Thứ Bảy, 22 tháng 2, 2020

Chưa rõ khi nào học sinh, sinh viên đi học trở lại

Chưa rõ khi nào học sinh, sinh viên được đi học trở lại
Vẫn chưa chốt ngày học sinh Hà Nội sẽ đi học trở lại. Phó thủ tướng Vũ Đức Đam giao hai bộ Giáo dục và Đào tạo, Lao động Thương binh và Xã hội sớm điều chỉnh kế hoạch, thời gian năm học 2019-2020. Nếu hai Bộ không quyết được thì Thủ tướng sẽ quyết định để làm căn cứ cho các địa phương thực hiện thống nhất. Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đưa ra ý kiến này trong cuộc họp Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống Covid-19 sáng 22/2, sau khi lắng nghe ý kiến của đại diện TP HCM, Hà Nội và nhiều bộ ngành.
Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo
 Nguyễn Hữu Độ. Ảnh: Thế Công.
Về thẩm quyền điều chỉnh thời gian năm học, theo Thứ trưởng Tư pháp Đặng Hoàng Oanh, các địa phương chỉ có quyền điều chỉnh thời gian học của học sinh trong phạm vi khung thời gian năm học mà Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Đến nay, học sinh đã nghỉ gần một tháng, việc quyết định nghỉ tiếp hay đi học trở lại thuộc thẩm quyền của Bộ Giáo dục và Đào tạo; đối với giáo dục nghề nghiệp là thẩm quyền của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.

Covid 19: Nghỉ học hay không nghỉ học?

Nếu tình hình này cứ tiếp diễn, tôi thiên về phương án cả nước nên bắt đầu đi học lại từ đầu tháng 3/2020. Tuy nhiên, việc kiểm soát chặt chẽ tình hình dịch bệnh vẫn phải được thực hiện. Bất cứ ai có dấu hiệu viêm nhiễm phải được khám nghiệm y tế chặt chẽ; nếu nghi ngờ phải được cách ly. Địa phương, trường học nào xuất hiện vài người có biểu hiện nghi vấn nhất thiết phải được đóng cửa trở lại. Tôi rất đồng tình với nhận định "Thông tin là dữ liệu đầu vào của quy trình lập chính sách. Bóp nghẹt tự do báo chí, tự do ngôn luận, mạnh tay ngăn chặn những thông tin trái chiều trong ngắn hạn có thể điều chỉnh suy nghĩ của xã hội theo ý muốn của chính quyền, nhưng về dài hạn sẽ tạo ra những hệ quả nghiêm trọng khi thông tin từ bên dưới không được phản ánh và đo đạc kịp thời".
Covid 19: Nghỉ học hay không nghỉ học?
Trần Minh Triết - Nghệ thuật của người làm chính sách là cân nhắc tất cả những hệ quả có khả năng xảy ra để có được một chính sách hợp lý cả trong ngắn hạn và dài hạn. Tất cả những chính sách thái quá, cực đoan đều gây ra những hệ quả tiêu cực trong dài hạn. Nghỉ học đến hết tháng Hai là hợp lý nhưng kéo dài đến hết tháng Ba sẽ tạo ra nhiều hệ lụy.

Bài viết này không đưa ra khuyến nghị nên cho phép tiếp tục nghỉ học hay không, mà chỉ phân tích về những thiệt hại xã hội phải gánh chịu nếu cho phép nghỉ học, cũng như phương pháp tiếp cận của các nước trong khu vực, trên cơ sở đó, các nhà làm chính sách có thể cân nhắc kỹ càng hơn trước khi quyết định.

Khi nào đại dịch Corona chấm dứt?

KHI NÀO DỊCH CORONA COVID-19 CHẤM DỨT?
Trần-Đăng Hồng, PhD – Dựa theo công thức tiên đoán ở Hình 2, nếu số ca nhiễm bệnh đạt cao điểm trước khi giảm ở thời điểm 60 ngày (khoảng 5/3/2020), tổng số ca nhiễm bệnh sẽ khoảng 219.000 người, và 5.500 tử vong. Nếu sau 3 tháng mới ổn định (khoảng 5/6/2020), tổng số ca nhiễm bệnh sẽ khoảng từ 465.000 đến 749.000 và từ 14.000 đến 23.000 tử vong. Nếu đại dịch kéo dài hơn nữa, thảm họa thật là khủng khiếp.

Vào ngày Thứ Ba 11/2/2020, nhà dịch tễ học hàng đầu Trung Quốc Zhong Nanshan tuyên bố dịch Coronavirus 2019-nCoV, nay có tên mới Covid-19, sẽ lên đến đỉnh điểm trong Tháng Hai này ở Trung Quốc trước khi giảm. Vốn thận trọng, ông Tedros Ghebreyesus, Tổng giám đốc cơ quan WHO, nói còn “quá sớm” để dự đoán cái kết của đại dịch này, và ngày hôm sau ông nói là có thể kéo dài cả năm. Vậy, một cách khách quan, tác giả thử tiên đoán lúc nào đại dịch Vũ Hán đạt cao điểm và khi nào chấm dứt bằng cách áp dụng các mô hình toán học.

2/3 người nhiễm đến từ TQ không được phát hiện

Tình hình vẫn hết sức lo ngại. Chủ quan để dịch bệnh bùng nổ thì cả cộng đồng sẽ phải gánh chịu hậu quả khủng khiếp.
2/3 người nhiễm COVID-19 đến từ Trung Quốc không được các nước phát hiện
Một nghiên cứu mới của các nhà khoa học tại Đại học Hoàng gia Anh Quốc công bố hôm thứ Sáu (21/2) ước tính rằng 2/3 ca nhiễm COVID-19 di chuyển ra thế giới từ Trung Quốc đại lục vẫn không được các nước phát hiện. Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus hôm 21/2 đã bày tỏ quan ngại sâu sắc về sự lây lan dịch COVID-19 tại các quốc gia bên ngoài Trung Quốc và giữa những người không có liên quan đến Trung Quốc hay Vũ Hán. Ông Tedros nói vẫn còn cơ hội để khống chế virus, tuy nhiên “cánh cửa cơ hội đang thu hẹp dần”, tình hình bùng phát dịch bệnh vẫn có thể đi theo bất kỳ hướng nào.
Báo cáo nghiên cứu dày 6 trang công bố hôm 21/2 của các chuyên gia tại Đại học Hoàng gia Anh Quốc – đơn vị hợp tác với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về mô hình hóa bệnh dịch, phân tích dữ liệu các chuyến bay từ tâm dịch Vũ Hán, phát hiện rằng “một số nước đã phát hiện số ca nhiễm COVID-19 ít hơn đáng kể so với ước tính dựa trên số lượng các chuyến bay chở hành khách đến từ Vũ Hán”.

Tâm sự của một phụ nữ Ukraina lấy chồng Việt

Tâm sự của một người phụ nữ Ukraina lấy chồng Việt
 Elena Elovikova - "Ngày thứ hai ở nhà chồng, Hà đột ngột tuyên bố rằng chúng tôi sẽ ở lại Việt Nam vĩnh viễn. Hành động của anh làm tôi hết sức ngỡ ngàng. Ở Việt Nam, anh đã trở thành một con người khác hẳn.
Tôi và anh quen nhau tại Kiev. Chúng tôi lấy nhau và sinh được hai đứa con tuyệt vời – con trai Andrei và con gái Maia. Lúc đầu, mẹ tôi phản đối kịch liệt quyết định lấy chồng của tôi.. Thứ nhất, vì chồng tôi – Hà – là người Việt Nam bán hàng ngoài chợ. Thứ hai, vì anh hơn tôi đến 16 tuổi đời.

Danh sách các quốc gia hạn chế đi lại với Trung Quốc.

Danh sách các quốc gia và lãnh thổ hạn chế đi lại với Trung Quốc.
Nga cấm công dân Trung Quốc nhập cảnh
Nga ban bố lệnh cấm công dân Trung Quốc nhập cảnh nước này kể từ ngày 20/2 như biện pháp quyết liệt ngăn chặn sự lây lan của dịch virus corona. Tuyên bố trên được đưa ra hôm 18/2.
Không có mô tả ảnh.
“Từ 0h00 giờ địa phương ngày 20/2/2020, Nga tạm thời cấm tất cả công dân nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đi vào biên giới quốc gia Liên bang Nga với mục đích lao động, học tập và du lịch”, theo thông báo từ văn phòng của Phó thủ tướng Nga về Chính sách Xã hội, Lao động, Y tế và Trợ cấp hưu trí, bà Tatiana Golikova. Bà Golikova ra lệnh cấm sau cuộc họp khẩn về ngăn ngừa chủng mới của virus corona ở Nga, theo TASS.

Sức lây nhiễm virus Corona mới 'vượt quá dự tính'

Ngày 19/2, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) đã đưa ra một cảnh báo nghiêm khắc đối với VN và 5 nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan và Thái Lan. Vì không biết nhà nước ta có thừa nhận hay coi là tin thất thiệt nên mình không đưa lại kẻo bị coi là vi phạm luật im lặng. Có điều mỗi người chúng ta đều nên cảnh giác với sức lây nhiễm "rất cuồng dại" của virus Corona mới.
Các chuyên gia cảnh báo: Sức lây nhiễm virus Corona mới 'vượt quá dự tính'
Đại Minh • 22/02/20 Virus Corona mới [còn được gọi là COVID-19, hay SARS-CoV-2] lây lan như thế nào? Tại sao nó lây lan nhanh như vậy? Hai nghiên cứu gần đây có thể ít nhiều làm sáng tỏ vấn đề... Nghiên cứu của Trung Quốc cho thấy một số lượng lớn virus xuất hiện trong mũi và cổ họng trong giai đoạn đầu khởi phát, trong khi nghiên cứu của Đức cho thấy trường hợp không có triệu chứng và có triệu chứng nhẹ vẫn có thể lây lan virus.

Sơ đồ của virus Corona mới
Virus corona mới khởi nguồn từ Vũ Hán hiện đã lan rộng đến hơn 30 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Ngoài Trung Quốc và tàu du lịch Diamond Princess ra thì Nhật Bản và Hàn Quốc đã trở thành khu vực dịch bệnh lớn. Đặc biệt, số ca mắc bệnh ở Hàn Quốc đã tăng vọt trong hai ngày này, khiến tổng số người nhiễm virus đã vượt qua con số 200. Virus Corona mới dường như dễ lây nhiễm hơn các virus Corona khác như SARS và MERS. Trong vòng chưa đầy hai tháng, số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu đã vượt quá tổng số ca bệnh SARS.

Dung tục hóa Thần Phật, quả báo khôn cùng

Người xưa tin Thần, kính Phật không phải là để cầu may, xin lộc phát tài mà để nhắc nhở chính mình vạn sự trên đời đều do nhân quả, làm người đối nhân xử thế cần có thiện lương, lấy đạo đức để ước chế chính mình không phạm điều sai trái. Ở khắp nơi trên thế giới, người dân đều cố gắng sống theo nguyên tắc này. Tiếc rằng ở nước ta hay nước lạ thì không còn nhiều người nhớ đến nó. Có một câu cần phải khảm trong đầu: "Vô minh tạo nghiệp; quả báo khôn cùng".
Dung tục hóa hình tượng Thần Phật, quả báo khôn cùng
Minh Vũ • 22/02/20 Trong Văn Hoá phương Đông nói chung và tâm thức của ba đời người Việt xưa nay, tôn kính trời đất, tin vào Thần Phật, vào đạo lý nhân quả thiện ác hữu báo chính là nhân sinh quan nền tảng, là cốt lõi văn hoá dân tộc Việt cũng như văn hóa phương Đông nói chung. Theo thời gian, xã hội thay đổi, quan niệm của con người cũng đổi thay khiến cho việc thấu hiểu về Phật pháp, về tín ngưỡng càng ngày càng lệch xa khỏi cái gốc ban đầu. Từ đó mà dẫn đến bao chuyện dở khóc dở cười, tưởng kính hóa nhờn, làm sai chẳng biết, gây thành tội nghiệp. Đặc biệt là trong thời gian gần đây rộ lên phong trào khắc ba vị tam đa Phúc - Lộc - Thọ bằng nhân sâm Hàn Quốc, củ cây đinh lăng sau đó đem ngâm rượu uống với mong muốn cầu tài đắc lộc, gia đình may mắn...

Độ lùi Đồng Tâm

Độ lùi Đồng Tâm
Chiến Sỹ 2020-02-21 May ra rồi đây, một chính quyền hậu-cộng sản mới đủ độ lùi và khai thác hết các công văn “tuyệt mật” từ Bộ Công an, để đánh giá rốt ráo sự thật của vụ Đồng Tâm. Marx viết đâu đó, nếu lợi nhuận đạt tới 300% thì nhà tư bản có thể tự treo cổ. Chính quyền Hà Nội đã “cướp không” hơn 200 tỷ VND mà không phải bỏ ra một cắc “vốn” nào cả. Siêu lợi nhuận “cướp trên dàn mướp” ấy là một trong những nguyên nhân dẫn đến cuộc hành quyết man rợ và buộc chính quyền tp. Hà Nội phải triệt hạ một mô hình lý tưởng mà ĐCSVN từ lâu đã dầy công xây đắp…

Hình chụp hôm 20/4/2017: đoạn đường vào Đông Tâm bị chặn 
sau khi dân làng bắt giữ công an và cán bộ làm con tin Reuters
Độ lùi ở đây mới chỉ sau hơn một tháng chưa nói được gì nhiều. Nhưng lưới Trời lồng lộng, những kẻ chủ mưu và thủ ác chắc chắn sẽ không thoát khỏi sự trừng phạt của Chúa. Không ở cõi dương thế này thì dưới cõi âm gian. Vì cuộc hành quyết ở thôn Hoành, đúng như như nhà văn của “Đất nước đứng lên” – cho dù ông đang bị đảng và chính quyền này bầm giập và đè bẹp bắt phải nằm xuống – tuyên bố trước toàn thế giới rằng, đó là tội ác trời không dung đất không tha.

Khi “Đất nước” không thể im lặng

Bài này giải thích vì sao nhân dân phải ném bài thơ ca tụng ông Thủ tướng vào sọt rác. Mình thích nhiều đoạn trong bài này. Thủ tướng không đần độn nhưng ông tỏ ra rất háo danh. Người tư vấn bài thơ cho ông tuy không háo danh vì không ai biết tới mình nhưng đần độn thì lại có thừa. Chỉ có đần độn mới xúi Thủ tướng viết những lời “chim chóc” vào lịch sử của những bài thơ nổi tiếng vì nịnh. Nhưng không biết kẻ đó đần độn hay chính ông Thủ tướng đần độn ? Đất nước hôm nay không còn im lặng như cái thời Nhân Văn Giai Phẩm. Đất nước càng không thể im lặng để một cô giáo làm nên những câu thơ giả dối đầu độc thế hệ tương lai.
Khi “Đất nước” không thể im lặng
Cánh Cò 2020-02-21 - Người dân thì nhíu mày trợn mắt vì cái “hồn vía” của bài thơ nhưng người trong cuộc là ông Thủ tướng lại như mở cờ trong bụng. Ông cảm thấy trở thành vĩ đại và vì vậy ra lệnh viết một công văn khen tặng bài thơ của cô giáo Thanh với lời lẽ hết sức nhẹ nhàng nhưng ẩn chứa khá nhiều kiêu hãnh. Chính cái công văn quái ác này đã mang bài thơ của cô giáo Thanh bay vào sọt rác. Chính ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã trực tiếp biến cô giáo Chu Ngọc Thanh trở thành một Tố Hữu thứ hai, tuy tài nghệ non hơn nhưng tiềm năng thì có thừa. Hàng trăm hàng ngàn câu comment trên mạng xã hội cho thấy người dân đã chán ngán cái cung cách mà nhà nước cách mạng chuyên chính áp dụng từ 50 năm về trước.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (trái) và bài thơ của cô 
giáo Chu Ngọc Thanh AFP, Facebook, edited by RFA
Bài thơ “Đất nước ở trong tim” về dịch COVID-19 viết cho học trò của cô Chu Ngọc Thanh, giáo viên Trường THCS Hùng Vương, Gia Lai khiến cộng đồng mạng một lần nữa dậy sóng như khi bài thơ “Đất nước mình lạ quá phải không anh?” của cô giáo Trần Thị Lam, giáo viên Trường Chuyên Hà Tĩnh xuất hiện váo tháng 4 năm 2016.

Từ thảm hoạ Chernobyl đến Đại dịch Vũ Hán

Một nguyên tắc bất di bất dịch mà những người chưa hề sống dưới chế độ cộng sản cần phải biết là: sinh mạng con người dưới chế độ cộng sản chẳng là gì. Nếu cần, sinh mạng hàng triệu người cũng có thể hy sinh, miễn giữ cho bộ mặt của đảng và nhà nước đầy son phấn là được.  Trong vụ Chernobyl, hạt bụi nguyên tử nhỏ ly ti bám vào phổi, làm cháy da, gây ung thư chết người thì con vi khuẩn corona có hình vương miện nhỏ hơn hạt bụi cũng bám vào phổi, làm khó thở, gây sốt cao độ và dẫn đến tử vong. Tuy khác nhau về nguyên nhân thảm hoạ, nhưng cách đối phó của nhà nước cộng sản lại giống nhau y hệt.
Từ thảm hoạ Chernobyl đến Đại dịch Vũ Hán
Dưới bất cứ chế độ cộng sản nào, bộ mặt và uy tín của đảng là trên hết, là tuyệt đối, phải giữ cho sạch, cho thơm mặc dù khuôn mặt đã lấm lem những vết nhọ vô luân, đã chằng chịt những vết sẹo tàn ác. Bất cứ một sự kiện nào xảy ra, có nguy cơ để lộ khả năng yếu kém hoặc chân tướng độc tài, lập tức nhà nước cộng sản tìm cách bưng bít, che giấu, lấp liếm, và chôn vùi sự thật không để lộ ra bên ngoài bằng bất cứ giá nào. Cho dù cái giá phải trả là mạng sống của những người dân vô tội.

Vũ Hán, nơi tâm dịch Corona, đã rơi vào tình trạng hỗn mang của quyền lực tuyệt đối, và cái chết của bác sĩ Ly Wenliang đang thách thức nghiêm trọng sự độc tài toàn trị của nhà nước Tàu sau hơn 70 năm thống trị.

Virus corona tiết lộ vô số cách thế giới e sợ TQ

Chủ nghĩa bài Trung: Virus corona tiết lộ vô số cách thế giới e sợ Trung Quốc
Tessa Wong, Singapore, 21 tháng 2 2020 - Sự nghi ngại đối với người Trung Quốc đã tăng lên kể từ khi đại dịch virus corona bắt đầu, thậm chí ngay cả ở châu Á. 
Sammi Yang lần đầu nhận thấy có cái gì đó 'sai sai' khi cô tới một phòng khám ở Berlin (Đức) và ngay lập tức bị cấm bước vào tòa nhà. Các bệnh nhân khác xì xào sau cánh cửa phòng khám; trong khi cô Yang - một nghệ sỹ trang điểm từ Trung Quốc - phải đợi bên ngoài trong thời tiết tháng Giêng lạnh giá. Cuối cùng, bác sỹ của cô cũng xuất hiện. Và câu đầu tiên bà bác sỹ nói là: "Đây không phải là vấn đề cá nhân nhưng..."

TQ xâm lược 1979: chưa có một luận văn, luận án nào

TQ đánh VN năm 1979: Viết sử vẫn chỉ như mẩu tin chiến sự?
21 tháng 2 2020 - Cuộc chiến tranh Biên giới Việt - Trung, nổ ra vào ngày 17/2/1979, với hệ lụy kéo dài ít nhất khoảng một thập niên, dường như chưa được phản ánh đúng mức trong các tài liệu về sử học chính thống ở Việt Nam hiện nay, như ý kiến từ giới nghiên cứu cho BBC News Tiếng Việt hay hôm 20/02/2020. Ý kiến này cũng cho hay ngay tại cấp một Đại học Quốc gia hàng đầu tại Việt Nam, như ở khoa Lịch sử, cũng ít hoặc không có luận văn, luận án của sinh viên, nghiên cứu sinh được triển khai để nghiên cứu về cuộc chiến này.
Người dân Việt Nam tưởng niệm cuộc chiến tranh Biên giới 1979
Bình luận tại một Hội luận chuyên đề đặc biệt nhìn lại cuộc chiến tranh do Trung Quốc phát động trên các tỉnh ở biên giới phía Bắc Việt Nam 41 năm về trước, nhà nghiên cứu lịch sử Lê Văn Sinh từ Đại học Quốc gia Hà Nội nói:

Báo VN rút bài Thủ tướng Phúc khen cô giáo làm thơ

Mấy đoạn này hay. "Bài thơ của cô Thanh mới đây thuộc thể loại tụng ca, ca ngợi chế độ nên được ngợi khen; còn bài thơ cô Lam là phê phán tình hình đất nước nên bị phê bình là đúng thôi". Báo chí trong nước vừa đưa tin hàng loạt người dùng Facebook bị phạt tiền vì tung tin giả về dịch Covid-19. Trong khi đó, bài thơ của cô Chu Ngọc Thanh có những chi tiết sai nhưng lại được khen tặng là quá phi lý. Làm thơ có sai sót là điều bình thường. "Điều bất thường là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đem bài thơ sai đi khen. Lỗi nằm Thủ tướng Chính phủ, không phải của người làm thơ". Mình vẫn bức xúc vì trình độ văn hóa quá thấp của ông Thủ tướng trong nhiều trường hợp ví dụ như vụ viết thư khen bài thơ không ra thơ này. Người dân không lên tiếng thì đất nước sẽ mãi mãi bị những kẻ như thế lãnh đạo, sẽ không bao giờ phát triển được. Rất may trong vụ này nhiều người đã lên tiếng nên các báo phải rút hết bài; không hiểu tại sao bọn lãnh đạo các báo không thấy nhục khi in những bài nịnh bợ trắng trợn như thế.
Virus corona: Hàng loạt báo VN rút bài viết Thủ tướng Phúc khen cô giáo làm thơ
Bùi Thư 21 tháng 2 2020 - 
Ngày 20/2, báo chí Việt Nam đăng thông tin Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khen ngợi bài thơ trong phong trào chống Covid-19 của cô giáo Chu Ngọc Thanh. Nhưng chỉ sau vài tiếng, các bài viết trên đều đồng loạt bị gỡ bỏ. Nhà thơ - nhạc sĩ Nguyễn Hữu Hồng Minh nhận định: "Bài thơ của cô Chu Ngọc Thanh lẫn cô Trần Thị Lam về cách thức là một, chỉ dừng lại ở cấp độ ghép lại những câu có vần điệu. Tôi không gọi đó là thơ mà chỉ là dạng thức của thơ".
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
Bài thơ của "Đất nước ở trong tim" của cô Chu Ngọc Thanh, giáo viên Trường THCS Hùng Vương (Gia Lai) được mạng xã hội, các trang tin chia sẻ rộng rãi. Nội dung bài thơ khen ngợi công tác phòng chống dịch Covid-19 của đảng, nhà nước và cá nhân thủ tướng Việt Nam:
"Thủ tướng phát lệnh rồi, em đã nghe rõ chưa
Trong cuộc chiến này sẽ không có một ai bị để lại"

Thứ Sáu, 21 tháng 2, 2020

VỀ BÀI THƠ THỦ DÂM CỦA CÔ GIÁO

VỀ BÀI THƠ THỦ DÂM CỦA CÔ GIÁO
Dương Quốc Chính - Mấy hôm nay, bài thơ được lưu truyền rất nhanh, thậm chí được thủ tướng ca ngợi, VPCP đánh hẳn công văn để cám ơn, thật là vinh dự cho cô giáo. Về thủ pháp, đây là bài thơ clone phong cách từ bài thơ của cô giáo Lam ngày trước, đọc rất chi là xúc động nghẹn ngào. Mình không đi sâu phân tích tính văn chương, vì hay hay dở là do cảm xúc của mỗi người. Mình chỉ vạch ra mấy chỗ cô giáo bịa chuyện để thủ dâm tinh thần. Văn thơ hay dở chưa tính, đầu tiên nó phải dựa trên những sự việc có thật và đúng đã. Bịa đặt để tuyên truyền thì không chấp nhận được, nhất là lại còn được thủ tướng khen ngợi nữa. Chả nhẽ Thủ tướng cũng bị cô lừa?
Thường mọi người không để ý là bài thơ này còn kèm theo 1 đoạn văn khá dài. Báo chí CM thường cắt bài văn, chỉ lấy bài thơ để đăng. Mình đính kèm bản full không che gồm cả văn lẫn thơ để mọi người thấy được hoàn cảnh ra đời của bài thơ và để đánh giá đầy đủ về nội dung của nó.

Bảy định luật về «không gian sinh tồn» của TQ

Bảy định luật về "không gian sinh tồn" của Trung Quốc
thuymyrfi.blogspot.com - Tư tưởng “không gian sinh tồn” của Tưởng Giới Thạch rất đơn giản, có thể tóm lược trong một câu: không gian sinh tồn của Trung Quốc là vùng không gian cần thiết để chủng tộc Hán sinh tồn, và biên giới của không gian này được đánh dấu bằng các cột mốc của nền văn minh Trung Hoa. Xét trên từng chữ thì không gian sinh tồn của Trung Quốc có thể mở ra vô tận. Vùng đất nào, vùng biển nào… cần thiết cho Trung Quốc thì vùng đó thuộc “không gian sinh tồn” của Trung Quốc. Dân số Trung Quốc lên đến 1 tỉ 400 triệu người. Khối dân chúng này “túa” ra tới đâu thì “ranh giới” của không gian sinh tồn của Trung Quốc được đánh dấu tới đó.

Bắc Kinh thò vòi bạch tuộc bao trùm Biển Đông 
và gọi đó là "lợi ích cốt lõi" của Trung Quốc.
Chiến lược về “không gian sinh tồn” của Trung Quốc đã có từ rất sớm so với các quốc gia Châu Á, do Tưởng Giới Thạch khởi xướng. Dĩ nhiên chiến lược này “lấy hứng” từ các học thuyết “địa chính trị” của các học giả Tây phương, cũng như các mô hình “đế quốc” trong lịch sử.

Những người hùng trên tàu Nhật Bản bị cách ly

Những người hùng trên tàu bị cách ly
Trên cửa phòng của tàu Diamond Princess, lời "cám ơn" viết bằng 10 thứ tiếng, một mẩu giấy khác ghi: "Hãy bảo trọng". Tất cả gửi tới thủy thủ đoàn. Ba lần một ngày, Gie và nhóm của mình đẩy xe chở đồ ăn qua hành lang của du thuyền đang bị cách ly Diamond Princess. Cô đeo khẩu trang, găng tay và dừng lại từng phòng, chào hỏi hành khách trước khi giao đồ ăn rồi mải miết đi xuống phục vụ tầng tiếp theo. Nhưng gần đây, công việc của cô bị gián đoạn bởi những lời cảm ơn bằng nhiều thứ tiếng, do hành khách dán trên cửa phòng gửi đến các nhân viên trên tàu.

Thông điệp cảm ơn của hành khách 
gửi tới các thủy thủ đoàn. Ảnh: Time.
"Cám ơn các bạn. Chúng tôi biết và đánh giá cao mọi việc các bạn đang làm. Hãy bảo trọng, mạnh khỏe và nhớ rằng các bạn là những người hùng thực sự" là một trong những thông điệp gửi đi. Trên cánh cửa phòng khác, lời "cám ơn" được viết bằng 10 thứ tiếng.

Xúc động nhìn vợ Giám đốc bệnh viện Vũ Hán...

Xúc động nhìn vợ Giám đốc bệnh viện Vũ Hán...
Giám đốc bệnh viện ở Vũ Hán qua đời do corona, vợ mặc nguyên đồ bảo hộ, gào khóc thảm thiết, chạy theo xe tang chồng. Vào sáng 18/2, Đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV đưa tin, mặc dù đã được tận tình cứu chữa nhưng Giám đốc Bệnh viện Vũ Xương Vũ Hán Lưu Trí Minh đã không qua khỏi và mất vào 10h30 sáng cùng ngày bởi bệnh viêm phổi do virus corona mới (Covid-19) gây ra. Trước đó khoảng một tuần, bác sĩ Lưu Trí Minh vừa đón sinh nhật lần thứ 51.

Bà Thái Lợi Bình chạy với theo xe tang chồng. Ảnh: Dahebao
Đến chiều cùng ngày, khi xe tang chở thi thể bác sĩ Lưu từ từ rời khỏi chi nhánh bệnh viện Trung Pháp thuộc Bệnh viện Đồng Tế Vũ Hán, vợ ông - y tá trưởng Thái Lợi Bình đã chạy với theo, gào khóc thảm thiết. Hình ảnh video được đăng tải trên mạng xã hội weibo Trung Quốc cho thấy, dù đã được một đồng nghiệp níu giữ nhưng bà Thái vẫn vừa gào khóc vừa cố gắng chạy với theo, bám vào đuôi xe tang đang chở thi thể chồng. Lúc này, bà vẫn mặc đồng phục bảo hộ của bệnh viện.

ĐCSTQ trì hoãn họp Quốc Hội phòng... chính biến ?

ĐCSTQ trì hoãn họp Quốc Hội: Không chỉ phòng dịch mà còn phòng chính biến
Theo Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc công bố, ngày 17/2, Bắc Kinh quyết định trì hoãn “lưỡng hội” (Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc và Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Toàn quốc) vốn dự định tổ chức vào đầu tháng Ba. Một bài viết phân tích trên Epoch Times cho rằng thực tế, lần này ĐCSTQ trì hoãn tổ chức lưỡng hội, nguyên nhân chủ yếu là phòng chính biến hơn là phòng dịch bệnh.

Từ khi dịch viêm phổi COVID-19 bùng phát đến nay, dư luận cả trong và ngoài nước đều theo dõi 2 vấn đề: (1) Nguồn gốc virus là từ đâu? (2) Trung ương ĐCSTQ chỉ đạo kéo dài, làm lỡ thời cơ tốt nhất để phòng ngừa kiểm soát dịch bệnh, từ đó dẫn đến dịch bệnh mất kiểm soát toàn diện. Ngoài truy trách nhiệm cho người liên quan ở Hồ Bắc, ông Tập Cận Bình sao lại không bị truy trách nhiệm? Điều càng làm chính quyền sợ hãi là gần đây, liên tiếp lan truyền trên mạng các bài viết khuyên ông Tập Cận Bình hạ đài.

Báo nhà nước rút bài Thủ tướng khen bài thơ COVID-19

Bài báo này nhấn mạnh trong bài thơ có các thông tin sai, giả mạo từng được các trang Facebook thân chính phủ rao giảng để ca ngợi cơ quan chức năng Việt Nam. Việc "bộ đội vào rừng chịu nắng dầm sương dãi" để dành doanh trại cho những người phải cách ly khi trở về từ vùng dịch là thông tin sai, khi hiện nay chính các tờ báo nhà nước không có bất kỳ bài báo nào về việc này. Thông tin du thuyền Diamond Princess bị nhiều nước từ chối trước khi cập cảng Việt Nam để du lịch cũng sai...
Báo nhà nước rút bài "Thủ tướng khen bài thơ ca ngợi Việt Nam trong dịch COVID-19"
2020-02-21 Hôm 21 tháng 2, một loạt các trang báo trong nước đã rút tin Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khen ngợi bài thơ của một cô giáo về cuộc chiến phòng chống dịch COVID – 19, mà không đưa ra lý do vì sao lại rút tin này. Trước đó, vào ngày 20-2, báo chí nhà nước đồng loạt loan tin Văn phòng Chính phủ có công văn truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, bày tỏ sự cảm ơn và khen ngợi bài thơ "Đất nước ở trong tim" của giáo viên Chu Ngọc Thanh ca ngợi Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống dịch COVID-19.

Nhân viên y tế phun phòng dịch ở Bệnh viện các bệnh Nhiệt đới tại Hà Nội (trái) và bài thơ của cô giáo Chu Ngọc Thanh (phải) AFP, edited by RFA

Lợi hại của Hiệp định EVFTA

Lợi hại của Hiệp định EVFTA
Nguyễn Xuân Nghĩa 2020-02-19 Khi Hiệp định về Đầu tư EVIPA được từng nước Âu Châu phê chuẩn với sự khắt khe cụ thể, Hà Nội sẽ không thể là con cá mại cờ uốn éo trong bồn kính mà sẽ phải thoát xác. Và đấy là cơ hội khác cho người Việt Nam!
Image result for EVFTA.
Cách nay đúng một tuần, hôm 12 Tháng Hai, Nghị hội Âu Châu đã phê chuẩn Hiệp định Tự do Thương mại giữa Liên hiệp Âu châu với Việt Nam, thường được gọi tắt là EVFTA. Quyết định này được Chính quyền Hà Nội ca tụng vì cho là có lợi cho kinh tế của Việt Nam, nhưng một số không ít đại biểu tại Quốc hội Âu châu, nhiều tổ chức phi chính phủ và dư luận trong ngoài lại e rằng vì quyền lợi kinh tế mà Âu Châu hy sinh các giá trị tinh thần, như nhân quyền của người dân Việt Nam. Điễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu về hồ sơ rắc rối này…

Bệnh nhân bình phục vẫn có thể truyền virus corona

Tin này càng làm người dân thêm lo.
Bệnh nhân bình phục vẫn có thể truyền virus corona
Một chuyên gia về bệnh hô hấp của Trung Quốc đã lên tiếng cảnh báo rằng, các bệnh nhân đã bình phục vẫn có thể làm lây nhiễm virus corona. Thế mới thấy Covid-19 dã man thế nào.

Ông Zhao Jianping (giữa) hỏi thăm một bệnh nhân tại
một bệnh viện ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc. (Nguồn: THX)
Tờ South China Morning Post đưa tin, ông Zhao Jianping, một chuyên gia về bệnh hô hấp và đang đứng đầu một nhóm chuyên gia hỗ trợ công tác chống chủng mới virus corona (Covid-19) ở Hồ Bắc tả tình hình dịch bệnh hiện nay là một “cuộc chiến giằng co”, kể cả khi số ca nhiễm bệnh giảm mỗi ngày gần đây. “Chúng ta không nên lơ là. Con số có thể tăng trở lại”, ông Zhao nói.

Lãnh đạo nên lắng nghe và quyết định đúng đắn

Trên mạng có ý kiến hay là nếu đã thờ tượng Lê Nin thì kiến nghị nên bố trí thờ thêm Stalin, Karl Marx, Mao Trạch Đông... cho đủ bộ. Dưới tượng nên khắc thêm thơ Tố Hữu ca ngợi các vị này. Xa xa nên làm thêm văn bia khắc các văn kiện Đảng. Xa hơn nữa là không gian trưng bày bài thơ mới ra lò của cô giáo Chu Ngọc Thanh và thư khen của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Lãnh đạo Nghệ An nên sớm xúc tiến làm nhé; sẽ được thăng quan tiến chức nhanh đấy. Buồn là cũng ở Nghệ An, cô giáo đưa ảnh các cháu học sinh mang khẩu trang tự làm bằng giấy thì cả cô lẫn lãnh đạo trường đều bị kỷ luật để bịt miệng họ. Cái này các vị cần xem lại nhé. À, nhân đây lại nhớ câu nói của GS Ngô Bảo Châu mà mình thích: "Trẻ con ăn không đủ no, áo không đủ ấm, sinh hoạt như lũ thú hoang, mà bỏ ra 1400 tỷ để xây tượng đài thì hoặc là khốn nạn, hoặc là thần kinh”.
Lãnh đạo Nghệ An nên lắng nghe và đưa ra quyết định đúng đắn
fb Đoàn Bảo Châu 21-2-2020
Kính Gửi UBND tỉnh Nghệ An;
Được biết UBND TP Vinh quyết định xây dựng khu vực tượng đài Lê Nin, vườn hoa và công trình đài phun nước nhân việc chính quyền tỉnh Ulyanovsk, Liên bang Nga sẽ trao tặng tỉnh Nghệ An bức tượng Lê Nin được đúc bằng đồng, có chiều cao 3 m, tôi muốn nêu ra một câu hỏi để các vị cân nhắc thêm: Tại sao nhiều nơi trên thế giới như các nước Đông Âu, 14 nước thuộc liên bang Xô Viết, Mông Cổ, Trung Quốc, Bắc Triều Tiên đều đập bỏ tượng Lê Nin và nhân dân Nga nhiều lần kiến nghị đưa Lê Nin ra khỏi lăng?
Trong hình ảnh có thể có: 7 người, mọi người đang ngồi và đám cưới
Bởi thế hệ sau đã có cái nhìn xuyên suốt về lịch sử và đã xem Lê Nin như là một tội đồ của dân tộc Nga. Việc này theo tôi, càng về sau thì sự phán xét sẽ càng quyết liệt và thẳng thắn hơn nữa.

Đồng loạt khen (văn đạo văn nịnh)… đồng loạt gỡ!

Từ khen 3 sĩ quan té giếng tới khen 1 cô giáo đạo văn, đó là điều bình thường, hợp lôgic và cũng là tư duy của ông Thủ tướng thích được khen.
Đồng loạt khen… đồng loạt gỡ!
Kỳ Duyên 21-2-2020 - 
Cái vụ đồng loạt khen cô Thanh khiến cho cư dân mạng đồng loạt phản ứng. Không ít cư dân mạng đặt câu hỏi: Đang nước sôi lửa bỏng, tại sao lại đi khen… thơ một cô giáo, mà bài thơ ấy giống kiểu văn vần. Và có lẽ vì có sự phản ứng mà đồng loạt các báo chính thống, mở đầu là cổng thông tin Chính phủ gỡ xóa tin và bài. Lại khéo thế! Chuyện thẩm thơ xưa nay vô cùng khó. Khó đến nỗi, cùng một bài thơ đã xảy ra hai hiện tượng “tréo cẳng ngỗng”. Bài cư dân mạng khen hết nhời thì cô giáo Lam từng bị nhắc nhở, kẻo gây “hiệu ứng xấu” (?). Bài thơ cô giáo Thanh bị cư dân mạng cười hết nhời, thì lại được công văn khen của Thủ tướng, giấy khen của chủ tịch huyện.
Cô giáo Trần Thị Lam (trái) và Chu Ngọc Thanh
Cư dân mạng lại đang ồn ào về một vụ việc bất ngờ khiến người chê, người cười nụ, người phũ miệng bỉ bôi… Đó là vụ cô giáo Chu Ngọc Thanh (Trường THCS Hùng Vương, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) làm thơ ca ngợi vụ chống dịch bệnh Virus Corona. Chả biết hay đến độ nào, mà được công văn của Thủ tướng Chính phủ khen, thông qua công thông tin Chính phủ. Ngay lập tức, ông chủ tịch huyện Ia Grai “sức” giấy khen.

Chuyện ông Phúc và cô Thanh

Đạo văn, đạo thơ, đạo nhạc... đang diễn ra khắp nơi ở VN. Thậm chí đến thơ chúc Tết mấy năm nay cũng là thơ đạo. Thật buồn cho đất nước ở đó những người lãnh đạo không muốn dùng cái đầu của mình để nghĩ mà chỉ thích nhờ hay lợi dụng người khác nghĩ rồi mình "học tập và làm theo..., biến thành của mình".
Chuyện ông Phúc và cô Thanh
fb Jackhammer Nguyễn 21-2-2020 - Một vở bi hài kịch có tầm mức quốc gia vừa được trình diễn tại Việt Nam. Hai nhân vật chính là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và cô giáo Chu Ngọc Thanh. Tham gia kịch bản có thể có cơ quan tuyên giáo, nhưng chắc chắn việc giải quyết hậu quả nghiêm trọng là các cơ quan báo chí của Đảng. Cô Thanh đạo văn, mà lại đạo văn từ một nhân vật “lề trái”. Thủ tướng cười hể hả rồi im thin thít. Không rõ tôi có quá tưởng tượng ra không, nhưng tôi nghe trong sự im thin thít của Thủ tướng là một sự hốt hoảng nào đó. Rõ khổ là trong cái “văn hóa chỉ đạo”, lâu lâu mới thấy một bài ca ngợi chế độ mà không phải do chỉ đạo, mừng quá như bắt được vàng. Ai có ngờ đâu…Cô Chu Ngọc Thanh được huyện Ia Grai, Gia Lai, khen thưởng, sau khi bài thơ của cô được TT Nguyễn Xuân Phúc khen. Ảnh: FB Hoàng Dũng

28.000 người chạy khỏi Vũ Hán mỗi ngày...

Tin trong bài này không biết có chính xác không, nếu chính xác thì đúng là tình hình TQ vẫn rất nguy hiểm; nguy cơ dịch bệnh lây lan toàn cầu vẫn luôn luôn treo lơ lửng.
Chạy trốn để sinh tồn? 28.000 người chạy khỏi Vũ Hán mỗi ngày...
Minh Thanh • 21/02/20 - Theo số liệu từ Bộ chỉ huy phòng chống dịch bệnh của chính quyền Trung Quốc, cho thấy: mặc dù chính quyền thành phố Vũ Hán đã thực thi biện pháp phong tỏa thành phố nghiêm ngặt chưa từng có trong lịch sử. Nhưng điều này không thể ngăn nổi người dân chạy trốn, chỉ riêng ngày 15/2 có ít nhất 28.000 người chạy khỏi Vũ Hán…

Hình ảnh đường phố Vũ Hán trống không sau khi
thành phố bị đóng cửa (Stringer/Getty Images)
Trong dịch bệnh, những thông tin cầu cứu được đăng trên mạng cùng những sự thật kinh hoàng tại bệnh viện và nhà hỏa táng,v.v.. đã khiến thế giới bên ngoài không khỏi băn khoăn về hoàn cảnh sống của người dân Trung Quốc dưới chế độ cầm quyền của Đảng Cộng sản Trung quốc chỉ coi trọng sự ổn định, xem nhẹ mạng sống con người.

Tại sao kỷ luật giáo viên đăng ảnh sự thật ?

Tại sao kỷ luật giáo viên đăng ảnh sự thật ?
Lại kỷ luật ? Lẽ ra phải tuyên dương thày cô và nhà trường vì đã sáng tạo trong hoàn cảnh không thể mua hay làm được khẩu trang. Có khẩu trang giấy còn hơn không vì vẫn ngăn được virus phát tán khi ho..., rất hữu ích trong khi ngành y tế liên tục nhắc nhở đeo khẩu trang để tránh lây lan. Có mục đích xấu xa trong hành vi ra quyết định kỷ luật này.

Covid-19 nguy hiểm hơn chúng ta tưởng rất nhiều

Nguy hiểm thế này thì cứ phải dừng nhiều hoạt động xã hội cho đến khi tìm được thuốc chữa à ? Gay nhỉ.
Covid-19 nguy hiểm hơn chúng ta tưởng rất nhiều
Không giống như SARS, virus corona chủng mới (nCoV) có thể biến thành một căn bệnh mãn tính và tồn tại trên thế giới giống như bệnh cúm, các chuyên gia Trung Quốc cảnh báo. Họ nói rằng virus này có thể tấn công nhiều bộ phận trong cơ thể, không chỉ phổi, theo Global Times. Trên tạp chí y khoa uy tín “The Lancet”, một bài báo đã khẳng định 3 đặc điểm nguy hiểm của loại virus corona này bao gồm: (1) không triệu chứng và tốc độ lây lan nhanh, (2) tái nhiễm sau điều trị, và (3) loại khẩu trang thông thường là không hiệu quả.
SARS có tính lây truyền và gây bệnh cao. Rất khó để có một loại virus như vậy có cả khả năng truyền bệnh và khả năng gây bệnh mạnh để tồn tại và tiếp tục lây lan từ người sang người và sẽ biến mất khi virus giết chết vật chủ, Wang Chen, phó viện trưởng của Viện Khoa học Trung Quốc, nói với các phóng viên hôm 19/2.

Thứ Năm, 20 tháng 2, 2020

Kéo dài “tuổi thọ khẩu trang” đúng cách

Kéo dài “tuổi thọ khẩu trang” đúng cách
Lê Minh 19/02/2020 • Vào những ngày cuối cùng của năm 2019, dịch ‘viêm phổi Vũ Hán’ (COVID-19) bùng phát ở Trung Quốc và sau đó lan ra các quốc gia khác. Cùng với tình hình dịch bệnh tăng nhiệt, khẩu trang tại không ít khu vực cũng bị thiếu hụt. Thực ra, đeo hoặc tháo khẩu trang không đúng cách, không chỉ kém hiệu quả, mà còn tăng nguy cơ truyền nhiễm vi khuẩn. Vậy nên, chúng ta nên chú ý tới vài sai lầm thường gặp khi dùng khẩu trang, đồng thời khi khẩu trang thiếu hụt, hãy học cách kéo dài “tuổi thọ sử dụng” của khẩu trang một cách đúng đắn.
1. Đeo khẩu trang ngược: Khi đeo khẩu trang chúng ta thường đeo nhầm phía có màu nhạt ra ngoài. Thông thường, đối với khẩu trang ngoại khoa, màu đậm là mặt ngoài, màu đậm hướng ra phía ngoài mới đúng.

COVID-19 nguy hiểm gấp bội lần SARS

Bài này khẳng định COVID-19 nguy hiểm gấp bội lần SARS và hiện tại chưa có phương pháp điều trị cụ thể nào đối với virus corona mới. Khả năng lây lan của COVID-19 cực cao và thời gian ủ bệnh cũng rất lâu. Do đó, tình hình vẫn đang rất nghiêm trọng, nhất là khi có rất nhiều người từ Trung Quốc và Campuchia đã và đang tiếp tục vào VN bằng những ngả khác nhau. Vậy mà người Việt đang rất chủ quan. Rất nhiều người cho rằng đã đến thời điểm có thể tuyên bố hết dịch COVID19 và cho học sinh, sinh viên đến trường... vì không còn người dương tính với virus corona nữa. Đặc biệt báo chí và phát thanh truyền hình đang liên tục đưa tin VN đã "chữa" thành công cho tất cả các bệnh nhân dương tính với virus, trong khi WHO vẫn khẳng định chưa có phương pháp chữa và đang rất hy vọnvắc-xin điều trị có thể ra mắt trong 18 tháng tới. Đây là tuyên truyền sai lầm có thể gây hậu quả nghiêm trọng.
COVID-19 dễ liên kết với tế bào người gấp 20 lần so với SARS

Gia Huy 20/02/2020 Theo phát hiện mới của các nhà khoa học tại Texas, virus corona chủng mới (COVID-19) dễ lây truyền từ người sang người hơn so với SARS. Một nghiên cứu mới của các nhà khoa học tại Đại học Texas ở Austin đã phát hiện rằng virus corona chủng mới có khả năng liên kết với các thụ thể tế bào người cao hơn tới 20 lần so với hội chứng suy hô hấp cấp tính nghiêm trọng (SARS). Số ca tử vong do COVID-19 đã cao hơn gấp hai lần tổng số người chết trên toàn cầu do dịch SARS năm 2002 – 2003 (813 người).
Hình ảnh virus corona chủng mới dưới kính 
hiển vi điện tử truyền qua (TEM) – Ảnh: NIAID
Virus corona mới và SARS có chung một thực thể tế bào chủ chức năng, được gọi là “enzyme chuyển đổi angiotensin 2” (ACE2). Báo cáo của Đại học Texas đăng trên trang mạng bioRxiv ngày 15/2, cho biết virus corona mới có “ái lực” (tức mức độ mà một chất có xu hướng kết hợp với một chất khác) đối với ACE2 của người cao hơn SARS từ 10 đến 20 lần.

Thủ tướng khen cô giáo làm thơ chống dịch Covid-19

Ngược hoàn toàn với ông Thủ tướng, mình chẳng thấy bài thơ này hay. Thơ gì mà không khác văn vần, lủng cà lủng củng. Nhưng quan trọng nhất là nội dung. Một là "Cả đất nước mình cùng đồng hành ra trận; Trên dưới một lòng chống dịch thoát nguy". Thực tế chỉ là cả nước nghỉ học, cách ly, hỗ trợ nâng cao sức đề kháng của người nhiễm, và kêu gọi cố gắng duy trì sản xuất (còn làm được hay không thì chưa biết)... Tất cả đều đơn giản, vận hành theo cuộc sống, đâu có khủng khiếp như ra trận đánh giặc ? Hai là viện trợ giúp bạn. Số tiền không nhiều, dưới dạng hàng hóa và phải giúp ông anh Tàu to xác, bạo lực, lúc nào cũng dọa thịt mình..., thì có gì đáng tự hào ? Ba là "Với chuyến du thuyền đang khóc giữa đại dương, Mình mở cửa đón họ vào bến cảng". Thực tế tỉnh Quảng Ninh đã từ chối tàu bạn không cho vào và đã bị Phó thủ tướng Đam phê bình, đến nay cũng chưa ở đâu đón được con tàu bạn nào cả. Cuối cùng là người Việt nhân văn, chia sẻ giúp nhau trong hoạn nạn. Điều này có thật không ? Tôi không tin, nhìn giá khẩu trang tăng hàng chục lần là thấy. Phản cảm nhất là tác giả lôi cả Đảng vào. "Đảng đã cho ta trái tim hồng rạng tỏa". Đảng có liên quan gì ? Thời gian qua có thấy Đảng trưởng và quan chức Đảng xuất hiện hay tuyên bố giải pháp gì chống COVID19 không ?
Thủ tướng khen ngợi cô giáo làm thơ chống dịch Covid-19 'dậy sóng' cộng đồng mạng
Nam Phong 20/02/2020 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cảm kích trước tấm chân tình của cô giáo Chu Ngọc Thanh làm thơ chống dịch Covid-19. Liên quan đến câu chuyện cô giáo làm thơ chống dịch Covid-19 "dậy sóng" cộng đồng mạng, ngày 20.2, tin từ Văn phòng UBND Gia Lai, Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (VPCP) Nguyễn Sĩ Hiệp ký văn bản ngày 19.2, thừa lệnh Bộ trưởng Chủ nhiệm VPCP truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gửi đến UBND tỉnh Gia Lai và cô giáo Chu Ngọc Thanh, giáo viên Trường THCS Hùng Vương (H.Ia Grai, Gia Lai).
Cô Thanh là người sáng tác bài thơ “Đất nước ở trong tim” làm ‘dậy sóng’ cộng đồng mạng.
Câu chuyện cô giáo làm thơ chống dịch Covid-19 
làm "dậy sóng" cộng đồng mạng. Ảnh chụp màn hình
Văn bản của VPCP nêu: “Báo Thanh Niên ngày 18.2, có đăng bài thơ “Đất nước ở trong tim” của cô giáo Chu Ngọc Thanh viết ca ngợi đất nước trong cuộc chiến phòng, chống dịch Covid-19. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đọc và thấy rằng bài thơ đã phản ánh đúng thực trạng phòng, chống dịch Covid -19 của đất nước; thể hiện được niềm tin và tinh thần yêu nước nồng nàn; có ý nghĩa vận động toàn xã hội (trong học tập và sinh hoạt) cùng đoàn kết, chung sức, chung lòng thực hiện có hiệu quả kế hoạch phòng, chống dịch Covid -19 mà Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đang chỉ đạo và triển khai”.

Đề nghị dạy học đại trà qua truyền hình

Đề nghị dạy học đại trà qua truyền hình chứ không nghỉ học kéo dài
20/02/2020 Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam kiến nghị lên Thủ tướng chỉ thị cho cả nước triển khai dạy học trên truyền hình quy mô toàn quốc mà không dùng giải pháp nghỉ học dài ngày trong mùa dịch Covid-19. Hôm nay, 20.2, Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam đã gửi công văn lên Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kiến nghị giải pháp cho học sinh - sinh viên được chuyển sang học đại trà qua các kênh truyền hình trên cả nước, trong mùa dịch Covid-19.

Một giảng viên Trường đại học Thương mại đang thực hiện
 tiết dạy trực tuyến bằng công nghệ cao, Ảnh Trọng Trinh
Theo nhận định của Hiệp hội, dịch viêm phổi cấp Covid-19 từ Vũ Hán vẫn đang diễn biến phức tạp với độc tính cao và lan tuyền nhanh, WHO vẫn chưa đánh giá được mức độ thảm họa và thời gian kéo dài đến lúc nào.

Dân cư dọc sông Mekong trước những thay đổi lịch sử

Sợ thật, ham muốn tiện nghi và lòng tham vô đáy của con người đang phá hoại môi trường sống ở hầu khắp các nơi với tốc độ chóng mặt. Nhớ lại cuộc sống của mình ở mỗi thời điểm cách đây 50 năm, 40 năm... và hiện nay thấy chúng khác nhau xa quá. Trải qua hàng nghìn năm trước thiên nhiên không có nhiều thay đổi nhưng chỉ qua khoảng 7 thập kỷ gần đây, thiên nhiên đã thay đổi tới mức kinh hoàng. Không biết rồi các thế hệ con cháu sau này giải quyết vấn đề môi trường sẽ như thế nào để phục hồi được nó. Nếu không giải quyết được thì đúng là thảm họa cho cuộc sống của chúng. Rõ ràng trách nhiệm thuộc về các thế hệ dân cư gần đây, nhất là của các nước giầu. Trong thời gian làm chuyên gia giúp chính phủ Lào, mình đã đến tỉnh Xayaburi và sang Thái Lan từ tỉnh này. Đây là tỉnh nghèo nhưng mình rất thích vì rất hiền hòa.
Ngư dân và nông dân dọc sông Mekong trước những thay đổi lịch sử 

19/02/2020 - “Thay đổi dòng chảy của một con sông, bạn thay đổi dòng chảy của cả sự sống”. Đó là lời của nhà sư Phitakchai Jaruthammo ở ngôi chùa Hai Sok trên bờ sông Mekong, trong một bài viết đăng tải trên The New York Times vào ngày 15/2/2020 vừa qua. Kể từ khi Xayaburi chính thức vận hành vào tháng 10/2019, đến nay hàng triệu cư dân phía xuôi dòng vẫn như con tin, bị bịt mắt không biết khi nào con đập ngậm miệng và lúc nào nó sẽ há to. Chính phủ Lào cho rằng mình không có trách nhiệm trong việc công bố thông tin về hoạt động của đập thủy điện. 
Image result for đập thủy điện Xayaburi
Đập thủy điện Xayaburi
Các phóng viên của tờ báo đã đi tìm hiểu về cuộc sống của những người dân ở hạ nguồn sông Mekong từ khi con đập thủy điện Xayaburi chính thức hoạt động vào tháng 10/2019. Con đập lớn này nằm ở Nong Khai, đất của Lào, nhưng do công của người Thái xây dựng. Trớ trêu thay, cả người dân Lào lẫn chính người dân Thái ở hạ nguồn đều cùng gánh chịu nhiều thiệt hại kể từ khi nó xuất hiện.

Phản ứng về việc dựng tượng Lênin tại Nghệ An

Phản ứng về việc dựng tượng Lênin tại Nghệ An
RFA 2020-02-19 - cựu Đại úy Võ Minh Đức, thuộc Quân đội Nhân dân đã giải ngũ giải thích vì sao việc này bị cộng đồng mạng và những nhà quan sát không đồng tình: “Ở góc độ từng là cựu sĩ quan hơn 10 năm cho cộng sản rồi tỉnh ngộ, tôi phát hiện ra (chế độ cộng sản) có nhiều cái đi ngược với xu thế văn minh của thời đại. Tại sao hàng loạt nước Đông Âu và cả nước Nga đều đập bỏ tượng đài ông này mà Việt Nam lại cứ rước về ‘thờ’, về trưng thì tôi cũng không hiểu. Ông này viết ra chủ nghĩa viển vông, ảo tưởng, không có thật nên người dân phản ứng là đúng. Thực tiễn cuộc sống cho người dân thấy (chủ nghĩa này) chẳng được gì, chỉ đem lại cho nhân loại những thứ lạc hậu, không văn minh cho con người.”
Tượng đài Lênin ở Hà Nội.
Báo Nghệ An vào ngày 18/2 vừa đăng tải thông tin cho biết thành phố Vinh vừa khởi công xây dựng công trình tượng đài Lênin tại trung tâm thành phố. Theo đó, tượng đài được tỉnh Ulyanovsk, quê hương của ông Lênin tại Nga trao tặng để đánh dấu mối quan hệ Việt – Nga, đặc biệt giữa tỉnh Nghệ An và tỉnh Ulyanovsk.

Nhật ký Vũ Hán- Thảm khốc từ tâm dịch

NHẬT KÝ VŨ HÁN - HIỆN THỰC THẢM KHỐC TỪ TÂM DỊCH
Nhật ký 'Vũ Hán những ngày phong thành'
VNE 18/2/2020 Nhà văn Phương Phương viết nhật ký về tình người lẫn hiện thực tàn khốc ở tâm dịch từ khi Vũ Hán bị phong tỏa ngày 23/1. 
Tôi học tập, sinh sống ở Vũ Hán, bạn bè, hàng xóm của tôi ở đây. Các bài viết của tôi đều công khai, nếu tôi thêu dệt, họ không biết ư? Gia đình đạo diễn Thường Khải của xưởng phim Hồ Bắc, hết người này đến người khác qua đời. Những lời của ông lúc lâm chung, thê lương và bi thảm, khiến người ta đau xé ruột. Chẳng lẽ đó cũng là những tin tức bịa đặt?
Nhà văn Phương Phương. Ảnh: QQ. 
Ngày 28/1
Không thể ra ngoài, người nhà có cơ hội nói chuyện với nhau nhiều hơn, nhưng những trận cãi vã cũng không ít, đặc biệt là những nhà chật chội. Dù sao, người già trẻ nhỏ, chưa từng có đợt ngày nào họ cũng dính nhau như sam thế này... Bất luận thế nào, cũng phải kiên trì ở trong nhà đủ 14 ngày. Có bác sĩ dặn dò: Chỉ cần trong nhà có gạo, ăn cơm trắng cũng được, không nên ra ngoài. Ừ thì, nghe lời bác sĩ.

Khi nào Việt Nam có thể công bố hết dịch Covid-19?

 Khi nào Việt Nam có thể công bố hết dịch Covid-19?
18/02/2020 - Một trong những điều mà người dân mong chờ nhất hiện tại là không ai nhiễm vi rút Corona. Vậy, khi nào Việt Nam có thể công bố hết dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra?
Khoản 1 Điều 40 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 quy định:
Điều kiện công bố hết dịch Covid-19
“1. Điều kiện để công bố hết dịch bao gồm:
a) Không phát hiện thêm trường hợp mắc bệnh mới sau khoảng thời gian nhất định và đáp ứng các điều kiện khác đối với từng bệnh dịch theo quy định của Thủ tướng Chính phủ;
b) Đã thực hiện các biện pháp chống dịch quy định tại Mục 3 Chương IV của Luật này”.

COVID-19: Thận trọng! Đến khi nào?

Khi nào công bố hết dịch ? Phải căn cứ vào các quy định của pháp luật chứ không thể tùy tiện.
Thận trọng! Đến khi nào?
Trần Quang Vũ 20-2-2020 - Việt Nam có 16/16 người dương tính với Covid 19 đã khỏi bệnh và chưa xuất hiện thêm bệnh nhân mới. Phấn khích, đúng thôi. Nhưng tự tin là đã và sẽ khống chế được dịch? Chưa!
Image result for khi nào hết dịch covid
Đã xuất hiện sự lơ là chưa? Rồi! Tôi cho rằng, rất cần sự thận trọng. Vì:
1. Thế giới vẫn chưa nắm được đầu con virus Covid-19. Những thông tin vẫn đang khác nhau: Thời gian ủ bệnh 14 ngày và có thể nhiều hơn; Cơ chế truyền bệnh chỉ qua đường hô hấp và giọt bắn hay còn đường khác; Thời gian ủ bệnh có lây truyền hay không lây truyền; Nhà khoa học Hongkong cho rằng chuột có thể cũng là vật trung gian truyền bệnh; Các nhà y học Canada phát hiện hai bệnh nhân ở nước này khỏi bệnh, về cuộc sống bình thường nhưng vẫn có virus trong người… Đặc biệt, khoảng 2.000 nhân viên y tế bị lây nhiễm, trong đó có cả Giams đốc bệnh viện Vũ Hán tử vong. Tức là chưa có một phương pháp phòng vệ thực sự đáng tin.

Vì sao 40% người Việt cùng mang họ Nguyễn ?

Vì sao 40% người Việt cùng mang họ Nguyễn ?
Chắc hẳn ai cũng từng nghe hoặc từng quen biết một người họ Nguyễn. Trên trường quốc tế, đó là một dấu hiệu nhậ‌n diện người gốc Việt. Nhưng tại sao gần 40% người Việt lại có chun‌g một họ Nguyễn này? Có bao giờ bạn thắc mắc gần 40% người Việt cùng mang họ Nguyễn và đây là câu trả lời.
Họ nguyễn là họ lớn nhất Việt Nam.
(Ảnh chân dung Ngyễn Trãi).
Nếu căn cứ theo tỷ lệ này, cứ ba người dân Việt Nam có ít nhất một người mang họ Nguyễn. Những người mang họ Nguyễn trên toàn thế giới có khoả‌ng 90 triệu người, tức là nhiều thứ ba sau họ Lý và họ Trương của Trung Quốc.

VỀ BỌN BÀNH TRƯỚNG BẮC KINH

VỀ BỌN BÀNH TRƯỚNG BẮC KINH
Tổng Bí thư Lê Duẩn

Nói chung, sau khi chúng ta đánh bại Mỹ, không đế quốc nào dám đánh chúng ta nữa. Chỉ có những người nghĩ rằng họ vẫn có thể đánh chúng ta và dám đánh chúng ta là những kẻ phản động Trung Quốc. Nhưng người dân Trung Quốc hoàn toàn không muốn thế. Tôi không biết những kẻ phản động Trung Quốc này sẽ tiếp tục tồn tại thêm bao lâu nữa. Tuy nhiên, miễn là họ tồn tại, thì họ sẽ tấn công chúng ta như họ vừa thực hiện (nghĩa là đầu năm 1979).

Nếu chiến tranh đến từ phương Bắc, thì các tỉnh [Bắc Trung Bộ] Nghệ An, Hà Tĩnh và Thanh Hóa sẽ trở thành cơ sở cho toàn bộ đất nước. Các tỉnh này tốt nhất, là các căn cứ mạnh nhất, tốt nhất và hiệu quả nhất. Vì nếu vùng đồng bằng [Bắc Bộ] tiếp tục là vùng liên tục căng thẳng, thì tình hình sẽ rất phức tạp. Vấn đề không đơn giản chút nào. Nếu không phải là người Việt Nam, thì sẽ không có người nào đánh Mỹ, bởi vì lúc Việt Nam chiến đấu chống Mỹ, cả thế giới còn lại đều sợ Mỹ …

Tiền đồ của Tập sẽ tiêu tan vì dịch bệnh Covid-19?

Tiền đồ của Tập Cận Bình sẽ tiêu vì dịch bệnh Covid-19?
Dịch bệnh Vũ Hán có thể ảnh hưởng đến tiền đồ của Tập Cận Bình? Thật sự nó đang đe dọa sự nghiệp của Chủ tịch đương thời của Trung Quốc. Phải mất gần 2 tháng, chính quyền Trung Quốc mới chính thức thực thi các biện pháp quyết liệt, điều này đã cho thấy sự cứng nhắc đáng sợ của một bộ máy quan liêu. Cuộc chiến chống tham nhũng của ông Tập khiến nhiều quan chức sợ hãi. Các quan chức chính phủ luôn nơm nớp lo sợ về việc bị buộc tội tham nhũng, do đó, họ đã học cách khoanh tay đứng nhìn, thay vì đưa ra những biện pháp hiệu quả để kịp thời giải quyết vấn đềÔng Tập yêu cầu cán bộ phải trung thành vô điều kiện với Đảng mà không nhìn vào năng lực của họ. Hơn nữa, những ai muốn thăng quan tiến chức đều hiểu rằng, trung thành ở đây không phải là nói ra sự thật, mà phải là đồng tâm nhất trí với lãnh đạo tối cao.

(Ảnh: cipta studio/Shutterstock)
Kể từ khi trở thành lãnh đạo tối cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vào năm 2012 đến nay, ông Tập Cận Bình đã nhanh chóng củng cố quyền lực của mình. Năm 2016, ông được gọi là “hạt nhân” của giới lãnh đạo Đảng. Năm 2017, tư tưởng Tập Cận Bình chính thức được đưa vào hiến pháp của ĐCSTQ. Năm 2018, Quốc hội Trung Quốc đã thông qua việc sửa đối Hiến pháp, cho phép ông Tập có thể tiếp tục nhiệm kỳ thứ ba vào năm 2023. Diễn tiến này đã khiến nhiều người tin rằng địa vị thống trị của ông ở Trung Quốc có thể sánh ngang với Mao Trạch Đông.

Luật đất đai-sở hữu toàn dân chống lại chủ nghĩa Mác.

Thực tế những thế hệ đầu tiên của ĐCSVN đọc chủ nghĩa Mác qua tài liệu của Liên Xô, trong khi tài liệu của Liên Xô dịch học thuyết Mác từ tiếng Đức theo nguyên tắc cái gì đúng ý lãnh đạo Liên Xô thì dịch, cái gì không đúng thì cắt bỏ. Do đó họ hiểu không đúng bản chất của chủ nghĩa Mác. Các thế hệ lãnh đạo sau thì chẳng bao giờ đọc chủ nghĩa Mác rồi nên họ không hiểu chủ nghĩa Mác là bình thường. Tôi còn nhớ khoảng năm 1982-1983 hồi tôi mới đi làm, các lãnh đạo cấp cao đều được phát một bộ Mác Ăng Ghen tuyển tập và một bộ Lê Nin toàn tập do Liên Xô in tặng để trưng bày cho đẹp phòng làm việc. Tôi cũng được phát một bộ, bộ Mác Ăng Ghen tuyển tập chỉ khoảng 5 tập nhưng bộ Lê Nin toàn tập tới khoảng 60 tập, mỗi tập gần 1000 trang. Tôi mang về nhà bỏ vào kho không bao giờ xem, đến năm 1987 thì bán đồng nát. Thời đó sinh viên làm bài thi đều phải có trích dẫn lời Mác Lê, nhưng vì không ai đọc nên có sáng kiến khi làm bài, tự viết được câu nào hay, tin là đúng, thì đóng mở ngoặc kép câu đó rồi ghi là trích lời Mác Lê. Giáo viên cũng không đọc nên cũng coi như là đúng. Chế độ công hữu về đất đai và tư liệu sản xuất là sai lầm lớn nhất của các đảng cộng sản vì nó vừa gây bất công cực kỳ lớn, vừa triệt tiêu động lực phát triển. Hiện nay chế độ này chỉ còn được áp dụng ở vài nước, trong đó buồn thay lại ở chính VN. Trong chế độ này, người ta nhân danh nhà nước để tước đoạt quyền sở hữu chính đáng của những người này, rồi trao vào tay những kẻ khác, đặc biệt là vào tay những kẻ có quyền và các nhóm lợi ích. Nếu có người dám phản đối thì họ sẽ sử dụng các công cụ chuyên chính bạo lực, bộ máy tuyên truyền và cả “đông đảo nhân dân” để đè bẹp, tiêu diệt.
Luật đất đai- sở hữu toàn dân chống lại chủ nghĩa Mác
fb Lưu Trọng Văn - Tuyển tập C.Mác—Ph.Ăng-ghen, NXB Sự Thật, Hà Nội 1980, tập I, tr. 562 có câu “Chủ nghĩa cộng sản không tước bỏ của ai cái quyền chiếm hữu tài sản xã hội mà chỉ tước bỏ quyền dùng sự chiếm hữu ấy để nô dịch lao động của người khác”. Xin hỏi các nhà lãnh đạo đảng CSVN hiểu thế nào chỉ dạy này của cụ Mác?Image result for Luật đất đai- sở hữu toàn dân
Quyền chiếm hữu tài sản nói như Heghen là: Nhân quyền và Mác ủng hộ cái quyền của con người mà Tạo hoá ban tặng hiển nhiên đó. Vậy từ đâu ra cái đạo luật: Đất đai là sở hữu toàn Dân chống lại Quyền chiếm hữu tài sản trong đó có đất đai của cá nhân? Các ngài nói lấy chủ nghĩa Mác làm tư tưởng cốt lõi đường lối chính trị của mình nhưng chính các ngài bằng hành động đã đi ngược Mác.

GS nổi tiếng TQ dũng cảm nói về tự do báo chí


Đoạn này cho thấy quyền lực của Tập Cận Bình chưa phải là tối cao: Ông đã liên tục đưa ra chỉ thị và phê duyệt, chỉ đạo việc phòng chống dịch bệnh. Ông đã gửi đi chỉ thị sớm nhất vào ngày 7/1, ngày 20/1 phê duyệt, ngày 22/1 đã “yêu cầu một cách minh xác”. Một sự thực chấn động là: Ngày 7/1 trong nội dung nhắc tới tình hình dịch bệnh Vũ Hán (của Tập)dường như đều bị truyền thông của giới chức “giữ lại không gửi đi”, bên ngoài căn bản không ai hay biết. Người nói liệu có biết rằng ông Tập đã bị “bưng bít”, hoặc là nội dung thông báo không phù hợp để công chúng được biết? Suy cho cùng, cái gốc vẫn là không có tự do.
GS nổi tiếng TQ dũng cảm nói về tự do báo chí
Gs Hạ Vệ Phương đã viết về "Cái giá thảm khốc liệu có thể đổi lấy tự do báo chí". Ông là phái tự do trường Đại học Bắc Kinh Trung Quốc. Bài viết của ông về tình hình dịch bệnh tại Vũ Hán, đang được lan truyền nhanh chóng trên mạng internet. Ông viết "mong sao cái giá thảm khốc này đủ để những nhà cầm quyền tỉnh ngộ: Không được tự do thông tin, không chỉ khiến dân sinh lắm nạn, hơn nữa Chính phủ cũng mất uy tín, càng không cần nhắc tới năng lực và thể hệ cai trị hiện đại hóa.”

Giáo sư Hạ Vệ Phương (Ảnh: Japaneseclass)
Theo tài liệu công khai cho biết, giáo sư Hạ Vệ Phương là cựu tổng biên tập của tờ “Trung Ngoại Pháp Học”, kiêm giáo sư trường Đại học Bắc Kinh. Vì dám ‘cả gan’ bàn luận, nên ông nhiều lần bị chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đàn áp.

Ô tô Việt thôi mơ: Cái giá của phụ thuộc

Ô tô Việt thôi mơ: Cái giá của phụ thuộc
Theo PGS.TS Nguyễn Lê Ninh, khi doanh nghiệp ô tô Việt Nam chưa có ý thức tự lực cánh sinh thì giấc mơ ô tô made in Vietnam khó thành. Đến giờ, Việt Nam vẫn mới chỉ làm được những phụ tùng đơn giản như ghế ngồi, kính, săm lốp, bánh xe… Với một cái ghế ngồi trên ô tô, những người làm salon có thể gia công được, không cần đào tạo, bồi dưỡng gì... Tư tưởng ăn sẵn rất tệ hại trong ngành công nghiệp nặng. 

Thiếu nguồn cung linh kiện, nhiều
 nhà máy ô tô ở Việt Nam lao đao
Khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát từ sau Tết Nguyên đán tới nay, không ít doanh nghiệp lắp ráp ô tô tại Việt Nam gặp khó khăn do nguồn cung cấp linh kiện từ Trung Quốc bị gián đoạn, nhiều nhà sản xuất linh kiện tại Trung Quốc chưa sản xuất trở lại. Thậm chí, lãnh đạo một số doanh nghiệp ô tô lo lắng, nếu nguồn cung không được khôi phục thì nhà máy phải tạm dừng hoạt động.

6 nguyên nhân khiến nam giới ngày càng chết sớm

Ai trên 60 tuổi thì nên đọc bài này. Trong 6 nguyên nhân thì mình không dính ba nguyên nhân đầu, nhưng lại dính cả ba nguyên nhân sau. Phải học tập tinh thần "quyết liệt", "đầu tầu" của 2 đời Thủ tướng gần đây để khắc phục vậy.
6 nguyên nhân khiến nam giới ngày càng chết sớm 
Tuổi thọ trung bình của nam giới ngắn hơn phụ nữ. Điều này xảy ra bởi nhiều yếu tố khác nhau. Theo trang Sohu, có 6 nguyên nhân khiến cho tuổi thọ của nam giới thường thấp hơn nữ giới. Do vậy, khi thấy bản thân có 1 trong những 6 thói quen sau, nếu không muốn tuổi tuổi thọ ngày càng bị rút ngắn thì cần sớm từ bỏ các thói quen này.
1. Ăn nhiều muối, dưa chua, thực phẩm hun khói
2. Hút thuốc lá
3. Lạm dụng bia rượu
4. Thường xuyên thức khuya
5. Tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu chất béo
6. Lười tập thể dục

Thứ Tư, 19 tháng 2, 2020

Thái Thanh Quý rước cụ Lê Nin về Nghệ An

Cán bộ nguồn Thái Thanh Quý rước cụ Lê Nin về Nghệ An
FB Lưu Trọng Văn - 
Đồng chí Quý sinh 19.4.1976 là cán bộ đoàn được đảng tin yêu, chỉ trong vài năm thăng tiến vù vù đồng chí được đảng chọn là hạt giống đỏ: uỷ viên dự khuyết Trung ương. Được đích thân đồng chí Nguyễn Đắc Vinh, bí thư tỉnh uỷ, cán bộ nguồn lão thành, học trò cưng của lãnh tụ nguồn Nông Đức Mạnh chăm nom bảo bọc, đồng chí Quý nhảy ton tót lên chánh văn phòng Tỉnh uỷ chưa được một năm lại nhẩy lên chiếu trưởng ban dân vận để rồi một năm sau vụt lên chủ tịch tỉnh. Đồng chí Vinh con cưng lãnh tụ Mạnh được điều về phó văn phòng Trung ương đảng nhường ghế cho đàn em nguồn… Quý.
ong thai thanh quy tan chu tich nghe an la ai
Bộ đôi Vinh và Quý

Được biết, Nghệ An là tỉnh có diện tích lớn nhất cả nước, dân số đứng thứ 4 toàn quốc, tình hình kinh tế đang gặp rất nhiều khó khăn thu không đủ bù chi. Năm 2017 thu 12.030 tỷ đồng, chi 22.755 tỷ đồng. Hàng năm, tỉnh Nghệ An đang cần trợ cấp của Trung ương khoảng 10 ngàn tỷ đồng.

CHUYỆN MỘT THỨ TRƯỞNG

CHUYỆN MỘT THỨ TRƯỞNG
Phan Chi - KHỐN NẠN! - Việc Thái được đề bạt thứ trưởng là nằm trong quy hoạch nên khi còn làm giám đốc tít trên Lâm Thao hắn đã mua nhà ở Hà Nội và đưa vợ con về trước. Nhiều người khen đồng chí giám đốc nhà máy bám công việc, hai ba tuần mới về Hà Nội thăm vợ con một lần.

Hắn làm thứ trưởng hơn chục năm đến 2006 thì phát hiện bị ung thư giai đoạn cuối. Biết mình sắp chết, hắn khai thật mình có đứa con riêng, đang sống cùng mẹ nó là chủ quán cà phê nhỏ tại Hà Nội.

Vệ sinh điện thoại quan trọng hơn đeo khẩu trang

Vệ sinh điện thoại quan trọng hơn đeo khẩu trang
Bộ Y tế Singapore khuyến cáo thường xuyên rửa tay và vệ sinh điện thoại là cách phòng ngừa virus tốt nhất, hiệu quả hơn cả đeo khẩu trang. Khuyến cáo này nhận được sự đồng thuận của nhiều chuyên gia y tế. "Để tránh lây nhiễm Covid-19, người dân nên đặc biệt chú ý đến việc vệ sinh điện thoại di động", Kenneth Mak nói.

Điện thoại có chứa nhiều vi trùng và chất
 bẩn hơn cả bồn vệ sinh. Ảnh: SCMP
Trên thực tế, điện thoại di động là một trong những đồ vật bẩn nhất do tần suất sử dụng cao. Nhiều người có thói quen mang theo điện thoại vào nhà vệ sinh, rồi lại đưa lên gần mắt, mũi, miệng để thực hiện cuộc gọi. Các nghiên cứu cho thấy trên điện thoại có nhiều vi trùng hơn cả bồn vệ sinh. Như vậy, cách hữu hiệu để hạn chế lây nhiễm virus là tránh mang điện thoại vào nhà vệ sinh.