Thứ Ba, 18 tháng 5, 2021

Vài trao đổi cùng bác cả Trọng

Tôi đã viết mấy bình luận sau trên trang của bác Văn, xin copy lai nguyên văn (có thể chúng không khớp nhau lắm vì mỗi bình luận nhằm trả lời câu ai đó bình luận trước): "Em ko đọc (bài của bác Cả) vì em hiểu rõ bác Cả như ếch ngồi đáy giếng (có ra nước ngoài học hành đâu) thì làm gì có trình độ mà lý luận; đọc chỉ phí thời gian. Mấy quân sư của bác cũng vậy; họ có hiểu biết hơn bác một chút nhưng thuyết phục một ông già bảo thủ đổi mới dù là tý ty thì cũng khó hơn lên giời anh ạ. Cái mà anh đánh giá là khách quan đó chẳng qua là bác cho vào cho cân đối có ưu có khuyết thôi. Người ta đang trên thiên đường vinh quang, thì quan tâm gì đến khó khăn yếu kém của đất nước". "Hàng loạt các nguyên lý cơ bản nhất của kinh tế thị trường đều bị vứt vào sọt rác mà cũng cho rằng kinh tế thị trường định hướng XHCN là kinh tế thị trường đúng nghĩa, chỉ khác ở phân phối lợi nhuận... thì em chịu thua bác Văn thật. Tư duy kinh tế ko có gì thay đổi thì cái cơ chế Xin- Cho còn vững bền lắm". "Em đánh giá là từ khi bác Cả bắt đầu vào BCT tại ĐH8 (1997) đến nay, văn kiện của Đảng trở nên vô cùng bảo thủ, giáo điều, lộn xộn, tư duy kinh tế năm sau thụt lùi so với năm trước. May mà bên Chính phủ phớt lờ nhiều văn kiện, cứ thực tế mà làm; lại thêm môi trường quốc tế thuận lợi, đầu từ nước ngoài và ODA tăng vọt; tài nguyên còn nhiều để bán, kiều hối tăng nhanh... nên đất nước vẫn phát triển dù là phát triển méo mó". "Bác Cả không viết gì có lẽ còn hay hơn !!! Ko viết thì dân vẫn đinh ninh bác Cả là cụ Hồ thứ 2 nhỉ. Nhưng lỡ viết ra rồi thì dân biết chắc chắn là không phải như họ nghĩ, họ đâm ra buồn và mất hết hy vọng vào tương lai!".
Vài trao đổi cùng bác cả Trọng
FB Lưu Trọng Văn - Bài viết tràn ngập lý luận của bác cả Trọng gã nghiêm túc đọc từ dòng đầu đến dòng cuối. Gã chú ý hơn cả chương bác viết về kinh tế thị trường định hướng XHCN một khái niệm cả Mác và Lê Nin cũng như cụ Hồ chưa đề cập.
Có thể là hình ảnh về 1 người và văn bản cho biết 'Bộ Trưởng Bùi Quang Vinh tuyên bá "Cái chủ nghĩa xã hội và cái định hướng Xã hội chủ nghĩa làm gì có trong thực tế mà đi tìm cho mất công"'
Gã nói vậy, vì đọc cả chương lý luận về kinh tế thị trường định hướng XHCN, không hề thấy nhà lý luận số một của VN, kiên định lập trường chủ nghĩa Mác Lê và tư tưởng HCM, trích dẫn một câu nào đó của các cụ tiền bối trên về kinh tế thị trường định hướng XHCN hết.

Bác cả dẫn giải và định nghĩa rất dài gã xin tóm tắt lại, kinh tế thị trường định hướng XHCN là nền kinh tế thị trường:

-Dưới sự lãnh đạo của đảng CSVN.
-Không phải kinh tế thị trường tư bản.
-Không phải kinh tế thị trường XHCN đầy đủ vì VN đang ở thời kì quá độ lên CNXH.

Có thể là hình ảnh về 1 người và văn bản

-Kinh tế nhà nước là chủ đạo.
-Sở hữu, tổ chức quản lý, phân phối theo định hướng XHCN.
-Gắn kinh tế với xã hội, thống nhất chính sách kinh tế với chính sách xã hội, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước, từng chính sách và trong suốt quá trình phát triển.

Xưa nay gã không hiểu lắm thế nào là kinh tế thị trường định hướng XHCN mà chỉ nhận thức theo trình độ của mình, kinh tế thị trường định hướng XHCN là kinh tế thị trường đúng nghĩa nhưng lợi nhuận của nó được phân phối theo định hướng XHCN thông qua thu thuế công bằng và phân phối công bằng, đầu tư an sinh xã hội công bằng. Với cái nhận thức đó của gã thì thấy thực tế "Nó " chưa đi vào cuộc sống vì nhiều kẻ không làm gì có ích cho XH lại được chia nhiều hơn trong khi nhiều người nai lưng ra làm lại được chia ít hơn và an sinh xã hội còn là một bể... khổ.

Nhưng qua bài viết của bác cả thì gã mới thấy kinh tế thị trưởng định hướng XHCN đã từ lâu đi vào cuộc sống rồi chứ không còn mơ hồ đâu đâu nữa thể hiện ở sự lãnh đạo của đảng và nền tảng kinh tế nhà nước là chủ đạo rất rõ rệt.

Ở đây gã không bàn đến hiệu quả mà chỉ bàn tới công thức lý luận thôi bởi vì không thể nói hiệu quả khi VN mới chỉ đang ở thời kì quá độ. Còn thời kì quá độ này kéo dài bao lâu thì phải chờ đến năm 2045 theo bác cả là thời điểm VN hoàn chỉnh hệ thống lý luận XHCN của mình mới biết chắc được.

Gã thú thật rất lo ngại cho tương lai của Đất nước khi phải mất 24 năm nữa mới đến mốc 2045 liệu bác cả còn khoẻ mạnh để tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống lý luận XHCN mà bác đang là một trong những tác giả chính, hay không?

Nhưng có điều gã thắc mắc khi bác cả cho rằng kinh tế thị trường định hướng XHCN không phải là "kinh tế thị trường tư bản" trong khi chính bác khẳng định:"Theo nhận thức của chúng ta, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập quốc tế, vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường..." không phải là kinh tế thị trường mà các nước tư bản phát triển sáng tạo nên và đang thực hiện thì nó là kinh tế thị trường nào?

Còn một thắc mắc nữa:

Trong bài lý luận của bác cả gã chú ý con số rất cụ thể này :
"Về cơ cấu nền kinh tế xét trên phương diện quan hệ sở hữu, tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam hiện nay gồm khoảng 27% từ kinh tế nhà nước, 4% từ kinh tế tập thể, 30% từ kinh tế hộ, 10% từ kinh tế tư nhân trong nước và 20% từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài."

Với thực tế kinh tế nhà nước chỉ chiếm 27% trong toàn bộ giá trị kinh tế thì làm sao chủ đạo để dẫn dắt, định hướng XHCN được nếu nhà nước không tự cho mình làm chủ toàn bộ khối tài sản khổng lồ là tài nguyên và đất đai cùng quyền phân phối tổng thuế?
Tài nguyên hiện nay thì như TT Phạm Minh Chính thừa nhận là đã bị khai thác cạn kiệt, vậy cái còn lại cho kinh tế nhà nước để bảo đảm sức mạnh chủ đạo để định hướng XHCN chỉ còn lại là đất đai và tổng tiền thuế thôi.

Phải chăng với bảo đảm cốt lõi này để bảo vệ định hướng XHCN nên nhà nước vẫn khư khư giữ Luật Đất đai bất cập và không giống ai hiện nay, bất chấp chính nó là cản trở lớn nhất cho 60 triệu nông dân làm giàu cho mình và cho Đất nước?

Gã xin thắc mắc chút xíu nữa trong thống kê của bác cả, cộng đi cộng lại vẫn thiếu gần 10% tổng sản phẩm QG. Vậy 10% còn lại này là do ai tạo nên?

Hay trong cơ cấu nền kinh tế xét trên sở hữu ngoài nhà nước, tập thể, hộ gia đình, tư nhân, tư bản nước ngoài còn ai khác?
Vậy ai khác ấy là ai có góp phần cho kinh tế thị trường đi đúng định hướng XHCN không?

Quả thật gã rất lo ngại về sự bí ẩn của 10% này mà nghi nghi có thể là 20 tỷ dola người Việt ở nước ngoài gửi về chăng?

Nhưng, gã thở phào nhẹ nhõm sau khi đọc các lý luận kiên định của bác cả là bác cả vẫn rất khách quan thẳng thắn với thực tế đất nước hiện nay, mặc dù đất nước đang đi theo kinh tế thị trường định hướng XHCN, và về chính trị kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin, khi bác thừa nhận:

"Về kinh tế, chất lượng tăng trưởng, sức cạnh tranh còn thấp, thiếu bền vững; kết cấu hạ tầng thiếu đồng bộ; hiệu quả và năng lực của nhiều doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp nhà nước còn hạn chế; môi trường bị ô nhiễm tại nhiều nơi; công tác quản lý, điều tiết thị trường còn nhiều bất cập. Trong khi đó, sự cạnh tranh đang diễn ra ngày càng quyết liệt trong quá trình toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế.

Về xã hội, khoảng cách giàu nghèo gia tăng; chất lượng giáo dục, chăm sóc y tế và nhiều dịch vụ công ích khác còn không ít hạn chế; văn hóa, đạo đức xã hội có mặt xuống cấp; tội phạm và các tệ nạn xã hội diễn biến phức tạp. Đặc biệt, tình trạng tham nhũng, lãng phí, suy thoái về tư tưởng chính trị và đạo đức, lối sống vẫn diễn ra trong một bộ phận cán bộ, đảng viên. "

Với thực tế này, tính ưu việt của mô hình kiên định XHCN mà bác cả vẽ ra sẽ còn phải trải qua muôn vàn thử thách nữa mới có thể tự mãn chê các nước tư bản đang khủng hoảng, suy thoái...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét