Moscow đang trên đà kết thúc thắng lợi chiến dịch quân sự đặc biệt
1) Phát biểu bất ngờ của Tổng thư ký NATO về tình hình UkraineTổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg ngày 12-6 khẳng định mục tiêu của liên minh do Mỹ dẫn đầu là nâng cao vị thế của Ukraine trên bàn đàm phán với Nga.
Phát biểu tại Đối thoại Kultaranta ở Phần Lan, theo sau cuộc gặp với Thổng thống Phần Lan Sauli Niinisto, Tổng thư ký Stoltenberg nói thêm rằng mọi thỏa thuận hòa bình tiềm tàng đều bao gồm những nhượng bộ, kể cả về mặt lãnh thổ.
Ông Stoltenberg nhấn mạnh phương Tây sẵn sàng "trả giá" để củng cố sức mạnh quân sự cho Ukraine, song Kiev sẽ phải đưa ra một số nhượng bộ về lãnh thổ với Moscow để chấm dứt xung đột hiện tại.
"Hòa bình là khả thi. Câu hỏi duy nhất là bạn sẵn sàng đánh đổi bao nhiêu để đạt được hòa bình. Bạn sẵn sàng hy sinh… bao nhiêu lãnh thổ, bao nhiêu độc lập, bao nhiêu chủ quyền?" – Tổng thư ký Stoltenberg nói, theo đài RT.
Ông Stoltenberg không đề xuất Ukraine nên chấp nhận những điều khoản nào, chỉ nói rằng vấn đề này do những người "đang trả giá cao nhất" quyết định trong lúc NATO và phương Tây tiếp tục viện trợ vũ khí nhằm nâng cao vị thế của Kiev trong bàn đàm phán.Tuyên bố trên được ông Stoltenberg đưa ra trong lúc các quốc gia phương Tây ủng hộ Ukraine được cho là sẽ sớm gây sức ép, buộc Kiev ký thỏa thuận với Moscow.
Ông Stoltenberg nhấn mạnh phương Tây sẵn sàng "trả giá" để củng cố sức mạnh quân sự cho Ukraine, song Kiev sẽ phải đưa ra một số nhượng bộ về lãnh thổ với Moscow để chấm dứt xung đột hiện tại.
"Hòa bình là khả thi. Câu hỏi duy nhất là bạn sẵn sàng đánh đổi bao nhiêu để đạt được hòa bình. Bạn sẵn sàng hy sinh… bao nhiêu lãnh thổ, bao nhiêu độc lập, bao nhiêu chủ quyền?" – Tổng thư ký Stoltenberg nói, theo đài RT.
Ông Stoltenberg không đề xuất Ukraine nên chấp nhận những điều khoản nào, chỉ nói rằng vấn đề này do những người "đang trả giá cao nhất" quyết định trong lúc NATO và phương Tây tiếp tục viện trợ vũ khí nhằm nâng cao vị thế của Kiev trong bàn đàm phán.Tuyên bố trên được ông Stoltenberg đưa ra trong lúc các quốc gia phương Tây ủng hộ Ukraine được cho là sẽ sớm gây sức ép, buộc Kiev ký thỏa thuận với Moscow.
Mặc dù giới chức Mỹ và Anh thường xuyên tuyên bố Ukraine "có thể giành chiến thắng" trong cuộc chiến với Nga, đài CNN mới đây đưa tin giới chức Washington, London và Brussels đang tiến hành những cuộc họp mà không có sự góp mặt của những người đồng cấp Ukraine trong một nỗ lực nhằm xúc tiến thỏa thuận ngừng bắn và hòa bình Nga-Ukraine.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cũng tuyên bố rằng các bên nước ngoài giấu tên đang cố gắng "gây sức ép lên chúng tôi một chút" để đạt được một thỏa thuận, khi công chúng ở các quốc gia ủng hộ Ukraine ngày càng "mệt mỏi vì chiến tranh".
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron phủ nhận việc thúc giục Tổng thống Zelensky từ bỏ một phần lãnh thổ để đổi lấy thỏa thuận hòa bình với Nga. Trong khi đó, cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger khẳng định vào tháng trước rằng đây là điều Kiev nên làm.
2) Lợi thế có thể giúp Nga định đoạt cục diện chiến sự với Ukraine
Chuyên gia nhận định, việc Nga đang giành thế áp đảo ở Biển Đen có thể sẽ trở thành "lá bài" giúp họ định đoạt cuộc giao tranh hơn 100 ngày qua với Ukraine.
Đảo Rắn chiến lược của Ukraine trên Biển Đen hiện do Nga kiểm soát (Ảnh: Newsweek).
Ngay từ những ngày đầu tiên khi phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine, Nga đã nhanh chóng đưa lực lượng tới chớp nhoáng giành quyền kiểm soát đảo Rắn, hòn đảo chiến lược của Kiev nằm ngoài khơi biển Đen. Đây là dấu hiệu cho thấy, Nga hiểu được tầm quan trọng rất lớn của khu vực biển này với Ukraine và với cuộc chiến.
Bộ Quốc phòng Anh cho biết, trong những tuần qua, Nga được cho đã đưa nhiều khí tài phòng không tới đảo Rắn, nơi mà nhờ ưu thế về vũ khí Moscow đã đạt được thế áp đảo, thậm chí phong tỏa khu vực biển của Kiev.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã kêu gọi phương Tây viện trợ thêm tên lửa chống hạm nhằm đối phó với tình trạng biển Đen bị phong tỏa, đồng thời cảnh báo rằng 75 triệu tấn ngũ cốc có thể bị kẹt lại Ukraine cho tới mùa thu. Tuy nhiên, chuyên gia cho rằng các vũ khí này chưa chắc đã mang lại lợi thế cho Ukraine.
"Kể cả với tên lửa chống hạm thì nó cũng chỉ đối phó được phần nào mối đe dọa từ tàu mặt nước", chuyên gia Sal Mercogliano từ Đại học Campbell (Mỹ) nhận định.
"Mối đe dọa khác từ Nga chính là các tàu ngầm, khí tài có thể đặt mìn, phóng ngư lôi và hoạt động ẩn dưới đại dương", ông Mercogliano phân tích.
Ông nhận định: "Chừng nào mà Nga còn khiến Ukraine không dùng được cảng của họ trên Biển Đen thì đó là một cuộc chiến kinh tế chống lại Kiev. Nếu Ukraine không thể xuất khẩu lúa mì, điều đó sẽ làm họ tổn thương".
Nga hiện đã kiểm soát toàn bộ khu vực biển Azov của Ukraine và giờ đây ưu thế vũ khí của họ được xem đang khiến các cảng ở khu vực biển Đen của Ukraine không thể vận hành. Nga đang điều hàng loạt tàu chiến, tàu ngầm thực hiện nhiệm vụ tuần tra tại đây.
Việc Nga tiếp tục đưa thêm chiến hạm và lực lượng, cũng như khí tài phòng không tới đảo Rắn đã khiến Ukraine dù vẫn kiểm soát thành phố cảng Odessa nhưng lại không thể đưa hàng hóa ra khỏi các cảng.
Ukraine đã mở chiến dịch phản công giành lại đảo Rắn nhưng bất thành. Một chuyên gia quân sự nói với BBC rằng, nếu lực lượng Nga thành công trong việc triển khai thêm các hệ thống tên lửa tầm xa trên hòn đảo thì điều đó có nghĩa là Moscow có thể kiểm soát khu vực biển, đất liền và không phận ở tây bắc của biển Đen và ở phía nam của Ukraine.
Lợi thế của Nga
Theo Newsweek, Nga đang có lợi thế rõ ràng ở Biển Đen. Sau khi sáp nhập bán đảo Crimea năm 2014, Nga coi đây là khu vực chiến lược và đã gia tăng hiện diện quân sự.
Ukraine đã cố gắng trong việc hạn chế tàu Nga tiếp cận lãnh thổ phía nam. Bộ Quốc phòng Ukraine tuyên bố rằng họ đã dùng tên lửa chống hạm của Anh đẩy hạm đội hải quân Nga lùi ra 112km so với khu vực duyên hải. Tuy nhiên, dù phương Tây có gửi thêm tên lửa nữa thì điều này cũng có thể là không đủ.
"Mặc dù tên lửa chống hạm có thể cho phép Ukraine khiến tàu Nga lùi ra xa lãnh thổ mà Kiev đang kiểm soát, nhưng chúng có thể sẽ không ngăn được Nga phóng tên lửa hành trình vào Ukraine từ khoảng cách xa hơn", chuyên gia người Australia Mick Ryan nhận định.
Với lợi thế về cả tàu ngầm và tên lửa tầm xa, Nga rõ ràng là bên đang kiểm soát khu vực biển Đen của Ukraine và rất khó để Kiev lật ngược ưu thế này.
"Tôi cho rằng, vấn đề Biển Đen cần phải giải quyết bằng phương án đàm phán một hành lang an toàn cho tàu chở ngũ cốc của Ukraine ra ngoài thế giới. Đó là giải pháp duy nhất. Thực tế là Nga rất mạnh ở Biển Đen và tôi không thấy một giải pháp quân sự nào phù hợp ở đây", ông Ryan nói.
Nga nhiều lần khẳng định họ không ngăn cản tàu thương mại ở Biển Đen, nhưng cáo buộc Ukraine rải mìn ở khu vực này khiến các tàu không thể di chuyển. Nga cũng cho rằng các lệnh trừng phạt phương Tây là một trong những yếu tố gây nên khủng hoảng lương thực toàn cầu.
Tuy nhiên, ông Ryan cho rằng, Nga đang chiếm ưu thế rất lớn ở Biển Đen và sẽ chỉ nhượng bộ khi Ukraine và phương Tây nhượng bộ trước.
"Tôi có thể chắc chắn Nga sẽ đưa vấn đề Biển Đen vào bất cứ thỏa thuận chấm dứt chiến sự nào", chuyên gia Ryan nói, nhận định về lợi thế của Nga trong việc định đoạt cục diện cuộc khủng hoảng Ukraine.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cũng tuyên bố rằng các bên nước ngoài giấu tên đang cố gắng "gây sức ép lên chúng tôi một chút" để đạt được một thỏa thuận, khi công chúng ở các quốc gia ủng hộ Ukraine ngày càng "mệt mỏi vì chiến tranh".
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron phủ nhận việc thúc giục Tổng thống Zelensky từ bỏ một phần lãnh thổ để đổi lấy thỏa thuận hòa bình với Nga. Trong khi đó, cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger khẳng định vào tháng trước rằng đây là điều Kiev nên làm.
2) Lợi thế có thể giúp Nga định đoạt cục diện chiến sự với Ukraine
Chuyên gia nhận định, việc Nga đang giành thế áp đảo ở Biển Đen có thể sẽ trở thành "lá bài" giúp họ định đoạt cuộc giao tranh hơn 100 ngày qua với Ukraine.
Đảo Rắn chiến lược của Ukraine trên Biển Đen hiện do Nga kiểm soát (Ảnh: Newsweek).
Ngay từ những ngày đầu tiên khi phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine, Nga đã nhanh chóng đưa lực lượng tới chớp nhoáng giành quyền kiểm soát đảo Rắn, hòn đảo chiến lược của Kiev nằm ngoài khơi biển Đen. Đây là dấu hiệu cho thấy, Nga hiểu được tầm quan trọng rất lớn của khu vực biển này với Ukraine và với cuộc chiến.
Bộ Quốc phòng Anh cho biết, trong những tuần qua, Nga được cho đã đưa nhiều khí tài phòng không tới đảo Rắn, nơi mà nhờ ưu thế về vũ khí Moscow đã đạt được thế áp đảo, thậm chí phong tỏa khu vực biển của Kiev.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã kêu gọi phương Tây viện trợ thêm tên lửa chống hạm nhằm đối phó với tình trạng biển Đen bị phong tỏa, đồng thời cảnh báo rằng 75 triệu tấn ngũ cốc có thể bị kẹt lại Ukraine cho tới mùa thu. Tuy nhiên, chuyên gia cho rằng các vũ khí này chưa chắc đã mang lại lợi thế cho Ukraine.
"Kể cả với tên lửa chống hạm thì nó cũng chỉ đối phó được phần nào mối đe dọa từ tàu mặt nước", chuyên gia Sal Mercogliano từ Đại học Campbell (Mỹ) nhận định.
"Mối đe dọa khác từ Nga chính là các tàu ngầm, khí tài có thể đặt mìn, phóng ngư lôi và hoạt động ẩn dưới đại dương", ông Mercogliano phân tích.
Ông nhận định: "Chừng nào mà Nga còn khiến Ukraine không dùng được cảng của họ trên Biển Đen thì đó là một cuộc chiến kinh tế chống lại Kiev. Nếu Ukraine không thể xuất khẩu lúa mì, điều đó sẽ làm họ tổn thương".
Nga hiện đã kiểm soát toàn bộ khu vực biển Azov của Ukraine và giờ đây ưu thế vũ khí của họ được xem đang khiến các cảng ở khu vực biển Đen của Ukraine không thể vận hành. Nga đang điều hàng loạt tàu chiến, tàu ngầm thực hiện nhiệm vụ tuần tra tại đây.
Việc Nga tiếp tục đưa thêm chiến hạm và lực lượng, cũng như khí tài phòng không tới đảo Rắn đã khiến Ukraine dù vẫn kiểm soát thành phố cảng Odessa nhưng lại không thể đưa hàng hóa ra khỏi các cảng.
Ukraine đã mở chiến dịch phản công giành lại đảo Rắn nhưng bất thành. Một chuyên gia quân sự nói với BBC rằng, nếu lực lượng Nga thành công trong việc triển khai thêm các hệ thống tên lửa tầm xa trên hòn đảo thì điều đó có nghĩa là Moscow có thể kiểm soát khu vực biển, đất liền và không phận ở tây bắc của biển Đen và ở phía nam của Ukraine.
Lợi thế của Nga
Theo Newsweek, Nga đang có lợi thế rõ ràng ở Biển Đen. Sau khi sáp nhập bán đảo Crimea năm 2014, Nga coi đây là khu vực chiến lược và đã gia tăng hiện diện quân sự.
Ukraine đã cố gắng trong việc hạn chế tàu Nga tiếp cận lãnh thổ phía nam. Bộ Quốc phòng Ukraine tuyên bố rằng họ đã dùng tên lửa chống hạm của Anh đẩy hạm đội hải quân Nga lùi ra 112km so với khu vực duyên hải. Tuy nhiên, dù phương Tây có gửi thêm tên lửa nữa thì điều này cũng có thể là không đủ.
"Mặc dù tên lửa chống hạm có thể cho phép Ukraine khiến tàu Nga lùi ra xa lãnh thổ mà Kiev đang kiểm soát, nhưng chúng có thể sẽ không ngăn được Nga phóng tên lửa hành trình vào Ukraine từ khoảng cách xa hơn", chuyên gia người Australia Mick Ryan nhận định.
Với lợi thế về cả tàu ngầm và tên lửa tầm xa, Nga rõ ràng là bên đang kiểm soát khu vực biển Đen của Ukraine và rất khó để Kiev lật ngược ưu thế này.
"Tôi cho rằng, vấn đề Biển Đen cần phải giải quyết bằng phương án đàm phán một hành lang an toàn cho tàu chở ngũ cốc của Ukraine ra ngoài thế giới. Đó là giải pháp duy nhất. Thực tế là Nga rất mạnh ở Biển Đen và tôi không thấy một giải pháp quân sự nào phù hợp ở đây", ông Ryan nói.
Nga nhiều lần khẳng định họ không ngăn cản tàu thương mại ở Biển Đen, nhưng cáo buộc Ukraine rải mìn ở khu vực này khiến các tàu không thể di chuyển. Nga cũng cho rằng các lệnh trừng phạt phương Tây là một trong những yếu tố gây nên khủng hoảng lương thực toàn cầu.
Tuy nhiên, ông Ryan cho rằng, Nga đang chiếm ưu thế rất lớn ở Biển Đen và sẽ chỉ nhượng bộ khi Ukraine và phương Tây nhượng bộ trước.
"Tôi có thể chắc chắn Nga sẽ đưa vấn đề Biển Đen vào bất cứ thỏa thuận chấm dứt chiến sự nào", chuyên gia Ryan nói, nhận định về lợi thế của Nga trong việc định đoạt cục diện cuộc khủng hoảng Ukraine.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét