Mỗi container thuỷ sản sang Mỹ "đốt" 400 triệu đồng vì xăng dầu
27/06/2022 "Chuỗi đông lạnh chi phí vận chuyển đang rất lớn, cụ thể một container 40 feet xuất sang Mỹ chi phí logistics hơn 400 triệu đồng (dao động 410-440 triệu đồng)", ông Nam nói.
Xuất khẩu thuỷ sản hiện gặp khó do giá xăng dầu và chi phí logistics tăng mạnh (ảnh minh hoạ VASEP).
Xăng dầu, logistics đè nặng giá thành thuỷ sản xuất khẩu
Đây là tiết lộ của ông Nguyễn Hoài Nam, Phó tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (VASEP) về khó khăn do chi phí vận chuyển, phí xăng dầu tác động trực tiếp đến giá hàng hoá, khiến hàng Việt đang yếu khi xuất khẩu.
Xuất khẩu thuỷ sản hiện gặp khó do giá xăng dầu và chi phí logistics tăng mạnh (ảnh minh hoạ VASEP).
Xăng dầu, logistics đè nặng giá thành thuỷ sản xuất khẩu
Đây là tiết lộ của ông Nguyễn Hoài Nam, Phó tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (VASEP) về khó khăn do chi phí vận chuyển, phí xăng dầu tác động trực tiếp đến giá hàng hoá, khiến hàng Việt đang yếu khi xuất khẩu.
Cụ thể, tại Hội nghị về tình hình và các đề xuất, giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ sản xuất kinh doanh 6 tháng cuối năm 2022 được Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) tổ chức sáng nay 27/6 tại Hà Nội, ông Nam cho biết con số chi tiết mà logistics, giá xăng dầu tác động vào giá hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam.
Đại diện VASEP cho rằng, thường người ta đánh giá tác động của chi phí logistics lên hàng xuất khẩu thuỷ sản tăng từ 3-5% hiện nay, con số thực VASEP tính toán được quy ra khá lớn. Chi phí logistics khiến doanh nghiệp cỡ trung bình của Việt Nam một tháng xuất đi 10-15 container, phải chuyển khoản cho đối tác vài tỷ đồng, doanh nghiệp cỡ lớn phải chuyển khoản cỡ từ 10 đến 20 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (VASEP) tại Hội nghị. Ảnh: PV
Riêng đối với giá xăng dầu tác động đến đánh bắt xa bờ, theo ông Nam, báo chí gần đây nêu hiện tượng tàu nằm bờ vì chi phí lớn hơn doanh thu, lợi nhuận những chuyến ra khơi, thực tế này là có.
"Giá xăng dầu tăng gây áp lực quá lớn, mỗi chuyến ra khơi, một con tàu trung bình từ 12 đến 15m, cần chi phí ít nhất từ 200 đến 300 triệu đồng, với chi phí này phải khai thác được 10 - 15 tấn cá ngừ mới đủ chi phí và có chút lãi, còn không thì rất khó khăn. Đây là tình trạng chung, khiến tàu thuyền nằm bờ", đại diện VASEP phân tích.
Theo ông Nam, đa số chủ tàu hiện nay vay được ngân hàng thì ít, vay tín dụng ngoài nhiều hơn, trong khi đó rủi ro đánh bắt thì các công ty bảo hiểm rất ngại…. tất cả lý do này sẽ khiến thuyền nằm bờ nhiều. Nó khiến nguyên liệu của chúng tôi thiếu hụt, sinh kế của người dân bị ảnh hưởng.
Theo ông Nam, ngoài chi phí logistics đè nặng lên doanh nghiệp thuỷ sản, nhiều vấn đề cố hữu của ngành này đang khiến doanh nghiệp gặp khó khăn, trong đó có nguồn cung nguyên liệu dài hạn gặp khó khi quỹ đất dành cho chăn nuôi thuỷ sản ít do đô thị hoá.
"Chúng tôi xuất đi hơn 170 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó 60% là nguồn thuỷ sản nuôi trồng. Về công nghệ, chúng tôi tự hào là ngành có công nghệ chế biến đứng top hàng đầu thế giới, cùng các nước có chế biến hiện đại thế giới. Tuy nhiên, nút thắt chính là nguyên liệu, đất đai", ông Nam cho hay.
Theo ông Nam, các địa phương đô thị hoá ngày một nhiều, khiến đất cho thuỷ sản bị thu hẹp. Thách thức lớn nhất của ngành là phải có vùng nuôi tập trung để có lợi thế quy mô, sản lượng lớn. Chúng ta có chất lượng chế biến tốt rồi, thì cần phải có nguồn nuôi cho tốt để doanh nghiệp chế biến "vơ được cái là có được mấy chục container hàng". Nếu không phát triển lợi thế quy mô, chúng ta sẽ bị Ấn Độ, Ecuado vượt qua.
https://danviet.vn/moi-container-thuy-san-sang-my-dot-400-trieu-dong-vi-xang-dau-logistics-tang-soc-20220627155122235.htm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét