Giáo viên cấp 2 tranh cử với ủy viên Bộ Chính trị
HỒNG ANH - 1. Quá vênh nhau về địa vị chính trị, vẫn được xếp chung một đơn vị bầu cử. “Quân xanh, quân đỏ” làm khó cử tri. Tại tỉnh Hòa Bình, hai giáo viên cấp 2 sẽ tranh cử với Ủy viên Bộ chính trị Trương Thị Mai. Hai ứng viên còn lại là chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp của tỉnh và phó chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Hòa Bình.Infographic: Báo Hà Nội Mới.
Tại tỉnh Lâm Đồng, một diễn viên trung tâm nghệ thuật tỉnh và một giáo viên THPT sẽ tranh cử với Ủy viên Bộ Chính trị Phan Đình Trạc và phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội của tỉnh.
Tại tỉnh Bắc Giang, tình huống còn kịch tính hơn, một trưởng ban công tác Mặt trận thôn và một chi hội phó thuộc Hội Nông dân thôn sẽ tranh cử cùng hai người đang là đại biểu Quốc hội của tỉnh và một người khác là chủ tịch Hội Nông dân tỉnh.
Đó là ba trong nhiều đơn vị bầu cử có các ứng cử viên rất bất cân xứng về quyền lực và kinh nghiệm chính trị. Vào ngày 23/5/2021, có thể bạn sẽ phải chọn ra đại biểu Quốc hội trong những danh sách như thế.
Theo luật, những người đạt được 50% tổng số phiếu bầu được xem là đắc cử đại biểu Quốc hội. Tại mỗi đơn vị bầu cử, cử tri sẽ chọn ra tối đa ba người trúng cử vào Quốc hội.
Kết quả của những quy trình tuyển chọn ứng viên rất nghiêm ngặt lại là những cuộc cạnh tranh không cân sức tại các đơn vị bầu cử.
2. Một số đơn vị bầu cử gây bất ngờ
Ở tỉnh Thừa Thiên – Huế, một huấn luyện viên cờ tướng, một trưởng ban tuyên giáo cấp huyện sẽ tranh cử với Bí thư tỉnh ủy Lê Trường Lưu và vụ trưởng Vụ Quản lý các công ty quản lý quỹ của Bộ Tài Chính.
Tại tỉnh Yên Bái, hai giáo viên mầm non, một nhân viên Trung tâm hoạt động thanh thiếu nhi tỉnh sẽ tranh cử với Bí thư tỉnh ủy Đỗ Đức Duy và một người khác là phó vụ trưởng Vụ Thông tin của Văn phòng Quốc hội.
Ở Kon Tum, một giáo viên mầm non, một giáo viên tiểu học, một giáo viên THPT môn địa lý sẽ tranh cử với một phó giám đốc Công an tỉnh và một phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Kon Tum.
Tỉnh Lạng Sơn đã xếp cho một chuyên viên Hội Nông dân tỉnh, một chuyên viên Sở Khoa học và Công nghệ tranh cử với Tổng Kiểm toán nhà nước Trần Sỹ Thanh.
Ở Lào Cai, Ủy viên Bộ Chính trị Trần Cẩm Tú, và một người khác là phó trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Lào Cai sẽ tranh cử với một chuyên viên Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lào Cai, cùng một chuyên viên Ban Dân tộc tỉnh này.
Nhưng kịch tính hơn là tỉnh Điện Biên. Tại đơn vị bầu cử số 1 của tỉnh này, hai nữ nông dân 23 tuổi cùng với một người phụ nữ được mô tả là “người hoạt động không chuyên cấp xã, giúp việc Đảng ủy xã Mường Nhà” sẽ tranh cử với Bí thư tỉnh ủy Nguyễn Văn Thắng và Tổng thư ký Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thích Đức Thiện.
Không kém phần kịch tính so với tỉnh Điện Biên là tỉnh Hải Dương. Tại đơn vị bầu cử số 2 của tỉnh này, Phó Bí thư tỉnh ủy Triệu Thế Hùng và Vụ trưởng Văn phòng Đảng đoàn Quốc hội Nguyễn Thị Mai Thoa sẽ tranh cử với một nhân viên Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh, hai nhân viên Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh.
Ngoài ra, tại đơn vị bầu cử số 3 của tỉnh Hải Dương, có hai chuyên viên Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh tranh cử cùng sếp của mình là bà Nguyễn Thị Việt Nga, Phó Trưởng đoàn Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương.
Trường hợp như đơn vị bầu cử số 3 của tỉnh Hải Dương cũng xảy ra ở tỉnh Nghệ An và Hà Nam. Tại Nghệ An, một phó trưởng phòng Sở Giáo dục đào tạo sẽ tranh cử với giám đốc của sở này. Tại Hà Nam, một trưởng phòng cảnh sát cơ động tỉnh được sẽ tranh cử với giám đốc công an tỉnh.
Còn rất nhiều tỉnh, thành khác mà bạn dễ dàng tìm thấy các ứng viên vênh nhau về chức vụ, kinh nghiệm chính trị trong cùng một đơn vị bầu cử như thành phố Cần Thơ, Bà Rịa – Vũng Tàu, Hưng Yên, Bắc Ninh…
3. “Quân xanh, quân đỏ”: Làm khó cử tri
Bạn có thể đang nghĩ rằng những đơn vị bầu cử như vậy thì đã sao, càng cho thấy bầu cử Việt Nam rất bình đẳng, một giáo viên cũng có thể tranh cử với ủy viên Bộ Chính trị.
Tuy nhiên, các đơn vị bầu cử trên không có người tự ứng cử. Nghĩa là các ứng cử viên đó được các cơ quan của đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể giới thiệu họ ra ứng cử, sắp xếp vào những đơn vị bầu cử như thế.
Tại tỉnh Bắc Giang, tình huống còn kịch tính hơn, một trưởng ban công tác Mặt trận thôn và một chi hội phó thuộc Hội Nông dân thôn sẽ tranh cử cùng hai người đang là đại biểu Quốc hội của tỉnh và một người khác là chủ tịch Hội Nông dân tỉnh.
Đó là ba trong nhiều đơn vị bầu cử có các ứng cử viên rất bất cân xứng về quyền lực và kinh nghiệm chính trị. Vào ngày 23/5/2021, có thể bạn sẽ phải chọn ra đại biểu Quốc hội trong những danh sách như thế.
Theo luật, những người đạt được 50% tổng số phiếu bầu được xem là đắc cử đại biểu Quốc hội. Tại mỗi đơn vị bầu cử, cử tri sẽ chọn ra tối đa ba người trúng cử vào Quốc hội.
Kết quả của những quy trình tuyển chọn ứng viên rất nghiêm ngặt lại là những cuộc cạnh tranh không cân sức tại các đơn vị bầu cử.
2. Một số đơn vị bầu cử gây bất ngờ
Ở tỉnh Thừa Thiên – Huế, một huấn luyện viên cờ tướng, một trưởng ban tuyên giáo cấp huyện sẽ tranh cử với Bí thư tỉnh ủy Lê Trường Lưu và vụ trưởng Vụ Quản lý các công ty quản lý quỹ của Bộ Tài Chính.
Tại tỉnh Yên Bái, hai giáo viên mầm non, một nhân viên Trung tâm hoạt động thanh thiếu nhi tỉnh sẽ tranh cử với Bí thư tỉnh ủy Đỗ Đức Duy và một người khác là phó vụ trưởng Vụ Thông tin của Văn phòng Quốc hội.
Ở Kon Tum, một giáo viên mầm non, một giáo viên tiểu học, một giáo viên THPT môn địa lý sẽ tranh cử với một phó giám đốc Công an tỉnh và một phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Kon Tum.
Tỉnh Lạng Sơn đã xếp cho một chuyên viên Hội Nông dân tỉnh, một chuyên viên Sở Khoa học và Công nghệ tranh cử với Tổng Kiểm toán nhà nước Trần Sỹ Thanh.
Ở Lào Cai, Ủy viên Bộ Chính trị Trần Cẩm Tú, và một người khác là phó trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Lào Cai sẽ tranh cử với một chuyên viên Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lào Cai, cùng một chuyên viên Ban Dân tộc tỉnh này.
Nhưng kịch tính hơn là tỉnh Điện Biên. Tại đơn vị bầu cử số 1 của tỉnh này, hai nữ nông dân 23 tuổi cùng với một người phụ nữ được mô tả là “người hoạt động không chuyên cấp xã, giúp việc Đảng ủy xã Mường Nhà” sẽ tranh cử với Bí thư tỉnh ủy Nguyễn Văn Thắng và Tổng thư ký Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thích Đức Thiện.
Không kém phần kịch tính so với tỉnh Điện Biên là tỉnh Hải Dương. Tại đơn vị bầu cử số 2 của tỉnh này, Phó Bí thư tỉnh ủy Triệu Thế Hùng và Vụ trưởng Văn phòng Đảng đoàn Quốc hội Nguyễn Thị Mai Thoa sẽ tranh cử với một nhân viên Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh, hai nhân viên Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh.
Ngoài ra, tại đơn vị bầu cử số 3 của tỉnh Hải Dương, có hai chuyên viên Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh tranh cử cùng sếp của mình là bà Nguyễn Thị Việt Nga, Phó Trưởng đoàn Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương.
Trường hợp như đơn vị bầu cử số 3 của tỉnh Hải Dương cũng xảy ra ở tỉnh Nghệ An và Hà Nam. Tại Nghệ An, một phó trưởng phòng Sở Giáo dục đào tạo sẽ tranh cử với giám đốc của sở này. Tại Hà Nam, một trưởng phòng cảnh sát cơ động tỉnh được sẽ tranh cử với giám đốc công an tỉnh.
Còn rất nhiều tỉnh, thành khác mà bạn dễ dàng tìm thấy các ứng viên vênh nhau về chức vụ, kinh nghiệm chính trị trong cùng một đơn vị bầu cử như thành phố Cần Thơ, Bà Rịa – Vũng Tàu, Hưng Yên, Bắc Ninh…
3. “Quân xanh, quân đỏ”: Làm khó cử tri
Bạn có thể đang nghĩ rằng những đơn vị bầu cử như vậy thì đã sao, càng cho thấy bầu cử Việt Nam rất bình đẳng, một giáo viên cũng có thể tranh cử với ủy viên Bộ Chính trị.
Tuy nhiên, các đơn vị bầu cử trên không có người tự ứng cử. Nghĩa là các ứng cử viên đó được các cơ quan của đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể giới thiệu họ ra ứng cử, sắp xếp vào những đơn vị bầu cử như thế.
Cả nước có 184 đơn vị bầu cử đại biểu Quốc hội. Ứng viên nào thuộc đơn vị bầu cử nào do Hội đồng Bầu cử Quốc gia ấn định dựa trên đề nghị của Ủy ban bầu cử của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Các ứng cử viên này đã trải qua hội nghị cử tri tại nơi làm việc, nơi cư trú, vượt qua ba hội nghị hiệp thương do Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên tổ chức.
Việc sắp xếp những ứng cử viên lệch nhau về chức vụ, năng lực chính trị như vậy không thể không gây lo lắng về chất lượng của quy trình giới thiệu và lựa chọn ứng cử viên.
Tình trạng này trong bầu cử ở Việt Nam được nhiều người gọi là “quân xanh, quân đỏ”.
Báo Pháp Luật Việt Nam, cơ quan của Bộ Tư pháp, dùng thuật ngữ này để chỉ những ứng cử viên được giới thiệu ra ứng cử cho có. Dù trúng cử, họ cũng khó trở thành đại biểu đạt yêu cầu vì quá non kinh nghiệm hoặc quá già về tuổi đời, thâm niên, trình độ…
Ở kỳ bầu cử trước (năm 2016), một đại biểu Quốc hội nói với báo Pháp Luật Việt Nam rằng: “Việc cơ cấu những đại biểu ứng cử ở từng đơn vị bầu cử không nên quá chênh lệch với nhau về tuổi đời, trình độ, chức vụ, nhân thân. Trong một đơn vị ứng cử, bầu cử, trên một địa bàn bầu cử mà đưa ra những ứng cử viên chênh lệch, như kiểu ‘quân xanh, quân đỏ’ thì khó cho việc cử tri chọn lựa chính xác”.
Ông Ngô Sách Thực, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam trả lời VOV vào tháng 2/2021 rằng số dư trong mỗi đơn vị bầu cử cũng phải đảm bảo đó là ứng viên đủ tiêu chuẩn, xứng đáng.
“Không lựa chọn người không đủ tiêu chuẩn để đưa vào danh sách để làm ‘quân xanh, quân đỏ’, như vậy không đúng tinh thần chỉ đạo”, ông Thực cho biết.
4. Những ứng cử viên “xuất phát thấp” trúng cử đại biểu Quốc hội khóa 14 (2016 – 2021)
Kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội khóa 14 đã ghi nhận sáu giáo viên THPT và THCS trúng cử đại biểu Quốc hội khóa 14 ở sáu tỉnh là Hưng Yên, Nam Định, Thanh Hóa, Quảng Bình và Đắk Nông. Sáu người đều là phụ nữ.
Tuy vậy, đa số các giáo viên trúng cử này đều ứng cử ở đơn vị bầu cử có đối thủ ngang ngửa với họ chứ không quá chênh lệch như các đơn vị bầu cử được nhắc đến ở đầu bài viết này.
Ví dụ như cô giáo Đinh Thị Bình ở Phú Thọ đã tranh cử cùng một giáo viên khác và một công chức UBND xã, phó bí thư tỉnh ủy, và trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh này.
Cô giáo Đặng Thị Phương Thảo ở tỉnh Nam Định đã loại hai giáo viên khác cùng ứng cử tại đơn vị bầu cử của mình.
Ở tỉnh Hưng Yên, cô giáo Nguyễn Thị Phúc đã vượt qua một hộ sinh và một trưởng phòng của Văn phòng Tỉnh ủy tỉnh Hưng Yên.
Tuy nhiên, cũng có giáo viên loại được đối thủ đáng kể hơn mình một chút. Cô giáo Ka H’Hoa ở tỉnh Đắk Nông đã vượt qua hai trưởng phòng cấp sở của tỉnh này.
Trong kỳ bầu cử đại biểu Quốc hội khóa trước, trường hợp đáng chú ý nhất là một nông dân trúng cử đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái và là đại biểu trẻ tuổi nhất. Người đó là cô Triệu Thị Huyền, 24 tuổi, tốt nghiệp cử nhân sư phạm Văn – Sử.
Tuy nhiên, cô Huyền tranh cử trong một đơn vị bầu cử buộc phải có nông dân trở thành đại biểu Quốc hội. Trong 5 người ứng cử cùng Triệu Thị Huyền (để chọn ra 3 người), còn có 2 người nữa cũng là nông dân.
Độc giả có thể xem toàn bộ danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa 15 tại trang web của Hội đồng Bầu cử Quốc gia.
https://www.luatkhoa.org/2021/04/quan-xanh-quan-do-lam-kho-cu-tri-giao-vien-cap-2-tranh-cu-voi-uy-vien-bo-chinh-tri/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét