Sự nghiệp móc túi dân liệu có đời đời bền vững?
fb Nguyễn Thông - Chính phủ đâu, ra đây cho tôi hỏi một câu: Nếu các ngài thực sự muốn công bằng, cân bằng lợi ích, vậy sao không buộc những thằng máy chém giá cao kia phải hạ giá, hạ phí xuống, để dân được lợi, để chính phủ được tiếng tốt chăm lo cho dân. Sao lại cứ nhăm nhăm, chăm chăm nhìn vào túi dân, móc túi dân cho bằng được. Chính phủ thế thì chỉ là chính phủ thuế chứ liêm chính nỗi gì.Giá xe tăng do điều chỉnh mới
Từ hôm qua, 5.12 tây, các hãng xe công nghệ mà thời gian vừa rồi dân chúng rất ủng hộ và ưa thích (chỉ có chính phủ là không ưa thôi) đã buộc phải tăng giá, tức tiền phí sử dụng dịch vụ của họ. Đối tượng được nhắm đến là dân chúng, là người nghèo và cận nghèo (bởi nếu nhà khá giả thì đã có xe riêng, cán bộ thì đã có xe công của nhà nước), hay nói theo cách ngày xưa thì đó là bần nông và trung nông lớp dưới. Tức là móc túi dân, trấn lột người nghèo. Đừng vội trút sự phẫn nộ lên các hãng xe công nghệ. Họ hoàn toàn không hề muốn làm vậy. Thậm chí họ còn có ý ngược lại, định ngày càng giảm giá tới mức có thể chấp nhận để 3 bên cùng có lợi: nhà đầu tư có lời, nhà nước thu được thuế, và quan trọng nhất là người dân được giảm chi phí dịch vụ khi đời sống còn nhiều khó khăn, đồng tiền kiếm ra ngày càng khó. Xã hội hạnh phúc không phải là thứ gì xa vời, lý luận suông chung chung, mà là đời sống dân chúng được dễ thở.
Thế thì sao lại tăng giá, lại công khai móc túi dân? Hãng công nghệ buộc phải làm thế bởi nhà nước, chính quyền bắt họ phải tăng. Nghị định 126/2020 của chính phủ ấn định tới ngày 5.12 phải móc túi dân, đố hãng nào dám chống. Làm ăn ở xứ này, không ngoan ngoãn trước nhà cai trị, chỉ còn nước bán xới đi ăn mày.
Tăng để làm gì? Theo nhà cai trị và các chuyên gia thuế lý giải, để tạo sự công bằng, cân bằng lợi ích giữa các hãng xe công nghệ với xe taxi, xe ôm truyền thống. Tức là xe truyền thống lâu nay phải bỏ ra nhiều chi phí (do tổ chức kém cỏi, vật chất tốn kém, bộ máy cồng kềnh, cách làm lạc hậu) nên phải lấy giá cao, thu phí cao, móc túi khách hàng là chuyện đương nhiên, thì nay các hãng công nghệ cũng phải làm vậy. Ở xứ này, làm ăn kiểu gì thì làm, không cho phép vì dân, mà cứ phải vì nhà nước trước đã. Dân là cái quái gì mà vì với chả vì.
Chính phủ đâu, ra đây cho tôi hỏi một câu: Nếu các ngài thực sự muốn công bằng, cân bằng lợi ích, vậy sao không buộc những thằng máy chém giá cao kia phải hạ giá, hạ phí xuống, để dân được lợi, để chính phủ được tiếng tốt chăm lo cho dân. Sao lại cứ nhăm nhăm, chăm chăm nhìn vào túi dân, móc túi dân cho bằng được. Chính phủ thế thì chỉ là chính phủ thuế chứ liêm chính nỗi gì.
Gần như cả thế giới (trừ vài ông lớn Cuba, Triều Tiên, Venezuela...) tiến theo chiều xuôi, lấy quyền lợi tốt đẹp của dân làm đích, còn xứ ta cứ phải lộn ngược. Có thế mới bản sắc, kiêu hãnh, tự chủ, đỉnh cao, khác người. Xe công nghệ 4 chấm 0 ư, lợi cho dân ư, giá rẻ ư, thuận tiện ư... Dẹp. Dẹp hết. Công nghệ, 4.0 ra chỗ khác chơi, nơi đây chỉ dành cho sự hành dân thôi. Ối giời, bao năm nay chính phủ nói, ông Phúc nói về phục vụ dân, về 4.0, còn thực tế lại là chuyện khác. Chỉ có ngu mới tin chính phủ. Ai biểu ngu chi, cho chết.
Vụ đuổi dân ra cái nhà chờ xe leo tuốt tầng 4 tầng 5 ở sân bay Tân Sơn Nhất để đón xe công nghệ 4.0 chưa nguôi sự phẫn nộ thì nay tới lượt tăng giá-phí dùng xe công nghệ, cũng đều bàn tay lông lá của chính phủ. Đó là chưa kể xúi hãng taxi truyền thống kiện cáo xe công nghệ, tòa cũng chỉ xử ất ơ... Tất cả chỉ nhằm mục đích hành dân, móc túi dân.
Làm dân cực khổ trăm bề. Trong dân còn hơn 500 tấn vàng đó, móc cho sạch đi. Rồi tới lúc can qua, các ngài có ra quét chùa thì đừng có sụt sùi ân hận. Khi ấy thì đã muộn.
Thông cáo
(FB Nguyễn Thông)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét