Giới doanh nhân tinh hoa Mỹ đang vận động hành lang cho Trung Quốc
By Michael Washburn - Trong khi Trung Quốc là một mối nguy hiểm của thế giới theo nhiều phương diện, Trung Quốc có lực hút kinh tế lớn và lại rất thành thạo trong việc thao túng giới doanh nhân tinh hoa Mỹ. Kết quả là, các doanh nhân Mỹ trở thành những người vận động hành lang cho Trung Quốc. Đối với Mỹ, đây là một vấn đề quan trọng cần giải quyết khi tìm kiếm cách đối phó hiệu quả với Trung Quốc.Các tham luận viên tại phiên điều trần do Viện Doanh nghiệp Mỹ tổ chức hôm 14/06 cho biết, các hành vi lạm dụng thương mại, vi phạm nhân quyền và gây hấn lãnh thổ được ghi nhận rõ ràng của Bắc Kinh khó có thể được kiềm chế một phần vì sự thiếu thống nhất giữa một bên là giới lãnh đạo chính trị và quân sự của các quốc gia dân chủ, và một bên khác là giới doanh nhân tinh hoa phương Tây đang tham gia vào thương mại với Trung Quốc.
Các chuyên gia cho biết, các nhà điều hành doanh nghiệp Mỹ và châu Âu có xu hướng cho phép các nhà lãnh đạo của Bắc Kinh ru ngủ, khiến họ cảm thấy rằng chính quyền Trung Quốc là người bạn của họ. Việc thay đổi nhận thức sai lầm này là điều tối quan trọng để có thể tiến hành các hành động hiệu quả chống lại sự hung hăng của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và bảo vệ an ninh quốc gia và các lợi ích kinh tế và chính trị của các cường quốc phương Tây.
1) Trung Quốc là mối nguy hiểm của thế giới
Với tiêu đề “Bảo vệ các nền kinh tế phương Tây chống lại các hành vi không lành mạnh của Trung Quốc”, phiên điều trần có bài phát biểu dài của Hạ nghị sĩ Darin LaHood (bang Illinois). Ông LaHood đã đưa ra cảnh báo đáng chú ý về những gì ông coi là mối nguy hiểm mà Trung Quốc gây ra cho thế giới.
Ông LaHood nói: “Theo quan điểm của tôi, Trung Quốc là một mối đe dọa hiện hữu về nhiều mặt — từ quan điểm an ninh quốc gia, từ quan điểm kinh tế, từ quan điểm thương mại, từ quan điểm mạng trực tuyến. Tôi thường nói điều này: Trung Quốc có kế hoạch thay thế chúng ta, về kinh tế, quân sự, và các bạn có thể liệt kê thêm”.
Mối quan hệ kinh tế chặt chẽ giữa Mỹ và Trung Quốc
Ông LaHood lập luận, nhưng ngay cả khi các nhà cầm quyền của Bắc Kinh ấp ủ những tham vọng thù địch với lợi ích của Mỹ, mối quan hệ kinh tế chặt chẽ giữa các cường quốc thường khiến một số người không nhìn rõ vấn đề. Ông LaHood cho biết, tại quận bầu cử thứ 18 ở trung tâm Illinois mà ông đại diện, sinh kế của các cử tri phụ thuộc nhiều vào thương mại với Trung Quốc.
Ông LaHood nói, “Tôi đại diện cho quận nông nghiệp lớn thứ 8 trong cả nước. Khoảng một phần ba ngô và đậu tương mà nông dân trong khu vực của tôi trồng được chuyển đến Trung Quốc mỗi ngày. Khu vực của tôi có lượng công nhân Caterpillar lớn hơn bất kỳ đâu trên thế giới. Ở quận của tôi, chúng tôi sản xuất rất nhiều động cơ, máy kéo và máy xúc”.
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường nói chuyện cùng với chủ tịch và giám đốc Caterpillar Inc. Douglas Oberhelman trong cuộc họp với những người tham gia Diễn đàn Phát triển Trung Quốc tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh vào ngày 24/03/2014. (Ảnh: LINTAO ZHANG / AFP qua Getty Images)
Ông chỉ ra rằng Caterpillar có 29 nhà máy sản xuất cũng như 4 cơ sở R&D (nghiên cứu và phát triển) ở Trung Quốc. Với những thực tế này, rõ ràng có sự khác biệt giữa phần lớn các bài hùng biện được nghe tại Quốc hội, nơi các nhà lập pháp đang kêu gọi tư duy theo kiểu Chiến tranh Lạnh để chống lại mối đe dọa của ĐCSTQ, và thực tế hàng ngày của mối quan hệ đối tác kinh tế chặt chẽ giữa những người lao động Mỹ và các doanh nghiệp Trung Quốc.
Ông chỉ ra rằng Caterpillar có 29 nhà máy sản xuất cũng như 4 cơ sở R&D (nghiên cứu và phát triển) ở Trung Quốc. Với những thực tế này, rõ ràng có sự khác biệt giữa phần lớn các bài hùng biện được nghe tại Quốc hội, nơi các nhà lập pháp đang kêu gọi tư duy theo kiểu Chiến tranh Lạnh để chống lại mối đe dọa của ĐCSTQ, và thực tế hàng ngày của mối quan hệ đối tác kinh tế chặt chẽ giữa những người lao động Mỹ và các doanh nghiệp Trung Quốc.
2) Lời hứa sáo rỗng khi Bắc Kinh gia nhập WTO
Nếu như những lập luận được đưa ra vào thời điểm Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2001 là đúng, và việc cho phép ra nhập tổ chức này đã mở ra một hệ thống thương mại kiểu phương Tây dựa nhiều trên luật lệ hơn cho Trung Quốc, thì ông LaHood cho rằng sự khác biệt giữa các lập trường chính trị và kinh tế sẽ không quá nghiêm trọng như hiện tại. Tuy nhiên, những lời hứa được đưa ra vào thời điểm Bắc Kinh tìm cách gia nhập WTO chỉ là những lời sáo rỗng, ông nói.
Ông LaHood bình luận: “Nhìn chung, họ chưa có thói quen hành xử với một hệ thống dựa trên quy tắc. Họ tiếp tục ăn cắp tài sản trí tuệ của chúng ta, họ tiếp tục không tuân thủ các quy tắc và tiêu chuẩn giống như cách mọi quốc gia công nghiệp phát triển trên thế giới đều làm”.
3) Lực hút của thị trường Trung Quốc
Ông James Palmer, phó tổng biên tập của Foreign Policy, một tạp chí có trụ sở tại Washington, cho biết giới tinh hoa của Trung Quốc ngày càng phát triển thành thạo việc tâng bốc cái tôi của các nhà lãnh đạo và đại diện của doanh nghiệp Mỹ, khiến cho mối quan hệ kinh tế trở nên gắn bó sâu sắc dù không phù hợp với các mục tiêu chính trị của Mỹ. Ông nói, các doanh nhân Mỹ cảm thấy bị hấp dẫn bởi “lực hút” của thị trường Trung Quốc với 1,3 tỷ người tiêu dùng và tiềm năng thương mại to lớn mà họ nhìn thấy ở đó, và sức hấp dẫn của lợi nhuận kếch xù ngăn cản các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Mỹ phản ứng trước những vi phạm tràn lan như trộm cắp quyền sở hữu trí tuệ (IP).
Theo Ủy ban về Trộm cắp Sở hữu Trí tuệ Mỹ, việc đánh cắp sở hữu trí tuệ của các thực thể Trung Quốc đã khiến Mỹ thiệt hại ước tính từ 225 tỷ đến 600 tỷ USD mỗi năm trong những năm gần đây.
Ông Palmer nói: “Chúng ta đã thấy sự không sẵn lòng hợp tác với hành vi trộm cắp, nhưng những điều đó không thực sự ngăn cản được việc các doanh nghiệp muốn thâm nhập vào thị trường [Trung Quốc], để hưởng lợi ích của lao động rẻ và việc lao động rẻ không bị ảnh hưởng bới các công đoàn, bởi vì nếu có một điều ĐCSTQ mà ghét, thì đó là công đoàn".
4) Những doanh nhân Mỹ trở thành các nhà vận động hành lang cho Trung Quốc
Ông Palmer cho rằng, khi các doanh nhân Mỹ đến Trung Quốc, họ thường dễ dàng tin vào sự đảm bảo về của tầm quan trọng trong quan hệ đối tác kinh tế Mỹ - Trung cũng như những lời xu nịnh về vai trò của họ trong việc duy trì mối quan hệ này. Ông nói, điều quan trọng là phải xem xét kỹ cách mà ĐCSTQ tiến hành các hành vi thao túng tâm lý nhắm tới các nhà điều hành doanh nghiệp phương Tây.
Ông Palmer nói: “Các bạn đến Bắc Kinh, các bạn đến khách sạn Shangri-La hoặc Mandarin Oriental, các bạn ở một khách sạn năm sao, và xung quanh các bạn là những người Trung Quốc trẻ tuổi dễ chịu, những người nói với các bạn rằng các bạn quan trọng như thế nào, tầm quan trọng của mối quan hệ Mỹ - Trung là như thế nào, việc kinh doanh quan trọng đối với họ như thế nào, và cả hai phía đều có những kẻ cực đoan nhưng các bạn có thể là người có tiếng nói trung hòa, người trở thành cầu nối”.
Ông nói thêm: “Và sau đó các bạn quay lại và các bạn nói ở Washington D.C., ồ, người Trung Quốc thực sự là những người hiểu lý lẽ. Và trên thực tế các bạn tự biến mình thành một nhà vận động hành lang" cho ĐCSTQ.
5) Mỹ cần những chiến thuật hiệu quả trước Trung Quốc
Ông Palmer đánh giá kiểu tấn công nhẹ nhàng nhắm vào các doanh nhân Mỹ này là khó đối phó vì tất nhiên là không thể hoặc nói một cách khách quan là không nên ngăn cản các cuộc trò chuyện thân thiện giữa người Trung Quốc và những người Mỹ đang ghé thăm. Các nhà lãnh đạo kinh doanh và chính trị phải đưa ra các chiến thuật hiệu quả để áp dụng. Ông Palmer trích dẫn về các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với nhà sản xuất điện thoại thông minh và thiết bị công nghệ cao Huawei vào năm 2019 như một ví dụ về một phương thức hiệu quả để đáp trả các hành vi vi phạm của Trung Quốc.
Ông Palmer nói: “Trường hợp Huawei đã cung cấp cho chúng ta một số mô hình rất hữu ích cho các lệnh trừng phạt và các công cụ trừng phạt, thứ đã được củng cố và sử dụng để chống lại Nga”.
Một màn hình hiển thị logo của Huawei phía sau Ngoại trưởng Mike Pompeo khi ông phát biểu trong cuộc họp báo tại Bộ Ngoại giao ở Washington, DC vào ngày 15/07/2020. Trong ngày hôm đó, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết, ông sẽ thăm Anh và Đan Mạch vào tuần tới, vài ngày sau khi London làm hài lòng Washington với lệnh cấm đối với gã khổng lồ viễn thông Trung Quốc Huawei. (Ảnh: ANDREW HARNIK / POOL / AFP qua Getty Images)
Ông nói thêm, sự tách rời về kinh tế cũng có thể xảy ra do các sáng kiến của chính Bắc Kinh. Điều này xảy ra khi các quan chức Trung Quốc mắc phải “chứng hoang tưởng nội tại” về những ảnh hưởng của Mỹ, hay điều mà các nhà lãnh đạo ĐCSTQ coi là “sự thâm nhập về kinh tế và văn hóa của Mỹ”, ông tiếp tục. Một ví dụ về điều này là có thể dễ nhận thấy trong ngành công nghiệp giải trí, nơi mà các bộ phim do Mỹ sản xuất gặp nhiều khó khăn trong việc vượt qua các nhà kiểm duyệt sàng lọc sản phẩm điện ảnh.
Ông Palmer nói: “Hollywood trong nhiều năm là một ví dụ điển hình của một ngành công nghiệp Mỹ sẽ làm bất cứ điều gì Bắc Kinh yêu cầu để có được quyền tiếp cận thị trường, nhưng rất ít phim được phép chiếu ở Trung Quốc đến mức điều đó đang bắt đầu tác động đến Hollywood”.
Ông nói thêm, sự tách rời về kinh tế cũng có thể xảy ra do các sáng kiến của chính Bắc Kinh. Điều này xảy ra khi các quan chức Trung Quốc mắc phải “chứng hoang tưởng nội tại” về những ảnh hưởng của Mỹ, hay điều mà các nhà lãnh đạo ĐCSTQ coi là “sự thâm nhập về kinh tế và văn hóa của Mỹ”, ông tiếp tục. Một ví dụ về điều này là có thể dễ nhận thấy trong ngành công nghiệp giải trí, nơi mà các bộ phim do Mỹ sản xuất gặp nhiều khó khăn trong việc vượt qua các nhà kiểm duyệt sàng lọc sản phẩm điện ảnh.
Ông Palmer nói: “Hollywood trong nhiều năm là một ví dụ điển hình của một ngành công nghiệp Mỹ sẽ làm bất cứ điều gì Bắc Kinh yêu cầu để có được quyền tiếp cận thị trường, nhưng rất ít phim được phép chiếu ở Trung Quốc đến mức điều đó đang bắt đầu tác động đến Hollywood”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét