Chủ Nhật, 7 tháng 6, 2020

Về nỗi oan của bác Vũ Mão

Tôi cũng như bác Lưu Trọng Văn đều quý mến bác Vũ Mão vì đấy là quan hệ giữa con người với con người. Họ dù có thể đôi lúc làm gì đó không xứng đáng với người khác, nhưng luôn luôn tốt với mình thì mình vẫn có thể quý mến họ. Tôi cũng không nghĩ bác Vũ Mão là người xấu. Nhưng bác cũng là con người, có ham muốn chức vụ, quyền lực; bản thân có 5 khóa làm ủy viên trung ương đảng, 4 khóa làm đại biểu quốc hội; quyền lực rất lớn; nên hưởng thụ quen rồi. Giờ được cấp trên giao đọc điếu văn phê phán những "sai lầm", "lệch lạc" của tướng Trần Độ tại đám tang vị tướng, bác sẽ phải so sánh thiệt hơn, được mất. Nếu không phê phán tướng Trần Độ thì bác sẽ mất hết, sẽ bị Đỗ Mười, Nguyễn Văn An, Nông Đức Mạnh, Phan Diễn, Nguyễn Khoa Điềm cắt mất các chức ủy viên trung ương, đại biểu quốc hội, trưởng ban, chủ nhiệm, ủy viên ban thường vụ… kèm hàng loạt bổng lộc. Và bác đã đầu hàng, chấp nhận thân phận tôi hèn làm theo lệnh của những kẻ bề trên hiểm độc. Nói gì thì nói, phẫn nộ của dư luận dành cho bác hoàn toàn không oan. Thông cảm với bác Vũ Mão, nhưng trách nhiệm đồng lõa với kẻ xấu làm việc đê hèn thì lịch sử sẽ không bao giờ xóa bỏ cho bác. Từ sau sự kiện đó, nhắc tới tên Vũ Mão, người ta chỉ nhớ tới bác là người là người đọc bản điếu văn nhục nhã đó... Nhiều bình luận cho thấy dù bác Vũ Mão và anh Trần Thắng (con tướng Trần Độ) đã thống nhất với nhau tới đoạn nói về những khuyết điểm của tướng Trần Độ thì bác Vũ Mão sẽ đọc rất nhỏ. Nhưng trong lễ tang, bác Vũ Mão vẫn đọc rất to mà không đọc nhỏ như hai bên đã thống nhất.
Nỗi oan của ông Vũ Mão
Lưu Trọng Văn - 3-6-2020 - Lâu không thấy ông (
Vũ Mão) vào bình luận hoặc like những bài viết của gã như mọi khi, nghĩ, ông muốn né ai đó “kiên định lập trường” chọc ngoáy ông một lãnh đạo của đảng lại vào hùa cùng bọn “gây rối” như gã.Trong hình ảnh có thể có: văn bản
Nhưng rồi cũng ngày này năm ngoái, nhạc sĩ Phó Đức Phương từ Hà Nội vào Sài Gòn bàn với gã việc lấy chữ kí của văn nghệ sĩ Sài Gòn kiến nghị không cho Trung Quốc đầu tư và tổng thầu dự án cao tốc Bắc – Nam. Phó Đức Phương nói: Bản kiến nghị này được ông Vũ Mão đóng góp nhiều ý kiến quan trọng và bày cách làm sao tác động tới chính phủ và BCT. Gã nghĩ ông Vũ Mão chả sợ gì sất đâu, chắc vì sức khoẻ thôi.

Và đột ngột nhận tin ông ra đi.

Buồn!

Thương!

Tiếc!

Điều tai tiếng duy nhất mà ông vướng phải và đau lòng cho đến khi giã biệt cõi đời là lễ tang Trần Độ, ông là trưởng ban tang lễ và đọc điếu văn. Gã chứng kiến lễ tang ấy và là người đứng cạnh ông khi ông bị các lão thành cách mạng công kích việc đọc cả thiếu sót của người quá cố. Gã chứng kiến ông đau khổ thế nào, mồ hôi vã đầm đìa. Gã hỏi, anh viết điếu văn đó à? Ông lắc đầu bảo Ban Tư tưởng Văn Hóa viết. Gã hỏi ai chỉ đạo? Ông chỉ ngón tay trỏ lên cao quá đầu.

Sau lễ tang gã lên Nà Rì, Bắc Cạn với GS Nguyễn Lân Dũng gặp nhà văn Trịnh Đình Khôi chuyên viên Ban TTVH, gã hù Khôi: Hà Nội đồn rầm lên là ông viết điếu văn ông Trần Độ đấy. Khôi tái mặt kéo gã ra một góc nói thầm: đúng là tôi được phân công viết, nhưng tôi thề, đoạn nói về thiếu sót sai lầm của ông Trần Độ tôi không viết.

– Vậy ai viết?

– Ông đi mà hỏi mấy bố lãnh đạo ấy!

– Phải chăng ông Vũ Mão thêm vào?

– Không! Ông Vũ Mão còn không chịu làm trưởng ban lễ tang cơ mà. Ông ấy bị ép. Tôi biết chắc chắn người chỉ đạo việc viết thêm sai lầm của ông Trần Độ là cấp trên của ông Vũ Mão.

Trước khi ra đi ông Vũ Mão đã kịp viết lại sự thật về đám tang Trần Độ và nhờ Phạm Đức Bảo một người bạn của ông công bố trên mạng.

Việc lực lượng an ninh dưới sự chỉ huy của đại tá Trần Đại Quang, phó tổng cục trưởng an ninh đại diện của bộ CA trong ban lễ tang, được lệnh từ hai lãnh đạo cao nhất của đảng là không để bất cứ băng rôn nào có chữ “thương tiếc” và cấp bậc của Trần Độ vào viếng. Và đó là lý do mà vòng hoa của tướng Võ Nguyên Giáp, của gia đình tướng Lê Trọng Tấn và nhiều tướng lĩnh khác bị ách lại, bắt viết lại.

Cũng trong bản công bố này, ông Vũ Mão đã nói thẳng người ép mình làm trưởng ban tang lễ mà ông một mực từ chối là Nguyễn Văn An lúc đó là chủ tịch QH. Và hai lãnh đạo cao nhất của đảng đã chỉ đạo tang lễ cũng như ép phải có phần kể tội Trần Độ là Nông Đức Mạnh và Phan Diễn.

Ông Vũ Mão đau xót với những gì mình vướng phải vì ông là người luôn kính trọng Trần Độ. Ông cũng thẳng thắn phê phán ông Mạnh là “phủi tay” để mình ông lãnh đủ làn sóng phẫn nộ của dư luận.

Gã viết những dòng này để mong bạn đọc gần xa chia sẻ phần nào nỗi lòng của ông Vũ Mão và cầu mong hương hồn của ông được thanh thản về cõi vĩnh hằng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét