Bài này viết đúng song đơn giản, sơ sài quá.
Trưởng phòng sau ĐH của một trường ĐH công lập lớn tại TP.HCM cũng cho biết có những người đăng ký học thạc sĩ vì kiến thức. Thậm chí, có người đi học để làm gương cho con cháu dù 50 - 60 tuổi. Tuy nhiên, cũng có nhiều người đi học vì những lý do khác. Đầu tiên, là để “tẩy bằng” ĐH tại chức. Chỉ cần học thạc sĩ là trở thành bằng chính quy, không ai quan tâm đến bằng ĐH tại chức nữa.
Tiến sĩ Vũ Thế Dũng, nguyên Phó hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, cho biết thành phần người học cao học hiện nay phân khúc rất mạnh. Điều này đến từ chất lượng của việc đào tạo thạc sĩ ngày càng thấp, thậm chí thua cả chương trình ĐH tốt. “Buổi tối vào nhiều lớp thạc sĩ rất buồn. Chất lượng người học rất yếu”, ông Dũng cho biết.
Vì thế, rất nhiều người giỏi, có nhu cầu học chương trình tốt thật sự sẽ chọn lựa chương trình thạc sĩ của nước ngoài để học dù yêu cầu về thi cử, nội dung... cao hơn. Nhóm này thường là chủ các doanh nghiệp, đi làm các công ty nước ngoài. Người học đóng học phí cao, khoảng 300 triệu đồng/chương trình, có cam kết, có trách nhiệm nên học tốt.
“Trong các lớp tôi dạy, người làm việc ở các sở ban ngành đi học cũng khá nhiều. Vì muốn thăng tiến thì bằng thạc sĩ cũng là một ưu tiên. Họ đi học cũng có mục đích này”, tiến sĩ Dũng cho biết.
Vì sao nhiều người muốn lấy bằng thạc sĩ?
Đăng Nguyên - 15/10/2019 Tiến sĩ Hồ Xuân Mai, phụ trách bộ môn ngôn ngữ học, Viện Khoa học xã hội vùng Nam bộ, cho biết học viên mà ông quan sát thấy trong các lớp mình dạy có nhiều dạng. Trước hết, một bộ phận học để tìm việc làm vì hiện nay nhiều người tốt nghiệp ĐH không tìm được việc làm nên học lên thạc sĩ cũng có thể là một con đường để giải quyết thất nghiệp. Thứ hai, những người học thạc sĩ là bắt buộc để chuẩn hóa quy định về vị trí lãnh đạo. Thứ ba, người học là con, cháu của các cán bộ lãnh đạo. Họ gần như được để sẵn “ghế” làm việc. Chỉ cần đi học để hoàn tất về bằng thạc sĩ, sẽ “danh chính ngôn thuận” được cất nhắc vào các vị trí này.Trưởng phòng sau ĐH của một trường ĐH công lập lớn tại TP.HCM cũng cho biết có những người đăng ký học thạc sĩ vì kiến thức. Thậm chí, có người đi học để làm gương cho con cháu dù 50 - 60 tuổi. Tuy nhiên, cũng có nhiều người đi học vì những lý do khác. Đầu tiên, là để “tẩy bằng” ĐH tại chức. Chỉ cần học thạc sĩ là trở thành bằng chính quy, không ai quan tâm đến bằng ĐH tại chức nữa.
Thứ hai, là đi học vì bổ nhiệm. Hiện nay nhiều địa phương đều có chuyện bổ nhiệm dựa vào bằng cấp. Giữa một người có bằng ĐH và một người có bằng thạc sĩ, họ sẽ ưu tiên lựa chọn người có bằng thạc sĩ. Đó là lý do nhiều người ở tỉnh đua nhau học thạc sĩ như vậy.
Tiến sĩ Vũ Thế Dũng, nguyên Phó hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, cho biết thành phần người học cao học hiện nay phân khúc rất mạnh. Điều này đến từ chất lượng của việc đào tạo thạc sĩ ngày càng thấp, thậm chí thua cả chương trình ĐH tốt. “Buổi tối vào nhiều lớp thạc sĩ rất buồn. Chất lượng người học rất yếu”, ông Dũng cho biết.
Vì thế, rất nhiều người giỏi, có nhu cầu học chương trình tốt thật sự sẽ chọn lựa chương trình thạc sĩ của nước ngoài để học dù yêu cầu về thi cử, nội dung... cao hơn. Nhóm này thường là chủ các doanh nghiệp, đi làm các công ty nước ngoài. Người học đóng học phí cao, khoảng 300 triệu đồng/chương trình, có cam kết, có trách nhiệm nên học tốt.
“Trong các lớp tôi dạy, người làm việc ở các sở ban ngành đi học cũng khá nhiều. Vì muốn thăng tiến thì bằng thạc sĩ cũng là một ưu tiên. Họ đi học cũng có mục đích này”, tiến sĩ Dũng cho biết.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét