Ở đây dùng chữ cách ly ‘vô tội vạ’ hơi nặng. Cách ly là cần thiết, nhưng cần đảm bảo một số quy tắc cơ bản. Ví dụ phải có quy trình cánh ly rõ ràng, khoa học, công khai, thống nhất trên cả nước và quy trình phải được thực hiện đúng. Thêm nữa, không nên lạm dụng cách ly quá nhiều đối tượng, ảnh hưởng lớn tới cuộc sống người dân và hoạt động kinh tế xã hội. Trước đây chúng ta cách ly tập trung cả các đối tượng F2, thậm chí F3, nay thì không; hoặc trước đây chúng ta giãn cách toàn xã hội nhưng nay đã cho phép lãnh đạo các địa phương căn cứ vào tình hình thực tế rồi tự quyết định địa phương có giãn cách hay không. Tiến sĩ xã hội học Phạm Quỳnh Hương trong bài này nói rất đúng: “Người Việt Nam không nghĩ như những nước khác như Anh, Pháp, Mỹ mà quen nghĩ theo kiểu ‘thà bắt nhầm còn hơn bỏ sót’. Tức là thà bắt nhầm, giữ nhầm, cách ly nhầm cũng được, còn hơn bỏ sót những người mắc bệnh mà lại lây ra cộng đồng. Tôi nghĩ rằng hầu hết người Việt Nam cảm thấy không bức xúc hay không bất bình gì với những việc đó. Còn (chính quyền) sau khi phát hiện ra nhầm thì cũng thôi chứ không áy náy gì”. Tôi luôn cho rằng phải thực hiện cả hai mục tiêu đảm bảo y tế và tăng trưởng kinh tế chứ không nên ưu tiên tuyệt đối cho mục tiêu y tế.
Cụ thể, bệnh nhân 833 được Y tế công bố nhiễm nCoV vào ngày 9/8, có khai báo với chính quyền đã đến ăn tại quán cháo Ngọc Lan, xã Phong Bình lúc 19h30 ngày 4/8.
Ngay lập tức, chính quyền huyện Gio Linh đã đưa chủ quán cháo Ngọc Lan đi cách ly tập trung vào ngày 10/8.
Tuy nhiên, sau khi bị cách ly 3 ngày thì bà chủ quán cháo Ngọc Lan mới nhớ ra hôm 4/8 là ngày rằm nên bà đóng cửa quán.
Bệnh nhân 833 sau đó cho hay đã nhớ nhầm quán cháo chị ăn là Ngọc Lý chứ không phải Ngọc Lan.
Sự việc khai báo nhầm địa chỉ khiến người dân phải bị cách ly oan nhanh chóng được lan truyền rộng rãi trên các diễn đàn và các trang mạng xã hội.
Dưới góc nhìn chuyên môn, Tiến sĩ xã hội học Phạm Quỳnh Hương, Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội Việt Nam cho rằng rõ ràng việc cách ly đem lại hiệu quả nhất định trong công tác phòng chống sự lây lan của dịch bệnh SARS-CoV-2 nhưng qua sự việc cách ly oan vừa nêu, có thể nhận thấy hướng giải quyết của giới lãnh đạo:
Biện pháp cách ly ‘vô tội vạ’ ảnh hưởng đến cuộc sống người dân
RFA 2020-08-14 - Người lao động nước ngoài đang cách ly tại khu Thanh Trì bày tỏ sự thất vọng trong công tác cách ly hiện nay: “Thật sự em quá bất mãn từ việc ban lãnh đạo ở đây. Thay vì nhân viên làm sai thì lãnh đạo phải chịu trách nhiệm, đằng này lãnh đạo lại bao che. Đây là nội quy đặt ra phải tuân thủ. Đường dây Bộ Y tế em gọi phản ánh vụ tại sao tụi em chưa ra mà lại đưa thêm người mới vào sinh hoạt chung mà không biết người đó có nhiễm virus corona hay không thì người trực đường dây Bộ Y tế hôm đó lại nói đường dây này dùng để tiếp nhận trường hợp dương tính hoặc thông tin từ bệnh viện, còn chuyện này không tiếp nhận. Em có xin tên trực đường dây nóng anh đó không cho, em xin mã số để biết ai tiếp nhận cuộc gọi của em cũng không cho.”
Phong tỏa tạm thời khu phố 2 , phường Đông Giang,
thành phố Đông Hà, nơi ở của bệnh nhân 833. Nguồn: VOV
Báo trong nước vào ngày 14/8 dẫn lời ông Nguyễn Đức Sâm, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Phong Bình, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị đưa tin cho hay hiện giới chức huyện đã cách ly kịp thời 2 người F1 của bệnh nhân 833 sau khi cách ly nhầm một người khác trước đó.Cụ thể, bệnh nhân 833 được Y tế công bố nhiễm nCoV vào ngày 9/8, có khai báo với chính quyền đã đến ăn tại quán cháo Ngọc Lan, xã Phong Bình lúc 19h30 ngày 4/8.
Ngay lập tức, chính quyền huyện Gio Linh đã đưa chủ quán cháo Ngọc Lan đi cách ly tập trung vào ngày 10/8.
Tuy nhiên, sau khi bị cách ly 3 ngày thì bà chủ quán cháo Ngọc Lan mới nhớ ra hôm 4/8 là ngày rằm nên bà đóng cửa quán.
Bệnh nhân 833 sau đó cho hay đã nhớ nhầm quán cháo chị ăn là Ngọc Lý chứ không phải Ngọc Lan.
Sự việc khai báo nhầm địa chỉ khiến người dân phải bị cách ly oan nhanh chóng được lan truyền rộng rãi trên các diễn đàn và các trang mạng xã hội.
Dưới góc nhìn chuyên môn, Tiến sĩ xã hội học Phạm Quỳnh Hương, Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội Việt Nam cho rằng rõ ràng việc cách ly đem lại hiệu quả nhất định trong công tác phòng chống sự lây lan của dịch bệnh SARS-CoV-2 nhưng qua sự việc cách ly oan vừa nêu, có thể nhận thấy hướng giải quyết của giới lãnh đạo:
“Người Việt Nam không nghĩ như những nước khác như Anh, Pháp, Mỹ mà quen nghĩ theo kiểu ‘thà bắt nhầm còn hơn bỏ sót’. Tức là thà bắt nhầm, giữ nhầm, cách ly nhầm cũng được, còn hơn bỏ sót những người mắc bệnh mà lại lây ra cộng đồng. Nếu họ so sánh giữa cái được và cái mất, thậm chí chết người chẳng hạn thì họ sẽ lựa chọn phương án cách ly. Tôi nghĩ rằng hầu hết người Việt Nam cảm thấy không bức xúc hay không bất bình gì với những việc đó. Còn (chính quyền) sau khi phát hiện ra nhầm thì cũng thôi chứ không áy náy gì.”
Tiến sĩ Phạm Quỳnh Hương cũng nhận định rằng chính phủ Hà Nội trong đợt dịch này đã không yêu cầu giãn cách toàn xã hội như trước mà để lãnh đạo các địa phương căn cứ vào tình hình thực tế mà quyết định. Do đó, các địa phương sẽ tùy thuộc vào mục tiêu kinh tế hay xã hội mà có những phương án phù hợp.
Theo thống kê từ Bộ Y tế được cập nhật vào 9h hàng ngày trên Bản tin dịch COVID-19 trong 24h, tính đến ngày 14/8, cả nước hiện đang có 172.093 người cách ly. Trong đó, số người cách ly tập trung tại bệnh viện là 5.222 người; cách ly tập trung tại cơ sở khác là gần 25.799 người và cách ly tại nhà, nơi lưu trú là 141.072 người. (https://ncov.moh.gov.vn/-/ban-tin-dich-covid-19-trong-24h-tiep-lua-mien-trung-chong-dich-covid-19)
Một người lao động nước ngoài về nước hiện đang cách ly tại khu cách ly Thanh Trì, Hà Nội không muốn nêu tên vì lý do an toàn cho rằng việc đi cách ly như vậy ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống và cả sinh hoạt gia đình. Do đó, anh đề nghị:
“Em thấy cái này nhà nước phải chịu trách nhiệm. Tự nhiên người ta khai thì phải xác minh sự thật chứ đưa nguyên cái quán đi cách ly xong mới phát hiện quán đó không có thì em thấy vô lý và bất công.”
Giải thích rõ hơn về quyền lợi của người chủ tiệm cháo Ngọc Lan trong sai phạm cách ly lần này, Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Luật gia Việt Nam cho hay:
“Nếu người chủ quán yêu cầu, chứng minh được thiệt hại của họ thì các cơ quan có thẩm quyền đưa đi cách ly theo quy định của Bộ luật Dân sự thì họ phải bồi thường cho người chủ quán nếu người chủ quán có yêu cầu. Theo quy định của luật thì các cơ quan đưa họ đi (cách ly oan) như vậy sẽ phải bồi thường bằng tiền và bồi thường danh dự cho họ.”
Vẫn theo Luật sư Nguyễn Văn Hậu, việc cách ly nhầm người tại Quảng Trị lần này chỉ là một sơ sót trong nỗ lực của chính quyền địa phương nhằm cố gắng để không bỏ sót người bệnh lây lan cho toàn xã hội. Mặc dù vậy, Luật sư Hậu cũng cho rằng trường hợp này rất khó, không biết xử lý thế nào do bệnh nhân nhầm, nhớ sai địa chỉ nên xảy ra chuyện:
“Trước hết cần phải làm rõ các cơ quan chức năng người ta đang xác minh COVID nhớ sai đến chủ quán nên việc này phải nắm lại Ủy ban Nhân dân xã nguyên nhân việc này là điều rất đáng tiếc. Tôi nghĩ cần phải rút kinh nghiệm, phải chính xác bởi vì sai một ly đi một dặm liền. Vì vậy nên hành vi từ chối hoặc trốn tránh cách ly y tế, hoặc cưỡng chế trong việc cách ly y tế của nhà nước có thẩm quyền đối với người mắc bệnh là phải rất cẩn trọng. Nếu có sai sót làm cho người ta rất khó chịu nên cơ quan y tế và Ủy ban Nhân dân xã cũng cần phải rút kinh nghiệm trong việc này.”
Bên cạnh đó, Luật sư Hậu cho rằng bệnh nhân 833 cũng có nguy cơ bị xử phạt hành chính trong sự việc lần này nếu bị truy trách nhiệm. Ông nói rõ:
“Xử phạt vi phạm hành chính thì phải xem hành vi đó là cố tình hay vô ý. Chính phủ cũng có Nghị định 176 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế nên những hành vi có thể đưa vào lan truyền tin tức không đúng sự thật”
Nhằm hạn chế sự lây lan phức tạp của dịch bệnh COVID-19, chính phủ Hà Nội đã ban hành lệnh cách ly đối với tất cả những người có tiếp xúc với các bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2. Đồng thời cũng thực hiện cách ly tập trung công dân Việt hồi hương và du khách nước ngoài đến Việt Nam bằng đường hàng không hay đường bộ.
Tuy vậy, những bất cập về việc cách ly liên tục được truyền thông trong nước nhắc đến thời gian qua, điển hình như những than phiền về vệ sinh, chỗ ở tại các khu cách ly tập trung, chuyện đưa người khác đi cách ly thay, trốn cách ly…
Từ kinh nghiệm thực tế tại khu cách ly Thanh Trì, Hà Nội trong những ngày qua, người lao động nước ngoài về nước giấu tên vì lý do an toàn cho rằng chính sách cách ly vẫn chưa được thực hiện đến nơi đến chốn tại cơ sở này.
“Đưa một đoàn mới về, là chuyến bay từ Mỹ về thì có khả năng bị COVID-19 nhiều hơn nhưng tại sao lại đưa vào chung khu cách ly của tụi em. Lúc sáng đưa vào thì những người đó đi tới đi lui, thay vì thời gian đưa phải thông báo cho tụi em phải ở trong phòng, đưa những người đó đi lên phòng trên thì em đồng ý. Còn đằng này đang ở ngoài sinh hoạt bình thường thì đưa những người đó vào như vậy lỡ có người nào bị COVID-19 thì những người như em sẽ thế nào?”
Riêng trong ngày 14/8, ban quản lý khu cách ly đã không tuân theo nguyên tắc chung khi mua trà sữa đem vào cho các bạn nữ trong một phòng tại lầu 3, dù nơi đây cấm không được mang đồ ăn bên ngoài vào.
“Hôm nay đúng ra trong quy định cách ly là không được mua bất cứ gì ở ngoài vào khu cách ly, sau 14 ngày cách ly thì ra ngoài muốn làm gì thì làm. Nhưng đặc biệt ở đây có một phòng toàn nữ không, thì bạn quản lý lầu 3 là lầu tụi em lại mua trà sữa cho mấy bạn bên phòng đó. Em có hỏi thì bạn quản lý lầu 3 thì bạn nói những bạn nữ được đặc cách do anh Tạ Quang Trung, quản lý khu cách ly cho phép do các bạn nữ hôm trước có dọn vệ sinh. Em có liên lạc hỏi anh Tạ Quang Trung thì anh nói có hai bạn nữ có công chăm sóc người già là em thấy 2 lý do khác nhau rồi.”
Trước đó, người lao động nước ngoài giấu tên đang cách ly tại khu Thanh Trì cũng từng phản ảnh về việc ban quản lý không thông báo thời gian đoàn người trên chuyến bay từ Mỹ được đưa vào khu cách ly để những người cách ly cũ ở trong phòng, tránh tiếp xúc vì đoàn cũ chỉ còn 2 ngày nữa là hoàn thành thời gian cách ly.
Trước những sự việc vừa nêu, người lao động nước ngoài đang cách ly tại khu Thanh Trì bày tỏ sự thất vọng trong công tác cách ly hiện nay:
“Thật sự em quá bất mãn từ việc ban lãnh đạo ở đây. Thay vì nhân viên làm sai thì lãnh đạo phải chịu trách nhiệm, đằng này lãnh đạo lại bao che. Đây là nội quy đặt ra phải tuân thủ. Đường dây Bộ Y tế em gọi phản ánh vụ tại sao tụi em chưa ra mà lại đưa thêm người mới vào sinh hoạt chung mà không biết người đó có nhiễm virus corona hay không thì người trực đường dây Bộ Y tế hôm đó lại nói đường dây này dùng để tiếp nhận trường hợp dương tính hoặc thông tin từ bệnh viện, còn chuyện này không tiếp nhận. Em có xin tên trực đường dây nóng anh đó không cho, em xin mã số để biết ai tiếp nhận cuộc gọi của em cũng không cho.”
Báo quốc nội trong ngày 14/8 đăng tin cho hay Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 thống nhất nhận định rằng có thể từ giờ trở đi, Việt Nam sẽ không còn những khoảng thời gian yên bình như trước nữa khi có nguy cơ dịch bệnh thường trực tại tất cả các địa phương.
Tính đến ngày 14/8, Việt Nam đã ghi nhận 929 ca nhiễm COVID-19, trong số này có 21 trường hợp đã tử vong.
Trong cùng ngày, Quyền Bộ trưởng Y tế Việt Nam Nguyễn Thanh Long cho biết Việt Nam dự định đặt mua từ 50-150 triệu liều vaccine phòng SARS-CoV-2 của Nga.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét