TẠI SAO KHÔNG NÊN ĐI CHÙA?
Đối với tôi, chùa VN bây giờ nên được gọi là chùa Cộng sản chứ không còn là chùa Phật. Ngày xưa ở VN, tôi chỉ gọi chùa Quán Sứ ở Hà Nội là chùa Cộng sản nhưng ngày nay thì người ta đã cộng sản hóa gần như tất cả các chùa. Chùa nào cũng chỉ chăm chăm tới việc kiếm tiền. Tượng phật và bài trí y như bên Tàu. Sư thì thích chuyện chính trị, quan tâm việc đời hơn việc Phật, mê rượu thịt và gái hơn tụng kinh và rèn đức...Đôi khi tôi cũng đến chùa nhưng chỉ là vãng cảnh vì đất nước mình quá thiếu không gian bình yên để thư giãn. Đến chùa nhưng tôi không vào chùa mà chỉ tham quan không gian bên ngoài. Do đó tôi cũng không cầu khấn gì.
Theo quan niệm của tôi, nghĩ đến ĐỨC PHẬT là nghĩ đến lời đức Phật dạy: TỪ BI, HỶ XẢ và Không THAM SÂN SI. Thiết tưởng biết tu theo ngần ấy điều và truyền bá cho mọi người tu theo đã là nhẹ nghiệp lắm rồi.
Đọc hết ba vạn sáu ngàn quyển kinh mà không hiểu đạo lý trên thì cũng chẳng để làm gì. Thường ngày không có lòng yêu thương thì làm sao biết tha thứ được!
Tôi cực ghét cảnh quan chức cấp cao thăm chùa hay được chiếu trên tivi. Đã chức trọng quyền cao nhưng vẫn tham lam như chó đói thời bao cấp thì tránh sao được chốn lao tù (Nhân Quả trực tiếp); trời phật, cầu xin, lễ lộc nào cứu họ được.
Suốt ngày cúng lễ Phật và các ĐỨC THÁNH THẦN mà tâm địa độc ác thì ai độ cho chúng !
Tấm gương Nguyễn Tấn Dũng, Trần Bắc Hà hay Trần Đại Quang đang chiếu tày liếp đó. Đó chính là SI, là ngu xuẩn.
----------------
1. Vì chùa, hiểu đúng, là trường học của nhà Phật. Chỉ nên đến trường khi là người học và có nhu cầu học.
2. Nếu bạn không phải là người đi học thì đến trường sẽ là việc không những ngớ ngẩn mà còn làm ảnh hưởng đến những thầy trò đang học hành ở đó. Đến chùa để chơi cũng vậy, không những vô ích mà còn bị "tổn phúc" vì quấy rối người tu hành. "Khuấy đảo nước ngàn sông không bằng làm động tâm người tu hành".
3. Mọi việc đều không thể cầu. Nếu muốn có phúc lộc thì phải làm việc phúc lộc, như chia sẻ (bố thí), giữ gìn đạo đức (trì giới), không buông tâm ý (nhẫn nhục), siêng năng (tinh tấn), giữ cho tâm trí bình ổn (thiền định), thấy biết đúng bản chất của mọi sự mọi vật (trí tuệ)...
Cầu cúng là hoàn toàn mê tín ngu si. Không những không có lợi ích mà còn làm hao tốn tiền của, mất ý chí và tinh thần tự lực tự cường.
Tóm lại, phải cầu nơi chính mình bằng cách thấu suốt lý nhân quả của tự nhiên và kiên trì nó trong đời sống cá nhân.
4. Chùa, còn gọi là tịnh xá, là thiền môn, tức là chốn thanh tịnh để tu hành. Bất cứ chùa nào khuyến khích hay quảng bá nhằm thu hút dân chúng đến để thu tiền hoặc sử dụng các dịch vụ thì đều không phải chùa. Nó là các cơ sở kinh doanh núp bóng chùa. Kéo nhau đến những nơi như thế đều là tiếp tay và làm giàu cho bọn gian thương, vừa bị mất tiền, vừa bị cười vào mặt.
5. Ngày xưa khi sách vở hạn chế và phương tiện hiện đại chưa có thì người muốn tu học Phật pháp phải đến chùa, "tầm sư học đạo". Ngày nay nhờ sự phát triển của công nghệ, chúng ta hoàn toàn có thể tiếp xúc với kinh sách và lời giảng của các vị thầy có đạo hạnh mà không cần phải tới chùa.
Vì thế, người có nhu cầu học hoàn toàn có thể "học phật Pháp online". Việc đi chùa là không thật sự cần thiết nữa. Quan trọng là anh có muốn học hay không!
6. Phật giáo là đạo tình thương (từ bi), của dũng khí và của trí tuệ, "duy tuệ thị nghiệp" - lấy trí tuệ làm sự nghiệp - chứ không phải lấy những cầu cúng mê muội làm đường đi và đích đến.
Hãy chăm chỉ học 8 con đường chân chính để đưa đến thành tựu lý tưởng tinh thần (bát chánh đạo).
Ngôi chùa thật sự là ở trong tâm của mỗi người. Đó mới là ngôi chùa cần trở về.
Phật ở trong Tâm chứ ở đâu! Phật không khinh trọng chẳng sang giàu. Tầm sư học Đạo trong muôn kiếp. Giác ngộ Thân Tâm Phật nhiệm màu*****Biết đủ giàu Tối Thượng Nam mô a di là Phật!!!!
Trả lờiXóa