HỘ CHIẾU VÀ QUỐC TỊCH - GIÁ TRỊ CÔNG DÂN
Ku Búa - Tôi mới đọc được bình luận này của một bạn trẻ. Điều hơi sốc là nó được truyền tải và đăng lại nhiều lần. Cô ta nói như sau: “Đã vứt hộ chiếu quốc gia nghĩa là chối bỏ tư cách công dân, chối bỏ mọi quyền được nhà nước bảo hộ, tự biến mình thành người vô chính phủ….thì làm sao khi gặp nạn các bạn lại đòi hỏi đất nước, chính phủ phải có trách nhiệm với chính mình? Nếu có sự bảo hộ, xin thưa đó là NHÂN ĐẠO không phải là nghĩa vụ?”
Nghe thì rất hợp lý nhưng đây là một lỗi nguỵ biện rất cơ bản nhưng được dùng nhiều lần để đánh tráo khái niệm. Việc một cá nhân đốt hộ chiếu hay không chẳng liên quan hay ảnh hưởng gì đến trạng thái quốc tịch của họ. Thậm chí, bạn không cần hộ chiếu để có quốc tịch và là công dân của một quốc gia.
Hộ chiếu chỉ là cuốn sổ thông hành để sử dụng ngoài lãnh thổ. Mục đích của nó là cho người ta biết bạn là ai, bạn từ đâu đến và có đủ quyền đi lại xuyên biên giới không.
Hộ chiếu có thể được coi là giấy tờ chứng minh quốc tịch nhưng nó không phải là quốc tịch. Trừ khi tự nguyện từ bỏ hoặc bị tước đi thì cá nhân đó vẫn là công dân.
Theo thông lệ thì có một số quốc gia không cho đa tịch, ví dụ như Đức và Nhật. Nếu muốn nhập tịch của họ thì trước tiên phải từ bỏ quốc tịch cũ. Quá trình không hề đơn giản bằng cách đốt hộ chiếu là xong, mà phải đến lãnh sự quán, ký đơn và có chữ ký của quan chức liên quan.
Trường hợp còn lại bị tước là nếu cá nhân đó phạm tội “bán nước” và có hơn một quốc tịch. Trong trường hợp đó thì cơ quan cấp quốc gia hoặc liên bang sẽ ký giấy tước bỏ vì an ninh quốc gia. Chứ cá nhân kia không thể tự làm.
Giá trị của một đất nước được thể hiện khi công dân mình gặp nạn. Cho dù họ ở đâu, làm gì hay có mang theo hộ chiếu hay không hoàn toàn không liên quan gì đến trạng thái quốc tịch của họ. Bất cứ người nào nói khác thì đang nguỵ biện.
Khái niệm quốc tịch, dù chỉ là miếng giấy hay dòng chữ in tên quốc gia, chỉ có ý nghĩa khi cá nhân sở hữu điều đó đang trong tình huống cần giúp đỡ. Dù trong hay ngoài nước, phạm pháp hay vô tội - trước tiên và trên hết, cá nhân đó là một công dân và người đại diện cho họ có trách nhiệm lên tiếng.
Nếu không coi trọng điều này thì đừng có quốc gia, đừng coi 96 triệu cá nhân nơi này là công dân và ép họ phải đóng thuế. Đừng nhận họ là người Việt khi họ thành công nhưng chối bỏ khi họ thất bại. Đừng gọi họ là “Việt kiều yêu nước” khi mang tiền về nhưng lại hạ thấp bằng từ “nhập cư lậu,” “tỵ nạn” hay “lưu vong” khi họ bất đồng. Dù nghèo hay giàu, công dân vẫn là công dân.
Một chính quyền không đứng ra bảo vệ giá trị quốc tịch và cá nhân sở hữu nó là một chính quyền tồi. Bất cứ cá nhân nào chối bỏ nền tảng đó thì đang tự tiêu huỷ quyền lợi công dân của chính mình. [31.10.2019]
Ku Búa @ Cafe Ku Búa
Nghe thì rất hợp lý nhưng đây là một lỗi nguỵ biện rất cơ bản nhưng được dùng nhiều lần để đánh tráo khái niệm. Việc một cá nhân đốt hộ chiếu hay không chẳng liên quan hay ảnh hưởng gì đến trạng thái quốc tịch của họ. Thậm chí, bạn không cần hộ chiếu để có quốc tịch và là công dân của một quốc gia.
Hộ chiếu chỉ là cuốn sổ thông hành để sử dụng ngoài lãnh thổ. Mục đích của nó là cho người ta biết bạn là ai, bạn từ đâu đến và có đủ quyền đi lại xuyên biên giới không.
Hộ chiếu có thể được coi là giấy tờ chứng minh quốc tịch nhưng nó không phải là quốc tịch. Trừ khi tự nguyện từ bỏ hoặc bị tước đi thì cá nhân đó vẫn là công dân.
Theo thông lệ thì có một số quốc gia không cho đa tịch, ví dụ như Đức và Nhật. Nếu muốn nhập tịch của họ thì trước tiên phải từ bỏ quốc tịch cũ. Quá trình không hề đơn giản bằng cách đốt hộ chiếu là xong, mà phải đến lãnh sự quán, ký đơn và có chữ ký của quan chức liên quan.
Trường hợp còn lại bị tước là nếu cá nhân đó phạm tội “bán nước” và có hơn một quốc tịch. Trong trường hợp đó thì cơ quan cấp quốc gia hoặc liên bang sẽ ký giấy tước bỏ vì an ninh quốc gia. Chứ cá nhân kia không thể tự làm.
Giá trị của một đất nước được thể hiện khi công dân mình gặp nạn. Cho dù họ ở đâu, làm gì hay có mang theo hộ chiếu hay không hoàn toàn không liên quan gì đến trạng thái quốc tịch của họ. Bất cứ người nào nói khác thì đang nguỵ biện.
Khái niệm quốc tịch, dù chỉ là miếng giấy hay dòng chữ in tên quốc gia, chỉ có ý nghĩa khi cá nhân sở hữu điều đó đang trong tình huống cần giúp đỡ. Dù trong hay ngoài nước, phạm pháp hay vô tội - trước tiên và trên hết, cá nhân đó là một công dân và người đại diện cho họ có trách nhiệm lên tiếng.
Nếu không coi trọng điều này thì đừng có quốc gia, đừng coi 96 triệu cá nhân nơi này là công dân và ép họ phải đóng thuế. Đừng nhận họ là người Việt khi họ thành công nhưng chối bỏ khi họ thất bại. Đừng gọi họ là “Việt kiều yêu nước” khi mang tiền về nhưng lại hạ thấp bằng từ “nhập cư lậu,” “tỵ nạn” hay “lưu vong” khi họ bất đồng. Dù nghèo hay giàu, công dân vẫn là công dân.
Một chính quyền không đứng ra bảo vệ giá trị quốc tịch và cá nhân sở hữu nó là một chính quyền tồi. Bất cứ cá nhân nào chối bỏ nền tảng đó thì đang tự tiêu huỷ quyền lợi công dân của chính mình. [31.10.2019]
Ku Búa @ Cafe Ku Búa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét