Chính quyền Myanmar đối phó với các hồn ma
Will Buckingham - U Nain La Shwe đã theo dõi cuộc di dời ma ở Tatkon. Ông đã chứng kiến những linh hồn chen chúc trên những chiếc xe tải và nhìn thấy những bánh xe tải bị lún trên cát do sức nặng của những hồn ma. Khi thầy phù thuỷ natsaya chủ trì ra lệnh cho một số hồn ma xuống xe, U Nain La Shwe thấy những chiếc xe tải bắt đầu chuyển động được. "Trong khu nghĩa trang có quy tắc riêng," ông nói - nó đòi hỏi natsaya phải hiểu cách làm lễ.
Thủ đô Myanmar chính thức chuyển từ Yangon
tới Nay Pyi Taw được xây dựng hoàn toàn mới
Đội trưởng Aung Khant, thuộc quân đội Myanmar, ngả người trên chiếc ghế nhựa màu hồng. Đó là một người đàn ông điển trai ở độ tuổi ngoài 40. Vừa gặp, tôi ngay lập tức bị ông mê hoặc."Có một số người như Whoopi Goldberg, họ gần gũi với ma," ông nói. Ông rít hơi thuốc và mỉm cười, thăm dò phản ứng của tôi. "Họ là những người bình thường, nhưng họ có một khả năng đặc biệt. Họ có thể nói với những linh hồn rằng đã đến lúc cần phải đi tiếp."
Tôi hỏi lại người phiên dịch đi cùng. "Whoopi Goldberg ư?" tôi hỏi. Người phiên dịch gật đầu. "Đúng rồi," anh ta nói. "Whoopi Goldberg." Phải mất một lúc tôi mới nhận ra rằng viên đội trưởng là một fan hâm mộ bộ phim Hồn ma.
Tôi đã đến Nay Pyi Taw, thủ đô của Myanmar, để nói chuyện với viên đội trưởng về công tác di dời linh hồn người chết, một thủ tục tâm linh được làm dựa trên tín ngưỡng của người Miến Điện cổ.
Chúng tôi ngồi bên ngoài một quán cà phê gần như vắng vẻ; Tôi nhấm nháp nước ép đu đủ còn vị đội trưởng thì uống nước.
Bên cạnh chúng tôi là một kênh nước dài, làm dịu mát đi bầu không khí ngột ngạt. Dọc theo bờ kênh, những cây me đỏ rực.
Nay Pyi Taw - dịch ra có nghĩa là "nơi ở của các vị vua" - không giống với bất kỳ thành phố nào khác ở Myanmar.
Nó vừa rộng lớn vừa thưa thớt dân cư. Các đường phố gần như không có xe cộ, và hầu như không có gì để xem.
Các nhà bình luận thường nói về Nay Pyi Taw là "thị trấn ma", nhưng theo niềm tin địa phương thì thực ra mọi sự còn lạ lùng hơn thế: nếu như Nay Pyi Taw là thị trấn ma, thì đó là một thị trấn ma không có ma.
Nay Pyi Taw rộng lớn và rất thưa dân
Thủ đô của Myanmar chính thức được chuyển từ Yangon đến Nay Pyi Taw mới được xây dựng vào năm 2006.
Những lý do dẫn đến quyết định rời đô là một sự pha trộn mơ hồ về các lý do chính trị; sự hoang tưởng, ám ảnh lo sợ về việc Yangon ở gần biển và dễ bị xâm lược; và lời khuyên của các thầy bói đưa ra cho vị cựu lãnh đạo Miến Điện Than Shwe rằng nếu ông không rời đô, ông và chế độ của ông sẽ sụp đổ.
Khác với Yangon, nơi vẫn bị ám bởi những bóng ma của quá khứ thuộc địa, Nay Pyi Taw là một phiến đá sạch.
Đây là lý do tại sao tôi đến nói chuyện với viên đội trưởng: hồi năm 2010, ông là người chịu trách nhiệm di dời nghĩa trang ở thị trấn Tatkon (một trong những thị trấn nơi Nay Pyi Taw tọa lạc) để giải phóng đất, phát triển thêm thành phố.
Chính phủ đã lên kế hoạch xây dựng một tu viện và một tòa nhà mới cho tòa án quận trên mảnh đất này. Nhưng trước tiên, họ cần chuyển nghĩa trang đi nơi khác.
Ở Myanmar, việc di dời nghĩa trang là chủ đề dễ gây tranh cãi, và thân nhân người quá cố không phải lúc nào cũng vui vẻ gì về việc di dời người thân của họ.
Nhưng đây là năm 2010, một năm trước khi đất nước kết thúc gần nửa thế kỷ quyền của giới quân sự.
Vì vậy, nếu người dân Tatkon không hài lòng với việc di dời nghĩa trang cũng chả có ai đi phản đối. Như một người dân Tatkon nói với tôi, "Lúc đó, chúng tôi nằm dưới sự cai trị của quân đội. Bạn không thể thực sự chống đối."
Nhưng có một lý do khác khiến việc di dời nghĩa trang này đặc biệt nguy hiểm.
Cùng với nghĩa trang, người ta cần phải di chuyển những hồn ma nơi đó ra khỏi nơi chưa phải là chốn an nghỉ cuối cùng của họ.
Các hồn ma cư ngụ tại nghĩa trang ở Tatkon đặc biệt hay gây rắc rối.
Học giả về tôn giáo Myanmar, Bénédicte Brac de La Perrière, nói với tôi rằng trong Thế Chiến Thứ Hai, Tatkon là nơi chôn cất binh lính Nhật Bản. Theo niềm tin tâm linh của người Miến Điện thì những ai phải trải qua cái chết dữ dội sẽ "tạo ra những tàn tích hồn ma bóng quế còn lay lắt vương vấn nơi nhân gian mà đám tang không thể giải thoát hoàn toàn được".
Việc xóa bỏ nghĩa trang ở Tatkon, do đó, là một công việc mạo hiểm. "Chúng tôi sợ các hồn ma," đội trưởng nói nói. "Nếu chúng không muốn đi thì chúng sẽ tức giận. Chúng sẽ trở nên nguy hiểm cho người dân trong thị trấn."
Vị đội trưởng nói với tôi về việc họ đã di chuyển các hài cốt đến một nghĩa địa mới ra sao. Rồi ông mỉm cười.
"Sau khi di chuyển các ngôi mộ," ông nói, "chính phủ đã thuê các xe tải để chuyển những hồn ma đi. Họ thuê một natsaya (thầy phù thuỷ) để giám sát và chỉ đường cho các hồn ma lên xe tải. Có 12 xe chiếc tải, đi ba chuyến mỗi ngày trong suốt ba ngày."
Tôi thì ngờ rằng con số này không phải là ngẫu nhiên. Tính ra sẽ là tổng cộng có 108 chuyến, và đó là con số tốt lành trong Phật giáo. Ví dụ, dấu chân của Phật, được đánh dấu theo truyền thống với 108 biểu tượng thiêng liêng.
"Có tới trên 1.000 ngôi mộ cần chuyển đi," đội trưởng nói. Vì vậy, trên mỗi chuyến xe tải sẽ chở ít nhất là 10 hồn ma."
Tôi thì không biết là về lý thuyết mỗi xe tải có thể chở được bao nhiêu hồn ma. Tôi nghĩ là phải nhiều hơn thế.
Nhưng mà hồn ma Miến Điện lại không phải là nhỏ bé gì cho cam. Đối với những người có thể nhìn thấy chúng thì chúng rất là cao - cao hơn 2m - hung dữ và to lớn, có đôi tai cùng cặp ngà khổng lồ và những chiếc lưỡi dài đáng sợ. Và chúng là các hành khách quậy phá rất dữ.
Brac de la Perrière nói với tôi rằng những câu chuyện này là phổ biến. Khi thực hiện nghiên cứu của mình vào thời thập niên 1990, bà đã nghe những câu chuyện tương tự về việc di dời nghĩa trang ở Yangon, nơi những hồn ma gây ra "các vấn đề đối với động cơ", và "những chiếc xe tải tự dừng hoặc tự đi, còn cánh tài xế thì sợ xanh mắt... người chết phản ứng bất bình đối với chuyện bị di chuyển".
Vị đội trưởng giải thích làm thế nào mà trong Nay Pyi Taw, những hồn ma đánh nhau để giành chỗ ngồi ghế trên. Khi chúng trở nên quá ngang ngược thì thầy phù thuỷ natsaya sẽ can thiệp, ra lệnh cho chúng phải trèo lên ghế sau.
Khi những chiếc xe tải đầy, viên đội trưởng nói, chúng trở nên khó di chuyển hơn, lún xuống những chỗ có nền đất mềm. "Hồn ma rất nặng," ông nói với tôi rồi nhấp ngụm nước.
Sau ba ngày, việc di dời đã hoàn tất - nhưng mọi việc đã diễn ra không phải là hoàn toàn suôn sẻ.
Vào đêm sau hôm hoàn tất việc di dời, trợ lý của viên đội trưởng đã mơ thấy ba hồn ma nói với ông rằng họ đã bị bỏ rớt lại.
Ngày hôm sau, viên đội trưởng quay trở lại nghĩa trang và tìm thấy thêm ba ngôi mộ dưới một bụi cây.
Một con ma đặc biệt gây chuyện, nó không chịu di chuyển; thay vào đó, nó chuyển vào trú trong chiếc xe hơi của người trợ lý, rồi gây ra những tai họa nhỏ.
Máy phá ủi làm việc trong dự án xây dựng bị hỏng. Con mèo sống trong khu nhà ở của Ủy ban Phát triển Nay Pyi Taw đột nhiên lăn ra chết. Người trợ lý thấy những bàn tay ma đẩy ông ra khỏi giường vào ban đêm. Chỉ khi viên đội trưởng gọi một nhà sư tới tụng kinh Phật thì hồn ma gây rối kia mới chịu yên.
Cùng với nghĩa trang, người ta cần phải di chuyển những hồn ma nơi đó ra khỏi nơi chưa phải là chốn an nghỉ cuối cùng của họ.
Các hồn ma cư ngụ tại nghĩa trang ở Tatkon đặc biệt hay gây rắc rối.
Học giả về tôn giáo Myanmar, Bénédicte Brac de La Perrière, nói với tôi rằng trong Thế Chiến Thứ Hai, Tatkon là nơi chôn cất binh lính Nhật Bản. Theo niềm tin tâm linh của người Miến Điện thì những ai phải trải qua cái chết dữ dội sẽ "tạo ra những tàn tích hồn ma bóng quế còn lay lắt vương vấn nơi nhân gian mà đám tang không thể giải thoát hoàn toàn được".
Việc xóa bỏ nghĩa trang ở Tatkon, do đó, là một công việc mạo hiểm. "Chúng tôi sợ các hồn ma," đội trưởng nói nói. "Nếu chúng không muốn đi thì chúng sẽ tức giận. Chúng sẽ trở nên nguy hiểm cho người dân trong thị trấn."
Vị đội trưởng nói với tôi về việc họ đã di chuyển các hài cốt đến một nghĩa địa mới ra sao. Rồi ông mỉm cười.
"Sau khi di chuyển các ngôi mộ," ông nói, "chính phủ đã thuê các xe tải để chuyển những hồn ma đi. Họ thuê một natsaya (thầy phù thuỷ) để giám sát và chỉ đường cho các hồn ma lên xe tải. Có 12 xe chiếc tải, đi ba chuyến mỗi ngày trong suốt ba ngày."
Tôi thì ngờ rằng con số này không phải là ngẫu nhiên. Tính ra sẽ là tổng cộng có 108 chuyến, và đó là con số tốt lành trong Phật giáo. Ví dụ, dấu chân của Phật, được đánh dấu theo truyền thống với 108 biểu tượng thiêng liêng.
"Có tới trên 1.000 ngôi mộ cần chuyển đi," đội trưởng nói. Vì vậy, trên mỗi chuyến xe tải sẽ chở ít nhất là 10 hồn ma."
Tôi thì không biết là về lý thuyết mỗi xe tải có thể chở được bao nhiêu hồn ma. Tôi nghĩ là phải nhiều hơn thế.
Nhưng mà hồn ma Miến Điện lại không phải là nhỏ bé gì cho cam. Đối với những người có thể nhìn thấy chúng thì chúng rất là cao - cao hơn 2m - hung dữ và to lớn, có đôi tai cùng cặp ngà khổng lồ và những chiếc lưỡi dài đáng sợ. Và chúng là các hành khách quậy phá rất dữ.
Brac de la Perrière nói với tôi rằng những câu chuyện này là phổ biến. Khi thực hiện nghiên cứu của mình vào thời thập niên 1990, bà đã nghe những câu chuyện tương tự về việc di dời nghĩa trang ở Yangon, nơi những hồn ma gây ra "các vấn đề đối với động cơ", và "những chiếc xe tải tự dừng hoặc tự đi, còn cánh tài xế thì sợ xanh mắt... người chết phản ứng bất bình đối với chuyện bị di chuyển".
Vị đội trưởng giải thích làm thế nào mà trong Nay Pyi Taw, những hồn ma đánh nhau để giành chỗ ngồi ghế trên. Khi chúng trở nên quá ngang ngược thì thầy phù thuỷ natsaya sẽ can thiệp, ra lệnh cho chúng phải trèo lên ghế sau.
Khi những chiếc xe tải đầy, viên đội trưởng nói, chúng trở nên khó di chuyển hơn, lún xuống những chỗ có nền đất mềm. "Hồn ma rất nặng," ông nói với tôi rồi nhấp ngụm nước.
Sau ba ngày, việc di dời đã hoàn tất - nhưng mọi việc đã diễn ra không phải là hoàn toàn suôn sẻ.
Vào đêm sau hôm hoàn tất việc di dời, trợ lý của viên đội trưởng đã mơ thấy ba hồn ma nói với ông rằng họ đã bị bỏ rớt lại.
Ngày hôm sau, viên đội trưởng quay trở lại nghĩa trang và tìm thấy thêm ba ngôi mộ dưới một bụi cây.
Một con ma đặc biệt gây chuyện, nó không chịu di chuyển; thay vào đó, nó chuyển vào trú trong chiếc xe hơi của người trợ lý, rồi gây ra những tai họa nhỏ.
Máy phá ủi làm việc trong dự án xây dựng bị hỏng. Con mèo sống trong khu nhà ở của Ủy ban Phát triển Nay Pyi Taw đột nhiên lăn ra chết. Người trợ lý thấy những bàn tay ma đẩy ông ra khỏi giường vào ban đêm. Chỉ khi viên đội trưởng gọi một nhà sư tới tụng kinh Phật thì hồn ma gây rối kia mới chịu yên.
"Chính phủ thuê xe tải chở các hồn ma đi"
Vị đội trưởng không còn liên lạc với natsaya đảm nhận công đoạn di chuyển hồn ma nữa, nhưng người phiên dịch của tôi nói rằng anh ta biết một thầy phù thuỷ khác, người đã chứng kiến nhiều lễ trừ tà, và anh sẽ giới thiệu cho chúng tôi vào ngày hôm sau.
Tôi cảm ơn viên đội trưởng đã dành thời gian và bắt tay ông. Khi nghỉ phép, ông toả ra cảm giác một người đàn ông hài lòng vì đã làm tốt công việc được giao.
Ngày hôm sau, U Nain La Shwe đến khách sạn của tôi. Một người đàn ông có mái tóc bạc gần 70 tuổi, mặc chiếc áo sơ mi trắng sạch tinh và một chiếc áo dài được buộc gọn gàng, chiếc xà-rông truyền thống của Miến Điện.
Ông làm nghề chiêm tinh và gọi hồn, tiếp thị bản thân với dòng slogan "Tin thì Nhìn" - mà ông nói là đã đến với ông trong một giấc mơ.
U Nain La Shwe không xa lạ gì với các nghĩa trang ở Nay Pyi Taw.
Ngồi khoanh chân trên ghế sofa ở sảnh khách sạn, ông nói với tôi rằng ông đã quen với việc ngồi thiền trong các nghĩa trang quanh thị trấn.
Ông nói ông là tín đồ của Ma Phae Wa, tức là hồn ma mang theo quan tài. Hồn ma này thường đến gặp ông và nói ông cần gì.
"Bà ấy là chủ tịch hội đồng quản trị," ông nói. "Bà ấy quản tất cả các hồn ma trong toàn bộ các nghĩa trang khác ở Myanmar. Bà ấy rất sạch sẽ và xinh đẹp." Khi nói chuyện này, trông ông có vẻ đăm chiêu.
Vị đội trưởng không còn liên lạc với natsaya đảm nhận công đoạn di chuyển hồn ma nữa, nhưng người phiên dịch của tôi nói rằng anh ta biết một thầy phù thuỷ khác, người đã chứng kiến nhiều lễ trừ tà, và anh sẽ giới thiệu cho chúng tôi vào ngày hôm sau.
Tôi cảm ơn viên đội trưởng đã dành thời gian và bắt tay ông. Khi nghỉ phép, ông toả ra cảm giác một người đàn ông hài lòng vì đã làm tốt công việc được giao.
Ngày hôm sau, U Nain La Shwe đến khách sạn của tôi. Một người đàn ông có mái tóc bạc gần 70 tuổi, mặc chiếc áo sơ mi trắng sạch tinh và một chiếc áo dài được buộc gọn gàng, chiếc xà-rông truyền thống của Miến Điện.
Ông làm nghề chiêm tinh và gọi hồn, tiếp thị bản thân với dòng slogan "Tin thì Nhìn" - mà ông nói là đã đến với ông trong một giấc mơ.
U Nain La Shwe không xa lạ gì với các nghĩa trang ở Nay Pyi Taw.
Ngồi khoanh chân trên ghế sofa ở sảnh khách sạn, ông nói với tôi rằng ông đã quen với việc ngồi thiền trong các nghĩa trang quanh thị trấn.
Ông nói ông là tín đồ của Ma Phae Wa, tức là hồn ma mang theo quan tài. Hồn ma này thường đến gặp ông và nói ông cần gì.
"Bà ấy là chủ tịch hội đồng quản trị," ông nói. "Bà ấy quản tất cả các hồn ma trong toàn bộ các nghĩa trang khác ở Myanmar. Bà ấy rất sạch sẽ và xinh đẹp." Khi nói chuyện này, trông ông có vẻ đăm chiêu.
"Khi hoàng hôn buông xuống, các đường phố vắng lặng của Nay Pyi Taw một bầu không khí thật quỷ dị"
U Nain La Shwe đã theo dõi cuộc di dời ma ở Tatkon. Ông đã chứng kiến những linh hồn chen chúc trên những chiếc xe tải và nhìn thấy những bánh xe tải bị lún trên cát do sức nặng của những hồn ma.
Khi thầy phù thuỷ natsaya chủ trì ra lệnh cho một số hồn ma xuống xe, U Nain La Shwe thấy những chiếc xe tải bắt đầu chuyển động được.
"Trong khu nghĩa trang có quy tắc riêng," ông nói - nó đòi hỏi natsaya phải hiểu cách làm lễ.
Chỉ gọi hồn mới là phương tiện điều hướng giữa thế giới của người sống, thế giới của người chết và thế giới các hồn ma, và do đó, như Brac de la Perrière viết, "bù đắp ít nhiều" cho những hồn ma đã phải trải qua cái chết khốc liệt.
Vào ngày cuối cùng của tôi ở Nay Pyi Taw, tôi thuê một chiếc xe máy và đi thang khám phá thành phố.
Tôi chạy dọc theo đường cao tốc tám làn vắng vẻ. Rất hiếm hoi mới thấy có một chiếc xe xuất hiện trong gương chiếu hậu, nhích dần về phía tôi và vượt lên trên. Còn thì hầu hết thời gian, tôi chỉ có một mình.
Tôi lái xe hàng giờ, thỉnh thoảng dừng chân tại ngôi chùa này chùa khác trên đường đi. Đi cho đến khi trời tối tôi mới quay lại.
Cách khách sạn khoảng 10km, tôi nhận thấy đồng hồ đo xăng báo nhiên liệu đang cạn dần.
Có một cái gì đó kỳ lạ về những con đường vắng tanh của Nay Pyi Taw sau buổi hoàng hôn, và trong một khoảnh khắc, sau tất cả những cuộc trò chuyện về hồn ma này, ý nghĩ về việc bị hỏng xe ngay giữa những con đường vắng vẻ này khiến tôi rùng mình.
Tôi mường tượng ra cảnh mình đẩy chiếc xe dọc đường cao tốc trống trải, xung quanh vắng lặng chỉ có gió đêm mát mẻ thổi mà thấy rợn cả người.
Nhưng sau đó tôi tự nhắc nhở mình rằng tất cả đều ổn; Đội trưởng Aung Khant đã nhìn thấy điều đó. Ở đây, trong thị trấn ma không có ma này thì không có gì phải sợ.
Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Travel.
https://www.bbc.com/vietnamese/vert-tra-50453410
U Nain La Shwe đã theo dõi cuộc di dời ma ở Tatkon. Ông đã chứng kiến những linh hồn chen chúc trên những chiếc xe tải và nhìn thấy những bánh xe tải bị lún trên cát do sức nặng của những hồn ma.
Khi thầy phù thuỷ natsaya chủ trì ra lệnh cho một số hồn ma xuống xe, U Nain La Shwe thấy những chiếc xe tải bắt đầu chuyển động được.
"Trong khu nghĩa trang có quy tắc riêng," ông nói - nó đòi hỏi natsaya phải hiểu cách làm lễ.
Chỉ gọi hồn mới là phương tiện điều hướng giữa thế giới của người sống, thế giới của người chết và thế giới các hồn ma, và do đó, như Brac de la Perrière viết, "bù đắp ít nhiều" cho những hồn ma đã phải trải qua cái chết khốc liệt.
Vào ngày cuối cùng của tôi ở Nay Pyi Taw, tôi thuê một chiếc xe máy và đi thang khám phá thành phố.
Tôi chạy dọc theo đường cao tốc tám làn vắng vẻ. Rất hiếm hoi mới thấy có một chiếc xe xuất hiện trong gương chiếu hậu, nhích dần về phía tôi và vượt lên trên. Còn thì hầu hết thời gian, tôi chỉ có một mình.
Tôi lái xe hàng giờ, thỉnh thoảng dừng chân tại ngôi chùa này chùa khác trên đường đi. Đi cho đến khi trời tối tôi mới quay lại.
Cách khách sạn khoảng 10km, tôi nhận thấy đồng hồ đo xăng báo nhiên liệu đang cạn dần.
Có một cái gì đó kỳ lạ về những con đường vắng tanh của Nay Pyi Taw sau buổi hoàng hôn, và trong một khoảnh khắc, sau tất cả những cuộc trò chuyện về hồn ma này, ý nghĩ về việc bị hỏng xe ngay giữa những con đường vắng vẻ này khiến tôi rùng mình.
Tôi mường tượng ra cảnh mình đẩy chiếc xe dọc đường cao tốc trống trải, xung quanh vắng lặng chỉ có gió đêm mát mẻ thổi mà thấy rợn cả người.
Nhưng sau đó tôi tự nhắc nhở mình rằng tất cả đều ổn; Đội trưởng Aung Khant đã nhìn thấy điều đó. Ở đây, trong thị trấn ma không có ma này thì không có gì phải sợ.
Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Travel.
https://www.bbc.com/vietnamese/vert-tra-50453410
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét