Sợ thật, nghị sĩ Mỹ cho rằng "các hệ thống vũ khí siêu thanh của Trung Quốc đã vượt qua Nga và vượt xa bất kỳ hệ thống vũ khí siêu thanh nào hiện đang được Hoa Kỳ nghiên cứu". Vậy thì ngày Trung Quốc thay Mỹ lãnh đạo thế giới đã không còn xa. Khi đó Chủ nghĩa tư bản sẽ được thay bằng Chủ nghĩa xã hội kiểu Trung Quốc. Chủ nghĩa tư bản ra đời vào khoảng năm 1640, đến nay mới thọ được 382 năm. Tính đến khi kết thúc sự lãnh đạo của Mỹ và mô hình phương Tây chắc thọ không đầy 500 năm, kém xa tất cả các chế độ xã hội trước đó (các chế độ công xã nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ và phong kiến đều kéo dài vài nghìn năm hoặc cả chục vạn năm). Đáng lo ngại là do cuộc chiến của Mỹ và phương Tây chống Nga, nhiều người Việt từ chỗ ghét Trung Quốc đã quay sang mong Trung Quốc mạnh và Trung Quốc ủng hộ Nga, tham gia cùng với Nga đánh cho liên quân Mỹ + NATO ra tan tành.
Trung Quốc 'bỏ xa' Mỹ trong cuộc đua vũ khí siêu thanh
Theo Nghị sĩ Doug Lamborn (Cộng Hoà - Colorado), Hoa Kỳ đang 'tụt hậu' so với Trung Quốc và Nga trong cuộc đua phát triển vũ khí siêu thanh. Bắc Kinh đang nỗ lực phát triển kho vũ khí hạt nhân nhằm áp đảo quân đội Hoa Kỳ và xoá sổ sự ảnh hưởng của nước này khỏi khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.Nghị sĩ Doug Lamborn cho biết: "ĐCS Trung Quốc đã tăng gấp đôi kho vũ khí hạt nhân của mình trong hai năm qua và không có dấu hiệu thuyên giảm". Ông nói thêm: “Hoa Kỳ đang theo sau Nga và Trung Quốc về phương diện phát triển vũ khí siêu thanh".
Ông Lamborn đưa ra các bình luận trên trong cuộc trò chuyện hôm 8/6 về cách duy trì khả năng răn đe hạt nhân của Hoa Kỳ, được tổ chức bởi Quỹ Di sản (Heritage Foundation), một tổ chức bảo thủ có trụ sở tại Washington.
Ông Lamborn, thành viên cấp cao của Tiểu ban về các Lực lượng Chiến lược Hạ viện, cho biết ĐCS Trung Quốc đang không ngừng nghiên cứu để triển khai các loại vũ khí cũng như phát triển các năng lực khác trong lĩnh vực không gian. Ông nói, tất cả những điều này là một phần của nỗ lực tổng thể của Trung Quốc, nhằm xây dựng năng lực quân sự có khả năng áp đảo Hoa Kỳ.
“Trung Quốc không bị ràng buộc bởi bất kỳ hiệp ước [hạt nhân] nào, vì vậy họ có thể làm bất cứ điều gì họ muốn và như chúng ta thấy, họ đang làm điều đó", ông Lamborn nói.
"Ngoài vũ khí hạt nhân, Trung Quốc đang trang bị tất cả các năng lực trong lĩnh vực không gian".
Nhận xét này lặp lại những nhận xét hồi đầu năm của Bộ trưởng Không quân Hoa Kỳ, ông Frank Kendall, người nói rằng ĐCS Trung Quốc đang phát triển một bộ vũ khí với mục đích cụ thể là áp đảo quân đội Hoa Kỳ và xoá sổ sự ảnh hưởng của nước này khỏi khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Pháo hoa nổ trong lễ khởi công dự án hợp tác năng lượng hạt nhân Trung - Nga, tổ máy điện số 7 và số 8, tại nhà máy điện hạt nhân Tianwan, hôm 19/5/2021 ở Liên Vân Cảng, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. (Ảnh: Wang Jianmin/VCG/Getty Images)
Bộ trưởng Không quân Mỹ Frank Kendall ngày 30/11/2021 tuyên bố, Mỹ và Trung Quốc đang trong cuộc đua nhằm phát triển vũ khí siêu thanh có tính sát thương cao nhất, trong bối cảnh Bắc Kinh và Washington chế tạo và thử nghiệm ngày càng nhiều vũ khí tốc độ cao thế hệ mới.
“Có một cuộc đua vũ trang, không nhất thiết để tăng cường số lượng mà về chất lượng. Cuộc đua vũ trang này đã diễn ra trong một thời gian khá dài. Người Trung Quốc tham gia rất hăng hái” – Bộ trưởng Kendall nói với hãng tin Reuters trong một cuộc phỏng vấn tại văn phòng của ông ở Lầu Năm Góc.
Vũ khí siêu thanh di chuyển trong tầng khí quyển với vận tốc cao hơn 5 lần tốc độ âm thanh, tức khoảng 6.200 km/giờ.
Để đạt được điều đó, ông nói rằng các hệ thống vũ khí siêu thanh của Trung Quốc đã vượt qua Nga và vượt xa bất kỳ hệ thống vũ khí siêu thanh nào hiện đang được Hoa Kỳ nghiên cứu.
Để hạn chế mối đe dọa như vậy, ông Lamborn nói rằng Hoa Kỳ sẽ cần phải mở rộng và hiện đại hóa các năng lực hạt nhân của riêng mình, vốn vẫn chưa được cập nhật kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc.
“Sự đồng thuận cho đến nay… là chỉ dựa trên vũ khí hạt nhân đã được thử nghiệm, còn trên thực tế thì Hoa Kỳ không phát triển thêm bất kỳ năng lực mới nào", ông Lamborn nói.
“Tôi nghĩ rằng quá trình hiện đại hóa là chính là thứ khiến cho Hoa Kỳ bị mắc kẹt vào tình thế hiện tại".
Ông Lamborn giải thích rằng, mặc dù ngày càng có nhiều sự ủng hộ của lưỡng đảng nhằm hiện đại hóa bộ ba vũ khí răn đe hạt nhân của Hoa Kỳ (khả năng trên không, trên biển và trên bộ), thì vẫn có những người trong Quốc hội đang đẩy lùi mọi quá trình hiện đại hóa hạt nhân.
“Có những phần tử theo chủ nghĩa hòa bình hoặc theo định hướng giải trừ quân bị đơn phương", ông Lamborn cho biết.
Ngoài ra, ông Lamborn lưu ý rằng chính quyền ông Biden đã cắt khỏi Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng cho năm 2022 về tất cả các khoản tài trợ dành cho bom hạt nhân B83 của Hoa Kỳ và tên lửa hành trình phóng từ biển được trang bị đầu đạn hạt nhân.
Bom hạt nhân B83 là vũ khí hạt nhân lớn nhất trong kho dự trữ của Mỹ, có đương lượng nổ 1,2 megaton. Sức công phá của nó lớn gấp 80 lần quả bom nguyên tử Mỹ ném xuống thành phố Hiroshima của Nhật Bản. Với 35% năng lượng, tất cả mọi người trong vòng bán kính 420 km sẽ bị bỏng cấp độ 3 do phóng xạ nhiệt của vụ nổ tạo ra. Với 50% năng lượng, B83 đã có thể "thổi bay" mọi công trình trong bán kính 16,8 km.
Trong khi đó, tên lửa hành trình phóng từ biển được trang bị đầu đạn hạt nhân sẽ mang lại cho Hoa Kỳ khả năng răn đe chiến thuật.
Về vấn đề răn đe hạt nhân rộng lớn hơn, ông Lamborn nói rằng, "Quý vị không thể coi đó là điều hiển nhiên". Ông nhận định rằng, Trung Quốc có lý do để đầu tư vào các hệ thống vũ khí mà Hoa Kỳ không có khả năng phòng vệ.
“Đó là phương diện mà Trung Quốc đã khai thác vì họ thấy rằng, Hoa Kỳ không sở hữu loại vũ khí đó, và nó phù hợp với họ về mặt địa lý", ông Lamborn nói về chương trình phát triển vũ khí siêu thanh của Trung Quốc.
Bộ trưởng Không quân Mỹ Frank Kendall ngày 30/11/2021 tuyên bố, Mỹ và Trung Quốc đang trong cuộc đua nhằm phát triển vũ khí siêu thanh có tính sát thương cao nhất, trong bối cảnh Bắc Kinh và Washington chế tạo và thử nghiệm ngày càng nhiều vũ khí tốc độ cao thế hệ mới.
“Có một cuộc đua vũ trang, không nhất thiết để tăng cường số lượng mà về chất lượng. Cuộc đua vũ trang này đã diễn ra trong một thời gian khá dài. Người Trung Quốc tham gia rất hăng hái” – Bộ trưởng Kendall nói với hãng tin Reuters trong một cuộc phỏng vấn tại văn phòng của ông ở Lầu Năm Góc.
Vũ khí siêu thanh di chuyển trong tầng khí quyển với vận tốc cao hơn 5 lần tốc độ âm thanh, tức khoảng 6.200 km/giờ.
Để đạt được điều đó, ông nói rằng các hệ thống vũ khí siêu thanh của Trung Quốc đã vượt qua Nga và vượt xa bất kỳ hệ thống vũ khí siêu thanh nào hiện đang được Hoa Kỳ nghiên cứu.
Để hạn chế mối đe dọa như vậy, ông Lamborn nói rằng Hoa Kỳ sẽ cần phải mở rộng và hiện đại hóa các năng lực hạt nhân của riêng mình, vốn vẫn chưa được cập nhật kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc.
“Sự đồng thuận cho đến nay… là chỉ dựa trên vũ khí hạt nhân đã được thử nghiệm, còn trên thực tế thì Hoa Kỳ không phát triển thêm bất kỳ năng lực mới nào", ông Lamborn nói.
“Tôi nghĩ rằng quá trình hiện đại hóa là chính là thứ khiến cho Hoa Kỳ bị mắc kẹt vào tình thế hiện tại".
Ông Lamborn giải thích rằng, mặc dù ngày càng có nhiều sự ủng hộ của lưỡng đảng nhằm hiện đại hóa bộ ba vũ khí răn đe hạt nhân của Hoa Kỳ (khả năng trên không, trên biển và trên bộ), thì vẫn có những người trong Quốc hội đang đẩy lùi mọi quá trình hiện đại hóa hạt nhân.
“Có những phần tử theo chủ nghĩa hòa bình hoặc theo định hướng giải trừ quân bị đơn phương", ông Lamborn cho biết.
Ngoài ra, ông Lamborn lưu ý rằng chính quyền ông Biden đã cắt khỏi Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng cho năm 2022 về tất cả các khoản tài trợ dành cho bom hạt nhân B83 của Hoa Kỳ và tên lửa hành trình phóng từ biển được trang bị đầu đạn hạt nhân.
Bom hạt nhân B83 là vũ khí hạt nhân lớn nhất trong kho dự trữ của Mỹ, có đương lượng nổ 1,2 megaton. Sức công phá của nó lớn gấp 80 lần quả bom nguyên tử Mỹ ném xuống thành phố Hiroshima của Nhật Bản. Với 35% năng lượng, tất cả mọi người trong vòng bán kính 420 km sẽ bị bỏng cấp độ 3 do phóng xạ nhiệt của vụ nổ tạo ra. Với 50% năng lượng, B83 đã có thể "thổi bay" mọi công trình trong bán kính 16,8 km.
Trong khi đó, tên lửa hành trình phóng từ biển được trang bị đầu đạn hạt nhân sẽ mang lại cho Hoa Kỳ khả năng răn đe chiến thuật.
Về vấn đề răn đe hạt nhân rộng lớn hơn, ông Lamborn nói rằng, "Quý vị không thể coi đó là điều hiển nhiên". Ông nhận định rằng, Trung Quốc có lý do để đầu tư vào các hệ thống vũ khí mà Hoa Kỳ không có khả năng phòng vệ.
“Đó là phương diện mà Trung Quốc đã khai thác vì họ thấy rằng, Hoa Kỳ không sở hữu loại vũ khí đó, và nó phù hợp với họ về mặt địa lý", ông Lamborn nói về chương trình phát triển vũ khí siêu thanh của Trung Quốc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét