Thứ Ba, 10 tháng 5, 2022

Úc và đồng minh sẽ ngăn TQ lập căn cứ quân sự ở quần đảo Solomon

Anh em, bạn bè và đồng nghiệp của tôi thường lên án Mỹ và phương Tây luôn luôn áp dụng tiêu chuẩn kép trong quan hệ quốc tế. Tiêu chuẩn kép là việc áp dụng các bộ nguyên tắc ứng xử khác nhau cho các tình huống về nguyên tắc phải được áp dụng giống nhau. Tiêu chuẩn kép xảy ra khi hai hoặc nhiều người, nhóm, tổ chức, quốc gia, hoàn cảnh hoặc sự kiện có bản chất giống nhau nhưng được đối xử khác nhau mặc dù đáng ra, họ phải được đối xử theo cùng một cách. Tiêu chuẩn kép của Mỹ là cấm các nước khác không được làm gì đó, nhưng chính Mỹ lại thản nhiên làm việc đó. Mỹ cấm Nga không được gây sức ép đối với các chính sách độc lập của Ukraine, nhưng bản thân coi bất kỳ nỗ lực nào của các cường quốc nước ngoài “nhằm mở rộng hệ thống của họ ra bất kỳ khu vực nào trên trái đất này là nguy hiểm đối với hòa bình và an toàn của Mỹ và khi đó Mỹ phải can thiệp, ngăn chặn". Bài dưới đây là trường hợp Úc, một quốc gia chỉ có 26 triệu dân, nhưng rất hung hăng như con chó Fox theo đuôi Mỹ. Ngay khi biết tin Trung Quốc và quần đảo Solomon ký các hiệp ước an ninh và đầu tư, chính quyền Úc đã rất to mồm đe nẹt, dọa dẫm, trong khi Mỹ gửi các quan chức ngoại giao và quốc phòng tới quần đảo để khủng bố, ngăn chặn. Solomon nằm giữa đại dương và cách Úc gần 2.000 km mà Úc còn cuống cuồng lên thế, bảo sao Nga không điên lên khi thấy vũ khí hạt nhân sắp được triển khai ở sát biên giới. Mỹ là thằng đểu, nhưng nó là nước lớn nên có quyền đểu; ngược lại những nước nhỏ như Úc, Anh, Ba Lan, Litva... chả là cái gì so với Nga và Trung Quốc, nhưng cậy có chủ Mỹ đứng sau lên lúc nào cũng to mồm sủa ông ổng; loại này còn đểu gấp nhiều lần Mỹ, đáng bị Nga và Trung Quốc tát vỡ mồm.
Úc và đồng minh sẽ ngăn TQ lập căn cứ quân sự ở quần đảo Solomon
Thủ tướng Australia Scott Morrison ngày 8/5 tuyên bố nước này sẽ phối hợp với các đồng minh để ngăn Trung Quốc thiết lập một căn cứ quân sự ở quần đảo Solomon, theo hãng tin AFP. Trong cuộc tranh luận trước thềm cuộc bầu cử ngày 21/5, ông Morrison cảnh báo việc Trung Quốc thiết lập một căn cứ quân sự ở quần đảo Solomon sẽ vượt qua "lằn ranh đỏ".

Trung Quốc và quần đảo Solomon sẽ tiến hành “hợp tác đầu tư” trong các lĩnh vực quan trọng, bao gồm “bến cảng, xây dựng cáp quang biển, đóng tàu và sửa chữa tàu”. Hãng tin The Australian hôm 8/5 cho biết tờ báo này đã tiếp cận được một bản dự thảo thỏa thuận hợp tác biển giữa Trung Quốc và quần đảo Solomon. Theo đó, Bắc Kinh cam kết xây dựng cầu cảng, nhà máy đóng tàu và cáp ngầm ở quốc đảo Nam Thái Bình Dương.

Bản sao của Biên bản ghi nhớ theo The Australian có được cho biết Trung Quốc và quần đảo Solomon sẽ tiến hành “hợp tác đầu tư” trong các lĩnh vực quan trọng, bao gồm “bến cảng, xây dựng cáp quang biển, đóng tàu và sửa chữa tàu”. Đồng thời 2 bên thực hiện “thăm dò và phát triển tài nguyên dầu, khí và khoáng sản ngoài khơi".

Hai bên cũng sẽ thúc đẩy các chính sách để “cùng thiết lập các khu hợp tác kinh tế biển và các cơ sở đánh bắt cá biển sâu”, và cam kết hợp tác trong các dự án “quang điện, phong điện, điện thủy triều và các dự án năng lượng sạch khác”.

Biên bản này không có chữ ký nhưng ghi thời gian “2022”, giống như thỏa thuận an ninh giữa quần đảo Solomon-Trung Quốc bị rò rỉ khi xuất hiện lần đầu vào tháng 3/2022.

Tờ báo cũng dẫn cảnh báo của một số chuyên gia an ninh Australia cho rằng, thỏa thuận này sẽ hoạt động song song với thỏa thuận an ninh gây tranh cãi vừa được ký kết giữa hai nước, thúc đẩy cơ sở hạ tầng "lưỡng dụng" tại quần đảo Solomon có thể được sử dụng bởi quân đội Trung Quốc.

Australia nói sẽ ngăn Trung Quốc lập căn cứ quân sự ở Solomon

Thủ tướng Australia Scott Morrison ngày 8/5 tuyên bố nước này sẽ phối hợp với các đồng minh để ngăn Trung Quốc thiết lập một căn cứ quân sự ở quần đảo Solomon, theo hãng tin AFP.

Trong cuộc tranh luận trước thềm cuộc bầu cử ngày 21/5, ông Morrison cảnh báo việc Trung Quốc thiết lập một căn cứ quân sự ở quần đảo Solomon sẽ vượt qua "lằn ranh đỏ".

Thủ tướng Úc nhấn mạnh rằng: "Australia sẽ phối hợp với các đối tác nhằm ngăn chặn việc này. Chính phủ đảo quốc Solomon đã trao đổi với chúng tôi rõ ràng rằng đó không phải là kết quả mà họ mong muốn. Tôi tin rằng sự hiện diện (của căn cứ quân sự) như vậy không vì lợi ích của họ ”.

Ảnh hưởng của Trung Quốc ở Thái Bình Dương ngày càng gia tăng, và trở thành một vấn đề chính trị nóng ở Australia trước cuộc bầu cử, sau khi Bắc Kinh hồi tháng trước tuyên bố đã ký kết một thỏa thuận an ninh với quốc đảo Solomon.

Mặc dù thỏa thuận này chưa được công bố, song một bản dự thảo bị rò rỉ đã cảnh báo các nước trong khu vực về việc hải quân Trung Quốc sẽ được phép triển khai đến quần đảo này – chỉ cách Australia gần 2.000 km. 

Thỏa thuận trên cũng làm dấy lên quan ngại rằng Trung Quốc có thể thiết lập một căn cứ quân sự ở quốc gia Thái Bình Dương, mặc dù chính phủ quần đảo Solomon khẳng định rằng việc này chưa được tính đến.

https://baomoi.com/truyen-thong-australia-ro-ri-them-mot-ban-thoa-thuan-hop-tac-trung-quoc-solomon/c/42542991.epi

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét