũng có những bước tiến như vậy, dù kém ấn tượng hơn. Thế nhưng ngày nay thì sao ? Chiến tranh Nga - Ukraine đã thành cuộc chiến lớn nhất, đẫm máu nhất kể từ sau chiến tranh Việt Nam cách đây gần nửa thế kỷ, ảnh hưởng tới cuộc sống của nhân dân toàn thế giới (do giá nhiên liệu và cấm vận tăng đồng thời nhiều chuỗi cung ứng bị phá vỡ). Mỹ và các nước Đông và Tây Âu đều đang khủng hoảng chính trị và kinh tế trầm trọng, các chính phủ đua nhau sụp đổ... Bây giờ thì Trung Quốc. 33 năm sau sự kiện Thiên An Môn, bây giờ Trung Quốc mới nổ ra những cuộc biểu tình quy mô lớn phản đối chính quyền và đích thân Tổng bí thư đương chức. Việt Nam tưởng như yên ổn vì có cụ Tổng ở lại thêm nhiệm kỳ thứ 3 (dù vi phạm Điều lệ Đảng) để điều hòa lợi ích giữa các nhóm lợi ích, nhưng sóng ngầm hết lớp này tới lớp khác vẫn liên tục nổi lên, tin đồn không lúc nào dứt, mà toàn những tin kinh hồn, ví dụ như bây giờ là số phận của mấy ông Phó thủ tướng Chính phủ. Đã bao giờ Chính phủ nước ta có 4 ông Phó thủ tướng thì có tới 3 ông suốt ngày bị dư luận bàn tán như bây giờ không ? Không hiểu cứ đà này rồi thế giới sẽ đi đến đâu, đất nước VN sẽ đi về đâu ?
Cái chết của Giang và mối lo của Tập
Hiếu Chân 30 tháng 11, 2022 - Đối với nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình, cái chết của người tiền nhiệm Giang Trạch Dân thật không đúng lúc. Ông Tập đang chật vật đối phó với làn sóng phẫn nộ của dân chúng trong nước thì cựu Tổng Bí thư Giang lăn đùng ra chết – dù có tin nói rằng Giang đã nằm kho lạnh lâu rồi, nay chỉ là lúc công bố thông tin cho bàn dân thiên hạ biết.

Dù thế nào thì cái chết của Giang cũng làm cho Tập thêm khó xử. Ở Trung Quốc, cái chết và lễ tang của các nhà lãnh đạo đảng Cộng sản luôn là những khoảnh khắc căng thẳng của sân khấu chính trị có thể dẫn tới những tình huống bất ngờ.

Thứ Năm, 1 tháng 12, 2022

Bà Nhàn AIC: Cần đề phòng “đột tử”

Bà Nhàn AIC: Cần đề phòng “đột tử”
Bình luận của Nguyễn Hữu Vinh (Ba Sàm), 2022.11.28
Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty AIC. Nga-Ukraine đánh nhau, rộ lên nỗi lo bom nguyên tử. Nhưng ở xứ Việt, một “quả bom nguyên tử” đã lù lù tự bao giờ: bà Nhàn AIC.

Chỉ có điều, thứ bom này là loại bom “định hướng”, nó mà nổ, dân hoan hô, còn quan tham thì chắc … chết như rạ. Ai biết được những chuyện hậu cung của bà Nhàn, sẽ không lạ về điều đó.

Giờ lại đang rộ lên tin bà Nhàn đang ở Việt Nam. Dù đúng hay không, qua những vụ “đột tử” kinh hoàng gần đây của các bị can, người liên quan trong vụ án Vạn Thịnh Phát, thiết tưởng cũng nên góp đôi dòng, đề phòng bom bị tháo kíp nổ, là thành bom xịt.

Đó là chút kinh nghiệm từ Trại tạm giam B14 của Bộ Công an, nơi có lẽ được coi như nghiêm cẩn nhất.

(3) Đường vào HIV: Đứng xớ rớ đó chi cho ông trời...

Đường vào HIV-Nẻo 3: Đứng xớ rớ đó chi cho ông trời ổng thấy ổng kêu
2022.11.13 - Dù tuyệt đại đa số đều hoảng loạn, thậm chí tuyệt vọng khi nhận được kết quả xét nghiệm nhiễm HIV, nhưng khi tôi hỏi tại sao không dùng bao cao su + PrEP, hoặc giảm số bạn tình, nhất là bạn tình qua đường, thì rất nhiều người chỉ trả lời một câu duy nhất:

-Thôi… trời kêu ai nấy dạ!

Ừ thì trời kêu ai nấy dạ. Nhưng biết đường né ra khỏi tầm mắt ổng có phải đỡ hơn không, cứ lúm xúm xớ rớ ngay sát ổng làm chi, cho ổng thấy hoài, rồi ổng kêu? Rồi mình vừa khóc vừa dạ?

Không thích bao cao su

Đến giờ, đã có ngày càng nhiều hơn những phụ huynh thấy yên tâm khi con trai mình luôn có sẵn bao cao su trong ví.

(2) Đường vào HIV: Nguyên vựa sầu riêng

Đường vào HIV: Nguyên vựa sầu riêng
-Anh ơi cứu em với. Em đi Bệnh viện Nhiệt đới xét nghiệm bị dương tính HIV rồi anh. Chắc em chết mất.
-Bình tĩnh. Theo hướng dẫn của bác sĩ. Đừng suy nghĩ bậy bạ.
-Dạ em quẫn quá.

-Mà sao để nông nỗi như vậy? Quan hệ bừa bãi lắm hả?
-Dạ không anh. Em chỉ có một lần group some 3 là không mang bao cao su à!
-Mà anh đó là anh nào?
-Dạ anh này nè anh. Anh nổi trên twitter lắm.
Đoạn chat nói trên gắn với một cái tên một năm trước đã gây hoảng loạn cho rất nhiều người đồng tính nam ở Sài Gòn.

(1) Đường vào HIV: “Chơi nhóm”

Đường vào HIV: “Chơi nhóm”
“Em có tham gia vào một nhóm phượt trên mạng á, đủ mọi thành phần có hết như kiểu mây tầng nào gặp mây tầng đó nè. Mang tiếng là phượt chứ thực chất là vừa đi du lịch chơi vừa kết cặp làm tình đó nè, mà cặp gì đâu có khi cả nhóm kéo nhau ra bờ suối nhà hoang nào đó quần nhau nha hehe. Em tham gia cũng bốn, năm lần gì đó, em Vers (nam đồng tính, có thể quan hệ tình dục cả ở vị trí người xâm nhập lẫn người bị xâm nhập) nên chọn đối tượng dễ chịu hơn, kèo nào em xử cũng xong.

Có khi tự em set kèo hoặc thấy ai set kèo mình vào đăng ký theo thôi, nhưng em đi gần gần chứ không đi quá xa vì sức không bền nhiều.

Nói chung là em thấy bình thường thôi vì nhu cầu hứng thú của mỗi người mà, nhưng em lo cái là theo em chứng kiến thì các bạn hời hợt về bao cao su lắm nha, như kiểu ưng ưng mắt là tới bến luôn nha. Có người cẩn thận thì hỏi có on PrEP (dùng thuốc PrEP dự phòng HIV trước khi có hành vi nguy cơ) không, nhưng mà em thấy ngộ, nó có trả lời có on PrEP thì sao tin được chời mà cũng chơi luôn.

“Lo mà học, đừng quan tâm đến chính trị”

“Lo mà học, đừng quan tâm đến chính trị”
FB Nguyễn Trường Sơn (Đài Loan) - 29-11-2022 Buổi sáng hôm nay khi tới trường tôi đã thấy các bạn sinh viên dán mấy tờ giấy A4 lên tường nhằm ủng hộ phong trào biểu tình bên Trung Quốc, và thể nào mấy hôm tới sinh viên trường tôi cũng tổ chức biểu tình.
Điều này thực ra không bất ngờ, bời vì trước giờ thì sinh viên Đài Loan vẫn rất hăng hái tham gia chính trị, chí ít là trên phương diện thảo luận, và họ rất quan tâm đến Trung Quốc.

Sau Cát Linh-Hà Đông, Hà Nội sẽ lại nhờ TQ làm đường sắt

Sau Cát Linh-Hà Đông, Hà Nội sẽ lại nhờ Trung Quốc làm đường sắt
11/30/2022 - tuankhanh - Bản tin được tờ South China Morning Post tiết lộ, cho biết một dự án đường sắt khác với Cát Linh-Hà Đông luôn được bàn thảo giữa Hà Nội và Bắc Kinh. Suốt bảy năm qua, tên của một dự án đường sắt Việt Nam đã xuất hiện trong các tuyên bố và tuyên bố chung ngoại giao giữa Bắc Kinh và Hà Nội. Thế nhưng vì nhiều lý do, dự án này cho đến nay vẫn chỉ nằm trên bản vẽ.
Đó là dự án tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng, trải dài từ biên giới phía bắc Việt Nam đi qua một trong những cảng biển lớn nhất nước. Dự án này một lần nữa được nhắc đến vào chuyến thăm Bắc Kinh mới đây của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng. Tin cho biết ông Trọng đã thúc giục việc hoàn thành sớm việc đánh giá dự án đường sắt tiêu chuẩn như một phần trong nỗ lực chung thắt chặt mối hữu nghị Việt Trung.

Toàn cầu hóa hay khu vực hóa ?

Toàn cầu hóa hay khu vực hóa ?
Tủ đựng quần áo của bạn đầy quần áo may ở các nước khác; điện tử và xe hơi có thể lắp ráp cách xa nơi bạn sinh sống. Đầu tư Hoa Kỳ chảy mạnh vào thị trường châu Á; và người Ấn Độ lũ lượt đến Hoa Kỳ để học và làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Đây chỉ là một ít điển hình cho thấy tầm quan trọng của trao đổi quốc tế. Tuy nhiên, thế giới đang ít nhiều trở nên phi toàn cầu…

1) Vẫn lòng vòng “nửa Trái đất”

Hoạt động thương mại giữa các quốc gia hiện dao động khoảng $20 ngàn tỷ, tăng gần 10 lần so với năm 1980. Dòng vốn quốc tế cũng tăng theo cấp số nhân trong cùng thời kỳ, từ $500 tỷ một năm lên hơn $4 ngàn tỷ! Số người ra ngoài biên giới quốc gia cũng cao gần gấp năm lần so với bốn thập niên trước. Tuy nhiên, thật sai lầm khi nói rằng luồng hàng hóa, dịch vụ và con người dịch chuyển có quy mô “toàn cầu”. Toàn cầu hóa, như cách thường được hiểu, là một khái niệm không đúng tuyệt đối; mà thật ra – trong thực tế – là “khu vực hóa”.

Trung Quốc thề sẽ trấn áp "các thế lực thù địch"

Trung Quốc thề sẽ trấn áp "các thế lực thù địch"
Đảng CSTQ tuyên bố sẽ "cương quyết trấn áp các hoạt động xâm nhập và phá hoại của các thế lực thù địch", sau khi đã xảy ra nhiều cuộc biểu tình lớn nhất trong nhiều thập niên do người dân đã chán ngấy các hạn chế nghiêm ngặt chống COVID của chính phủ Bắc Kinh.

Ông Trần Văn Thanh, Bí thư Ủy ban Chính pháp Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc. (Ảnh: CCTV)

Thứ Tư, 30 tháng 11, 2022

Tiến sĩ "dỏm": Lỗi do ai?

Tiến sĩ "dỏm": Lỗi do ai?
RFA 2022.11.28 Nhiều đề tài luận án tiến sĩ bị cho là chỉ tương đương với báo cáo, tham luận làm suy giảm nền học thuật Việt Nam. Nguyên nhân từ nghiên cứu sinh hay từ giáo sư chấm luận văn…, là điều dư luận quan tâm.
Giảng viên các trường cao đẳng, học viện xếp hàng nhận chứng chỉ giáo sư trong buổi lễ được tổ chức tại Văn Miếu, Hà Nội ngày 4 tháng 2 năm 2015. Ảnh minh họa.

Bổ sung đối tượng cảnh vệ là Chánh án tối cao, Đại tướng?

Đọc bài này mới biết các bác lãnh đạo được bảo vệ chặt chẽ thật. Chắc người như thế nào mới được bảo vệ nghiêm ngặt như thế chứ. Kể cũng vui vì đọc bài này làm tôi nhớ tới bác Nguyễn Văn Trân, sếp của tôi thời tôi mới ra trường và bắt đầu đi làm. Hồi đó thỉnh thoảng tôi có viết bài cho bác và được bác khen, nên bác Chánh văn phòng Lê Hoàng đã đề nghị tôi làm thư ký cho bác Trân nhưng tôi từ chối. Bác Trân nguyên là Bí thư Xứ ủy Bắc Kỳ, Bí thư trung ương Đảng (1961-1976), Bí thư thành ủy Hà Nội (1968-1974), Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước và nhiều chức Bộ trưởng hoặc tương đương. Bác Trân cũng là Trưởng ban Cải tạo Công thương nghiệp Trung ương đầu tiên, trực tiếp lãnh đạo Cải tạo Công thương nghiệp Miền Nam sau 30/4/1975; sau khi bác Trân thôi thì mới đến lượt bác Đỗ Mười làm Trưởng ban và đã làm cho tầng lớp giầu có trong Nam khiếp sợ. Có lần nghe mọi người nói chuyện bác Trân đi đâu cũng có bảo vệ, lớp trẻ bọn tôi bảo nhau bác Trân oách thật. Nghe mọi người khen thế, con rể bác bảo: "Bảo vệ gì ông ấy, chúng nó canh gác, giám sát ông ấy đấy". Lần khác, thấy bác Trân có nhiều huân chương (sau này bác còn được tặng Huân chương Sao Vàng và Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng...), anh em lại khen bác đeo lên áo thì rất oách. Anh con rể lại bảo: "Đeo làm gì cho rách áo". Quả thật bác Trân sống rất khiêm tốn, giản dị, không bao giờ thấy bác đeo huân chương.
Vì sao cần bổ sung đối tượng cảnh vệ là Chánh án tòa tối cao, Đại tướng?
Thế Kha 29/11/2022 - (Dân trí) - Bộ Công an cho rằng cần thiết bổ sung đối tượng cảnh vệ là Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng VKSND tối cao và sĩ quan Công an nhân dân, sĩ quan Quân đội nhân dân có cấp hàm Đại tướng. Bộ Tư pháp đang chuẩn bị tổ chức thẩm định dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ năm 2017.

Đoàn mô tô hộ tống đón khách quốc tế tại sân bay Nội Bài. (Ảnh tư liệu: Bộ Tư lệnh Cảnh vệ).

Khởi tố Nguyễn Văn Trịnh, Trợ lý Phó Thủ tướng Đam

Khổ, báo chí VN đồng loạt đưa tin Bộ Công an đã khởi tố và bắt giam ông Nguyễn Văn Trịnh, Trợ lý Phó Thủ tướng Chính phủ, nhưng không báo chí nào dám nêu tên đây là Trợ lý của ông Phó Thủ tướng Chính phủ nào, cũng không thấy cái ảnh nào của bị can Nguyễn Văn Trịnh trên báo chí. Tại sao họ phải giấu diếm nhỉ ? Nếu vào trang mạng của Văn phòng Chính phủ (https://vpcp.chinhphu.vn/thong-tin-chung/lanh-dao) thì dễ dàng thấy ngay Nguyễn Văn Trịnh là Trợ lý của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam. Tháng 12/2018, Thủ tướng khi đó là ông Nguyễn Xuân Phúc, đã ký quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Trịnh, Hàm Vụ trưởng - Thư ký Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, giữ chức Trợ lý (cấp Thứ trưởng) của ông Vũ Đức Đam, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ. Trước vụ bắt ông Trịnh, ngày 27/9 vừa qua, Bộ Công an cũng đã khởi tố và bắt tạm giam ông Nguyễn Quang Linh, trợ lý Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh, cũng để điều tra tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ và Nhận hối lộ. Cả hai ông Đam và Minh đều đề cử trợ lý và dùng người sai gây hậu quả nghiêm trọng, ở các nước văn minh thì chắc họ đã đều tự nguyện từ chức rồi. Ông Phúc cũng không phải hoàn toàn không có trách nhiệm. Rất may cho các ông là đang được sống ở xứ thiên đường Việt Nam.
Khởi tố bị can Nguyễn Văn Trịnh, Trợ lý Phó Thủ tướng Chính phủ
30/11/2022 Tối 30/11, Trung tướng Tô Ân Xô, Chánh Văn phòng, Người phát ngôn Bộ Công an cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an đã khởi tố ông Nguyễn Văn Trịnh, Trợ lý Phó Thủ tướng Chính phủ.
Ông Nguyễn Văn Trịnh đã lợi dụng vị trí công tác can thiệp, tác động các đơn vị, cá nhân có trách nhiệm tại Bộ Y tế để Công ty Việt Á được cấp số đăng ký lưu hành kit xét nghiệm COVID-19 trái quy định pháp luật, giúp Công ty Việt Á tiêu thụ sản phẩm kit xét nghiệm COVID-19 tại các đơn vị, địa phương, gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng tài sản Nhà nước.

Cơn nhức đầu của Tập Cận Bình

Cơn nhức đầu của Tập Cận Bình
27/11/2022 Ngô Nhân Dụng - Sau hai năm theo chính sách “Zero Covid” khắc nghiêt của ông Tập Cận Bình, dân Trung Quốc đã thấy không thể chịu nổi, họ bắt đầu phản kháng vì cảm thấy vô vọng, bất mãn. Tình trạng này càng nghiêm trọng với những chính sách của Tập Cận Bình, muốn kiểm soát tất cả cuộc sống của 1.4 tỷ con người.
Không gì khích động lòng người bằng những trẻ em chết oan. Ở Lan Châu, tỉnh Cam Túc, một em trai ba tuổi qua đời vì không được đưa đi chữa trị, lý do là không ai muốn vi phạm lệnh chính phủ cấm di chuyển, để không cho Covid 19 lan tràn. 

Trục lợi trong nghiên cứu khoa học ở các trường đại học

Trục lợi trong nghiên cứu khoa học ở các trường đại học - Bài 1: Vung tiền để có công bố quốc tế
SGGP 28/11/2022 Các trường đại học (ĐH) Việt Nam đang đẩy mạnh đầu tư kinh phí để tăng công bố quốc tế. Nhiều trường chi đến vài trăm triệu đồng cho mỗi bài báo lọt vào danh mục ISI (Institute for Scientific Information - Viện Thông tin Khoa học của Mỹ) hoặc Scopus (website www.scopus.com của Nhà xuất bản Elsevier - Hà Lan). Tất cả đều nhằm mục tiêu tăng nhanh số lượng công bố quốc tế và lọt vào các bảng xếp hạng ĐH uy tín của thế giới.

Từ chi “mạnh tay” cho mỗi bài báo

Nhóm khảo sát của Trường ĐH Ngoại thương Hà Nội đã làm một cuộc thống kê, kết quả cho thấy, 19/23 trường ĐH công lập thí điểm tự chủ từ năm 2015-2017 đã có bước nhảy vọt về số lượng cũng như chất lượng các bài báo công bố quốc tế. Trong giai đoạn 2013-2016, số lượng các bài báo được công bố trên các tạp chí chuyên môn nước ngoài tăng lên nhiều nhất (từ 848 bài năm 2014, tăng lên 1.651 bài năm 2016); số hợp đồng chuyển giao công nghệ tăng gần gấp 3 trong giai đoạn 2013-2015.

“VINFAST-ism” và Chủ nghĩa dân tộc: Thất vọng gì ?

“VINFAST-ism” và Chủ nghĩa dân tộc: Thất vọng gì với hai năm nhìn lại?
Tác giả: FB Nguyễn Quốc Tấn Trung - 
Mình không nghĩ rằng Vinfast sẽ tồn tại lâu trên thị trường Bắc Mỹ. Tuy nhiên, dù kết quả có ra sao, cơ hội để Vinfast xây dựng “Vinfast-ism” trên đất Việt Nam cho đến nay dường như quá mong manh..

VÌ SAO CÔNG NGHIỆP Ô TÔ QUAN TRỌNG?

Cách đây gần hai năm, khi Vinfast lần đầu tiên công bố mẫu xe điện của họ và được nhà nhà hưởng ứng, Trung có một bài viết về khái niệm “VINFAST-ism” – hay “CHỦ NGHĨA Vinfast”.

Tại thời điểm viết bài này, mình từng kỳ vọng về một thứ triết lý thật sự của ngành công nghiệp automobile Việt Nam – do Vinfast xây dựng.

Đến cuối cùng, trong thế giới của văn hóa vật chất, xe hơi/ xe ô tô/ xe bốn bánh là điển hình của tất cả mọi kiểu mẫu cho tư duy dân tộc.

Thứ Ba, 29 tháng 11, 2022

Chuyện giương cờ Việt Nam ở World Cup Qatar

Chuyện giương cờ Việt Nam ở World Cup Qatar
Cờ Việt Nam xuất hiện ở trận thắng của Bồ Đào Nha
Mấy ngày nay, đôi khi vào mạng đọc, mình thấy một số bạn truyền nhau những tấm hình của một vài nhóm, vài cá nhân người Việt sang World Cup Qatar (WC) giương cờ đỏ sao vàng trong các trận đấu bóng đá với một phong thái đầy phấn khích và rất tự hào. Đôi khi họ còn gương cả ảnh HLV trưởng đội tuyển bóng đá quốc gia Park Hang Seo nữa. 
Điều này mình nghĩ rất vô duyên và buồn cười, thậm chí mình thấy chúng vô cùng lạc lõng và phản cảm, và thực sự chẳng ai trên sân vận động ngó nghiêng gì tới chúng. Nhìn họ, mình thấy đáng thương cho trí tuệ thiểu năng của họ vì đã tốn tiền chạy sang Qatar chỉ để làm cái trò hề vô duyên thế này.

Chuyện người Việt ở Mỹ: Một thuở homeless

Chuyện người Việt và người Mỹ: Một thuở homeless
Tác giả Yên Sơn - Buổi sáng vào sở hắn được người giám đốc cho biết hôm nay hắn sẽ đem giao xe ở Uvalde City Dealership, lấy một chiếc khác ở đó mang đi giao ở San Antonio, xong sẽ có một chiếc cho hắn mang về. Nhưng khi đến Uvalde thì được chủ gọi về ngay. Hắn bồn chồn hỏi lý do nhưng người chủ hãng chỉ nói, “Mầy lấy chiếc xe dự định đem đi San Antonio mang về đây để ngày mai sẽ giao. Mầy lái xe về cẩn thận, dù không có gì nghiêm trọng lắm nhưng mầy cần phải về ngay.”
PS: Ảnh Lê Việt Đức lần đầu sang Mỹ 
và học ở IMF Institute - Washington DC.
Trên đường về, đầu óc hắn suy nghĩ lung tung. Không biết chuyện gì xảy ra mà bị gọi về ngay như vậy! Hai chú em mình có vấn đề gì không. Trong đầu hắn tư tưởng lộn xộn – Công việc của hai chú em nhàn nhã, không nguy hiểm gì; từ lúc vào làm việc đến giờ, anh em hắn vẫn được khen ngợi siêng năng… Hay là…. hay là có tin tức gia đình?! Cái ý nghĩ này thoáng lên cũng làm hắn choáng ngợp vì hồi hộp.

Săn bắt và chế biến thịt dúi

Săn bắt và chế biến thịt dúi
Khi bình luận về việc người Việt ăn thịt năm triệu con chó mỗi năm, tôi chợt nhớ tới cách đây khoảng chục năm có một bạn đã đăng bài trên Fb tỏ ra rất sung sướng và tự hào vì đã tự mình săn được một con dúi. Bạn đó đăng một bộ ảnh quá trình từ khi bắt đến khi lên đĩa để sẵn sàng ăn. Tôi đăng lại mấy cái ảnh của bạn đó.
Không chỉ săn bắt dúi, người dân còn truy bắt hầu hết các loài thú hoang có thể ăn được. Vì thế chắc bây giờ ở VN gần như đã hết thú hoang, chỉ còn một ít trong các khu bảo tồn thiên nhiên.

Người Việt ăn thịt năm triệu con chó mỗi năm

Khi sống ở Mỹ và Tây Âu, một số bạn Tây hỏi tôi có ăn thịt chó không. Tôi bảo ngày bé có ăn, trong mấy năm đầu mới tốt nghiệp đại học và đi làm cũng có ăn, nhưng sau đó tôi cảm nhận thấy ăn thịt chó gặp nhiều chuyện đen đủi, xui xẻo, nên từ năm 25-26 tuổi tôi không ăn thịt chó nữa. Quả thật từ sau khi không ăn thịt chó, cuộc sống của tôi rất thuận lợi, làm gì cũng thành công, muốn cái gì đều được đó. Sau này tôi đi nước ngoài liên miên, gần 20 năm sống ở Âu Mỹ..., nên càng không có cơ hội ăn thịt chó. Tuy nhiên, trong mấy năm dạy cao học ở Việt Trì Phú Thọ, xứ sở của thịt chó, do học viên mời rất ân cần và tôi thừa nhận là thịt chó rất ngon, nên cũng có đôi lần ăn. Các bạn Tây thường khuyên tôi không nên ăn thịt chó và nên vận động người Việt Nam cũng không nên ăn thịt chó. Tôi trung lập trong chuyện này, không tán thành cũng không phải đối việc ăn thịt chó; ăn hay không là tùy lựa chọn của mỗi người. Cá nhân tôi cho rằng ăn thịt chó thường mang lại vận đen nên tốt nhất là đừng ăn. Thêm nữa, ăn được con chó khỏe không sao, nếu lỡ ăn phải con chó bệnh thì nguy cơ mình cũng nhiễm bệnh cũng rất lớn. Bây giờ cứ thản nhiên ăn, bệnh chưa phát tác và chưa cảm thấy bệnh nên chủ quan, nhưng đời có luật nhân quả, chờ đến khi ngoài 40, 50 tuổi hoặc khi tuổi cao hơn, bệnh phát sinh mới hối hận thì rất tiếc đời lại không có thuốc chữa bệnh hối hận. Bài trên mạng nhưng các ảnh trong bài tôi lấy trong Blog toithichdoc.blogspot.com của tôi.
Người Việt ăn thịt năm triệu con chó mỗi năm
27 tháng 11, 2022 - 
Một cuộc điều tra chung của Asia for Animals Coalition và We Animals Media vừa công bố cho biết các kiểu buôn bán động vật tươi sống tàn bạo và bất hợp pháp ở Việt Nam, bao gồm chó và mèo, động vật hoang dã như chuột, chim, rắn và cóc, đang bùng nổ. Một số thực khách còn tin rằng con vật càng chịu đau đớn nhiều trước khi chết, thịt của nó càng ngon, điều này có thể giải thích cho cách thức giết chó dã man ở Việt Nam.
“Từ chỗ hình thành các địa điểm du lịch động vật hoang dã và ngành công nghiệp lấy mật gấu, đến nạn buôn bán thịt chó và động vật hoang dã bất hợp pháp, giờ đây Việt Nam phải đối mặt với nhiều vấn đề về tàn hại động vật. Cuộc điều tra của chúng tôi về những ngành công nghiệp này cho thấy sự đau khổ của vô số động vật. Những khu chợ bán động vật hoang dã như vậy cũng là những ổ dịch bệnh cần được cơ quan chức năng vào cuộc điều tra.” – Aaron Gekoski, phóng viên ảnh của tổ chức We Animals Media kể.

Thứ Hai, 28 tháng 11, 2022

Hà Nội: Túi Dior "200k", giày Nike vài trăm nghìn đồng

Từ nhiều năm rồi, anh em cán bộ và người dân thường nói với tôi: Gần như không shop quần áo bình dân nào ở Hà Nội hay miền Bắc mà không có hàng giả, hàng nhái Trung Quốc. Trung Quốc với ta là anh em thân thiết nên phải giúp nhau. Nhạc sĩ Đỗ Nhuận đã có bài hát nổi tiếng viết năm 1966: "Việt Nam - Trung Hoa núi liền núi, sông liền sông. Chung một biển Đông mối tình hữu nghị sớm như rạng đông. Bên sông, tắm cùng một dòng, Tôi nhìn sang đấy anh nhìn sang đây. Sớm sớm chung nghe tiếng gà gáy cùng. A...há... Chung một ý, chung một lòng. Đường ta đi hồng màu cờ thắng lợi". Đã "Chung một biển Đông" và "Chung một ý, chung một lòng", thì hàng gia công, hàng nhái, hàng rởm Trung Quốc đã và đang tràn ngập khắp mọi nơi trên đất Việt Nam là điều rất bình thường. Một mặt cứ nhắm mắt để cho hàng Trung Quốc trôi nổi khắp cả nước. Mặt khác lại đi bắt một số vụ để trưng lên báo. Vậy là lô gíc sao ? Cách làm này không khác gì đi vớt vài mẩu hành trong một nồi nước phở, tức là bắt chỉ để biểu diễn cho dân xem và động viên cho dân vui, thế thôi. 
Chợ đêm phố đi bộ Hà Nội: Túi Dior "200k", giày Nike vài trăm nghìn đồng
Hải Nam 27/11/2022 (Dân trí) - Túi thời trang Christian Dior chính hãng được bán khoảng hơn 70 triệu đồng nhưng tại ki-ốt ở chợ đêm chỉ có giá 200.000 đồng. Trong khi đó, một đôi giày hãng Nike được rao bán hơn 200 nghìn đồng.

Tối 25/11, Đội Cảnh sát kinh tế Công an quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) kiểm tra đột xuất tình trạng buôn bán hàng giả, hàng nhái tại các tiểu thương bán hàng ở chợ đêm phố đi bộ. Ba kíp công tác được thành lập để thực hiện nhiệm vụ. Nhằm đảm bảo tính "đột xuất", một nhóm trinh sát sẽ đi "thăm dò" trước tại chợ đêm. Lực lượng này sẽ mặc thường phục để đảm bảo sự bí mật.

Hạ viện Mỹ sẽ cứng rắn hơn với Trung Quốc (?)

Đọc bài này thấy Trung Quốc và anh Tập sẽ mệt với Hạ viện mới của Mỹ từ năm tới đây. Không biết Vinfast và anh Vượng có lo lắng gì không ? Hôm qua mình đăng bài về VinFast của anh Vượng xuất khẩu 999 chiếc VinFast đầu tiên sang thị trường Mỹ, gây nhiều tranh luận về khả năng thành công hay thất bại của xe điện Vinfast và VinFast có dính dáng gì tới hàng Trung Quốc không. Sáng nay 28/11, khoảng 5h15' mình đi xe buýt cổ điển chạy trên đường Hoàng Hoa Thám đến Câu lạc bộ Ba Đình chơi thể thao. Đến đúng ngã tư dốc Tam Đa - Văn Cao thì đường tắc. Quái lạ, mới 5h15' sáng đã tắc là sao. Hóa ra có 2 xe buýt điện dài ngoẵng của Vin đang nằm đó, trong đó có 1 hoặc 2 chiếc hỏng, một chiếc nằm chình ình gần giữa đường Hoàng Hoa Thám, một chiếc nằm chình ình trên dốc từ Văn Cao chạy lên. Trước đó độ 1 tuần, mình leo lên xe buýt điện E08 của Vin ở điểm xuất phát nằm cuối Nguyễn Hoàng Tôn và đối diện Quận ủy Tây Hồ; ngồi chán chê không thấy xe chạy, tìm lái xe hỏi mới biết xe cũng tự nhiên chết máy không chạy được. Trước đó độ 1-2 tháng gì đó, đang ngồi xe buýt E03 hay E05 của Vin trên đường Phạm Hùng, xe cũng hỏng, nhân viên ân cần mời hành khách tìm phương tiện khác đi cho kịp giờ... Chứng kiến những cảnh này làm mình lo cho anh Vượng. Nhỡ xe điện VinFast đang chạy trên đường cao tốc ở Mỹ mà chết máy thì dân Mỹ sẽ xoay xở thế nào nhỉ ? Liệu họ có dám chửi anh Vượng không ? Ở VN thì không ai dám ho he nói xấu VinFast và anh Vượng nhưng Mỹ là xứ tự do ngôn luận nên không gì không thể xảy ra. Lo cho anh ấy thật đấy.
Đảng Cộng hòa tại Hạ viện Mỹ tuyên bố sẽ cứng rắn hơn với Trung Quốc
Lãnh đạo Đảng Cộng hòa tại Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy tuyên bố sẽ thành lập một Ủy ban đặc biệt về Trung Quốc để điều tra hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ và sẽ đóng cửa các đồn cảnh sát của Trung Quốc trên đất Mỹ, nếu ông được bầu làm Chủ tịch Hạ viện vào tháng 1/2023. Một số thành viên Đảng Cộng hòa cũng tuyên bố họ sẽ có đường lối cứng rắn hơn với Bắc Kinh.
“Trung Quốc là quốc gia số một về hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ. Chúng ta sẽ chấm dứt việc này, và không cho phép chính phủ ngồi yên và để Trung Quốc làm những điều này với Hoa Kỳ", ông nói trong một cuộc phỏng vấn với đài Fox News hôm 20/11.

Vì sao các cụ dạy: "Ngồi ghế không rung chân" ?

Vì sao các cụ dạy: "Ngồi ghế không rung chân" ?
Trong cuộc sống hàng ngày, chắc hẳn mọi người đã được nghe ông bà, cha mẹ hay ai đó nhắc nhở trong bữa ăn chúng ta không được cắm đũa, khi ngồi ghế thì không được rung chân, đi đứng phải nhẹ nhàng, khoan thai… Thực tế thế hệ chúng tôi thường làm theo chỉ bảo của các 
bậc tiền bối một cách vô thức nhưng không phải ai cũng hiểu được tường tận nguyên nhân đằng sau những lời khuyên này.

Thật ra những điều các bậc tiền bối dạy dỗ, nhắc nhở chúng ta đều có nguyên nhân cả. Những lời khuyên này không chỉ thuộc về văn hóa, lịch sự, thể hiện sự giáo dưỡng tốt của một người mà còn mang yếu tố tâm linh, giúp chúng ta tránh những điều xấu và nhận được những điều tốt lành và may mắn.

Chủ Nhật, 27 tháng 11, 2022

Gạo Việt 'mất' 1.000 USD/tấn vì... giành khách lẫn nhau

Gạo Việt bán ở nước ngoài 'mất' 1.000 USD/tấn vì... giành khách hàng lẫn nhau
26/11/2022 (PLO)- Chiều 25-11, Vụ đa biên (Bộ Công Thương) cùng Trung tâm Hỗ trợ hội nhập quốc tế TP.HCM tổ chức hội thảo “Đánh giá tình hình tận dụng EVFTA, một số FTA khác và kiến nghị giải pháp dành cho các doanh nghiệp”. 
Khi EVFTA có hiệu lực, doanh nghiệp xuất khẩu Việt được nhiều lợi ích, tuy nhiên do cạnh tranh lẫn nhau nên gạo Việt đang bán sang châu Âu với giá thấp.

Nông sản Việt Nam được giới thiệu kết nối với doanh nghiệp khu vực Mỹ Latinh

Giấc mơ công nghiệp ô tô Việt Nam

Chứng kiến lễ xuất khẩu 999 chiếc VinFast đầu tiên sang thị trường Mỹ ngày 25/11 vừa qua, nhiều người VN đã rất sung sướng; họ bảo chưa biết Vinfast sẽ thành công hay thất bại trong tương lai, nhưng ngay từ giây phút này người Việt Nam chúng ta nên tự hào về Vinfast và anh Vượng, và càng tự hào được là người Việt Nam vì đất nước đã có những doanh nghiệp chính đáng, làm ăn đúng pháp luật và thành công như Vingroup. Tôi thì nghĩ chúng ta cứ nên bình tĩnh đợi vài năm xem kết quả thế nào rồi lúc đó tự hào cũng chưa muộn. Tôi luôn luôn ủng hộ các doanh nghiệp VN, kể cả Vinfast và Vingroup, sẽ phát triển mạnh mẽ, cạnh tranh được sòng phẳng với doanh nghiệp ở các nước công nghiệp. Nhưng mặt khác, tôi cũng rất hy vọng Vinfast sẽ tránh không đi vào vết đổ của một số doanh nghiệp thuộc Vingroup như điện thoại VinSmart, xe xăng Vinfast, VinMart và VinMart+, và một vài doanh nghiệp đáng thất vọng khác của Vingroup mà tôi quên mất tên. Và cũng mong Vingroup giảm hẳn việc dựa vào nhà nước lấy đất để kinh doanh bất động sản như trong thời gian trước. Được như thế là mừng lắm rồi. Bài dưới đây chắc tác giả và trang dân trí viết theo đặt hàng của Vinfast ?
Giấc mơ công nghiệp ô tô Việt Nam
Phạm Vũ Tùng 26/11/2022 - Khi ngài đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc Knapper nhấn mạnh tới 3 lần từ "great" (tuyệt vời) trong bài phát biểu của mình ngày 25/11 tại lễ xuất khẩu 999 chiếc VinFast đầu tiên sang thị trường Mỹ, ông đã đánh một dấu mốc đáng nhớ không chỉ cho hãng sản xuất xe Việt, cho quan hệ hữu nghị Việt - Mỹ, mà cả ngành công nghiệp ô tô Việt Nam.

Lô xe VF 8 xuất khẩu sẽ dự kiến cập cảng California (Mỹ) sau khoảng 20 ngày kể từ khi xuất phát tại Việt Nam (Ảnh: VF).

Tuổi thọ của người Mỹ đang ở thấp nhất trong 25 năm

Chuyện nước Mỹ, và cả chúng ta:
Tuổi thọ của người Mỹ đang ở thấp nhất trong 25 năm
Năm ngoái, tuổi thọ trung bình của người Mỹ giảm xuống còn 76,1 tuổi - mức thấp nhất trong 25 năm qua, theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ. Câu hỏi là tại sao? Nói ngắn gọn, người Mỹ đang không khỏe mạnh. Nếu nước Mỹ có bất kỳ hy vọng nào về việc xoay chuyển tình thế, thì những sự thật khó chịu phải được khám phá và thảo luận.

1) Người Mỹ béo phì
Một trong những lý do chính khiến người Mỹ chết trẻ hơn là vòng eo ngày càng phình to của họ. Béo phì ở mức trung bình đã được chứng minh là nguyên nhân làm giảm khoảng 3 năm tuổi thọ.