Thời học đại học, mỗi khi thầy giáo giảng chúng ta tiến thẳng lên CNXH bỏ qua giai đoạn phát triển TBCN, tôi đều thấy có vấn đề, cho rằng không đúng. Sau đó ra trường đi làm, mỗi khi họp hành, có người phát biểu điều kiện VN chúng ta khác nên chúng ta phải làm khác thế giới, tôi thường hỏi lại nếu vậy thì thế giới toàn nước ngu chắc ? Tại sao 10 nước xung quanh chúng ta hay 100 nước đang phát triển có hoàn cảnh như chúng ta... họ đều phát triển theo một mô hình, đều làm giống nhau và thành công, thì ta không làm theo lại tự nghĩ con đường đi riêng là sao ? Không phải số đông bao giờ cũng đúng, nhưng trong khoa học xã hội, điều này thường đúng. Theo quan điểm của tôi, họ đã chọn con đường như thế tức là họ đã có tính toán kỹ lưỡng và thấy hợp lý nên tất cả mới đồng thuận làm. Do đó, chúng ta cứ làm theo họ là tốt nhất. Tôi vẫn cho rằng cách tốt nhất để đuổi kịp họ là đi theo vết chân của họ, giống như người leo núi xuyên rừng, cứ theo lối mòn của người đi trước để lại là nhanh nhất, chứ tự làm đường đi riêng thì chắc chắn sẽ dẫn tới chỗ cụt phải quay lại. Thực tế đã chứng minh con đường phát triển của chúng ta đã hoàn toàn thất bại. Đến nay đất nước đang ở cuối đường, bế tắc không thấy lối ra. Mọi ngành nghề lĩnh vực đều khủng hoảng, trong khi tài nguyên bán sạch, nợ nước ngoài như chúa Chổm, 3 triệu người phải bỏ nước ra đi, 3-4 triệu người khác phải đi xuất khẩu lao động kiếm sống, người còn lại sống nhờ làm thuê cho tư bản nước ngoài. Thế nên phát biểu như ông Huệ hay nhiều nhà khoa học khác tôi cho là ngu. Nhiều người nói đùa bây giờ xem lại chỉ đạo của bác Hồ, hóa ra không phải bác viết "bỏ qua giai đoạn phát triển TBCN", mà là "bò qua giai đoạn phát triển TBCN", tức là phải bình tĩnh, từng bước thực hiện thật tốt giai đoạn phát triển TBCN.
Phó thủ tướng Vương Đình Huệ: “Việt Nam cần có con đường đi riêng với giải pháp khả thi chứ không dập khuôn theo bất cứ mô hình nào của thế giới”. Ảnh: Thành Chung.
Tại hội thảo, nhiều ý kiến của các nhà quản lý, các chuyên gia kinh tế khẳng định chủ trương phát triển nhanh và bền vững từ Đại hội Đảng XII vẫn còn nguyên giá trị, nhưng yêu cầu cần phải có cách làm sáng tạo và khả thi theo đặc điểm của Việt Nam chứ không phải sao chép mô hình, giải pháp từ bất kỳ quốc gia nào khác trên thế giới.
Các chuyên gia kinh tế cũng đề nghị tiếp tục coi trọng vai trò của doanh nghiệp, không chỉ ở chủ trương của Đảng mà còn trong từng chính sách, giải pháp của Nhà nước khi thực hiện chức năng của mình; có chiến lược về phát triển các đô thị, coi đây là một trong những động lực của tăng trưởng kinh tế…
Một số rào cản Việt Nam có thể gặp phải trong thời gian tới cũng được các chuyên gia đề cập. Trong đó nổi lên là các nguy cơ về tỷ lệ dân số già hóa diễn ra nhanh chóng, gây sức ép tới hệ thống chăm sóc sức khỏe và an sinh xã hội.
Tiếp nữa là tầng lớp trung lưu dự báo sẽ tăng mạnh từ 14% dân số hiện nay lên trên 50% dân số vào năm 2035. Bên cạnh mặt tích cực là tạo ra thị trường nội địa khổng lồ và giảm sự phụ thuộc của nền kinh tế vào xuất khẩu nhưng rủi ro sẽ là sự bảo đảm chất lượng dịch vụ công gia tăng hơn cũng như yêu cầu cao hơn nữa về khát vọng, trách nhiệm xã hội của tầng lớp này.
Biến đổi khí hậu đang diễn ra nhanh hơn dự báo với kịch bản mưa ít hơn, nhiệt độ tăng lên và nước biển dâng sẽ làm tiêu tốn 10% GDP và tác động tới 10,8% dân số là thách thức rõ ràng đối với đất nước hiện nay và tương lai.
Phát biểu tại hội thảo, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ đồng tình với quan điểm của nhiều nhà khoa học. “Việt Nam cần có con đường đi riêng với giải pháp khả thi chứ không dập khuôn theo bất cứ mô hình nào của thế giới”, ông nhắc lại.
Phó thủ tướng đề nghị Đại học Kinh tế quốc dân và các nhà khoa học tập trung nghiên cứu rõ 8 mối quan hệ lớn trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời gian kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011).
Ngoài ra, cần làm rõ thêm 2 mối quan hệ khác, đó là quan hệ giữa Nhà nước với thị trường và xã hội; mối quan hệ giữa mở rộng dân chủ đi liền với kỷ cương xã hội.
“Chúng ta nên tập trung làm rõ hơn 10 mối quan hệ này để thống nhất trong nhận thức và thực hiện nhuần nhuyễn trong thực tiễn trên tinh thần không phiến diện, cực đoan, duy ý chí”, Phó thủ tướng nêu rõ.
Ngoài hội thảo này, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết, Đảng, Nhà nước sẽ tiếp tục tham vấn ý kiến đóng góp rộng rãi của các chuyên gia kinh tế, các tổ chức kinh tế quốc tế... để góp phần xây dựng và hoàn thiện tốt nhất văn kiện Đại hội Đảng XIII.
Phó thủ tướng ủng hộ TP.HCM thành trung tâm tài chính quốc tế
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nhận định TP.HCM hiện nay đã là trung tâm kinh tế, tài chính lớn nhất Việt Nam và hoàn toàn có tiềm năng trở thành trung tâm tài chính khu vực và quốc tế.
Phó thủ tướng: Việt Nam phải có đường đi riêng, không sao chép
H.Vũ 26/10/2019 - Đồng tình với nhiều nhà khoa học, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng Việt Nam cần có con đường đi riêng với giải pháp khả thi chứ không rập khuôn theo bất cứ mô hình nào. Ngày 26/10, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ dự hội thảo khoa học, với chủ đề: "Đại học Kinh tế quốc dân đóng góp xây dựng văn kiện Đại hội Đảng: Lựa chọn để phát triển", do trường Đại học Kinh tế quốc dân tổ chức.Phó thủ tướng Vương Đình Huệ: “Việt Nam cần có con đường đi riêng với giải pháp khả thi chứ không dập khuôn theo bất cứ mô hình nào của thế giới”. Ảnh: Thành Chung.
Tại hội thảo, nhiều ý kiến của các nhà quản lý, các chuyên gia kinh tế khẳng định chủ trương phát triển nhanh và bền vững từ Đại hội Đảng XII vẫn còn nguyên giá trị, nhưng yêu cầu cần phải có cách làm sáng tạo và khả thi theo đặc điểm của Việt Nam chứ không phải sao chép mô hình, giải pháp từ bất kỳ quốc gia nào khác trên thế giới.
Các chuyên gia kinh tế cũng đề nghị tiếp tục coi trọng vai trò của doanh nghiệp, không chỉ ở chủ trương của Đảng mà còn trong từng chính sách, giải pháp của Nhà nước khi thực hiện chức năng của mình; có chiến lược về phát triển các đô thị, coi đây là một trong những động lực của tăng trưởng kinh tế…
Một số rào cản Việt Nam có thể gặp phải trong thời gian tới cũng được các chuyên gia đề cập. Trong đó nổi lên là các nguy cơ về tỷ lệ dân số già hóa diễn ra nhanh chóng, gây sức ép tới hệ thống chăm sóc sức khỏe và an sinh xã hội.
Tiếp nữa là tầng lớp trung lưu dự báo sẽ tăng mạnh từ 14% dân số hiện nay lên trên 50% dân số vào năm 2035. Bên cạnh mặt tích cực là tạo ra thị trường nội địa khổng lồ và giảm sự phụ thuộc của nền kinh tế vào xuất khẩu nhưng rủi ro sẽ là sự bảo đảm chất lượng dịch vụ công gia tăng hơn cũng như yêu cầu cao hơn nữa về khát vọng, trách nhiệm xã hội của tầng lớp này.
Biến đổi khí hậu đang diễn ra nhanh hơn dự báo với kịch bản mưa ít hơn, nhiệt độ tăng lên và nước biển dâng sẽ làm tiêu tốn 10% GDP và tác động tới 10,8% dân số là thách thức rõ ràng đối với đất nước hiện nay và tương lai.
Phát biểu tại hội thảo, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ đồng tình với quan điểm của nhiều nhà khoa học. “Việt Nam cần có con đường đi riêng với giải pháp khả thi chứ không dập khuôn theo bất cứ mô hình nào của thế giới”, ông nhắc lại.
Phó thủ tướng đề nghị Đại học Kinh tế quốc dân và các nhà khoa học tập trung nghiên cứu rõ 8 mối quan hệ lớn trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời gian kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011).
Ngoài ra, cần làm rõ thêm 2 mối quan hệ khác, đó là quan hệ giữa Nhà nước với thị trường và xã hội; mối quan hệ giữa mở rộng dân chủ đi liền với kỷ cương xã hội.
“Chúng ta nên tập trung làm rõ hơn 10 mối quan hệ này để thống nhất trong nhận thức và thực hiện nhuần nhuyễn trong thực tiễn trên tinh thần không phiến diện, cực đoan, duy ý chí”, Phó thủ tướng nêu rõ.
Ngoài hội thảo này, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết, Đảng, Nhà nước sẽ tiếp tục tham vấn ý kiến đóng góp rộng rãi của các chuyên gia kinh tế, các tổ chức kinh tế quốc tế... để góp phần xây dựng và hoàn thiện tốt nhất văn kiện Đại hội Đảng XIII.
Phó thủ tướng ủng hộ TP.HCM thành trung tâm tài chính quốc tế
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nhận định TP.HCM hiện nay đã là trung tâm kinh tế, tài chính lớn nhất Việt Nam và hoàn toàn có tiềm năng trở thành trung tâm tài chính khu vực và quốc tế.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét