Thứ Bảy, 14 tháng 5, 2022

Nghị sĩ Mỹ giải thích vì sao giúp Ukraina chống Nga là vô ích

Tôi cho rằng ông Nghị sĩ Mỹ nói đúng. Mỹ giúp Ukraina chống Nga là vô ích vì các quan chức Ukraina sẽ biển thủ 40 tỷ USD viện trợ của Mỹ trong khi đất nước Ukraine tiếp tục tan hoang trong bom đạn. Với súng đạn được Mỹ tiếp tế, chiến tranh ở đây sẽ không ngừng, không nghỉ. Cả chục triệu người đang tháo chạy khỏi Ukraine vì không ai có thể đoán trước các loại bom đạn gì có thể sẽ rơi xuống đầu, kể cả bom đạn hạt nhân chiến thuật. Mỹ sẽ có lợi trước mắt trong cuộc chiến này, nhưng sức mạnh Mỹ sẽ ngày càng giảm nhanh. Trong khi đó Trung Quốc sẽ ngày càng mạnh. Một khi Trung Nga hợp tác, có thêm sự ủng hộ của các nước BRICS, thì không biết Mỹ và NATO sẽ đối phó thế nào. Tôi thường bảo bọn t.r.ắ.n....g... n.g..u, đang thống trị thế giới tự nhiên lại đánh nhau, để rồi tự yếu đi và hậu quả thế nào chắc các bạn đoán được ý tôi (tôi không thể viết rõ vì sợ bị FB khóa). Mấy anh bạn tôi thậm chí còn mong Trung Nga liên minh ngay và luôn để cho Mỹ và Tây Âu một bài học. Tôi thì không mong thế mà chỉ mong hai bên tôn trọng lợi ích của nhau, chấp nhận nhau,... Nhưng rõ ràng mong muốn của tôi là duy ý chí vì khi Mỹ và Tây Âu tôn trọng lợi ích của các nước khác, thì họ làm sao có thể sống phè phỡn như bây giờ ?
Nghị sĩ Mỹ giải thích vì sao giúp Ukraina chống Nga là vô ích
Các quan chức Ukraina sẽ biển thủ 40 tỷ USD viện trợ quân sự của Mỹ. Nghị sĩ Đảng Cộng hòa Matt Goetz cho biết. Tuyên bố của ông được CNS News trích dẫn. "Họ sẵn sàng gửi hàng tỷ đô la đến Kiev và bỏ đầy túi các quan chức tham nhũng. Chúng ta đang dần lao vào chiến tranh, trong khi người dân Mỹ vẫn chìm trong bóng tối.

Chỉ một năm trước, chúng ta đã bị đánh bại bởi những kẻ chăn cừu với súng trường ở Afghanistan. Giờ đây, chúng ta đang lao vào cuộc chiến với cường quốc có 6.000 đầu đạn hạt nhân", - chính trị gia Mỹ nói.

Trước đó, nghị sĩ Goetz đã bỏ phiếu phản đối dự luật đơn giản hóa việc cung cấp hỗ trợ quân sự cho Ukraina.

VN - HK: Tôn trọng chủ quyền, thể chế chính trị của nhau

Hehe, đọc bài dưới đây mình thấy buồn cười quá. Vượt gần 30 nghìn km trong gần một ngày bay hai ông Joe Biden và Phạm Minh Chính mới gặp trực tiếp được nhau; vậy mà các ông trao đổi những gì ? Toàn là hai bên nhất trí, chúc mừng, chia sẻ, thông báo cho nhau về những thành tựu đã đạt được và khen nhau... Toàn là những thứ ngày nào chúng ta cũng thấy trên báo. Dĩ nhiên cuối cùng bao giờ cũng có màn mời nhau sớm sang thăm nhau và trân trọng cảm ơn và cho biết sẽ thu xếp đến thăm vào thời gian phù hợp với cả hai bên. Chẳng lẽ các ông không có những chuyện quan trọng hơn để trao đổi và thông báo cho dân biết ? Tuy nhiên đọc bài này cũng thấy một thông tin bổ ích: Hai bên cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và thể chế chính trị của nhau, không sử dụng vũ lực, giải quyết hòa bình các tranh chấp, xung đột, trên cơ sở luật pháp quốc tế... Có lẽ việc Nga mở chiến dịch quân sực đặc biệt ở Ukraine làm Tổng thống Joe Biden hốt hoảng, lú lẫn, sợ nước Mỹ sẽ bị ai đó tấn công cướp lãnh thổ và lật đổ thể chế chính trị, nên gặp ai cũng vội vàng đề nghị các nước khác phải ký ngay giấy trắng mực đen tuyên bố chung cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và thể chế chính trị của... Mỹ. Không biết để nhận được cam kết này, Mỹ đã hứa sẽ phải làm gì cho Việt Nam ?
Lãnh đạo Việt Nam - Hoa Kỳ: Tôn trọng độc lập, chủ quyền, thể chế chính trị của nhau
13/05/2022 - Tổng thống Joe Biden nhất trí với Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về việc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và thể chế chính trị giữa các quốc gia, không sử dụng vũ lực, giải quyết hòa bình các tranh chấp, xung đột, trên cơ sở luật pháp quốc tế.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden.
Tối 12/5 giờ địa phương, trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN - Hoa Kỳ tại thủ đô Washington DC, Hoa Kỳ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp với Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tại Nhà Trắng.

Thổi bay 43,8 tỷ vốn hoá, VN-index dưới mốc 1.200 điểm

Tin thật buồn cho những người đang đổ tiền vào chứng khoán. Thị trường chứng khoán Việt gần như lao dốc không phanh kể từ khi hai CEO đình đám của hai tập đoàn bất động sản lớn của Việt Nam bị khởi tố, đó là ông Trịnh Văn Quyết của Tập đoàn FLC (ngày 29/3), Chủ tịch Đỗ Anh Dũng cùng con trai của Tập đoàn BĐS Tân Hoàng Minh (5/4). Sau đó, các cuộc điều tra từ Bộ Công an về để lộ bí mật thông tin của Uỷ ban chứng khoán Nhà nước đã diễn ra, kết quả là một cán bộ Vụ phó đã bị khởi tố với tội danh này. Kể từ ngày đó (5/4/2022), thị trường chứng khoán Việt Nam đã liên tiếp đón nhận các dòng tít: "đen tối", "đỏ lửa", "bán tháo", rời mốc tâm lý... Hôm qua, ngày 13/5/2022, thị trường chứng khoán chính thức mất sạch kỳ tích tăng trưởng 12 tháng trước, bán tháo, giá dưới mức tham chiếu trở thành thông tin phổ biến... Tất cả các nhóm ngành đều giảm sâu, kèm theo tâm lý bi quan, ảm đạm bao trùm toàn bộ thị trường. Theo thống kê từ Bank of America, trong 11 cuộc suy thoái xảy ra trên thị trường chứng khoán Mỹ gần đây, chỉ số S&P đã giảm từ 14% đến 57% từ mức đỉnh, trung bình suy giảm là 27,5%. Hiện tại, thị trường chứng khoán Việt đã giảm 22,6% từ mức đỉnh. Trong bối cảnh nền kinh tế ốm yếu thế này (tăng trưởng kinh tế 2 năm 2020-2021 đều dưới 3%, thấp nhất trong vòng 30 năm qua), thì nguy cơ VN-Index tiếp tục rơi trong nhiều tháng tới là điều gần như chắc chắn. Có lẽ đây chính là thời điểm người dân trông chờ thiên tài của Thủ tướng Phạm Minh Chính phát lộ !!!
Chứng khoán Việt bước vào thị trường con gấu, cách nào cầm cự thoát lỗ?
ĐỨC MẠNH - 14/05/2022 Tính từ đỉnh 1.528,57 điểm, chứng khoán trong nước giảm tổng cộng 22,62% và chính thức bước vào giai đoạn giảm giá (downtrend) hay còn gọi thị trường con gấu. Đây là lần thị trường con gấu thứ 5 trong lịch sử chứng khoán Việt Nam. Những đợt trước lần lượt rơi vào 2007 - 2008, 2010 - 2012, 2018 - 2019 và 2020 - 2021.
Lần thứ 5 chứng khoán Việt Nam bước vào thị trường con gấu
Kết phiên cuối tuần 14.5, chỉ số VN-Index giảm 56,07 điểm xuống 1.182,77 điểm. HNX-Index giảm 13,13 điểm, tức 4,53% xuống mức 302,39 điểm. Tính chung cả tuần qua, VN-Index giảm tổng cộng 146,49 điểm, tương đương 11,02%. HNX-Index giảm 41,07 điểm, tương đương 11,96%.

Thổ không ủng hộ Phần Lan, Thụy Điển gia nhập NATO

Hehe, không biết ông Thổ tính gì khi phản đối Thụy Điển và Phần Lan gia nhập NATO. Trong bài này, tác giả viết Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia đang có quan hệ tốt với cả Nga và Ukraine, và Thổ muốn đóng vai trò chấm dứt xung đột. Tuy nhiên, không có bạn bè vĩnh viễn, chỉ có quyền lợi quốc gia vĩnh viễn. Do đó, nếu Thụy Điển và Phần Lan thò ra cái bánh và Mỹ bố thí thêm củ cà rốt, thì chắc Thổ sẽ trở mặt với Nga, không phản đối Thụy Điển và Phần Lan gia nhập NATO nữa. Tôi không tin vào người Thổ.
Thổ Nhĩ Kỳ không ủng hộ Phần Lan, Thụy Điển gia nhập NATO
13/5/2022 - Tổng thống Erdogan tuyên bố Thổ Nhĩ Kỳ “không có quan điểm tích cực” về việc Thụy Điển và Phần Lan gia nhập NATO. Trong cuộc họp báo sau buổi cầu nguyện tại Istanbul ngày 13/5, khi được hỏi về khả năng Phần Lan và Thụy Điển nộp đơn gia nhập NATO vào cuối tuần, Tổng thống Recep Tayyip Erdogan nói "chúng tôi không có quan tiểm tích cực" về điều này, đồng thời cáo buộc hai quốc gia Bắc Âu chứa chấp các tổ chức bị Thổ Nhĩ Kỳ coi là khủng bố.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan trong cuộc họp báo tại Istanbul ngày 13/5. Ảnh: Reuters.

Israel từ bỏ USD để tích lũy nhân dân tệ CNY

Tôi đồng ý là trong vài thập kỷ tới vẫn chưa có đồng tiền nào có thể thay thế đồng USD trong giao dịch toàn cầu. Nguyên nhân là vì Mỹ là siêu cường kinh tế và quân sự mạnh nhất thế giới, đồng thời Mỹ có vị trí địa chính trị an toàn không nước nào có. Mỹ giáp biển Thái Bình Dương ở phía tây, Đại Tây Dương ở phía đông, Canada ở phía bắc và México ở phía nam. Vị trí địa lý như thế đảm bảo không nước nào có thể tấn công xâm chiếm được Mỹ, do đó sở hữu tài sản Mỹ (trong đó có đồng USD) là an toàn nhất. Ngược lại, ở bất kỳ nơi nào khác trên thế giới, nguy cơ chiến tranh vẫn hiện hữu. Dĩ nhiên chiến tranh nổ ra ở đâu, đồng tiền ở đó sẽ mất giá, vì chính phủ ở đó chắc chắn phải phát hành tiền phục vụ chiến tranh. Vì vậy, mỗi khi thế giới có bất ổn, người dân luôn luôn tìm về đồng đô la Mỹ để trú ẩn. Nghĩ đến đô la Mỹ, lại buồn cho đồng tiền VN. Chứng kiến giai đoạn nền kinh tế chúng ta bùng nổ theo hướng tự do hóa kinh tế và phát triển kinh tế thị trường thời kỳ 1990 - 1996 (thời Tổng bí thư Đỗ Mười), năm 1994 tôi đã viết bài trên tạp chí Nghiên cứu kinh tế dự đoán đến năm 2000 đồng tiền VN có thể chuyển đổi quốc tế được đối với tài khoản vãng lai (tức là người dân được phép tự do đổi VNĐ sang các đồng tiền khác và ngược lại để thực hiện các giao dịch mua bán hàng hóa và dịch vụ, tương tự như đồng Bạt Thái hay Ringgit Malaisia). Tiếc thay dự báo đó đã hoàn toàn phá sản. Kể từ cuối năm 1996, Nhà nước VN đột nhiên đảo ngược chính sách tự do hóa kinh tế và phát triển kinh tế thị trường, thiết lập lại chế độ quản lý mệnh lệnh hành chính, kiểm soát giá cả và tỷ giá, tăng cường sở hữu nhà nước và vai trò của doanh nghiệp nhà nước, khẳng định kinh tế nhà nước là chủ đạo, trong đó doanh nghiệp nhà nước là nòng cốt... Kết quả không những nền kinh tế mất hết động lực phát triển, trở nên ỳ ạch trong suốt 25 năm nay (1997-2022), mà đến nay VNĐ vẫn không thể trở thành đồng tiền chuyển đổi quốc tế được. Thậm chí VNĐ càng ngày càng mất uy tín trên trường quốc tế. Có thể nói VNĐ thường xuyên là một trong 3 đồng tiền có giá trị thấp nhất trên thế giới (23.000 đồng mới đổi được 1 USD). Đến giờ thì tôi hoàn toàn không thấy tương lai tốt đẹp gì của đồng tiền này, mặc dù tương lai của đất nước thì dường như rất sáng (hehe) và đã được Thủ tướng chỉ rõ trong bài phát biểu tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế Hoa Kỳ hôm 11/5 vừa qua: "Đến năm 2025: Là nước đang phát triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp; Đến năm 2030: Là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; Đến năm 2045: Trở thành nước phát triển, thu nhập cao".
Israel từ bỏ USD để tích lũy nhân dân tệ CNY
12/05/22 - Động thái bổ sung đồng nhân dân tệ vào dự trữ ngoại hối của Israel đã được truyền thông nhà nước Trung Quốc chỉ ra như là ví dụ cho hoạt động bài trừ đô la Mỹ và việc vị thế của đồng nhân dân tệ được nâng cao trên thế giới. Tuy nhiên, tỷ trọng của đồng nhân dân tệ trong dự trữ ngoại hối của Israel và các nước vẫn ở mức nhỏ, dù đồng tiền này đang được làm mạnh bằng việc liên kết với dầu mỏ.

Thứ Sáu, 13 tháng 5, 2022

Khoảnh khắc tồi tệ nhất trong lịch sử sắp diễn ra

Khoảnh khắc tồi tệ nhất trong lịch sử sắp diễn ra: Vũ khí hạt nhân
Tác giả Gordon G. Chang - Hôm 01/05, kênh truyền hình Nga Russian TV - một kênh truyền thông được mệnh danh là “cơ quan ngôn luận của ông Putin” đã thúc giục Tổng thống Nga phóng ngư lôi tự hành Poseidon với một “đầu đạn lên tới 100 megaton”, (khoảng 100 triệu tấn).

Ông Dmitry Kiselyov cho biết, vụ nổ sẽ tạo ra một làn sóng thủy triều cao 1,640 feet (gần 500 mét) có thể “nhấn chìm nước Anh xuống đáy sâu của đại dương”. Con sóng sẽ đạt đến nửa chừng đỉnh núi cao nhất nước Anh, Scafell Pike.

Ông Kiselyov chỉ ra: “Làn sóng thủy triều này cũng là vật mang bức xạ liều cực cao”. “Lướt qua nước Anh, nó sẽ biến bất cứ thứ gì còn sót lại trở thành sa mạc phóng xạ, không thể sử dụng cho bất cứ thứ gì. Quý vị thấy viễn cảnh này như thế nào?”

Ông nói với Thủ tướng Anh Boris Johnson: “Một lần phóng duy nhất, ông Boris, và không còn nước Anh nữa”.

Chống đồng USD đang diễn ra trên toàn thế giới

Cuộc chiến chống lại đồng USD đang diễn ra trên toàn thế giới
Tác giả James R. Gorrie - Các chính sách tai hại của chính quyền Biden đã dẫn đến khủng hoảng lạm phát tại Mỹ. Không chỉ thế, đồng USD còn đang bị suy yếu trên trường quốc tế, với những sự thách thức từ các nước đối thủ của Mỹ như Trung Quốc và Nga. Tầm ảnh hưởng của Mỹ đang suy yếu, kéo theo sự suy giảm uy tín của đồng USD.

Một cơn bão lạm phát lớn đang hoành hành ở Mỹ. Tình hình lạm phát hiện đã rất tệ, nhưng nó thậm chí sẽ sớm trở nên còn tồi tệ hơn.

Muốn phát triển du lịch, vệ sinh phải thật sự... vệ sinh!

Muốn phát triển du lịch, đừng quên nhà vệ sinh thật sự... vệ sinh!
09/05/2022 TTO - Một trong những điều ám ảnh nhất với khách du lịch trong và ngoài nước là vấn đề nhà vệ sinh, cũng bởi tình trạng nhà vệ sinh tuềnh toàng, hoặc thậm chí không có là điều phổ biến ở nhiều điểm du lịch tại Việt Nam.

Khách du lịch cần lắm nhà vệ sinh sạch sẽ để chuyến đi thêm hoàn hảo - Ảnh minh họa: QUANG ĐỊNH

Những bi kịch ở làng xuất khẩu lao động lớn nhất Việt Nam

Chắc các cá nhân, tổ chức, cơ quan lãnh đạo đất nước đều biết những mặt trái, mặt bi thảm của xuất khẩu lao động, nhưng dù biết, họ vẫn hầu như không làm gì để giải quyết chúng, vì với họ, quan trọng nhất là kiếm được ngoại tệ và giải quyết được nhu cầu việc làm cho người dân thất nghiệp đang rất đông. Hoan hô một cán bộ tòa án nhân dân huyện Nghi Xuân đã phát biểu: "làm giàu từ XKLĐ thì thấy rõ, nhưng chưa thấy gia đình nào hạnh phúc khi có tiền".
Những bi kịch ở làng xuất khẩu lao động lớn nhất Việt Nam
12/05/2022 - Làn sóng xuất khẩu lao động (XKLĐ) đã cuốn theo hàng vạn người dân ở các xã ven biển trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh rời bỏ quê hương, ra nước ngoài tìm kiếm cơ hội đổi đời……Nhưng ít ai biết rằng đằng sau những đồng ngoại tệ là những sự thật đắng cay, khi có không ít lao động bỏ mạng xứ người, vợ chồng lục đục kéo nhau ra tòa, con cái hư hỏng khi thiếu bàn tay chăm sóc, dạy bảo của bố mẹ.
Được coi là làng xuất khẩu lao động giàu nhất Việt Nam, nhưng Cương Gián cũng đang gánh chịu không ít hệ lụy

Sắp xảy ra "bước ngoặt" trong chiến sự Ukraine ?

Chuyên gia dự báo sắp xảy ra "bước ngoặt" trong chiến sự Ukraine
13/05/2022 Dữ liệu hàng ngày của Bộ Quốc phòng Liên bang Nga cho thấy quy trình của chiến dịch đặc biệt ở Ukraine sẽ được thay đổi, nhà khoa học chính trị Yevgeny Mikhailov bình luận về tình hình.

Chiến sự Ukraine đã bước sang tháng thứ 3 và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Ảnh Pravda

Tổng Bí thư nói về nạn ‘đồng lõa, ăn cắp của nhà nước’

Đọc mấy câu này của Tổng bí thư thấy lâng lâng như vừa hít xong một liều chất kích thích: "những cán bộ bị xem xét kỷ luật lúc đầu cũng cãi, cũng bảo vệ ý kiến thế nọ, thế kia, nhưng sau đều tâm phục, khẩu phục"; "Xử lý vi phạm của người này để răn đe người khác, giáo dục người khác chứ không phải xử nặng, không có tình, có nghĩa. Tôi đã nói không thích thú gì kỷ luật đồng chí, đồng đội của mình, thậm chí rất đau xót. Các đồng chí thấy khi nào tôi nói về vấn đề này cũng đều rất xúc động"... Tôi cho rằng cần làm rõ cơ chế pháp lý cho hoạt động của các ban phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cả ở trung ương lẫn địa phương để tránh trở lại thời bao cấp (Đảng trị). Cần giữ vững nguyên tắc Đảng lãnh đạo, chỉ đạo đường lối, nguyên tắc; Nhà nước tổ chức thực hiện. Đảng không làm thay Nhà nước.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói về nạn ‘đồng lõa, ăn cắp của nhà nước’
12 tháng 5 2022 - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa đưa ra một số thông điệp về cuộc chiến chống tham nhũng tại buổi tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XV.

Truyền thông Việt Nam đưa tin ông Trọng đã có phần "phát biểu giải đáp, làm rõ hơn một số vấn đề" sau khi nghe các ý kiến của các cử tri vào sáng 12/5.

Ông dẫn chiếu tới việc vừa qua Bộ Chính trị đã thi hành kỷ luật cả tập thể tỉnh, cả nguyên Bí thư, nguyên Phó Bí thư, nguyên Chủ tịch tỉnh và rằng những cán bộ bị xem xét kỷ luật "lúc đầu cũng cãi, cũng bảo vệ ý kiến thế nọ, thế kia, nhưng sau đều tâm phục, khẩu phục".

Thứ Năm, 12 tháng 5, 2022

Châu Âu đi tìm Kế hoạch Marshall cho Ukraine

Hehe, không biết Mỹ và châu Âu định biến Ukraine thành tủ kính trưng bày người mẫu Ukraine cho cả thế giới xem và học theo hay muốn biến Ukraine thành con nợ nghìn tỷ USD để tịch thu tài nguyên nước này ? Tôi thường bình luận Mỹ và đồng minh thường chọn ra vài nước nhỏ thân mình và quan trọng với mình để đầu tư, giúp đỡ họ phát triển, từ đó khoe với thế giới và bảo cứ ngoan ngoãn theo Mỹ và châu Âu thì sẽ được giầu sang như thế. Những nước này là Singapore, Tây Berlin, Đài Loan, Hàn Quốc, Hồng Kong, Israel. Ít nước thôi và các nước này nhỏ thôi để Mỹ và đồng minh ít tốn kém. Ukraine (cạnh Nga) có vị trí chiến lược giống như Hàn Quốc (cạnh Trung Quốc) nên biết đâu sẽ được Mỹ và đồng minh giúp ? Tuy nhiên, nói là giúp, nhưng Ukraine (cũng như Hàn Quốc) sẽ phải vay tiền của Mỹ và đồng minh. Hàn Quốc đã từng nhận viện trợ và vay khoảng 100 tỷ đô la (thời giá hiện nay) dù các chính phủ Hàn Quốc đều thực hiện chính sách thắt lưng buộc bụng (tiết kiệm) tối đa. Ukraine chắc sẽ phải gấp 5-10 lần. Đổi lại, cũng như với Hàn Quốc, Mỹ sẽ có quyền ảnh hưởng lớn tới những quyết định liên quan đến công việc quản lý, vận hành nền kinh tế Ukraine, cũng như những chính sách quốc phòng, an ninh và chính trị của Ukraine nhằm vừa bảo đảm, duy trì nền an ninh và ổn định ở đây và vừa có lợi nhất cho Mỹ. Sợ rằng Ukraine sẽ bị chia cắt Đông - Tây như Triều Tiên bị chia cắt thành Bắc - Nam. Mặt khác, giữa Hàn Quốc và Ukraine cũng có sự khác biệt rất lớn. Trong khi các thế hệ lãnh đạo Hàn Quốc có tinh thần ái quốc rất cao, tất cả vì sự phát triển của đất nước (Tổng thống Park Chung Hee tuyên bố "Tôi sẽ đem bắn bất cứ kẻ nào ăn cắp của công dù chỉ 1 đồng"), thì các thế hệ lãnh đạo Ukraine toàn là đám tham nhũng. Do đó, nguy cơ rất lớn là Ukraine sẽ được vay nợ cực nhiều nhưng sẽ không phát triển được bao nhiêu mà sẽ trở thành con nợ nghìn tỷ USD để Mỹ và đồng minh xúm vào bóc lột hết sạch tài nguyên.
Châu Âu đi tìm Kế hoạch Marshall cho Ukraine
Đức nói Ukraine sẽ chịu hậu quả chiến sự trong 100 năm. Thủ tướng Scholz cảnh báo vật liệu nổ sót lại sau chiến sự tại các thành phố có thể khiến Ukraine phải hứng chịu hậu quả trong 100 năm tới. "Những người sống ở Đức biết rằng các quả bom từ thời Thế chiến II vẫn thường xuyên được tìm thấy. Ukraine nên chuẩn bị đối mặt với hậu quả chiến sự trong vòng 100 năm. Đó là lý do chúng ta phải cùng phối hợp tái thiết", Thủ tướng Đức Olaf Scholz nói với các phóng viên hôm qua.

Một khu nhà bị phá hủy do chiến sự tại Irpin, ngoại ô thủ đô Kiev của Ukraine, trong ảnh chụp hôm 7/5. Ảnh: Reuters.

Mỹ tiêu hủy gần 400 triệu liều vaccine Covid-19

Sợ thật, Mỹ tiêu hủy gần 400 triệu liều vaccine Covid-19 vì không đáp ứng hoặc duy trì các tiêu chuẩn chất lượng. Số lượng nhiều kinh khủng như thế, cao hơn cả dân số Mỹ như thế, chứng tỏ tỷ lệ vaccine không đảm bảo chất lượng cũng cao. VN không tự sản xuất được vxine, lại chủ yếu nhận viện trợ từ Mỹ, mà của cho thường là của ôi, của sắp hết hạn... VN đã phải gia hạn thêm 3 tháng một số lô vcine đã hết hạn sử dụng để tiêm cho dân... Hiện nay chính phủ đang chuẩn bị triển khai tiêm mũi 4 cho toàn dân. Lo lắm thay...
Mỹ tiêu hủy gần 400 triệu liều vaccine Covid-19
11/05/2022 VOV.VN - Gần 400 triệu liều vaccine ngừa Covid-19 đã bị tiêu hủy tại cơ sở của Emergent BioSolutions đóng ở thành phố Baltimore, bang Maryland, do công ty không đáp ứng hoặc duy trì các tiêu chuẩn chất lượng.
Công ty Emergent BioSolutions (Ảnh: Reuters)
Theo một báo cáo của Quốc hội Mỹ công bố ngày 10/05, khoảng 240 triệu liều vaccine ngừa Covid-19 đã bị tiêu hủy tại cơ sở này vào cuối năm 2020 và đầu năm 2021 vì kiểm soát chất lượng kém, nhiều hơn số lượng được tin tưởng ban đầu. 90 triệu liều khác mới được sản xuất kể từ đó cũng đã phải tiêu hủy vì lý do kiểm soát chất lượng và khoảng 60 triệu liều sẽ phải tiêu hủy do hết hạn trong thời gian kiểm dịch.

Chuyện lỗi chính tả trong băng rôn quảng cáo Sea Games

Chuyện lỗi chính tả trong băng rôn quảng cáo Sea Games
Hehe, vừa rồi tôi đăng ảnh lỗi chính tả đầy trong một băng rôn quảng cáo Sea Games 31 trên FB, một số bạn cho rằng đấy là ảnh giả, một số báo đã đưa tin, bài về việc cơ quan công an đang điều tra xem ai là người đã đưa ảnh giả lên mạng để nói xấu chính quyền... Tôi vào đường link của các trang này xem thì thấy các bài đó đều bị rút. Như vậy ảnh lỗi chính tả đầy trong một băng rôn quảng cáo Sea Games có khả năng cao là đúng. Bài dưới đây thì đích thị là một băng rôn có lỗi chính tả. Chính tôi tự chụp từ trang: http://baobacninh.com.vn/ .
Gặp mặt VĐV Bắc Ninh dự SEA Games 31
05/05/2022 Sáng 5- 5, tại Nhà thi đấu đa năng tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch gặp mặt, động viên các VĐV Bắc Ninh dự SEA Games 31.

CÁI KHÓ GIẤU NHẤT TRÊN ĐỜI NÀY LÀ GIẤU DỐT!…

Ngồi họp với nhau trong các phòng kín có điều hòa nhiệt độ, anh em chúng tôi thường nói đùa, trên đời này có hai thứ khó giấu nhất là "Đánh rắm" và "Có bồ". Thế nên tôi rất ngại đến những chỗ đông người (ví dụ đến các khu thể thao trực tiếp xem SEA Games); nếu bắt buộc phải đến thì thường đứng tách xa một chút. Do vậy, trong các cuộc họp kiểm điểm đảng đoàn hay cơ quan cuối năm, tôi thường bị nhận xét là không hòa đồng với anh em, đồng nghiệp, cấp dưới... Đọc bài này của bác Kiếm mới biết cái khó giấu nhất trên đời này là "DỐT". Hay tuyệt, nhất là xem thêm ví dụ trong bài của bác và trường hợp bà Lê Thị Hoàng Yến, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục TDTT. Bà Yến có thể không duyệt Maquette Băng rôn này hoặc bà có thể đã duyệt nhưng đếch rành tiếng Việt lẫn tiếng Anh, tức là rất dốt. Nhưng suy nghĩ rộng hơn, đối với các quan cấp cao hơn của bà thì sao nhỉ ? Họ đều là những người có học hàm học vị GSTS, thấp cũng phải là TS, nhưng có phải là họ đang giấu dốt rất tài và rất dễ đó sao ? Có cụ GSTS còn được dân tôn sùng như cụ Hồ tái sinh đó sao ? Không biết ảnh dưới đây có phải là ảnh chế hay không, nhưng tôi cứ đăng để nếu không phải là ảnh chế mà viết sai như thế thì chúng ta nên nhìn mà rút kinh nghiệm. Thực tế đã có nhiều trường hợp viết băng rôn cẩu thả như thế này.
CÁI KHÓ GIẤU NHẤT TRÊN ĐỜI NÀY LÀ GIẤU DỐT!…
FB MAI BÁ KIẾM - Băng rôn chào mừng SEA Games 31 viết song ngữ Việt – Anh là bộ mặt của nền văn hóa thể thao VN trước khán giả trong và ngoài nước đã được dàn dựng vô cùng cẩu thả. Trong khi người biên tập và người duyệt Maquette đều dốt cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt.

Tiếng Việt bị viết ngọng (Đông Lam Á). Tiếng Anh bao gồm 15 từ và số, nhưng đã viết sai chính tả hết 4! Tức sai 26,6%! Welcom thiếu mẫu tự “e”; 23st chỉ là lộn thứ tự, nhưng 12ts là "lộn lời"; "tomay" viết không cách ra “to May” là "lộn lề", thành ra "lộn cả lèo"!

CHUYỆN GIẢI TỎA ĐỀN BÙ Ở MỸ

Bài này viết về việc đền bù khi chính quyền lấy nhà đất làm các công trình công cộng ở Mỹ. Hồi ở Mỹ và châu Âu, tôi không chú ý tới việc này, và thực tế cũng không thấy chính quyền thu hồi đất của dân như thế nào nên không biết nội dung bài dưới đây có đúng không. Đăng để các bạn tham khảo. Theo cảm nhận của tôi, chắc nội dung trong bài đúng, vì ở Mỹ và châu Âu, người dân được quyền SỞ HỮU đất trong khi ở VN, mọi đất đai đều thuộc sở hữu của nhà nước, người dân VN chỉ được quyền SỬ DỤNG đất. Thêm nữa, ở Mỹ và châu Âu, chính quyền không đem quân đội và công an đi giải tỏa đất và người dân có súng để chống lại một cách hợp pháp bất cứ ai đến cướp đất mà không có sự đồng ý của người dân. Khi người dân có súng và luật pháp trong tay thì chính quyền bao giờ cũng phải tôn trọng ý kiến, nguyện vọng của người dân; đây là ưu điểm lớn nhất của chế độ Mỹ và nhiều nước châu Âu.
CHUYỆN GIẢI TỎA ĐỀN BÙ Ở MỸ
Chúng tôi cưới nhau xong thì trở thành tay... đen (người ta tay trắng, còn mình tay đen) vì nợ (năm 2003). Chồng láo ngáo mới qua Mỹ, vợ còn đang đi học nên rất nghèo! Vậy mà 2 năm sau cũng mua được căn nhà cũ do mượn ngân hàng (năm 2005). Lần đầu tiên được lên chức chủ nhà, ngày đi làm, chiều về dồn hết sức cho căn nhà: cắt cỏ, chặt cây, dọn dẹp… Vì căn nhà bỏ hoang khá lâu, nên công việc ngập đầu! 

Hơn hai năm sau, khi chuyện nhà cửa đâu vào đó thì một ngày đẹp trời, chúng tôi nhận được giấy từ Quận thông báo sẽ… giải tỏa, lấy đất để mở rộng đường! Họ nói sẽ có người tới đo đạc rồi sẽ thông báo chính thức sẽ lấy bao nhiêu đất, có lấy nhà hay không và cả giá cả đền bù bao nhiêu. Một cảm giác hụt hẫng, lo sợ, bế tắc… vì không biết làm sao. Trong gia đình đã có người bị giải tỏa trong dự án kênh Nhiêu Lộc, thời ở Việt Nam cũng nghe qua về Vụ Thủ Thiêm… nên lo sợ vì không biết tụi tư bản giãy chết này sẽ xử ta sao đây?

Nga tung sắc lệnh mới, hàng chục mục tiêu EU 'gặp họa'

Nga tung sắc lệnh mới, hàng chục mục tiêu EU 'gặp họa'
VIỆT AN 12/05/2022 Baoquocte.vn. Ngày 11/5, chính phủ Nga ra sắc lệnh về áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với hơn 30 công ty năng lượng của Liên minh châu Âu (EU), Mỹ và Singapore nhằm trả đũa các biện pháp trừng phạt liên quan tới Ukraine.

Nga tiếp tục trả đũa các lệnh trừng phạt của EU. (Nguồn: Getty Images)

Học phí đại học tăng vọt: Cần 'liệu cơm gắp mắm'

Tôi lấy làm lạ là "việc tăng học phí của các trường đang áp dụng theo Nghị định 81/2021 của Chính phủ ban hành năm 2021; theo đó, từ năm học 2022 - 2023 đến năm học 2025 - 2026, mức trần học phí ĐH sẽ tăng đều mỗi năm". Tại sao học phí năm nào cũng phải tăng ? Tại sao phải tăng đều mỗi năm, mà mức tăng là "tăng vọt" ? Cơ sở khoa học và thực tiễn nào để Chính phủ ban hành Nghị định này ? Học phí tăng vọt thì quá bất thường, nói thẳng ra là chẳng có cơ sở nào hết. Liệu học phí đại học tăng vọt thì học phí phổ thông, tiểu học có tăng vọt không ? Trong khi thu nhập của người dân giảm, giá cả tăng phi mã mà tiền học phí cũng tăng thì sức dân chịu sao nổi ? Buồn là các nhà giáo, nhà khoa học, nhà quản lý, nhà báo không quan tâm đến việc phải tìm mọi cách giảm chi phí học tập cho học sinh sinh viên, lại chỉ đưa ra lời khuyên các em nên chọn trường, chọn ngành học... có học phí thấp. Quá phản khoa học và phản kinh tế. Học sinh sinh viên chọn ngành phải dựa trên năng lực và sở thích thì ra trường mới đóng góp được nhiều cho nền kinh tế và cho đất nước chứ đâu phải nhăm nhăm chọn những ngành có học phí thấp để rồi ra trường chỉ sáng cắp ô đi, tối cắp ô về như các thế hệ trước. Tương lai nền giáo dục và nền kinh tế sẽ ra sao khi số người có học đã ít lại càng thêm ít.
Học phí đại học tăng vọt: Cần 'liệu cơm gắp mắm'
HƯƠNG THU 10/05/2022 - Theo lộ trình đang thực hiện, nhiều trường đại học (ĐH) công lập tự chủ sẽ tăng mạnh học phí từ năm học 2022 - 2023. Người học cần cân nhắc trước khi chọn trường để theo học trong thời gian tới.

Mức trần học phí tăng vọt

Mùa tuyển sinh 2022, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội dự kiến học phí theo các mức: Chương trình Đào tạo chuẩn, dao động từ 22 - 28 triệu đồng/năm; Chương trình ELiTECH dao động từ 40 - 45 triệu đồng/năm. Các chương trình, học phí dao động từ 50 - 60 triệu đồng/năm như: Khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo (IT-E10, IT-E10x); Công nghệ thông tin Việt - Pháp (IT-EP, IT-EPx); Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng (EM-E14, EM-E14x).

Chương trình Tiếng Anh chuyên nghiệp quốc tế dao động từ 45 - 50 triệu đồng/năm; Chương trình Đào tạo quốc tế dao động từ 55 - 65 triệu đồng/năm, Chương trình TROY (học 3 kỳ/năm) dao động từ 80 triệu đồng/năm.

Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP HCM (ĐH Quốc gia TP HCM) công bố mức học phí mới sẽ áp dụng từ năm học 2022-2023. Theo đó, chương trình chuẩn bậc ĐH học phí sẽ có 2 mức thu theo nhóm ngành: khoa học xã hội từ 16 - 20 triệu đồng/năm, nhóm ngành ngôn ngữ và du lịch 21 - 24 triệu đồng/năm.

So với mức học phí năm học 2021 - 2022, HP mới gấp khoảng 1,6 - 2 lần tùy ngành. Tuy nhiên, với chương trình chất lượng cao, học phí cao gấp 3 lần chương trình chuẩn, là 60 triệu đồng/năm học gồm các ngành: quan hệ quốc tế, báo chí, ngôn ngữ Anh, ngôn ngữ Trung Quốc, Nhật Bản học, ngôn ngữ Đức, quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành.

Với chương trình liên kết quốc tế 2+2 sẽ có mức học phí 2 năm đầu ở Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP HCM như sau: Ngành truyền thông và ngành quan hệ quốc tế liên kết với Trường ĐH Deakin có mức học phí 60 triệu đồng/năm học. Ngành ngôn ngữ Anh liên kết với Trường ĐH Minnesota Crookston có mức học phí là 82 triệu đồng/năm học; Ngành ngôn ngữ Trung Quốc liên kết với Trường ĐH Sư phạm Quảng Tây có mức học phí là 45 triệu đồng/năm học.

Trường ĐH Bách khoa TP HCM, với chương trình chất lượng cao, tiên tiến giảng dạy bằng tiếng Anh, sẽ được thu theo Đề án định mức Kinh tế-Kỹ thuật của nhà trường.

Dự kiến, học phí chương trình chất lượng cao năm 2022-2023 là 72 triệu đồng/năm và năm 2023-2024 là 80 triệu đồng/năm. Đối với chương trình chất lượng cao tăng cường tiếng Nhật, học phí dự kiến năm 2022-2023 là 55 triệu đồng/năm và 2023-2024 là 60 triệu đồng/năm.

Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch dự kiến áp dụng mức thu học phí năm học 2022 - 2023 từ 41 triệu đồng đến gần 44,5 triệu đồng. Với mức thu này trường tăng khoảng 12 triệu so với năm trước.

Trên thực tế, việc tăng học phí của các trường đang áp dụng theo Nghị định 81/2021 của Chính phủ ban hành năm 2021. Theo đó, từ năm học 2022 - 2023 đến năm học 2025 - 2026, mức trần học phí ĐH sẽ tăng đều mỗi năm.

Cụ thể, năm học 2022 - 2023, học phí chương trình đại trà trường chưa tự chủ khối ngành y dược có mức tăng cao nhất so với năm trước đó (tới trên 71%); sẽ từ 14,3 triệu đồng/năm nay lên 24,5 triệu đồng/năm. Các khối ngành còn lại hầu hết tăng từ 20 - 30% so với năm học trước đó (trừ khối ngành khoa học sự sống, khoa học tự nhiên mức tăng trên 15%). Đặc biệt, các trường ĐH tự chủ được xác định học phí tối đa bằng 2 - 2,5 lần so với mức trần các trường chưa tự chủ.

Như vậy, năm học 2022 - 2023 các trường tự chủ khối ngành y dược sẽ có mức học phí từ 49 đến hơn 60 triệu đồng/năm. Khối ngành thấp nhất như nghệ thuật cũng từ 24 - 30 triệu đồng/năm.

Trong khi đó, từ 23 trường ĐH được thí điểm đề án tự chủ giai đoạn 2014 - 2017, đến nay hàng loạt trường ĐH công lập khác cũng chuyển sang tự chủ theo tinh thần luật Giáo dục sửa đổi năm 2018.

Thí sinh cân nhắc

Đại diện trường ĐH Khoa học tự nhiên TP HCM cho biết trong một trường, việc tăng học phí giữa các ngành trong cùng trường có thể không giống nhau. Đơn cử như tại trường ĐH Khoa học tự nhiên, sẽ có ngành học phí theo mức trần áp dụng khối ngành khoa học sự sống và khoa học tự nhiên là 27 triệu đồng/năm nhưng sẽ có những ngành học phí thấp hơn khoảng 5 - 6 triệu đồng so với mức trần trên.

Đây cũng là một căn cứ để thí sinh cân nhắc trước khi lựa chọn ngành học phù hợp với năng lực của bản thân, điều kiện tài chính của gia đình.

Đây cũng là lời khuyên của các chuyên gia tuyển sinh đối với thí sinh bởi trong rất nhiều tiêu chí khác nhau để lựa chọn trường ĐH theo học, chi phí học tập cũng là một yếu tố quan trọng. Mặc dù có thể đi làm thêm, nhưng nếu quá đam mê sẽ ảnh hưởng tới thành tích học tập.

ThS Đỗ Đình Đảo, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Hữu Thọ (TP HCM) cũng lưu ý với các học sinh đang đứng trước ngưỡng cửa vào ĐH đó là hãy tìm hiểu về cơ hội học bổng và việc hỗ trợ chi phí học tập của các trường bên cạnh mức học phí đã công bố.

Các em có thể đặt mục tiêu giành các học bổng hỗ trợ cho sinh viên có thành tích tốt, thuộc nhóm đối tượng ưu tiên nhưng không phải mọi sinh viên đều có thể giành học bổng nên vẫn nên cân nhắc tới khả năng kinh tế của gia đình khi chọn trường. Hiện một ngành có rất nhiều trường đào tạo, thí sinh có thể cân nhắc.

Thầy Nguyễn Thành Long, Phó hiệu trưởng trường THPT Dân tộc Nội trú (Ba Trại, Ba Vì, Hà Nội) cho biết nhà trường năm nay có 141 học sinh lớp 12. Theo khảo sát, có 33 học sinh chọn bài thi tổ hơp khoa học tự nhiên, 108 học sinh chọn bài thi tổ hợp. Đến thời điểm này, đã có hơn 90 học sinh đăng ký thành công trên hệ thống đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT trực tuyến, một số em đang chờ để hoàn thiện việc đăng ký sim điện thoại chính chủ, từ đó nhập dữ liệu lên hệ thống.

“Dự kiến 21/5 nhà trường sẽ tổ chức bế giảng năm học 2021-2022 và đã có kế hoạch ôn tập cho HS lớp 12 theo bài thi tố hợp các em lựa chọn. Mặc dù chưa thống kê có bao nhiêu học sinh sẽ đăng ký xét tuyển vào ĐH, CĐ nhưng trong công tác tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp hàng năm, nhà trường đều cố gắng hướng nghiệp cho các em thực chất nhất, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh gia đình. Bởi học sinh trường chúng tôi 100% là người dân tộc, điều kiện gia đình khó khăn nên dù vào ĐH là việc tốt, là niềm vui nhưng cũng cần tính đến chi phí học tập để không đứt gánh giữa đường” - thầy Long

Nhà báo Hoàng Anh Tú nêu lên một thực tế nhiều suy ngẫm: ĐH không phải là con đường duy nhất để thoát nghèo. Nếu như cha mẹ bán hết cả trâu bò lợn gà ở nhà chỉ để gom tiền cho con học ĐH trên thành phố thì thoát nghèo chưa thấy đâu, gia đình lại càng thêm nghèo túng.

http://daidoanket.vn/hoc-phi-dai-hoc-tang-vot-can-lieu-com-gap-mam-5686008.html

DN của các tỷ phú Việt góp bao nhiêu vào ngân sách?

Doanh nghiệp của các tỷ phú Việt đóng góp bao nhiêu vào ngân sách?
THÁI QUỲNH 10, Tháng 05, Mỗi năm, các doanh nghiệp này đóng góp hàng nghìn tỷ đồng vào Ngân sách Nhà nước. Trong đó, Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng, Thaco của tỷ phú Trần Bá Dương và Hòa Phát của tỷ phú Trần Đình Long là có đóng góp lớn nhất qua các năm.

Vingroup
Trong năm 2021, tập đoàn của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã nộp tổng cộng 26.213 tỷ đồng vào ngân sách nhà nước. Trong đó, có xấp xỉ 10.722 tỷ đồng thuế thu nhập doanh nghiệp, tăng gần 19% so với năm 2019.

Moscow cảnh báo chiến tranh nổ ra ở châu Âu

Trong tương lai gần, chiến tranh giữa Nga và NATO ở châu Âu vừa có khả năng sớm nổ ra, vừa chưa có khả năng nổ ra, tức là xác xuất 50-50. Xác xuất này khẳng định nguy cơ sớm nổ ra chiến tranh là rất lớn. Về dài hạn, nếu nước Nga chưa tan rx thành nhiều nước nhỏ, thì chiến tranh Nga - NATO là không thể tránh khỏi.
Moscow cảnh báo chiến tranh ở châu Âu khi phương Tây nói về việc đánh bại Nga
12/05/2022 VOV.VN - Moscow không hề mong muốn chiến tranh ở châu Âu nhưng phương Tây vẫn tiếp tục nói về việc đánh bại Nga ở Ukraine, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho hay trong cuộc họp báo ngày 11/5 sau khi trao đổi với người đồng cấp Oman Sayyid Badr bin Hamad bin Hamood Al Busaidi.
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov. Ảnh: Tass
"Chúng tôi vô cùng lo ngại về nguy cơ chiến tranh ở châu Âu. Chúng tôi không muốn chứng kiến điều đó nhưng chúng tôi không thể bỏ qua thực tế rằng phương Tây liên tục nói về việc đánh bại Nga", ông Lavrov bình luận.

Toàn văn bài phát biểu của Thủ tướng tại CSIS

Đọc bài phát biểu của Thủ tướng, tôi có mấy nhận xét: 1) Thủ tướng trích Tuyên ngôn Độc lập của VN bằng 1 câu nguyên văn lấy trong Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ. Chính cụ Hồ cũng viết trong Tuyên ngôn Độc lập của VN câu: "Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ". Vậy mà trong bài phát biểu của mình, Thủ tướng nói "Đây cũng là tinh thần bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của Hoa Kỳ", cứ như là VN tự sáng tác ra câu chân lý đó và ngẫu nhiên trùng với Mỹ. 2) Thủ tướng nói "ít ai có thể hình dung ra xung đột ngay giữa lòng châu Âu". Không biết các bạn nghĩ thế nào chứ từ lâu tôi luôn luôn dự báo trước sau gì cũng sẽ có chiến tranh lớn ở châu Âu và đại chiến thế giới thứ 3. Thực tế, từ sau chiến tranh lạnh đến nay, châu Âu vẫn liên tục bất ổn với nhiều cuộc chiến tranh làm nhiều nước Đông Âu XHCN cũ bị chia nhỏ thành nhiều nước, rồi sự can thiệp của Nga vào nhiều nước, từ đó tách ra gần chục vùng đất ly khai thân Nga tuyên bố độc lập. Đỉnh điểm là Nga giành lại Crimea và thành lập 2 quốc gia độc lập ở Donbass năm 2014. Tất nhiên, các cuộc chiến trên chưa gây ra những hệ lụy to lớn đối với tình hình an ninh, chính trị, kinh tế, xã hội toàn cầu, nhưng tích tiểu thành đại, trước sau gì những cuộc chiến nhỏ đó sẽ dẫn đến những cuộc chiến lớn hơn, hiện nay là giữa Nga và Ukraine với sự tham gia gián tiếp của hầu như tất cả các nước NATO, OECD, Trung Quốc và nhiều nước khác, nhưng cứ đà này, sẽ sớm đến ngày chiến tranh nổ ra trực tiếp giữa Nga + Trung Quốc và Mỹ + NATO nhằm chia lại thế giới. 3) Tôi không tin "ASEAN chính là một ví dụ minh chứng về giá trị của sự chân thành, lòng tin và trách nhiệm trong việc góp phần giải quyết những vấn đề khu vực, toàn cầu" như Thủ tướng đánh giá. Các nước ASEAN rất ích kỷ, mỗi nước đều chạy theo lợi ích riêng của mình, chẳng ai tin nhau và chân thành với nhau. Do đó mỗi nước dựa vào một nước lớn khác nhau, từ đó thường không hợp tác được với nhau trong rất nhiều vấn đề, đặc biệt là quan hệ với Trung Quốc. 4) Tôi hoan nghênh quan điểm của Thủ tướng: "Trong một thế giới đầy biến động, cạnh tranh chiến lược và nhiều sự lựa chọn, Việt Nam không chọn bên mà chọn chính nghĩa, sự công bằng, công lý và lẽ phải trên cơ sở các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên hợp quốc". Tuy nhiên, chúng ta dựa trên các nguyên tắc của luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên hợp quốc, chứ không phải dựa trên các điều luật cụ thể của luật pháp quốc tế hay các nghị quyết của Liên hợp quốc, vì rất nhiều điều luật, nghị quyết này chỉ có lợi cho Mỹ và các nước phương Tây.
Toàn văn bài phát biểu của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế Hoa Kỳ
12/05/2022 Baoquocte.vn. Trong khuôn khổ chuyến công tác tại Hoa Kỳ, chiều 11/5 (theo giờ địa phương), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có bài thuyết trình tại Trung tâm nghiên cứu Chiến lược và quốc tế Hoa Kỳ (CSIS) ở Washington D.C, với tựa đề “Chân thành, lòng tin và trách nhiệm, vì một thế giới tốt đẹp hơn”. Báo TG&VN trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Trung tâm nghiên cứu Chiến lược và quốc tế Hoa Kỳ (CSIS). (Nguồn: VGP)

Thứ Tư, 11 tháng 5, 2022

Kiểu gì thì kiểu, lạm phát sẽ dẫn đến suy thoái kinh tế

Nước Mỹ sẽ chìm trong bóng đêm lạm phát và suy thoái trong khoảng 18–24 tháng tới. Thực tế hiện nay tỷ lệ lạm phát của Mỹ đã ở mức 8,5%, cao nhất kể từ năm 1982, trong khi tỷ lệ tăng trưởng kinh tế đang chạy về 0 trước khi chuyển thành âm. May mà ông Putin phát động chiến tranh, nhờ đó Mỹ bán được hàng giá cao cho đám Châu Âu ngu xuẩn chống Nga nên tốc độ lạm phát và suy thoái của Mỹ chưa lên đến mức kinh hoàng. Bài viết dưới đây khẳng định chỉ trong mấy năm qua, Fed đã sử dụng tiền mới để mua khoảng 5 ngàn tỷ USD nợ chính phủ, khoảng 3 ngàn tỷ USD chỉ trong 2 năm qua. Điều này có nghĩa là Mỹ in tiền bù đắp thâm hụt ngân sách, một việc trái hoàn toàn với lô gíc kinh tế, chắc chắn sẽ đẩy tỷ lệ lạm phát lên cao. Thực tế năm nào Mỹ cũng in thêm hàng nghìn tỷ đô la nhưng không gây ra lạm phát ở Mỹ mà chỉ làm tăng lạm phát thế giới. Đó là vì Mỹ không cho số tiền này lưu thông trong Mỹ mà đem ra thị trường thế giới mua hàng về tiêu xài hoặc đầu tư ra nước ngoài. Các nước nghèo bán tài nguyên, hàng hóa, dịch vụ và lao động cho Mỹ để nhận những đồng đô la ngày càng mất giá, rồi đem cất vào kho và tự hào khoe với dân là dự trữ quốc tế ngày càng tăng. Chính phủ VN cũng không phải là ngoại lệ, khi luôn luôn tự hào đã tích lũy được hơn 100 tỷ USD, đổi lấy việc tỷ lệ lạm phát thực sự năm nào cũng rất cao. Bài viết dưới đây cũng khẳng định ngay cả sau lần tăng lãi suất mới nhất của Fed, lãi suất ngắn hạn vẫn chỉ ở mức 1%. Với mức lạm phát 8,5% hiện nay, số tiền lãi mà người đi vay sẽ trả người cho vay có giá trị thực thấp hơn rất nhiều so với tiền lãi vay mà anh ta phải trả. Nói cách khác, tính theo giá trị thực tế, thì người cho vay thực ra đang trả tiền cho người đi vay để người đi vay sử dụng tiền. Vậy ai là người cho vay ? Chính là nhân dân lao động Mỹ. Còn ai là người đi vay ? Chính là các ông chủ Mỹ. Vậy là nước Mỹ dưới thời Biden đang ngày càng bất công, giai cấp công nhân và nhân dân lao động đang bị bóc lột rất dã man, vừa tổn thất do lạm phát, vừa thua thiệt do lãi suất.
Kiểu gì thì kiểu, lạm phát sẽ dẫn đến suy thoái kinh tế
Tác giả Milton Ezrati - 11/05/22 Báo cáo đáng thất vọng gần đây về tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ không cho thấy nước này sẽ rơi vào một cuộc suy thoái ngay lập tức. Nhưng suy thoái thực sự sẽ diễn ra, có thể là trong 18–24 tháng tới.

Kinh tế Mỹ đã chìm trong lạm phát đình trệ hai quý liên tiếp

Kinh tế Mỹ đã chìm trong lạm phát đình trệ hai quý liên tiếp
Tác giả Gary Brode - Theo tính toán lại của chuyên gia Gary Brode, kinh tế Mỹ thực chất đã rơi vào lạm phát đình trệ từ quý IV năm ngoái. Cộng thêm lạm phát đình trệ vào quý I năm nay, Mỹ đã có hai quý liên tiếp tăng trưởng kinh tế âm. Theo định nghĩa, đây được coi là suy thoái kinh tế. Những con số tiêu dùng và việc làm tích cực đã không phản ánh đúng trạng thái của nền kinh tế.

Lạm phát đình trệ tại Mỹ đã xảy ra vào quý IV năm 2021

Giải huyền thoại cho các Diện Sĩ Việt

Giải huyền thoại cho các Diện Sĩ Việt
Câu hỏi: Thấy gì qua các hiện tượng tranh luận sôi nổi về các vần đề nổi cộm liên quan tới giáo dục Việt Nam trong sáu tháng đầu năm 2022 : (1) Lịch sử Việt thành môn tự chọn, (2) Đề xuất thu phi cao trường công , (3) Viện hàn lâm KHXH cấp bằng Tiến sĩ dỏm. Câu trả lời: mọi người có thể thấy các Diện Sĩ đang có mặt ở khắp nơi nơi, và đa phần là củi cần cho vào lò.
Phú ông xin đổi nắm xôi Bờm cười
Bài này cung cấp cho những người binh dân(layman), không thuộc nhóm khoa bản hàn lâm, 3 món vũ khí phòng thân cơ bản để nhận ra các Diện Sĩ Việt: trí thức xịn là ai, tiến sĩ dõm làm sao nhận biết và Việt Nam ta có thể đào tạo tiến sĩ ngành gì. Cuối bài tác giả cũng có biên ra vài ý tham vấn cho mấy giáo của ngành dục. Xin lưu ý với văn phong mang tính hài hước, tác giả không cố tình nói xấu thêm vể những biểu hiện và bản chất của các sự việc đang diển ra: cơn đại dịch Diện Sĩ trong xã hội người Việt ta.Trí thức xịn là những ai?

Ukraina: Việt Nam trong thế kẹt giữa Nga và Mỹ

Ukraina: Việt Nam trong thế kẹt giữa Nga và Mỹ
09/05/2022 - T
iến trình hiện đại hóa quân đội của Việt Nam đã chậm lại kể từ năm 2016, ngân sách dành cho việc mua các vũ khí khác có vẻ khá eo hẹp, khiến cho Việt Nam càng khó mà mua được các vũ khí đắt tiền của phương Tây. Chi tiêu của Việt Nam cho việc mua vũ khí từ 333 triệu đôla năm 2018 đã sụt xuống còn 72 triệu đôla năm 2021 ngay giữa lúc đang có đại dịch Covid-19.

Cho tới nay, Hà Nội vẫn giữ thái độ trung lập về cuộc chiến tranh Ukraina, không ủng hộ nhưng cũng không lên án cuộc xâm lược của Nga. Vốn là đồng minh thân cận nhất của Nga ở vùng Đông Nam Á, Việt Nam đã từng bỏ phiếu trắng trong cuộc biểu quyết một nghị quyết của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc lên án Matxcơva. Vào tháng trước, Việt Nam cũng đã là một trong 24 quốc gia bỏ phiếu chống nghị quyết của Đại Hội Đồng loại Nga ra khỏi Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc.

Ukraine: Đất mất, nền kinh tế tan hoang

Cái giá của việc theo phương Tây chống Nga: Đất mất, nền kinh tế tan hoang
Nga kiểm soát nhiều khu vực miền Đông, Ukraine kháng cự quyết liệt
11/05/2022 VOV.VN - Quân đội Nga đã giành quyền kiểm soát gần như toàn bộ khu vực Donbass ở miền Đông Ukraine, giúp Điện Kremlin có đòn bẩy lớn trong bất cứ cuộc đàm phán nào với Ukraine. Theo New York Times, chiến dịch quân sự kéo dài gần 3 tháng của Nga đã vấp phải sự phản kháng mạnh mẽ của các lực lượng Ukraine, nhưng điều đó không phủ nhận được thực tế là Nga đã giành quyền kiểm soát nhiều khu vực trên thực địa.
Một tòa nhà đổ nát tại Odesa sau khi một cuộc giao tranh. Ảnh: AP
Bộ Quốc phòng Nga ngày 10/5 cho biết, các lực lượng của nước này ở miền Đông Ukraine đã tiến đến biên giới giữa Donetsk và Luhansk – hai khu vực nói tiếng Nga và là nơi phe ly khai do Moscow hậu thuẫn giao tranh với quân đội Ukraine suốt 8 năm qua. Tuyên bố của Bộ này củng cố triển vọng của Moscow cho rằng, họ có thể sớm giành quyền kiểm soát hoàn toàn khu vực Donbass. Trước khi Nga tấn công Ukraine, phe ly khai đã nắm quyền kiểm soát 1/3 khu vực này.

Thứ Ba, 10 tháng 5, 2022

Vú nàng lớn chưa?

Hè sắp đến rồi, lại chuẩn bị được lên đường đi du lịch và chén hải sản. Mình rất mê hải sản dọc bờ biển VN từ Bắc vào Nam.
Vú nàng lớn chưa?
Ngữ Yên - Để khỏi hiểu lầm, xin nói ngay câu ca dao giới thiệu về món đặc sản của Côn Đảo: “Ai qua Đất Thắm, Bãi Bàng / Hỏi thăm Ông Đụng vú nàng lớn chưa?” “Vú” nàng là loại ốc một mảnh (univalve), đặc sản của hòn đảo này. Đất Thắm, Bãi Bàng và Ông Đụng – ở “xứ” Vungtau Hilton một thời – là ba bãi biển có nhiều đá ghềnh cho loài ốc ngon bá cháy kia chọn làm quê hương.
Đụng vú nàng không khó nhưng lấy vú nàng không dễ vì nàng bám cứng ngắt vào đá (ảnh: Tim Graham/Getty Images)

Lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang muốn gì ?

Lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang muốn gì ?
Tin thật hay rởm ? Lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang rảnh rỗi quá hay sao mà dành thời gian tiếp Quang Hải đến chào xã giao thế này ? Chẳng lẽ ngài Phó chủ tịch tỉnh muốn hưởng ké tý hào quang của Quang Hải ?
Cũng có thể cu Hải đang bỏ tiền đầu tư kinh doanh kết hợp hỗ trợ, thúc đẩy phong trào bóng đá ở đây phát triển ? Nếu vậy thì phải viết là ngài Phó chủ tịch tỉnh tiếp Nhà đầu tư Quang Hải đến đầu tư chứ không phải là tiếp xã giao cầu thủ Quang Hải.

Lãnh đạo tỉnh gặp gỡ tuyển thủ quốc gia Nguyễn Quang Hải

Hôm qua thấy có bạn đưa tin lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang vừa gặp gỡ tuyển thủ quốc gia Nguyễn Quang Hải. Tiêu đề bài báo gốc là: "Cầu thủ bóng đá NQH chào xã giao lãnh đạo tỉnh", mình giật mình không hiểu tin thật hay rởm, nên đã viết bình luận trên FB phê phán. Sáng nay có bạn gửi đường link bài dưới đây; hóa ra là tin thật 100% nhưng bài gốc đã bị sửa lại cho ban lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang đỡ nhục. Đọc bài dưới đây, mình nghĩ nếu thay cụm từ "Lãnh đạo tỉnh" bằng "Thủ tướng chính phủ" và "tuyển thủ quốc gia Nguyễn Quang Hải" bằng "Các cháu thiếu nhi" chẳng hạn thì vẫn rất đúng, tức là 2 bài viết cùng một mẫu, chỉ thay tên và ảnh các đối tượng. Cụ thể, bài mới sẽ là: "Sáng 9-5, tại trụ sở VPCP, TTCP đã gặp gỡ Các cháu thiếu nhi nhân dịp các cháu ra thủ thăm Hà Nội. Dự buổi gặp mặt có lãnh đạo một số ban, ngành, cơ quan, đơn vị của Trung ương. Tại buổi gặp mặt, TTCP đã giới thiệu khái quát... Các cháu thiếu nhi ghi nhận Hà Nội là một vùng đất có phong cảnh đẹp, bản sắc văn hóa đặc sắc, con người thân thiện, hiếu khách,... TTCP tặng các cháu món quà lưu niệm.​ Các cháu tặng hoa TTCP. TTCP chụp ảnh với các cháu tại trụ sở VPCP. Buổi sáng cùng ngày, các cháu đến dự “Ngày hội Thiếu nhi Việt Nam - Học tập tốt - Rèn luyện chăm” do Trung ương Đoàn và Hội đồng Đội Trung ương tổ chức tại công viên Hòa Bình... Viết báo thế này thì một ngày viết 100 bài cũng được. Đúng là nghệ thuật làm báo của các nhà báo và nền báo chí cách mạng VN.
Lãnh đạo tỉnh gặp gỡ tuyển thủ quốc gia Nguyễn Quang Hải
09-05-2022 - Sáng 9-5, tại trụ sở UBND tỉnh Tuyên Quang, lãnh đạo tỉnh đã gặp gỡ tuyển thủ quốc gia Nguyễn Quang Hải nhân dịp cầu thủ thăm Tuyên Quang. Đồng chí Hoàng Việt Phương, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh gặp gỡ cầu thủ Nguyễn Quang Hải. Dự buổi gặp mặt có lãnh đạo một số sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị của tỉnh, lãnh đạo thành phố Tuyên Quang.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Việt Phương tặng cầu thủ Nguyễn Quang Hải món quà lưu niệm.​

EU sẽ đi vay để có tiền hỗ trợ Ukraine

Hô hô, chiến tranh Nga - Ukraine chưa biết bao giờ mới chấm dứt, trong khi EU tháng nào cũng phải đi vay để có tiền hỗ trợ Ukraine. EU được gọi là lục địa già, tài nguyên cằn cỗi trong khi dân cư lười biếng và chỉ thích ăn chơi, tất cả đang sống giầu sang là nhờ theo đuôi Mỹ để bóc lột tài nguyên, sức lao động của nhân dân thế giới. Không hiểu khi Nga và Trung Quốc cùng với một số nước lớn khác như Ấn Độ, Brasil, Nam Phi,... trỗi dậy lật đổ sự thống trị của Mỹ thì EU dựa vào gì để sống ? Thời đại mặt trời không bao giờ lặn trên đất EU sắp kết thúc rồi. Mình vốn ghét Mỹ và phương Tây, nhưng chưa bao giờ ghét chúng như bây giờ. Trong bài này có nhắc lại việc các nước phương Tây định tịch thu các tài sản của Nga và dùng dùng chúng để tái thiết Ukraine. Đúng là một ý đồ hỗn xược, hoàn toàn mất dạy của những kẻ tân phát xít. Hoan hô bà Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nga Elvira Nabiullina đã nghiêm khắc cảnh báo, chúng mày cứ thử tịch thu xem hậu quả ra sao ?
EU sẽ đi vay để có tiền hỗ trợ Ukraine
10/05/2022 Liên minh châu Âu (EU) đang có kế hoạch tài trợ chi phí hoạt động cho Chính phủ Ukraine trong ít nhất ba tháng. EU sẽ huy động 15 tỷ euro thông qua một đợt phát hành nợ mới, như hình thức đã sử dụng cho gói cứu trợ COVID-19. 
Theo đài RT, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã nói với Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) rằng ông cần 7 tỷ USD mỗi tháng để trả lương, lương hưu và các khoản chi tiêu khác của chính phủ. Mỹ đã cam kết cung cấp một phần ba số tiền đó trong ba tháng tới. EU dự định bù vào khoản thiếu bằng trái phiếu đặc biệt.
Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel (trái) gặp Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại Kiev, ngày 20/4. Ảnh: Getty Images

Ukraine có thể mất vài thập kỷ mới có thể gia nhập EU

Hehe, Volodymyr Zelensky và đám lãnh đạo Ukraine tưởng rằng chấp nhận làm con chó tiên phong cho Mỹ và NATO chống Nga thì muốn gì được nấy, nhưng nay thì không những không còn cơ hội gia nhập NATO mà còn có thể mất vài thập kỷ mới có thể gia nhập EU... Đúng là thằng hề ngu xuẩn không giới hạn. Khổ thân cho người dân Ukraine khi bị những tên phát xít mới này cưỡi đầu cưỡi cổ. Bài học rút ra để tồn tại là phải tự mình làm chủ cuộc đời mình, không được dựa dẫm vào bất cứ cây nào, kể cả cây đại thụ như Mỹ hay Nga hay TQ.
Pháp nói Ukraine có thể mất vài thập kỷ mới có thể gia nhập EU
10/05/2022 
“Chúng ta đều biết rằng quá trình gia nhập EU có thể mất nhiều năm, thậm chí nhiều thập kỷ”, hãng thông tấn TASS dẫn lời ông Macron cho biết. Đồng thời, ông lưu ý Ukraine đã được coi là một thành viên của gia đình châu Âu.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron . Ảnh: TASS
Tổng thống Pháp cũng đã đề xuất tạo ra “cộng đồng chính trị châu Âu” nhằm trao cho Ukraine và các quốc gia ngoài liên minh cơ hội tham gia vào các vấn đề cốt lõi của khối. Ông nói rằng cộng đồng này sẽ mở cửa với các nước châu Âu dân chủ tuân thủ các giá trị cốt lõi trong hợp tác chính trị, an ninh, năng lượng, vận tải, đầu tư vào hạ tầng...

Nga cực kỳ thông minh khi áp dụng chế độ bản vị vàng

Câu kết của bài dưới đây rất hay: "dựa trên những bằng chứng và phân tích có giá trị, rõ ràng là Keynes đã sai khi đánh giá về mức độ ổn định của đồng tiền và hệ thống bản vị vàng. Chế độ bản vị vàng cổ điển được chứng tỏ là ưu việt hơn trên mọi phương diện và việc quay trở lại bản vị vàng sẽ là giải pháp cho các căn bệnh kinh tế như lạm phát, việc phân bổ nguồn lực không hợp lý và các chu kỳ bùng nổ và đổ vỡ xảy ra không ngừng. Điều này đặt ra nhu cầu đánh giá lại toàn bộ nền tảng của hệ thống tiền định danh cùng với hệ thống tư tưởng Keynes". Tôi là người theo quan điểm dân chủ, tự do và cơ chế thị trường. Chế độ bản vị vàng chính là cơ chế thị trường đối với tiền tệ. Lịch sử phát triển của loài người gắn liền với cơ chế thị trường, nhưng bản thân cơ chế thị trường không đủ. Hàng vạn năm dưới các triều đại chiếm hữu nô lệ và phong kiến, có cơ chế thị trường song thế giới vẫn không phát triển. Chỉ khi chủ nghĩa tư bản ra đời, đặt dân chủ, tự do lên hàng đầu, thì mới có sáng tạo và mới có phát triển. Chủ nghĩa xã hội dựa trên quản lý nhà nước và chế độ công hữu không bao giờ có dân chủ, tự do và sáng tạo nên không bao giờ có sự phát triển. 
Nga cực kỳ thông minh khi áp dụng chế độ bản vị vàng để củng cố đồng rúp và tiêu diệt đồng đô la
FB Bảo Nguyên • 09/05/22 Việc Nga mua vàng bằng một tỷ giá cố định dựa trên đồng rúp, dù chỉ trong thời gian ngắn, được đánh giá là một nước cờ khôn ngoan, góp phần củng cố giá trị của đồng rúp. Vàng có thể sẽ là một công cụ để các quốc gia thoát khỏi sự phụ thuộc vào đồng USD. Trong quá khứ, bản vị vàng khi được áp dụng đã giúp bảo vệ đồng tiền trước lạm phát, đảm bảo việc phân bổ nguồn lực trong nền kinh tế hay chống lại vòng lặp bùng nổ và suy thoái kinh tế.

1) Nước cờ khôn ngoan của Nga khi neo đồng rúp vào vàng

Vào giữa tháng 3, Ngân hàng Trung ương Nga đã tạm dừng mua vàng từ các ngân hàng của nước này để các ngân hàng thương mại có thể đáp ứng nhu cầu vàng ngày càng tăng từ người dân Nga. Sau đó, hôm thứ 6 (25/03), Ngân hàng Trung ương Nga tuyên bố sẽ mua vàng trở lại từ các ngân hàng thương mại với tỷ giá cố định 5000 rúp đổi 1 gram vàng, kéo dài từ 28/03 đến 30/06. Động thái này lúc đó ít được để ý bởi các nhà đầu tư hay quản lý phương Tây.

Úc và đồng minh sẽ ngăn TQ lập căn cứ quân sự ở quần đảo Solomon

Anh em, bạn bè và đồng nghiệp của tôi thường lên án Mỹ và phương Tây luôn luôn áp dụng tiêu chuẩn kép trong quan hệ quốc tế. Tiêu chuẩn kép là việc áp dụng các bộ nguyên tắc ứng xử khác nhau cho các tình huống về nguyên tắc phải được áp dụng giống nhau. Tiêu chuẩn kép xảy ra khi hai hoặc nhiều người, nhóm, tổ chức, quốc gia, hoàn cảnh hoặc sự kiện có bản chất giống nhau nhưng được đối xử khác nhau mặc dù đáng ra, họ phải được đối xử theo cùng một cách. Tiêu chuẩn kép của Mỹ là cấm các nước khác không được làm gì đó, nhưng chính Mỹ lại thản nhiên làm việc đó. Mỹ cấm Nga không được gây sức ép đối với các chính sách độc lập của Ukraine, nhưng bản thân coi bất kỳ nỗ lực nào của các cường quốc nước ngoài “nhằm mở rộng hệ thống của họ ra bất kỳ khu vực nào trên trái đất này là nguy hiểm đối với hòa bình và an toàn của Mỹ và khi đó Mỹ phải can thiệp, ngăn chặn". Bài dưới đây là trường hợp Úc, một quốc gia chỉ có 26 triệu dân, nhưng rất hung hăng như con chó Fox theo đuôi Mỹ. Ngay khi biết tin Trung Quốc và quần đảo Solomon ký các hiệp ước an ninh và đầu tư, chính quyền Úc đã rất to mồm đe nẹt, dọa dẫm, trong khi Mỹ gửi các quan chức ngoại giao và quốc phòng tới quần đảo để khủng bố, ngăn chặn. Solomon nằm giữa đại dương và cách Úc gần 2.000 km mà Úc còn cuống cuồng lên thế, bảo sao Nga không điên lên khi thấy vũ khí hạt nhân sắp được triển khai ở sát biên giới. Mỹ là thằng đểu, nhưng nó là nước lớn nên có quyền đểu; ngược lại những nước nhỏ như Úc, Anh, Ba Lan, Litva... chả là cái gì so với Nga và Trung Quốc, nhưng cậy có chủ Mỹ đứng sau lên lúc nào cũng to mồm sủa ông ổng; loại này còn đểu gấp nhiều lần Mỹ, đáng bị Nga và Trung Quốc tát vỡ mồm.
Úc và đồng minh sẽ ngăn TQ lập căn cứ quân sự ở quần đảo Solomon
Thủ tướng Australia Scott Morrison ngày 8/5 tuyên bố nước này sẽ phối hợp với các đồng minh để ngăn Trung Quốc thiết lập một căn cứ quân sự ở quần đảo Solomon, theo hãng tin AFP. Trong cuộc tranh luận trước thềm cuộc bầu cử ngày 21/5, ông Morrison cảnh báo việc Trung Quốc thiết lập một căn cứ quân sự ở quần đảo Solomon sẽ vượt qua "lằn ranh đỏ".

Trung Quốc và quần đảo Solomon sẽ tiến hành “hợp tác đầu tư” trong các lĩnh vực quan trọng, bao gồm “bến cảng, xây dựng cáp quang biển, đóng tàu và sửa chữa tàu”. Hãng tin The Australian hôm 8/5 cho biết tờ báo này đã tiếp cận được một bản dự thảo thỏa thuận hợp tác biển giữa Trung Quốc và quần đảo Solomon. Theo đó, Bắc Kinh cam kết xây dựng cầu cảng, nhà máy đóng tàu và cáp ngầm ở quốc đảo Nam Thái Bình Dương.

Chống Nga, Mỹ và Phương Tây đang chìm trong khủng hoảng

Chống Nga, Mỹ và Phương Tây đang chìm trong khủng hoảng
Nhà đầu tư bỏ chạy khỏi thị trường vàng và chứng khoán Mỹ. Ngày 9/5, chỉ số S&P 500 hôm qua xuống thấp nhất hơn một năm, trong khi giá vàng thế giới giảm gần 30 USD một ounce. Giá vàng thế giới giao ngay phiên 9/5 giảm 29 USD xuống 1.854 USD một ounce. Sáng nay, giá vẫn dao động quanh mốc này. Giới chuyên gia cho rằng nếu xuống dưới 1.850 USD, đây sẽ là tín hiệu tiêu cực với thị trường.

Đồng đôla hôm qua lên cao nhất gần 2 thập kỷ so với các tiền tệ lớn khác, nhờ kỳ vọng Fed mạnh tay thắt chặt tiền tệ. Việc này đã gây sức ép lên vàng – công cụ không trả lãi cố định.

Một nguyên nhân khác kéo giá đi xuống là lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ tăng. Dù vàng được coi là công cụ truyền thống trong phòng trừ lạm phát và bất ổn kinh tế, lãi suất tại Mỹ tăng nhanh cũng làm tăng chi phí cơ hội của việc nắm giữ kim loại quý.

Tài xế taxi ồ ạt bỏ nghề

Mỗi ngày đọc vài chục tin buồn như tin trong bài dưới đây, nhưng mình cũng phải cố lạc quan yêu đời, và luôn tâm niệm câu thần chú của cụ Tổng: "Đất nước chưa bao giờ tốt đẹp như bây giờ", "Việt Nam chưa bao giờ có cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày hôm nay" (phát biểu chiều 25/4/2022 khi tiếp Đại sứ Hoa Kỳ Marc E. Knapper đến chào xã giao nhân dịp bắt đầu nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam), trong khi ngài Thủ tướng đáng kính không ngừng nhắc đi nhắc lại trong các phiên họp hàng tháng của Chính phủ, ví dụ như trong phiên họp tháng 4 ngày 29/4 vừa qua: "Tiếp nối đà tích cực của quý I, kinh tế - xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm tiếp tục khởi sắc trên hầu hết các lĩnh vực, nhiều lĩnh vực đạt mức tốt hơn cả những năm trước đại dịch". Hôm qua đi xe buýt, thấy đài trên xe oang oang đưa tin các nhà kinh tế và tổ chức nước ngoài ca ngợi VN đến mức "Cả thế giới Ngỡ Ngàng! Kinh tế Việt Nam đang Bùng Nổ Mạnh Mẽ và có bước phát triển Đột Phá trong mọi Lĩnh Vực". Đi xe buýt hàng ngày, mình nhận thấy từ khi dịch Covid ở Hà Nội bắt đầu giảm đầu tháng 4/2022 đến nay, mình thấy số lượng người đi xe buýt tăng vọt. Xe buýt là dịch vụ thứ cấp hay cấp thấp, nên khi thấy số lượng người đi xe buýt tăng vọt, thì có nghĩa là thu nhập của người dân đang giảm rất mạnh. Điều này ngược lại so với các loại hàng hóa và dịch vụ thông thường, theo đó khi thu nhập tăng thì tiêu dùng cũng tăng.
Tài xế taxi ồ ạt bỏ nghề
Trần Duy 10/05/2022 Tác động của đại dịch Covid-19 và giá xăng dầu tăng cao ảnh hưởng nặng nề đến các hãng taxi. Không trụ nổi, tài xế taxi đồng loạt bỏ nghề...

Sau hơn hai tháng trở lại với nghề lái taxi, anh Nguyễn Thái Hưng đã phải bỏ việc vì thu nhập không đủ trang trải cuộc sống

Từ vụ “Tiến sĩ cầu lông”: Nếu không sửa chính sách...

Từ vụ “Tiến sĩ cầu lông”: Nếu không sửa chính sách "người ta sẽ chọn tên khéo hơn"
09/05/2022 Theo GS Phùng Hồ Hải, cần có cơ chế công khai minh bạch, hệ thống đánh giá chính xác, cơ chế thưởng/phạt rõ ràng, đi vào chất lượng trong nghiên cứu khoa học. 
Khoa học không phải là hoạt động đại chúng. Bất kỳ một người dân bình thường nào cũng có thể không thích một ca sĩ, hoặc đưa ra những đánh giá thấp một cầu thủ bóng đá. Nhưng không phải ai cũng có thể đánh giá năng lực nhà khoa học. Chỉ có những đồng nghiệp, những người cùng hoặc gần chuyên ngành thì mới đánh giá được.

GS Phùng Hồ Hải cho rằng luận án "tiến sĩ cầu lông" cần có những đánh giá thông qua hội đồng.

ĐBSCL có thể bị “nhấn chìm” 90% diện tích vào năm 2100

Đọc bài này buồn quá. Trong khi cụ Tổng thừa nhận không biết đến cuối thế kỷ này đất nước ta đã có chủ nghĩa xã hội chưa, thì các nhà khoa học nổi tiếng thế giới vừa tái khẳng định nếu tiếp tục phát triển với cách thức như hiện tại, ĐBSCL sẽ bị nước biển nhấn chìm đến 90% diện tích vào năm 2100. Đọc tin này thấy thương bà con ĐBSCL quá, bao nhiêu năm một lòng một dạ đi theo Đảng để hy vọng sớm được sống trong chủ nghĩa xã hội (Hàng triệu người thân ái, Cùng chung sức nhau làm, Để cùng nhau vui sướng, Ai già nua tật nguyền, Thì cứ việc ngồi yên, Đã sẵn tiền nuôi dưỡng. Ai cũng có nhà cửa, Cũng sung sướng bằng nhau...), mà cuối cùng chủ nghĩa xã hội không thấy đâu, chỉ thấy 90% người dân không còn đất để sống. Các nhà khoa học cũng khẳng định đây là lỗi của chính những nhà hoạch định chính sách và những người lãnh đạo đất nước vì "nếu tiếp tục phát triển với cách thức như hiện tại" và vì đã xây dựng đê cao để kiểm soát lũ, đã sản xuất lúa thâm canh đã ngăn không cho phù sa màu mỡ về bồi tụ trên các cánh đồng, đã khai thác nước ngầm quá mức và đặc biệt đã khai thác cát không bền vững trong khắp khu vực. Vì bao bờ đê không cho nước vào, đất thiếu phù sa nên khi làm ruộng người dân phải sử dụng rất nhiều phân bón. Một năm 12 tháng, trồng lúa 3 vụ mỗi vụ 3 tháng đất còn chưa kịp nghỉ thì đã trồng tiếp rồi, thì đất làm sao mà sống được. Đất chết thì người cũng chết. Đọc bài này lại nhớ bài thơ "Lão đầy tớ" của Tố Hữu: "Cậu bảo: Cũng không xa? - Nước Nga? - Ờ nước ấy. Và há mồm khoan khoái. Lão ngồi mơ nước Nga" (xem toàn văn bài thơ cuối bài này). Không biết bây giờ có bao nhiêu người vẫn "ngồi mơ nước Nga" như cụ Tổng ? Và có bao nhiêu người đã chuyển sang "há mồm mơ nước Mỹ" ?
ĐBSCL có thể bị “nhấn chìm” 90% diện tích vào năm 2100
Đình Tuyển - 09/05/2022 Đây là thông điệp được nhóm 19 chuyên gia, nhà nghiên cứu đưa ra trong một bài báo khoa học đăng trên tạp chí Science hôm 6.5 với tiêu đề “Cứu ĐBSCL khỏi nguy cơ bị nhấn chìm”.

Tuyến đường Lý Tự Trọng ở trung tâm TP.Cần Thơ thường xuyên ngập mỗi khi triều cường dâng cao

Những trí thức 'vỗ bụng' nghe tiếng nói của dạ dày

Việt Nam và những trí thức 'vỗ bụng' nghe tiếng nói của dạ dày
Nguyễn Đức Đại Vượng, BBC, 8 tháng 5 2022. 
Vào một buổi sáng cuối tuần rảnh rỗi tôi có thời gian tranh luận với một người bạn, quen biết đã lâu, và anh cũng đã từng là quan chức, có học hàm - học vị đã đạt đến cực phẩm theo tiêu chuẩn nội địa Việt Nam hiện hành, tức là giáo sư sư - tiến sĩ - viện sĩ, đủ hết.

Anh có uy tín trong lĩnh vực "khuyên bảo kinh tế", gọi cách khác là "tư vấn kinh tế", dành cho khu vực công, và xuất hiện với tần suất cao trên truyền thông hàng tuần.

Thứ Hai, 9 tháng 5, 2022

Nga có thể hưởng lợi từ lệnh cấm vận dầu mỏ của EU


Nga có thể hưởng lợi từ lệnh cấm vận dầu mỏ của EU
09/05/2022 Lệnh cấm nhập khẩu của Liên minh châu Âu (EU) đối với mặt hàng dầu mỏ Nga sẽ đẩy giá dầu toàn thế giới lên cao hơn nữa. 
Theo ông Norbert Rucker, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu kinh tế của nhà quản lý tài sản Thụy Sĩ Julius Baer, lệnh cấm nhập khẩu dầu thô của Nga sẽ chỉ làm nguồn doanh thu từ dầu mỏ của Moskva cao hơn.
Ảnh minh họa - Getty Images

Nguy cơ nạn đói tồi tệ nhất kể từ Đại Chiến thứ 2

Nguy cơ xảy ra nạn đói tồi tệ nhất kể từ Chiến tranh Thế giới thứ 2
Đức cảnh báo giá lương thực thế giới tăng cao nhất từ trước tới nay. Ngày 8/5, Bộ trưởng Phát triển và Hợp tác Kinh tế Đức Svenja Schulze cảnh báo đại dịch COVID-19, hạn hán và cuộc chiến ở Ukraine đang đẩy giá lương thực lên cao nhất từ trước tới nay, gây nguy cơ xảy ra nạn đói tồi tệ nhất kể từ Chiến tranh Thế giới thứ 2.

Trao đổi với tờ Bild của Đức, ông Schulze nêu rõ: "Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) cho biết hơn 300 triệu người đang phải đối mặt với nạn đói nghiêm trọng, các dự báo về nguy cơ liên tục được điều chỉnh tăng lên. Dự báo xấu là chúng ta có thể phải đối mặt với nạn đói nghiêm trọng nhất kể từ Chiến tranh Thế giới thứ 2, với hàng triệu nạn nhân". Theo Bộ trưởng Schulze, giá lương thực thế giới đã tăng 1/3, đây là mức cao nhất từ trước tới nay.

WFP cảnh báo rằng cuộc xung đột ở Ukraine sẽ làm leo thang giá lương thực, khiến nạn đói trên thế giới trở nên tồi tệ hơn, do chuỗi cung ứng bị gián đoạn và sản xuất lương thực bị đình trệ. Khu vực châu Phi và Trung Đông có thể bị ảnh hưởng nặng nề nhất, do phụ thuộc phần lớn vào nguồn ngũ cốc nhập khẩu với giá rẻ. Tổng cộng có khoảng 811 triệu người trên toàn thế giới có nguy cơ suy dinh dưỡng.

Quan chức châu Âu: Trừng phạt Nga 'không hiệu quả'

Quan chức châu Âu cảnh báo các biện pháp trừng phạt Nga 'không hiệu quả'
Lê Phương 09/05/2022 Thành viên Nghị viện châu Âu từ Ireland, Clare Daly cho biết lệnh cấm vận đối với dầu mỏ của Nga sẽ không thể ngăn chặn chiến sự hoặc cứu sống bất kỳ sinh mạng nào ở Ukraine. 
"Nếu châu Âu không mua dầu mỏ của Nga, thì người khác sẽ mua. Tuy nhiên, những người dân bình thường sẽ chịu hậu quả".

Một chiếc xe tăng bị phá hủy ở Mariupol, ngày 7 tháng 5 năm 2022. Ảnh: Getty
Bài này dài nhưng nên đọc. Suy thoái kinh tế, tức là tỷ lệ tăng trưởng kinh tế âm hoặc cận 0, có ảnh hưởng rất nghiêm trọng tới đời sống nhân dân và an ninh, an toàn xã hội. Nguy hiểm hơn nữa là kể từ sau các cú sốc dầu mỏ diễn ra trong suốt thập kỷ 1970, lần đầu tiên gần như cả thế giới lại được chứng kiến suy thoái kinh tế đi đôi với lạm phát. Nhưng đó chưa phải là tất cả. Nguy hiểm nhất là tất cả chúng ta đều không thể dự báo được tương lai. Không ai biết chiến tranh Nga - Ukraine sẽ đi đến đâu. Không ai biết Mỹ và phương Tây sẽ giở thêm các trò gì mới để chống Nga, qua đó thúc đẩy suy thoái kinh tế và lạm phát, tức là đẩy cả nhân loại vào đói nghèo, tức là chống cả nhân loại. Không ai biết đột nhiên Trung Quốc có thể sẽ làm gì, và khi Trung Quốc đã ra tay thì thế giới sẽ chấn động gấp 5-10 lần so với Nga ra tay. Và cũng không ai biết khi nào thì vũ khí nguyên tử được kích hoạt... Hiện nay, người dân và chính phủ các nước trên thế giới chưa cảm nhận được tác động khủng khiếp của suy thoái kinh tế đi đôi với lạm phát nên còn miễn cưỡng chấp nhận nghe lệnh Mỹ và phương Tây chống Nga, nhưng tới đây, nghèo đói, tiền mất giá, không còn gì để mất..., họ sẽ vùng lên phản đối Mỹ và phương Tây, khẳng định chính Mỹ và phương Tây quá tham lam đã dồn ép Nga buộc Nga không còn con đường nào khác ngoài gây chiến tranh, chính Mỹ và phương Tây là nguyên nhân của mọi nguyên nhân, trong đó chủ nghĩa bá quyền và chính sách cướp bóc của Mỹ là ngòi nổ cho mọi bất ổn toàn cầu và Mỹ chính là thủ phạm lớn nhất của tình trạng hỗn loạn khắp nơi trên toàn thế giới.
Một "cú sốc Putin" với kinh tế toàn cầu, đẩy kinh tế thế giới trước nguy cơ suy thoái năm 2024
Huỳnh Dũng 08/05/2022 Chiến sự Nga - Ukraine gây ra những tác động địa chính trị sâu sắc theo nhiều cách bất ngờ trên toàn thế giới, tạo ra cái bóng kinh tế u ám. "Cú sốc Putin" với toàn cầu không nhỏ, đẩy kinh tế thế giới trước nguy cơ suy thoái vào năm 2024.

Chiến sự Nga - Ukraine có thể tạo ra một cái bóng kinh tế u ám khó lường. Hoa Kỳ và các đồng minh đã áp đặt một loạt các biện pháp trừng phạt kinh tế phối hợp đối với Nga để đáp trả cuộc chiến tại Ukraine. Đây là những biện pháp trừng phạt toàn diện nhất nhằm vào một nền kinh tế lớn - trước đây là nền kinh tế lớn thứ 11 trên thế giới trong hơn 70 năm qua.

Chủ Nhật, 8 tháng 5, 2022

Hậu quả của chính sách chống Nga của Mỹ:

Hậu quả của chính sách chống Nga của Mỹ: 
Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp tăng khi năng suất lao động giảm tồi tệ nhất kể từ năm 1947
Bryan Jung 08/05/2022 - Theo báo cáo ngày 05/05 của Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ, sản lượng lao động của Hoa Kỳ giảm mạnh trong quý đầu tiên của năm 2022, với năng suất lao động giảm nhanh nhất trong 75 năm, trong khi tăng trưởng chi phí đơn vị lao động tăng nhanh. Bản báo cáo của chính phủ này cho thấy áp lực tăng lương sẽ tiếp tục khiến lạm phát tăng cao trong thời điểm hiện tại.

Một bảng hiệu tuyển dụng được trưng bày ở Downers Grove, Illinois, hôm 24/06/2021. (Ảnh: Nam Y. Huh/AP Photo) HOA KỲ

Kinh doanh sân golf có dễ?

Đọc bài này mình thấy 2 điều quan trọng. Một là "bất động sản sân golf phổ biến nhất là biệt thự, nhà phố, condotel. Do suất đầu tư các sản phẩm này khá thấp, biên lợi nhuận sẽ rất cao. Điều này cũng giải thích cho việc vì sao đầu tư sân golf lại trở nên hấp dẫn đối với nhiều doanh nghiệp. Theo cách thông thường, doanh nghiệp sẽ phát triển một tổ hợp nghỉ dưỡng, trong đó sân golf là một hạng mục. Nói cách khác, golf đóng vai trò là sản phẩm bổ sung, là giá trị gia tăng của tổ hợp nghỉ dưỡng đó". Hai là "tỷ suất của sân golf thấp hơn rất nhiều các sản phẩm bất động sản khác. Chẳng hạn lợi suất của chung cư có thấp cũng đạt 20%, lại thu hồi vốn nhanh, có thể dùng tiền của khách hàng để xây dựng dự án". Như vậy chính người trong cuộc là ông David V.Than đã thừa nhận sân golf chỉ là dạng kinh doanh bất động sản trá hình và nghề này đúng là siêu lợi. Hiện nay chi phí bôi trơn và thất thoát trong kinh doanh bất động sản rất lớn, thế mà dù phải huy động vốn qua trái phiếu với lãi suất + chi phí huy động khác tới 15%/năm, nhưng doanh nghiệp bất động sản vẫn lãi, "thấp cũng đạt 20%" thì quá khủng so với các ngành nghề khác. Điều này giải thích tại sao cả người dân lẫn nền kinh tế đều đổ xô vào bất động sản.
Kinh doanh sân golf có dễ?
Ái Châu Tử - 06/05/2022 (VNF) - Không như số đông vẫn nghĩ, kinh doanh sân golf không hề dễ dàng, thậm chí có tới 70% sân golf hiện nay đang trong cảnh thua lỗ.

Khó như làm sân golf
Nếu xem golf cũng là một phân khúc của thị trường bất động sản thì đây có lẽ là phân khúc “tưởng ngon mà không ngon”, ông David V.Than – một chuyên gia tư vấn phát triển golf có nhiều năm kinh nghiệm, chia sẻ với Tạp chí Đầu tư Tài chính.

Tài xế công nghệ thu nhập bao nhiêu một tháng?

Độ này mình chán dạy học ở trường, định dạy đến một lúc nào đó thì lên cầu Nhật Tân làm lễ vứt bằng TS, bỏ dạy, sau đó chuyển sang chạy xe công nghệ mưu sinh vì nghe một số vị ủy viên trung ương và đại biểu quốc hội phát biểu lái xe công nghệ thu nhập cao lắm, cần đánh thuế cao vào đối tượng này. Tuy nhiên, đọc bài dưới đây thấy nản quá. Thời gian làm việc của các tài xế môtô là 9,2 giờ/ngày, ứng với thu nhập 7 triệu đồng/tháng, còn lái ôtô là 11,2 giờ/ngày, ứng với thu nhập 12 triệu đồng/tháng. Đấy thực chất là doanh thu chứ không phải thu nhập, sau khi trừ chi phí xăng dầu, bảo dưỡng và sửa chữa xe, phí đăng kiểm, phí đường bộ và tiền phạt nộp cho công an... thì chắc chẳng còn được bao nhiêu. Thêm nữa, những lao động này còn không được tiếp cận đầy đủ các chương trình an sinh xã hội như BHXH, BHYT, chế độ thai sản... Tương lai mù mịt quá, chẳng biết làm sao đây ?
Tài xế công nghệ thu nhập bao nhiêu một tháng?
Minh Khánh 7/5/2022 Thời gian làm việc trung bình của tài xế môtô là 9,2 giờ/ngày, còn lái ôtô là 11,2 giờ/ngày. Đa phần tài xế chưa được tiếp cận đầy đủ các chương trình an sinh xã hội.

Tài xế công nghệ chưa được tiếp cận nhiều chế độ an sinh xã hội. Ảnh: Phương Lâm.

Ngân sách, xổ số và "vòng xoáy" kéo ĐBSCL đi xuống

Tôi gặp TS Vũ Thành Tự Anh tại lớp tập huấn "Phân tích và Điều phối kinh tế vĩ mô" do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức và Quỹ USAID của Mỹ tài trợ tháng 8/2016, tại đó TS Anh trình bày tổng quan về kinh tế Việt Nam, còn tôi giảng về Phân tích và Điều phối kinh tế vĩ mô. Tham gia lớp học có các chuyên gia của Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước VN. Mục tiêu của chúng tôi là giúp họ nâng cao năng lực phân tích dự báo và liên kết, phối hợp chính sách giữa các Bộ, ngành chủ chốt nêu trên. Các chuyên gia này là những người chủ chốt của Tổ điều phối kinh tế vĩ mô liên bộ được thành lập theo quyết định của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Cảm nhận của tôi là TS Anh có trình độ cao và có tư cách đạo đức của một nhà khoa học chân chính. Thế nên tôi rất đồng tình với phát biểu công khai của TS Anh là "Ngân sách trông chờ xổ số và "vòng xoáy" kéo khu vực ĐBSCL đi xuống". TS còn khẳng định chắc nịch: "Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang rơi vào "vòng xoáy đi xuống", cần có những chính sách đột phá từ bên trong và "cú huých" từ bên ngoài để đảo ngược tình thế, tạo ra một "vòng xoáy đi lên" cho phát triển kinh tế". Điều này trái với không khí lạc quan, phấn khởi của các cá nhân và cơ quan lãnh đạo đất nước, ví dụ như cụ Tổng bí thư thường xuyên khẳng định đại ý đất nước đang không ngừng phát triển, tình hình chưa bao giờ tốt như bây giờ. Tuy nhiên tôi không tán thành TS Anh ở 2 điểm: Một là thành lập hội đồng vùng ĐBSCL và giao cho hội đồng này những thẩm quyền mạnh về đầu tư, tài khóa, lập kế hoạch và phân bổ nguồn lực. Hai là thị trường hóa an ninh lương thực bằng cách thực hiện chính sách an ninh lương thực như Singapore. Thành lập hội đồng chỉ làm tăng thêm ban bệ và thêm hỗn loạn. Singapore là nước rất nhỏ và rất giầu nên nếu thiếu lương thực thì kiểu gì họ cũng thu xếp được, nhưng với một đất nước nghèo mà có tới 100 triệu dân như VN thì vấn đề an ninh lương thực rất phức tạp, sơ sểnh có khi dẫn ngay tới khủng hoảng xã hội và mất an ninh quốc gia. Việc nâng cao năng suất lao động cho ĐBSCL phải được thực hiện bằng nhiều cách khác chứ không thể bằng cách giảm mạnh diện tích trồng lúa, thay bằng nếu đột nhiên thiếu lương thực thì nhập khẩu nước ngoài. Ví dụ như cần san sẻ trách nhiệm an ninh lương thực cho nhiều địa phương, nhất là các địa phương có đồng bằng; hoặc trung ương phải giảm thuế và hỗ trợ tài chính nhiều hơn nữa cho các tỉnh trồng lúa ở ĐBSCL...
Ngân sách trông chờ xổ số và "vòng xoáy" kéo khu vực ĐBSCL đi xuống
Việt Đức 07/05/2022 (Dân trí) - Thu ngân sách thấp, không có hạ tầng, khó thu hút nhà đầu tư, lao động di cư trở thành "vòng xoáy" kéo đồng bằng sông Cửu Long đi xuống. Miền Tây đang cần sự đột phá mới từ bên trong và cả bên ngoài.
 
Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright (Ảnh: FSPPM).

Vì sao đến giờ VN mới hỗ trợ nửa triệu USD cho Ukraine?

Tôi nghĩ Nhà nước VN dù có thực tâm ủng hộ Ukraine thì cũng không muốn hỗ trợ tiền cho Ukraine, vì bản chất của Nhà nước VN là tham lam và ki bo, chỉ thích ngửa tay xin hoặc vay ưu đãi chứ nhất định không muốn nhả cho ai. Đến như 2 nước láng giềng Lào và Campuchia có vị trí đặc biệt quan trọng tới an ninh VN và được Nhà nước VN gọi là các nước anh em, mà Nhà nước VN còn không muốn chi tiền giúp đỡ, thì với Ukraine, họ càng không muốn giúp. Việc viện trợ nhân đạo cho Ukraine nằm trong tuyên bố chung VN - Nhật Bản chứ không phải trong một tuyên bố độc lập, cho thấy Nhà nước Việt Nam chỉ buộc phải làm do yêu cầu và sức ép của phía Nhật, nước đã và đang viện trợ, đầu tư và giúp đỡ khổng lồ cho VN. 500 nghìn USD chỉ khoảng 11,5 tỷ đồng, như cái lông trên người con voi nếu so sánh với tổng số tiền bị quan chức nhà nước làm thất thoát hay tham nhũng.
Vì sao đến giờ Việt Nam mới hỗ trợ nửa triệu USD cho Ukraine?
Bùi Thư BBC News 6 tháng 5 2022 - 
Việc Việt Nam hỗ trợ nhân đạo cho Ukraine nửa triệu USD đặt ra câu hỏi về chính sách ngoại giao cũng như quan điểm của Việt Nam về cuộc chiến giữa Nga và Ukraine. Đây là số tiền đầu tiên Việt Nam tuyên bố gửi cho Ukraine kể từ khi Nga xâm lược Ukraine vào ngày 24/02.
ảnh Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio

Moldova cố gắng đứng ngoài cuộc chiến Nga - Ukraina

Moldova cố gắng đứng ngoài cuộc chiến của Nga với Ukraina
Economist - Maia Sandu, vị tổng thống thân châu Âu ăn nói nhẹ nhàng của Moldova, có vẻ hơi lạc lõng trong Phủ tổng thống rộng lớn của đất nước này. Ban đầu là địa điểm của Xô-viết Tối cao Moldova, tòa nhà này được xây dựng trong những ngày suy tàn của Liên Xô để quảng cáo cho quyền lực của chính phủ ở nước nhỏ thứ hai trong số 15 nước cộng hòa của Liên bang Xô-viết.

Khi Liên bang Xô-viết sụp đổ và Moldova trở nên độc lập, Nga đã hậu thuẫn cho một cuộc nổi dậy ly khai ở Transnistria, một khu vực chủ yếu là người Nga; đã có đến một nghìn người phải thiệt mạng. Quân đội Nga vẫn ở lại (một cách bất hợp pháp) trong khu vực ly khai này, mà chính phủ Moldova không thể kiểm soát. Giờ đây, nỗ lực của Nga nhằm thiết lập lại trật tự của Liên Xô ở Ukraina đang đe dọa châm ngòi cho cuộc xung đột mới ở Moldova, vốn đã là một trong những quốc gia nghèo nhất châu Âu.

Từ câu chuyện tiến sĩ cầu lông…

Từ câu chuyện tiến sĩ cầu lông…
07/05/2022 Blog VOA Trân Văn - 
Năm ngoái, trước vô số chỉ trích về hiện trạng GDĐT Việt Nam và cảnh báo về hậu quả đối với tương lai của xứ sở, vận mệnh dân tộc, ông Phạm Minh Chính, Thủ tướng Việt Nam – người có học hàm Phó Giáo sư về Khoa học an ninh, học vị Tiến sĩ về Luật – tuyên bố: Cần phải “học thật, thi thật, nhân tài thật” (10). Muốn biết mức độ về “thật” trong tuyên bố của ông Chính tới cỡ nào cứ đối chiếu “Luận văn, Luận án” của các “Tiến sĩ”. Không… “nói thật và làm thật” thì “thật” mãi là thế thôi!

Câu chuyện ông Đặng Hoàng Anh được công nhận là Tiến sĩ chuyên ngành Giáo dục nhờ luận án… “Nghiên cứu giải pháp phát triển môn cầu lông cho công chức viên chức thành phố Sơn La” đã trở thành giọt nước làm tràn ly bất bình về giáo dục – đào tạo tại Việt Nam.

Tuy nhiên chuyện chưa ngừng ở đó, theo tờ Tuổi Trẻ thì trong thời gian vừa qua, tại Việt Nam có khoảng… mười nghiên cứu sinh được công nhận là “Tiến sĩ… Giáo dục” nhờ tập trung nghiên cứu về… cầu lông (1).