Người dân Trung Quốc khốn khổ như thế nào ?
Người Trung Quốc đã phải chứng kiến rất nhiều sự thờ ơ của chính quyền, quan chức địa phương, và cảnh sát trước các vấn đề bạo lực, bất công xã hội. Trong khi đó, chính quyền ngày một khắc nghiệt trong xây dựng tường lửa, kiểm soát thông tin, kiểm soát tư tưởng của người dân. Tồi tệ hơn nữa, chính quyền và thế lực xã hội đen ở địa phương còn cấu kết với nhau: Chính quyền cần lực lượng không chính thức này theo dõi, giám sát người dân và trấn áp họ một cách phi pháp khi cần. Ngược trở lại, chính quyền sẽ cho các thế lực xã hội đen như vậy chút quyền lực bên ngoài pháp luật để kiếm tiền và mở rộng thế lực.
Nhưng một môi trường như thế, khắc nghiệt nhưng hoang dã, thì ngay cả khi người dân không bị bạo hành bởi chính quyền, họ cũng bị bạo hành bởi chính những kẻ côn đồ được bảo kê bởi chính quyền trong cộng đồng của họ. Cuộc sống của người Trung Quốc chưa bao giờ bất an đến thế.
1) Cuộc sống vô vọng
Chỉ cách đây vài tháng, toàn xã hội Trung Quốc rúng động trước vụ việc người mẹ 8 con bị xích cổ ở Từ Châu trong trời đông khắc nghiệt. Nghi vấn người mẹ 8 con là nạn nhân buôn bán phụ nữ nhưng chính quyền lại bao che cho những kẻ hành ác và hoàn toàn thờ ơ trước sinh mạng của cô. Sự thờ ơ và báo cáo giả dối của chính quyền về vụ án này nhằm che đậy tắc trách của họ khiến những người Trung Quốc lương thiện phẫn nộ. Sự phẫn nộ đi kèm với bất an. Bởi vì, nếu nạn nhân là bất kỳ ai trong số những người đang lên tiếng này, số phận của họ với người mẹ 8 con ở Từ Châu có thể cũng giống nhau mà thôi.
Gần đây, một vụ tấn công bạo lực vào phụ nữ với bằng chứng tội ác rõ ràng hơn nhiều so với vụ bà mẹ 8 con bị xích cổ ở Từ Châu cũng vấp phải sự thờ ơ của chính quyền hệt như vậy. Sự việc tạo nên làn sóng phẫn nộ lẫn hoang mang trong lòng mỗi người Trung Quốc khốn khổ.
Một tuần trước, một video đăng tải trên mạng đã mô tả một câu chuyện bạo lực vô đạo đức. Bốn cô gái trẻ, ngồi ăn trong một quán thịt nướng nhỏ vào buổi tối, không đồng ý làm quen và thêm WeChat theo yêu cầu của một nhóm thanh niên. Nhóm này đã quay sang đánh đập 4 cô gái một cách vô đạo đức. Hành vi hết sức tàn bạo. Hình ảnh video cho thấy thậm chí một người còn nhấc ghế và đập thẳng vào đầu cô gái, bất chấp hậu quả cô gái đó có thể tử vong hoặc tàn tật vĩnh viễn.
Thật khó để thế giới bên ngoài Trung Quốc có thể tưởng tượng được cảnh đàn ông khỏe mạnh đánh đập phụ nữ không quen ngay trên đường phố chỉ vì cô ấy không muốn làm quen với họ. Nhưng thế giới bên ngoài còn sốc hơn trước sự thờ ơ của xã hội Trung Quốc với tội ác. Họ còn không thể lý giải được cách thức mà chính quyền Đường Sơn (nơi xảy ra sự việc này) thậm chí còn chưa có động thái nào xử lý hành vi đồi bại, vô nhân tính này của đám thanh niên kia.
Với người Trung Quốc chứng kiến vụ việc, họ chưa bao giờ bất an đến thế. Điều này dễ hiểu. Một cuộc sống không được bảo vệ bởi pháp luật, bởi chuẩn mực đạo đức thông thường, một cuộc sống vô thần và chỉ được dâng niềm tin duy nhất vào Đảng Cộng Sản Trung Quốc là một cuộc sống vô vọng đến mức nào?
Cho tới nay, sau một tuần xảy ra vụ việc, chính quyền Đường Sơn vẫn chặn tin tức và tung tích của các cô gái.
Giáo sư Tạ Điền (Xie Tian), hiện đang giảng dạy tại Trường Kinh doanh Aiken thuộc Đại học Nam Carolina, một du học sinh Trung Quốc rời khỏi đất nước này sau sự kiện Thiên An Môn năm 1989, nhìn vào vụ việc với một tâm trạng nặng nề.
Ông Tạ Điền nói: "Sự việc này khiến mọi người cảm thấy xã hội Trung Quốc hiện nay đã đạt đến mức thái quá. Nó khiến mọi người cảm thấy đặc biệt kinh hãi".
2) Nhân chứng tê liệt
Nhưng điều tồi tệ hơn không chỉ ở kẻ hành ác mà là ở người chứng kiến cái ác. Các nhân chứng trong video hoàn toàn tê dại. Trước bạo lực, trước ranh giới sống và chết của người khác, không một ai muốn đứng lên. Họ thà thờ ơ để khỏi bị liên lụy còn hơn là hành động theo lương tâm của mình. Người Trung Quốc có thể lớn tiếng trên mạng, như những anh hùng bàn phím, nhưng trước bạo lực, trước bất công xã hội, họ chọn im lặng để tránh rắc rối.
Sự băng hoại đạo đức như thế này không phải lần đầu. Xã hội Trung Quốc đã hầu như vô cảm trước sự bất hạnh của đồng bào từ rất lâu. Ngày càng có nhiều người Trung Quốc máu lạnh, họ trở nên ngày một tàn nhẫn trước sinh mạng của đồng bào, trước các vấn đề nhân sinh và đạo đức làm người căn bản.
Ở Trung Quốc, có vô số câu chuyện như thế. Ngày 7/7/2020, một chiếc xe buýt chở học sinh đi thi đại học đã lao xuống hồ Hồng Sơn ở thành phố An Thuận, tỉnh Quý Châu. Theo thông tin đã biết thì vụ tai nạn khiến 16 người bị thương và 21 người tử vong. Người ta cho rằng tài xế là cựu chiến binh, đã cố ý gây ra tai nạn do nhà bị cưỡng chế di dời và con gái tự tử. Tài xế xe buýt tên Trương Bao Cương, nam, 52 tuổi, ở quận Tây Tú, thành phố An Thuận, được xác nhận đã chết. Ông đã lái xe buýt từ năm 1997.
Người tài xế tàn nhẫn và lạnh lẽo khi biến nỗi đau của mình thành nỗi đau của hàng trăm người thân các nạn nhân khác. Ông ta không phân biệt được nguồn gốc nỗi đau của ông là từ đâu, mà có thể ông ta không thể làm gì được chính quyền thờ ơ và hà khắc nhất hành tinh này. Bởi thế, ông biến sự oán hận thành cái ác, trút lên đầu của 37 nạn nhân, những trẻ em vô tội...
Rõ ràng, cả xã hội, nếu đồng lòng, người Trung Quốc có thể bảo vệ nhau, ít nhất là chống lại cái ác. Nhưng đã không ai làm thế. Những điều này gần như biến mất hoàn toàn khỏi xã hội Trung Quốc ngày nay, dưới sự cai trị của chế độ Bắc Kinh kể từ năm 1949.
Giáo sự Tạ Điền chia sẻ: "Những kẻ đánh người không có đạo đức tận cùng, và những người chứng kiến không có lương tâm và dũng khí để ngăn chặn cái ác. Vì vậy, tôi nghĩ bản thân vấn đề này là xấu và thu hút sự chú ý của cư dân mạng, nhưng sự băng hoại đạo đức đằng sau nó chính là lý do để dư luận quan tâm".
3) Chính quyền cấu kết với thế lực ngầm?
Được biết, một tuần sau vụ đánh đập Đường Sơn, một số cư dân mạng đã lên tiếng trên Internet và nhận được những lời đe dọa giết người. Một phóng viên khác đã đến Đường Sơn và bị giam giữ một cách thô bạo. Có một lý do gì đó thực sự "mờ ám" đằng sau sự im lặng và sự kiểm duyệt thông tin của chính quyền địa phương đối với vụ việc này. Có một sự câu kết nhịp nhàng, ăn ý giữa kẻ hành ác với chính quyền địa phương; hết sức công khai.
Sự việc bị chính chính quyền địa phương đánh chìm, kiểm duyệt và bắt bớ bất kỳ nhà báo, cá nhân nào lên tiếng, bình luận về vấn đề này. Chính quyền chỉ ra thông báo rằng những kẻ hành ác đã bị bắt, giao nộp 600.000 nhân dân tệ. Nhưng danh tính các cô gái và kẻ hành ác đó, một phiên tòa công khai về vấn đề này, các diễn biến sức khỏe của người bị hại,... hoàn toàn chìm vào bóng tối.
Rõ ràng, có sự thông đồng giữa thế giới ngầm với quan chức địa phương. Ở Trung Quốc, đây là một hiện tượng khá phổ biến. Là một cách để Trung Quốc cân bằng quyền lực. Dĩ độc trị độc; dùng thế lực ngầm này để kiểm soát, trừng trị người dân và ngược lại cho bọn chúng ít quyền hành "ngoài vòng pháp luật" để kiếm ăn và phục vụ chính quyền nhiệt tình hơn, hiệu quả hơn.
Sự việc này gợi nhớ đến người mẹ 8 con bị xích cổ ở Từ Châu cách đây không lâu. Nó khiến người ta cảm thấy rằng bất kỳ người phụ nữ nào đi bộ trên đường phố Trung Quốc, cũng có thể trở thành người phụ nữ bị xích cổ ở Từ Châu chỉ trong một phút. Cả xã hội đã mất đi môi trường an ninh cơ bản để tồn tại. Và kiểu quan hệ và sự thờ ơ giữa con người với nhau cũng đã làm cho môi trường xấu đi nhanh chóng.
Sau vụ cô gái đeo xích sắt ở Từ Châu, toàn bộ ngôi làng nơi phát hiện ra vụ việc đã bị phong tỏa bởi chính quyền địa phương. Không một ai ngoài người trong làng có thể tiến nhập vào ngôi làng này, không một thông tin nào được rò rỉ ra ngoài. Giải pháp của quan chức Trung Quốc trước mọi cái ác, trước các hành vi tàn nhẫn vi phạm pháp luật trầm trọng là im lặng, bao che.
Cả hai vụ án, cô gái đeo xích sắt Từ Châu và cô gái bị đánh đập Đường Sơn thực sự phản ánh phần nổi của tảng băng chìm của xã hội đen tối ở Trung Quốc này.
Có thông tin cho rằng sau vụ đánh người ở Đường Sơn, mặc dù chính quyền Đường Sơn đã thông báo thành lập đường dây nóng báo cáo, nhưng quần chúng nhân dân phản ánh rằng họ không thể nào liên lạc được với chính quyền qua đường dây nóng được công bố chính thức. Cùng lúc đó, có rất nhiều người xếp hàng dài trình báo khiếu nại đến Sở Công an Đường Sơn. Tuy nhiên, nhiều cư dân mạng bày tỏ sự lo lắng trong bài đăng: Liệu sự an toàn cá nhân của những người dùng tên thật để tố giác có được đảm bảo?
Hiện tại, người dân Đường Sơn thành lập một nhóm để thỉnh nguyện cùng nhau, họ có thể cảm thấy an toàn hơn. Số lượng người khiếu kiện càng nhiều, đó là một hiện tượng tốt. Ít nhất những người Trung Quốc khốn khổ này biết rằng, sức mạnh đoàn kết của họ là tương đối lớn và có thể bảo vệ họ tốt hơn.
4) Người Trung Quốc đang tức giận: Con giun xéo mãi cũng quằn
Khác với sự thờ ơ trước kia, sự phẫn nộ của người Trung Quốc trước vụ án cô gái ở Đường Sơn đang được đẩy lên cao trào, được quan tâm đặc biệt và được báo án bằng tên thật của rất nhiều nhân chứng.
Tại sao có sự khác biệt như vậy so với thái độ im lặng giữ mình của người Trung Quốc trước kia?
Có lẽ, các sự tàn bạo của các vụ án ngày một leo thang, sự thông đồng giữa chính quyền với các băng đảng tội phạm ngày một rõ ràng, sự hoang mang của người dân Trung Quốc trước khả năng bị tước mất mạng sống, quyền được sống an toàn đã ngày một phình to.
Khi ai cũng cảm thấy cuộc sống của mình đang bị đe dọa, họ sẽ làm gì? Như bị dồn vào chân tường vậy, họ sẽ phải đấu tranh, bằng cách này hay cách khác. Bởi vậy, những người dân Trung Quốc bị hối thúc bởi bảo vệ cuộc sống của bản thân và gia đình, hối thúc bởi lương tri chưa bị Đảng Cộng sản Trung Quốc đánh cắp mất, đã cùng nhau đồng lòng, đứng lên, xé toạc lỗ hổng tồi tệ này của chính quyền và các băng đảng tội phạm.
Điều này cho thấy, sự tức giận của người Trung Quốc đã bùng lên như nham thạch. Thực tế, lửa trong lòng nham thạch ấy đã âm ỷ từ lâu.
Bài viết có sử dụng nhiều thông tin từ trang Vision Times.
nguồn: Trên mạng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét