Thứ Ba, 15 tháng 2, 2022

Giá dầu tiếp tục tăng do căng thẳng Ukraina leo thang

Giá dầu tiếp tục tăng do căng thẳng Ukraina leo thang
Giá dầu đã vượt qua mức cao nhất trong 7 năm qua, trong bối cảnh thế giới căng thẳng rằng Matxcơva có thể xâm lược Ukraina, và sẽ dẫn đến việc kích hoạt các lệnh trừng phạt chống lại Nga — nhà sản xuất dầu lớn thứ ba thế giới.

Tính đến 19:18 tối 14/2/2022 giờ Việt Nam, hợp đồng tương lai của dầu thô Brent giao vào tháng 4 được giao dịch ở mức quanh mức 94 USD/thùng. Lần cuối cùng dầu đạt mức đó là vào tháng 9/2014. Giá đã giảm xuống dưới 20 USD/thùng vào tháng 4/2020, sau đó tăng lên hơn 3,5 lần trong vòng chưa đầy hai năm. Kể từ tháng 12/2021, giá dầu liên tục tăng.

"Nếu… quân lính di chuyển, dầu thô Brent sẽ không gặp khó khăn gì trong việc tăng trên mức 100 USD. Giá dầu sẽ vẫn cực kỳ biến động và nhạy cảm với các diễn biến gia tăng liên quan đến tình hình Ukraina", nhà phân tích Edward Moya của OANDA cho biết, theo Reuters đưa tin.

Xuất khẩu dầu của Nga đứng ở mức 5 triệu thùng mỗi ngày, chiếm khoảng 12% kim ngạch thương mại toàn cầu. Nước này xuất khẩu 2,5 triệu thùng các sản phẩm dầu mỏ mỗi ngày, chiếm 10% thương mại thế giới.

Phần lớn lượng xuất khẩu dầu của Nga được phân chia đến hai khu vực - Trung Quốc chiếm 30% và Châu Âu là 60%. Nga chiếm 25% thương mại khí đốt toàn cầu. Trong số 651,3 triệu mét khối khí đốt mà Nga xuất khẩu hàng ngày, thì 85% chảy vào châu Âu.

Do đó, bất kỳ biện pháp trừng phạt nào đối với hoạt động xuất khẩu năng lượng của Nga, trong trường hợp có khả năng xảy ra một cuộc xâm lược Ukraina, sẽ có tác động lớn nhất đến châu Âu. Động thái này sẽ đẩy giá dầu và khí đốt trên thế giới tăng cao, khiến giá các mặt hàng khác cũng tăng theo.

Do kịch bản như vậy, nhiều chuyên gia không nghĩ rằng không có khả năng xảy ra bất kỳ biện pháp trừng phạt lớn nào đối với xuất khẩu dầu của Matxcơva, đặc biệt là vì giá dầu đã ở mức cao.

Các động thái của chính phủ Nga nhằm vào Ukraina cũng có thể là dựa trên kỳ vọng này. Đồng thời, Nga phụ thuộc rất lớn vào nguồn thu từ dầu mỏ và không có khả năng hành động theo cách có thể đe dọa đến nguồn thu của mình.

Việc Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) từ chối tăng sản lượng hàng tháng cũng góp phần làm tăng giá dầu. OPEC đã cam kết tăng sản lượng hàng tháng thêm 400.000 thùng mỗi ngày cho đến tháng Ba.

Tuy nhiên, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) gần đây đã chỉ ra trong một báo cáo rằng, có sự chênh lệch 900.000 thùng/ngày trong cam kết sản lượng của OPEC và mục tiêu thực tế của tổ chức này trong tháng Giêng.

Lo lắng về lạm phát đã trở nên tồi tệ hơn do giá dầu tăng. "Sự tăng giá nhanh chóng liên tục có thể làm tăng rủi ro về các tình trạng giống như suy thoái ở một số quốc gia, đặc biệt nếu chính sách tài khóa cũng đang thắt chặt đáng kể", Priyanka Kishore thuộc công ty phân tích và dự báo kinh tế Oxford Economics chia sẻ như vậy với Bloomberg. "Hy vọng rằng đây không phải là giọt nước làm tràn ly".

Oxford Economics ước tính rằng cứ mỗi khi giá dầu tăng 10 USD/thùng, thì 0,2 điểm phần trăm tăng trưởng của thế giới bị mất đi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét