Thứ Năm, 9 tháng 6, 2022

Chống Nga, Chính quyền Biden đang hoàn toàn bại trận

Chống Nga, Chính quyền Biden đang hoàn toàn bại trận
Giá dầu thô vượt mốc 120 USD/thùng - Dự trữ dầu thô ở Mỹ giảm kỷ lục, thấp nhất kể từ 1987, Chính quyền Tổng thống Joe Biden hoàn toàn bại trận trong cuộc chiến ngoại giao với thế giới Ả rập trong việc tăng nguồn cung dầu thô. Giá dầu thô toàn cầu tăng mạnh nhất trong 14 năm qua. Mỹ buộc phải sử dụng nguồn dầu thô dự trữ chiến lược để đối phó với giá cả. An ninh năng lượng của Mỹ vừa được thiết lập bền vững suốt 4 năm của tổng thống tiền nhiệm Donald J. Trump giờ đã biến mất...

Dầu thô WTI giao sau đạt mức cao hơn 2,3% ở mức 122,11 USD/thùng vào hôm nay (9/6/2022), giữ mức cao gần chạm mức cao nhất trong 14 năm vào tháng 3/2022.

1) Dự trữ dầu thô của Mỹ thấp nhất trong 35 năm qua

Giá dầu tăng cao được thúc đẩy bởi nguồn cung toàn cầu thắt chặt và triển vọng nhu cầu cao hơn từ việc nới lỏng quy định phong toả của Trung Quốc và mùa lái xe vào mùa hè ở Mỹ.

Mặc dù cầu thế giới tăng nhưng cung dầu thô lại thắt chặt hơn. Tỷ suất lợi nhuận lọc dầu diesel của châu Á đạt mức kỷ lục mới vào thứ Ba.

Ngoài ra, EIA cho biết dầu thô của Mỹ trong Dự trữ Dầu mỏ Chiến lược giảm kỷ lục 7,3 triệu thùng trong tuần trước xuống 519,3 triệu thùng, mức thấp nhất kể từ tháng 3/1987.

Dự trữ dầu thô của Mỹ về mức thấp nhất trong 35 năm qua trong khi ngành khai thác dầu nội địa bị đàn áp bởi chính sách 'chống biến đổi khí hậu' của ông Joe Biden đã khiến Mỹ mất đi vị thế vững chắc về đảm bảo an ninh năng lượng mà tổng thống tiền nhiệm Donald Trump đã thiết lập.

Lúc này, an ninh năng lượng của Mỹ hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn cung dầu từ khối OPEC+ nơi Arab Saudi đứng đầu và Nga là thành viên có ảnh hưởng; cả hai hiện hoặc coi Mỹ là kẻ thù lớn nhất hoặc không còn tôn trọng Mỹ bởi chiến lược ngoại giao và cuộc chiến tranh uỷ nhiệm ở Ukraine mà Nhà Trắng đang theo đuổi.

2) Xúc phạm Arab Saudi, OPEC lờ đi mọi kêu gọi từ Tổng thống Mỹ

Lạm phát vài tháng trước đã trở nên tồi tệ hơn nhiều so với mức mà chính quyền ông Biden, với những suy nghĩ chủ quan, tin là có thể xảy ra. Một cách để giảm lạm phát có thể là yêu cầu Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) tăng sản lượng, đặc biệt là để bù đắp cho lượng dầu từ Nga hiện đang bị Mỹ và châu Âu tránh xa vì cuộc xâm lược Ukraine. 

Nhưng đây là một nhiệm vụ khó khăn đối với Mỹ, khi mà nước này đã xúc phạm về mặt ngoại giao thành viên chủ chốt của OPEC, Arab Saudi nhà xuất khẩu dầu lớn nhất, có lợi nhuận nhất thế giới, vì vụ sát hại dã man xảy ra năm 2018 đối với nhà báo Arab Saudi Jamal Khashoggi. Vụ sát hại đã xảy ra trong đại sứ quán Arab Saudi ở Istanbul và được tiến hành bởi đặc vụ Arab Saudi.

ảnh một người đàn ông đeo khẩu trang đi ngang qua một hầm chứa bị hư hỏng tại cơ sở dầu của Saudi Aramco ở thành phố Jeddah thuộc Biển Đỏ của Ả Rập Xê Út, hôm 24/11/2020 (Ảnh: Fayez Nureldine / AFP qua Getty Images)

Ngay cả một sinh viên đại học chuyên ngành khoa học chính trị tham gia một buổi ngoại giao mô phỏng cũng hiểu rằng hình ảnh Thái tử Arab Saudi Mohammed bin Salman 36 tuổi mặc quần đùi xuất hiện tại cung điện bên bờ biển là một tín hiệu rằng vấn đề cần được hạ nhiệt. Tuy nhiên, tại cuộc gặp gỡ đầu tiên với nhà cai trị trên thực tế của Arab Saudi vào tháng 9 năm ngoái, cố vấn an ninh quốc gia của ông Biden, ông Jake Sullivan, 45 tuổi và có khuôn mặt của một cậu bé, vì để "thỏa mãn sự phẫn nộ" và nêu lên vấn đề Khashoggi. Không có gì ngạc nhiên khi ông bị vị thái tử trẻ tuổi hét vào mặt. Vị thái tử cũng nói với ông rằng hy vọng của Mỹ về việc OPEC tăng sản lượng dầu sẽ không xảy ra.

Vụ việc này chỉ cung cấp giai thoại rõ ràng về "sự vụng về" của chính quyền Biden đối với Arab Saudi - một quốc gia sẽ trở thành mối đe dọa khủng bố Hồi giáo lớn nếu chính quyền hoàng gia bị lật đổ trong cuộc bỏ phiếu dân chủ - và cả đối với Trung Đông nói chung. Đầu tiên, trong chiến dịch tranh cử tổng thống, ông Biden đã hứa rằng ông “trên thực tế sẽ không bán thêm vũ khí” hoặc cung cấp “trợ cấp” và “vật chất” cho Arab Saudi, và rằng ông sẽ “bắt họ phải trả giá và làm cho họ trở thành, trên thực tế, những kẻ bị xa lánh". Chưa bằng lòng với điều đó, ông Biden cáo buộc hoàng gia Arab Saudi “giết trẻ em”.

Ông Biden đang xúc tiến một phiên bản tồi tệ hơn đáng kể của thỏa thuận hạt nhân Iran của Obama, Arab Saudi biết rằng điều đó sẽ đẩy nhanh việc Iran trang bị vũ khí hạt nhân. Nhóm Houthis do Iran tài trợ ở Yemen cũng bị loại ra khỏi danh sách các tổ chức khủng bố chính thức của Mỹ. Trong khi đó tổ chức này thường xuyên nhắm mục tiêu vào dân thường và từ chối xem xét lại việc tiếp tục các cuộc tấn công bằng tên lửa và máy bay không người lái vào các nước láng giềng. Arab Saudi dẫn đầu một liên minh chín quốc gia can thiệp vào nội chiến Yemen và người Houthis đã liên tục nã đạn vào các thành phố của Arab Saudi.

Việc Liên minh châu Âu áp đặt lệnh cấm vận dầu theo từng giai đoạn đối với Nga vì hành vi gây hấn với Ukraine thúc đẩy giá dầu toàn cầu tăng cao hơn nữa. Trong khi đó, nhóm “OPEC +”, bao gồm Nga, được hy vọng sẽ làm giảm áp lực của thị trường dầu bằng việc tăng sản lượng. Chính quyền Biden đã lặp đi lặp lại những lời khẩn cầu nhóm này gia tăng sản lượng hơn nữa. Bản thân Arab Saudi nằm trong số các quốc gia sản xuất dầu có công suất dự phòng dồi dào cho sản xuất và xuất khẩu. Mức trần sản xuất dầu đó được thiết kế bởi Arab Saudi cùng với cường quốc sản xuất dầu mỏ lớn khác là Nga.

Có thể hiểu được tại sao nhà lãnh đạo của thế giới tự do thậm chí không thể sắp xếp một cuộc điện thoại với ông Salman, hoặc với Tổng thống Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất Sheikh Mohammed bin Zayed al Nahyan. Tháng 7 năm ngoái khi đến thăm Washington, Hoàng tử Khalid bin Salman, em trai của Thái tử Arab Saudi, đã hủy bữa tối tại dinh thự của đại sứ Arab Saudi sau khi khoảng thời gian với Ngoại trưởng Anthony Blinken mà ông yêu cầu bị từ chối.

Hiện ông Biden được cho là đang định viếng thăm Arab Saudi nhằm có được cuộc gặp trực tiếp với vị thái tử mà ông đã gọi là kẻ sát nhân trẻ em. Ông Salman có thể sẽ thích thú với việc từ chối cuộc gặp, và làm bẽ mặt ông Biden và nước Mỹ.

3) Đánh sập ngành sản xuất dầu khí ở Mỹ

Chủ tịch Hiệp hội Dầu khí Mỹ Tim Stewart cho biết, ngành của ông đã phải đối mặt với sự thù địch chưa từng có từ Washington D.C. dưới chính quyền Tổng thống Biden.

Ông Stewart cho hay: "Trong 30 năm làm việc của tôi ở Washington, đây chắc chắn là môi trường chính trị và pháp lý bất lợi nhất cho ngành của chúng tôi mà tôi từng thấy". "Nó bắt đầu vào ngày đầu tiên [của nhiệm kỳ tổng thống Biden], và nó vẫn tiếp diễn".

Ông Stewart đề cập đến lời hứa của Tổng thống Joe Biden trong cuộc họp báo hôm thứ Năm ngày 10/2/2022 rằng, Tổng thống sẽ "làm việc như điên" để giảm giá xăng dầu. Ông Stewart cho biết, lời hứa này đi ngược lại với các hành động trước đây của chính quyền ông Biden về dầu và khí đốt, bao gồm việc đóng cửa đường ống Keystone XL, và đóng băng việc thuê đất và vùng biển công cho mục đích khai thác dầu khí.

"Lời phản hồi của tôi sẽ là: 'Ông đã làm việc như điên để tăng giá cho đến tuần trước'", ông Stewart nói.

Nhà phân tích năng lượng David Blackmon — một biên tập viên của Tạp chí Dầu khí đá phiến — đã lên tiếng đồng tình mạnh mẽ với ông Stewart.

"Ở Mỹ, chúng ta có một chính quyền tổng thống đã dành cả một năm để làm mọi thứ theo ý mình, nhằm cản trở sản xuất dầu khí trong nước, cũng như cản trở việc xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông vận tải để đưa nó ra thị trường. Chúng ta có đảng Dân chủ đang chiếm đa số ở cả hai viện của Quốc hội, họ là những người đã đưa các điều khoản mạnh mẽ chống lại nhiên liệu hóa thạch vào dự luật cơ sở hạ tầng của họ, và thậm chí còn muốn hơn thế nữa trong luật Build Back Better thất bại kia", ông Blackmon chia sẻ như vậy với tờ Epoch Times trong một cuộc phỏng vấn qua email.

Ông thêm rằng: "Ngành công nghiệp dầu khí chưa bao giờ phải đối mặt với mức độ thù địch công khai như vậy từ cộng đồng chính trị".

4) Sự thù địch leo thang

Trong tuần trước, Tổng thống Mỹ, Joe Biden, tiếp tục chính sách thù địch với ngành sản xuất dầu khí của Mỹ trong bối cảnh giá dầu thô giao ngay đã tăng gấp 6 lần so với mức giá thấp nhất hồi tháng 4/2020.

Tổng thống Mỹ đã hủy bỏ một trong những hợp đồng thuê dầu khí quan trọng nhất của nước Mỹ vào giữa đêm. Hành động này sẽ ngăn chặn tiềm năng khai thác dầu trên diện tích hơn 1 triệu mẫu Anh trên Cook Inlet ở Alaska, đánh dấu một tổn thất nghiêm trọng đối với những người đang cố gắng tăng nguồn cung dầu trong nước.

Một quan chức hàng đầu của Viện Dầu khí Mỹ, hiệp hội thương mại dầu khí lớn nhất của nước này, gọi việc hủy bỏ hợp đồng thuê Cook Inlet là "một ví dụ khác về sự thiếu cam kết của chính quyền đối với sự phát triển dầu khí ở Mỹ".

Theo The Hill, "việc hủy bán sẽ phù hợp với những lời hứa chính trị mà Tổng thống Joe Biden đã đưa ra trên danh nghĩa ngăn chặn sự nóng lên toàn cầu".

Không chỉ Chính quyền Biden cắt hợp đồng thuê này, họ còn ngừng hai hợp đồng thuê đang chờ xử lý khác ở vịnh Mexico với lý do “các phán quyết của tòa án mâu thuẫn nhau ảnh hưởng đến công việc đối với các doanh số cho thuê được đề xuất này”.

Đây là một vấn đề cơ bản của Econ 101. Giá cao chứng tỏ rõ ràng quốc gia này cần thêm dầu và khí đốt. Nhưng thay vì mở cửa chuỗi cung ứng, củng cố nguồn cung từ năng lược sản xuất trong nước, chính quyền tổng thống Joe Biden tiếp tục hạn chế nó theo nhiều các: thúc đẩy chiến tranh ủy nhiệm ở Nga, chiến tranh thương mại và hiện hủy bỏ các hợp đồng cho thuê vốn cho phép nước Mỹ phát triển các nguồn lực của riêng mình.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét