Vận động dân “Nào ta cùng buýt”, nhưng 3 tiếng bò được 20 km, ai đi?
ĐÀO TUẤN 29/06/2022 Năm 2013, ông Tất Thành Cang, khi đó đương chức Giám đốc Sở GTVT TP.HCM đã nói đến cái mốc 2020 để chấm dứt trợ giá xe buýt. Giờ, 2022, mỗi năm vẫn ngàn tỉ trợ giá. Và vừa xong, phải kêu gọi dân đi xe buýt, vì ế quá.Cũng có lần đồng chí giám đốc Sở đi xe buýt, để rồi phải đi xuống lòng đường vì không có lối cho người đi bộ. Ảnh: Báo Giao thông
Hồi ấy câu hỏi mà Giám đốc Cang nhận được là: Khi nào thì thôi trợ giá? Bởi “quá tốn tiền”, bởi “phải có lộ trình chứ không thể đụng đâu làm đó”.
Xe buýt TP nhận 639 tỉ trợ giá năm 2008. Và thật vi diệu, số trợ giá như "tốt sang sông": Năm 2011, trợ giá 1.362 tỉ; Năm 2013:1.300 tỉ. Và từ đó tới nay, cứ ngàn tỉ đến hẹn lại lên.
Còn hiệu quả thì sao?
Năm 2017, ông Bùi Xuân Cường, khi đó là Giám đốc Sở GTVT TPH.HCM có lần đi họp bằng xe buýt. Báo Giao thông kể lại: Đồng chí Cường đi bộ ra trạm đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa đón xe tuyến 36. Tới trạm Bến Thành, ông tiếp tục đón xe số 39. Nhưng khi xuống trạm Hải Thượng Lãn Ông, đồng chí Giám đốc buộc phải đi xuống lòng đường- như dân- vì không có lối đi cho người đi bộ.
Gần 10 năm kể từ ngày nhận trợ giá. 5 năm sau lời hứa của ông cựu giám đốc Cang, và rồi ông đương chức giám đốc Cường khi đó trực tiếp nếm trải cái cảnh: Đến cái lối cho người đi bộ còn chẳng có. Mà dân thì đâu có cánh để bay?!.
Vấn đề của xe buýt là chẳng mấy cán bộ có trách nhiệm đi xe buýt, để thấy nó bất cập, bất tiện, bất đủ thứ như thế nào.
Nếu quy số hiệu quả trợ giá thì chúng ta rất dễ ngỡ ngàng ngã ngửa:
Giai đoạn 2014-2018, khách đi xe buýt giảm bình quân 6,65%/năm. Đến năm 2019, đến giảm 12,1%. 2 năm dịch thì khỏi nói rồi: Giảm đến 60%.
Xe buýt ế quá, đến mức Sở GTVT TP.HCM vừa ra lời kêu gọi nhân dân “Nào ta cùng buýt”.
Xe buýt là phương tiện công cộng No1 ở tất cả các thành phố trên thế giới. Đó cũng là giải pháp cho ùn tắc chừng nào nó đủ kết nối, đủ thuận tiện, và đủ nhanh.
Sáng nay, ngay sau lời “kêu gọi khơi khơi”, Tuổi Trẻ trích đăng ý kiến một bạn đọc: “Không biết diễn tả như thế nào khi đi làm bằng xe buýt từ quận Bình Tân đến TP Thủ Đức mà mất 3 tiếng đồng hồ cho quãng đường 20km”.
20 km mất 3 tiếng. Một ngày mất 6 tiếng cho quãng đường đi xe máy chỉ mất 1 tiếng. Đến cơ quan uống ngụm nước giải stress rồi quay về là vừa xinh.
Mỗi năm vẫn ngàn tỉ ném ra. Cái mốc 2020 đã qua. Và giờ “Nào ta cùng buýt” chỉ vì mới có một cái app “Go!Bus”. Cho việc chẳng hạn đi 20km mất 3 tiếng.
Dường như đến lúc các đồng chí Giám đốc Sở cần đi làm bằng xe buýt, chứ không phải đi ví dụ” - để cũng nếm stress như dân thì may ra.
https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/van-dong-dan-nao-ta-cung-buyt-nhung-3-tieng-bo-duoc-20-km-ai-di-1061832.ldo
-------------
Xe buýt tại TPHCM ngày càng vắng khách
Minh Hoàng 29/06/2022 (KTSG Online) – TPHCM có 126 tuyến xe buýt với gần 2.100 xe hoạt động. Cơ quan quản lý hạ tầng giao thông cũng đã tập trung khá nhiều cho giao thông công cộng nhưng lượng khách sử dụng loại hình vận tải này đang giảm qua các năm.
Hành khách đón xe buýt ở trạm trung chuyển trên đường Hàm Nghi, quận 1, TPHCM. Ảnh: MH
Theo thống kê của Sở Giao thông Vận tải TPHCM (GTVT), từ năm 2014 đến nay, lượng khách đi xe buýt giảm dần theo từng năm. Trong giai đoạn 2014-2018, lượng khách đi xe buýt giảm bình quân 6,65%/năm.
Đến năm 2019, lượng khách sử dụng xe buýt đạt khoảng 255 triệu lượt, giảm 12,1% so với mức 289,9 triệu lượt hành khách so với năm 2018. Năm 2020, lượng khách chỉ còn hơn 148 triệu lượt. Năm 2021 lại giảm mạnh hơn, còn có 53 triệu lượt. Tình hình trong 5 tháng đầu năm nay cũng không mấy sáng sủa.
Trao đổi với KTSG Online, một số người dân cho biết, rất ủng hộ việc sử dụng phương tiện giao thông công cộng nhưng loại hình vận tải này hiện vẫn còn nhiều hạn chế như phải chờ đợi lâu, chưa đáp ứng các tiêu chí rẻ, sạch, đẹp…
Theo ông Nguyễn Hữu Thông, ở quận 8, TPHCM, đi xe buýt tốn thời gian hơn nhiều so với sử dụng xe máy. Cụ thể, quãng đường từ nhà đến chỗ làm chỉ khoảng 12 km nhưng đi xe buýt phải mất hơn 1 giờ 30 phút trong khi đó đi xe máy chỉ mất hơn 30 phút.
Tương tự, bà Võ Thị Kim Thoa, quận 12, TPHCM, cho rằng do xe buýt đang bị xe máy và ô tô “bủa vây tứ phía” nên không thể chạy nhanh và đúng giờ nên nhiều người chưa muốn đi.
Việc bán vé cũng chưa thuận tiện, nhiều khi với những quãng đường gần nhưng do trái tuyến nên hành khách phải mua vé đến 2 lần. Thêm nữa, việc nhiều chiếc xe buýt có vỏ xe rỉ sét và phà khói đen mù mịt trên đường cũng khiến nhiều hành khách chưa muốn đi.
“Với tôi, xe buýt vẫn chưa đáp ứng được 3 tiêu chí rẻ-sạch-đẹp”, bà Thoa nói và cho rằng nên giảm giá thêm cho học sinh, sinh viên để những người này sử dụng buýt nhiều hơn.
Hiện giá vé xe buýt từ 5.000 – 7.000 đồng/vé/lượt, vé tập từ 112.500 -157.000 đồng/30 vé và 3.000 đồng/vé/lượt cho học sinh, sinh viên. (Giá ở Hà Nội cao hơn, 7000-9000 đồng/vé/lượt)
Sở GTVT đã lên nhiều kế hoạch như xây thêm trạm dừng, bãi giữ xe cá nhân, thậm chí đề nghị công chức, viên chức sử dụng phương tiện gia thông này. Tuy nhiên, cho đến nay, nhiều kế hoạch vẫn chưa được thực hiện.
Trong đó, hồi tháng 3, cơ quan này đề xuất xây dựng các trạm dừng xe buýt, bến xe buýt, bãi giữ xe cá nhân, lối đi bộ tại 11 nhà ga của tuyến metro số 1 trên địa bàn quận Bình Thạnh và thành phố Thủ Đức.
Một tháng sau đó, sở GTVT tiếp tục lên kế hoạch xây dựng tuyến buýt nhanh BRT dọc đại lộ Võ Văn Kiệt – Mai Chí Thọ, chiều dài 23 km, với 28 trạm dừng, dự kiến hoàn thành quí 1 và vận hành quí 2-2024.
Sở cũng có văn bản đề nghị công chức, viên chức, người lao động tại TPHCM đi xe buýt. Đây là chương trình nằm trong đề án “Tăng cường vận tải hành khách công cộng kết hợp kiểm soát phương tiện cơ giới cá nhân tham gia giao thông trên địa bàn TPHCM”.
Trong đề án, TPHCM đặt mục tiêu ra đến năm 2025 giao thông công cộng đáp ứng được 15% nhu cầu đi lại người dân, đến năm 2030 là 25%.
https://thesaigontimes.vn/xe-buyt-tai-tphcm-ngay-cang-vang-khach/
Theo thống kê của Sở Giao thông Vận tải TPHCM (GTVT), từ năm 2014 đến nay, lượng khách đi xe buýt giảm dần theo từng năm. Trong giai đoạn 2014-2018, lượng khách đi xe buýt giảm bình quân 6,65%/năm.
Đến năm 2019, lượng khách sử dụng xe buýt đạt khoảng 255 triệu lượt, giảm 12,1% so với mức 289,9 triệu lượt hành khách so với năm 2018. Năm 2020, lượng khách chỉ còn hơn 148 triệu lượt. Năm 2021 lại giảm mạnh hơn, còn có 53 triệu lượt. Tình hình trong 5 tháng đầu năm nay cũng không mấy sáng sủa.
Trao đổi với KTSG Online, một số người dân cho biết, rất ủng hộ việc sử dụng phương tiện giao thông công cộng nhưng loại hình vận tải này hiện vẫn còn nhiều hạn chế như phải chờ đợi lâu, chưa đáp ứng các tiêu chí rẻ, sạch, đẹp…
Theo ông Nguyễn Hữu Thông, ở quận 8, TPHCM, đi xe buýt tốn thời gian hơn nhiều so với sử dụng xe máy. Cụ thể, quãng đường từ nhà đến chỗ làm chỉ khoảng 12 km nhưng đi xe buýt phải mất hơn 1 giờ 30 phút trong khi đó đi xe máy chỉ mất hơn 30 phút.
Tương tự, bà Võ Thị Kim Thoa, quận 12, TPHCM, cho rằng do xe buýt đang bị xe máy và ô tô “bủa vây tứ phía” nên không thể chạy nhanh và đúng giờ nên nhiều người chưa muốn đi.
Việc bán vé cũng chưa thuận tiện, nhiều khi với những quãng đường gần nhưng do trái tuyến nên hành khách phải mua vé đến 2 lần. Thêm nữa, việc nhiều chiếc xe buýt có vỏ xe rỉ sét và phà khói đen mù mịt trên đường cũng khiến nhiều hành khách chưa muốn đi.
“Với tôi, xe buýt vẫn chưa đáp ứng được 3 tiêu chí rẻ-sạch-đẹp”, bà Thoa nói và cho rằng nên giảm giá thêm cho học sinh, sinh viên để những người này sử dụng buýt nhiều hơn.
Hiện giá vé xe buýt từ 5.000 – 7.000 đồng/vé/lượt, vé tập từ 112.500 -157.000 đồng/30 vé và 3.000 đồng/vé/lượt cho học sinh, sinh viên. (Giá ở Hà Nội cao hơn, 7000-9000 đồng/vé/lượt)
Sở GTVT đã lên nhiều kế hoạch như xây thêm trạm dừng, bãi giữ xe cá nhân, thậm chí đề nghị công chức, viên chức sử dụng phương tiện gia thông này. Tuy nhiên, cho đến nay, nhiều kế hoạch vẫn chưa được thực hiện.
Trong đó, hồi tháng 3, cơ quan này đề xuất xây dựng các trạm dừng xe buýt, bến xe buýt, bãi giữ xe cá nhân, lối đi bộ tại 11 nhà ga của tuyến metro số 1 trên địa bàn quận Bình Thạnh và thành phố Thủ Đức.
Một tháng sau đó, sở GTVT tiếp tục lên kế hoạch xây dựng tuyến buýt nhanh BRT dọc đại lộ Võ Văn Kiệt – Mai Chí Thọ, chiều dài 23 km, với 28 trạm dừng, dự kiến hoàn thành quí 1 và vận hành quí 2-2024.
Sở cũng có văn bản đề nghị công chức, viên chức, người lao động tại TPHCM đi xe buýt. Đây là chương trình nằm trong đề án “Tăng cường vận tải hành khách công cộng kết hợp kiểm soát phương tiện cơ giới cá nhân tham gia giao thông trên địa bàn TPHCM”.
Trong đề án, TPHCM đặt mục tiêu ra đến năm 2025 giao thông công cộng đáp ứng được 15% nhu cầu đi lại người dân, đến năm 2030 là 25%.
https://thesaigontimes.vn/xe-buyt-tai-tphcm-ngay-cang-vang-khach/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét