Lạm phát cao, kinh tế đình trệ, nước Mỹ lao đao
Jeffrey Tucker - Mặc dù khủng hoảng lạm phát đang đe dọa chính quyền Biden trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ sắp tới, nhưng khó có khả năng giới cánh tả sẽ hành động dứt khoát để kiềm chế đà tăng của giá cả. Các biện pháp mạnh mẽ để kiềm chế lạm phát có thể dẫn đến một cuộc suy thoái kinh tế tai hại, và sẽ đưa ông Trump trở lại vị trí Tổng thống vào năm 2024. Tuy nhiên, vẫn còn một viễn cảnh tồi tệ hơn mà phe cánh tả không tính tới, đó là sự kết hợp của lạm phát và suy giảm kinh tế.1) Lạm phát đang làm mất uy tín của chính quyền Biden
Cuối cùng, chúng ta cũng có một vấn đề thực sự gắn kết người dân Mỹ lại với nhau: lạm phát . Mọi người đều ghét nó. Đó là toàn bộ chủ đề của các cuộc trò chuyện tại các cửa hàng, trên đường phố, công viên hoặc trong bất kỳ bối cảnh nào. Bạn muốn có một người bạn ư? Chỉ cần đến gặp bất kỳ ai và bắt đầu phàn nàn về giá cả. Họ sẽ hào hứng tham gia, và trở thành những người bạn mới thân thiết nhất.
Vấn đề lạm phát đang ảnh hưởng đến cuộc sống của người Mỹ về mọi mặt. Nó phá hoại các kế hoạch tài chính. Nó đang thay đổi kế hoạch du lịch. Mọi người đang cố gắng để mua được một chiếc xe nhỏ hơn nhưng có rất ít xe như vậy. Những ngôi nhà nóng hơn vào mùa hè vì người dân sợ phải chi trả hóa đơn tiền điện tăng cao. Chế độ ăn kiêng mà mọi người muốn áp dụng bỗng nhiên được dễ dàng chấp nhận hơn nhiều. Và đã đến lúc người dân Mỹ loại bỏ tất cả những thói quen sử dụng chất gây nghiện không nên có mà họ mắc phải trong các đợt phong tỏa.
Mọi dự đoán đều cho rằng chỉ riêng lạm phát đã đủ để làm mất uy tín của chính quyền ông Biden. Dường như Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), vốn có liên hệ chặt chẽ với chính quyền ông Biden, sẽ ưu tiên hàng đầu việc kiểm soát giá cả với một số biện pháp thắt chặt tiền tệ mạnh mẽ.
2) Liệu Fed có thể hành động dứt khoát?
Tôi nghi ngờ Fed có thể hành động hoàn toàn dứt khoát, vì 3 lý do. Đầu tiên, sự mở rộng tiền tệ cho giai đoạn 2020 – 21 sẽ trở thành đặc hữu (một vấn đề tồn tại lâu dài), nếu sử dụng ngôn ngữ COVID. Giá cả cần phải điều chỉnh theo cách này hay cách khác. Fed có thể thu hồi một số khoản tiền tệ dư thừa nhưng sẽ không dễ dàng và trọn vẹn.
Thứ hai, chính quyền ông Biden có những quan điểm trái chiều đối với chính lạm phát. Ngay từ đầu, chúng ta đã thấy được một số manh mối khi ông Biden và những người phát ngôn của ông đưa ra thông điệp về một điều tích cực của lạm phát: giá nhiên liệu tăng sẽ đẩy nhanh quá trình chuyển đổi cần thiết sang năng lượng gió và mặt trời. Đây là một quan điểm đáng ngại vì nó có nghĩa là mức sống của chúng ta sẽ bị hy sinh để phục vụ cho một mục tiêu tai quái quy định cách chúng ta nên sống. Và không có gì đáng ngạc nhiên ở đây cả. Đây chính xác là những gì ông Biden đã cam kết sẽ mang lại.
3) Giới cánh tả thích lạm phát hơn là suy thoái
Lý do thứ ba, và đây mới là điều thực sự thú vị, giới trung tả và cực tả có lịch sử 90 năm ủng hộ lạm phát hơn là suy thoái. Lạm phát có thể gây khó chịu nhưng chính tình trạng thất nghiệp và tăng trưởng âm mới thực sự là ác mộng với những người theo cánh tả. Phần lớn điều này bắt nguồn từ một quan điểm thiên lệch được xây dựng bởi ông John Maynard Keynes, nhà kinh tế học đã viết lại kinh tế học để phù hợp với các xu hướng vĩ mô xuất hiện giữa các cuộc chiến tranh.
Vì vậy, tôi vẫn chờ đợi ngày mà ai đó ở New York Times sẽ đưa ra phát biểu: Lạm phát là xấu nhưng suy thoái còn tồi tệ hơn, vì vậy hãy luôn chọn cái đầu tiên chứ không phải cái thứ hai. Và nó thực sự đã diễn ra. Dòng tiêu đề của một bài báo từ New York Times có nội dung: "Một cuộc suy thoái sẽ làm tổn hại Đảng Dân Chủ. Một số cảnh báo nó cũng sẽ làm tổn thương nền dân chủ".
Lập luận là như thế này. Đúng là lạm phát sẽ gây tổn hại cho Đảng Dân Chủ vào tháng 11 tới đây (bầu cử giữa nhiệm kỳ). Tuy nhiên, chính quyền Biden sẽ có thời gian sau cuộc bầu cử để triển khai tất cả các loại biện pháp khẩn cấp để kiềm chế lạm phát ở một mức độ nào đó. Nếu Fed và chính quyền hành động ngay bây giờ với một cuộc chiến tổng lực chống lạm phát, sẽ có một kết quả chắc chắn: suy thoái kinh tế lớn, một cuộc khủng hoảng có thể kéo dài trong nhiều năm.
Và đây là hậu quả thực sự khiến cảnh tả lo sợ: Cuộc suy thoái như vậy gần như chắc chắn sẽ nhanh chóng đưa ông Donald Trump trở lại vị trí Tổng thống vào năm 2024. Đúng là một điều kinh khủng. Đây chính là ý nghĩa mà New York Times ám chỉ khi nói về việc “làm tổn thương nền dân chủ”.
Một điều hiển nhiên trong tâm trí họ là họ đại diện cho dân chủ trong khi ông Trump chắc chắn đại diện cho một cơn ác mộng độc tài thường thấy giữa các cuộc chiến tranh. Họ không dùng từ Hitler nhưng đó là ý họ ám chỉ.
Cựu Tổng thống Donald Trump phát biểu trước những người ủng hộ tại một cuộc mít-tinh vào ngày 02/04/2022 gần Washington, Michigan. Trump ở Michigan để thúc đẩy chương trình nghị sự Nước Mỹ trên hết và bày tỏ sự ủng hộ đối với một số ứng cử viên Đảng Cộng hòa ở Michigan. (Ảnh: Scott Olson / Getty Images)
Bài báo của Times trích dẫn những suy nghĩ của ông David Frum, một người từng theo trường phái bảo thủ. Tôi đã rất ngạc nhiên khi nhấp vào nó và chỉ thấy những dòng Twitter. Ông Frum đã đưa ra lập luận dựa trên các sự kiện lịch sử gần đây.
Các cơ sở của việc duy trì quyền lực chính trị sẽ được xác định trong khoảng ít nhất là 6 tháng trước cuộc bầu cử. Nếu không có tăng trưởng mạnh mẽ sau khủng hoảng, và - giống như trường hợp George HW Bush sau suy thoái 1990 – 91 (suy thoái này đã khiến Tổng thống Bush không được tái đắc cử) - việc tái đắc cử trở nên khó khăn. …
Bài báo của Times trích dẫn những suy nghĩ của ông David Frum, một người từng theo trường phái bảo thủ. Tôi đã rất ngạc nhiên khi nhấp vào nó và chỉ thấy những dòng Twitter. Ông Frum đã đưa ra lập luận dựa trên các sự kiện lịch sử gần đây.
Các cơ sở của việc duy trì quyền lực chính trị sẽ được xác định trong khoảng ít nhất là 6 tháng trước cuộc bầu cử. Nếu không có tăng trưởng mạnh mẽ sau khủng hoảng, và - giống như trường hợp George HW Bush sau suy thoái 1990 – 91 (suy thoái này đã khiến Tổng thống Bush không được tái đắc cử) - việc tái đắc cử trở nên khó khăn. …
Vì vậy, nếu Mỹ phải trải qua một cuộc suy thoái kinh tế làm mất uy tín của giới cầm quyền vào năm 2022 – 23, thì Mỹ có thể sẽ có một cuộc bầu cử mang tính hủy hoại nền dân chủ vào năm sau. Cục Dự trữ Liên bang có nghĩa vụ lớn vào tuần này trong việc xác định chính sách của mình một cách thích hợp. Một tính toán sai lầm trong chính sách tiền tệ vào năm 2022 có thể ảnh hưởng tới cả thời kỳ lịch sử lâu dài của nước Mỹ trong thời gian tới.
Ông Frum đã nói thêm về thời kỳ thế kỷ 19 và về quyết định năm 1873 để khôi phục chế độ bản vị vàng. Ông cho rằng nó đã phá hoại tăng trưởng kinh tế và chấm dứt công cuộc Tái thiết ở miền Nam. Ông cũng nhân tiện không nhắc tới việc điều đó đã tạo điều kiện cho hai thập kỷ tăng trưởng cao nhất trong lịch sử Mỹ.
Dù sao đi nữa, điều quan trọng ở đây là kết luận được rút ra. Điểm mấu chốt là nên chấp nhận những tổn thất chính trị do lạm phát hơn là đối mặt với sự sụp đổ chắc chắn hơn nhiều do tăng trưởng kinh tế yếu hoặc suy giảm. Nếu buộc phải lựa chọn giữa hai điều không mấy dễ chịu này, Đảng Dân Chủ luôn chọn lạm phát. Sự lựa chọn này càng trở nên bức thiết hơn bởi mối đe dọa nghiêm trọng tới từ nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của ông Trump.
Việc kinh tế và chính trị kết hợp với nhau có lẽ là điều bình thường. Nhưng thực sự lần này mọi thứ đã vượt tầm kiểm soát với việc nhắm mắt làm ngơ trước sự tàn phá của lạm phát đối với tầng lớp lao động và trung lưu Mỹ chỉ để phục vụ cho Hội chứng rối loạn tâm thần về ông Trump. Căn bệnh này dường như đã vĩnh viễn phá hoại sự tỉnh táo trong toàn bộ đám đông cánh tả này. Điều này có nghĩa là có những người với quyền lực trong tay có thể đã quyết định rằng cảnh ngộ khốn khổ của những người dân Mỹ hiện tại vẫn có thể chấp nhận được.
Ông Frum đã nói thêm về thời kỳ thế kỷ 19 và về quyết định năm 1873 để khôi phục chế độ bản vị vàng. Ông cho rằng nó đã phá hoại tăng trưởng kinh tế và chấm dứt công cuộc Tái thiết ở miền Nam. Ông cũng nhân tiện không nhắc tới việc điều đó đã tạo điều kiện cho hai thập kỷ tăng trưởng cao nhất trong lịch sử Mỹ.
Dù sao đi nữa, điều quan trọng ở đây là kết luận được rút ra. Điểm mấu chốt là nên chấp nhận những tổn thất chính trị do lạm phát hơn là đối mặt với sự sụp đổ chắc chắn hơn nhiều do tăng trưởng kinh tế yếu hoặc suy giảm. Nếu buộc phải lựa chọn giữa hai điều không mấy dễ chịu này, Đảng Dân Chủ luôn chọn lạm phát. Sự lựa chọn này càng trở nên bức thiết hơn bởi mối đe dọa nghiêm trọng tới từ nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của ông Trump.
Việc kinh tế và chính trị kết hợp với nhau có lẽ là điều bình thường. Nhưng thực sự lần này mọi thứ đã vượt tầm kiểm soát với việc nhắm mắt làm ngơ trước sự tàn phá của lạm phát đối với tầng lớp lao động và trung lưu Mỹ chỉ để phục vụ cho Hội chứng rối loạn tâm thần về ông Trump. Căn bệnh này dường như đã vĩnh viễn phá hoại sự tỉnh táo trong toàn bộ đám đông cánh tả này. Điều này có nghĩa là có những người với quyền lực trong tay có thể đã quyết định rằng cảnh ngộ khốn khổ của những người dân Mỹ hiện tại vẫn có thể chấp nhận được.
4) Lạm phát sẽ xảy ra đồng thời với suy thoái kinh tế?
Vâng, điều đó thật đáng sợ. Nhưng vẫn còn có một sự ảo tưởng sai lầm khác nằm trong suy nghĩ kiểu này. Dường như suy nghĩ này loại trừ khả năng lạm phát cao có thể xảy ra đồng thời với suy thoái kinh tế nghiêm trọng. Các mô hình mà giới cầm quyền cánh tả sử dụng lâu nay dường như loại trừ điều đó. Và cho dù đã có sự xuất hiện trong thời gian ngắn của lạm phát đình trệ vào những năm 1970, quan điểm được thừa nhận chung là chúng ta có thể chọn một trong hai khả năng.
Điều này hoàn toàn hồ đồ, và ta có thể thấy những bằng chứng chống lại quan điểm đó khắp nơi xung quanh chúng ta. Khi chính quyền ông Biden bắt đầu giải phóng kho dự trữ xăng dầu, giá có giảm không? Không, và đó là bởi vì sự mất giá của USD đang diễn ra.
Nhìn vào lĩnh vực nhà ở: nhu cầu giảm, lãi suất thế chấp đang bùng nổ, nhưng giá nhà đất vẫn tiếp tục tăng. Đó là bởi vì những mức giá này không xuất phát từ mức cung và cầu về nhà ở mà là do cung và cầu đối với bản thân tiền tệ.
Hoặc xem xét lĩnh vực bán lẻ: chúng ta đang thấy doanh số giảm cùng với giá tăng. Biểu đồ mối quan hệ giữa gia tăng bán lẻ và chỉ số giá tiêu dùng. Đường mầu xanh: gia tăng doanh số bán lẻ. Đường mầu đỏ: chỉ số giá tiêu dùng. (Ảnh: FRED / Jeffrey A. Tucker)
Điều này thực sự thách thức tư duy bình thường, và khiến quy luật cung cầu thông thường có vẻ không còn đúng. Thực ra không phải như vậy. Vấn đề thực sự là bản thân cung và cầu về tiền đã lấn át các tác động của cung cầu đối với hàng hóa và dịch vụ. Điều này dẫn đến kỳ vọng lạm phát cao nhất trong 41 năm.
Kỳ vọng lạm phát được tính toán bởi Đại học Michigan. (Ảnh: FRED / Jeffrey A. Tucker)
Cũng nên chú ý rằng vận tốc của tiền (tốc độ mà tiền thay đổi chủ) vẫn chưa thực sự thay đổi do ảnh hưởng của những kỳ vọng lạm phát, ít nhất là theo dữ liệu chính thức. Nếu vận tốc tiền thay đổi và bắt đầu tăng lên, lạm phát sẽ được thúc đẩy lên cao hơn (theo phương trình Lượng tiền * Tốc quay vòng tiền = Mức giá * Số hàng hóa và dịch vụ trao đổi). Khi đó, Fed thực sự sẽ có một tình huống khó khăn.
Vấn đề là thế này. Đảng Dân Chủ tin rằng họ phải lựa chọn một trong hai khả năng: lạm phát hoặc suy thoái. Thực tế đang chỉ ra một viễn cảnh khủng khiếp hơn. Họ có thể phải đối mặt với cả hai vấn đề. Khi đó, họ sẽ đứng trước một vận mệnh tồi tệ nhất mà họ có thể tưởng tượng ra.
Cũng nên chú ý rằng vận tốc của tiền (tốc độ mà tiền thay đổi chủ) vẫn chưa thực sự thay đổi do ảnh hưởng của những kỳ vọng lạm phát, ít nhất là theo dữ liệu chính thức. Nếu vận tốc tiền thay đổi và bắt đầu tăng lên, lạm phát sẽ được thúc đẩy lên cao hơn (theo phương trình Lượng tiền * Tốc quay vòng tiền = Mức giá * Số hàng hóa và dịch vụ trao đổi). Khi đó, Fed thực sự sẽ có một tình huống khó khăn.
Vấn đề là thế này. Đảng Dân Chủ tin rằng họ phải lựa chọn một trong hai khả năng: lạm phát hoặc suy thoái. Thực tế đang chỉ ra một viễn cảnh khủng khiếp hơn. Họ có thể phải đối mặt với cả hai vấn đề. Khi đó, họ sẽ đứng trước một vận mệnh tồi tệ nhất mà họ có thể tưởng tượng ra.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét