Thứ Sáu, 25 tháng 10, 2019

Dân Lào ‘có thiện cảm' với người TQ hơn người Việt?

Mình đã có nhiều năm làm chuyên gia tại Lào nên rất quý và thương bạn Lào. Họ cũng được sống dưới chế độ CNXH như nước ta ta, nên cũng nghèo đói, thất học, bị áp bức như nhân dân ta. Đọc những đoạn như thế này buồn quá: “Có rất nhiều người Trung Quốc qua đây làm ăn và dân Lào ủng hộ người Trung Quốc, có thiện cảm với dân Trung Quốc hơn là với người Việt Nam.”, “Tuy cả Trung Quốc và Việt Nam đều là hai nước Cộng sản nhưng có khác biệt là cộng đồng người Trung Quốc [ở Lào] cởi mở trong lúc cộng đồng người Việt ở đây có phần khép kín.” “Tôi thích người Trung Quốc hơn người Việt Nam, có lẽ là do khác biệt về tính cách. Tính người Lào với người Trung Quốc thì hợp nhau hơn là giữa người Lào với người Việt. Tôi không biết là tại sao.” “Người Lào có nhiều điều để học từ người Trung Quốc hơn là người Việt Nam.” Và không chỉ người Lào, theo ghi nhận của phóng viên, ngay cả cộng đồng người Việt sinh sống lâu năm tại Vientiane cũng cho thấy cảm tình với người Trung Quốc hơn là với đồng hương. “Người Lào nói chung là thích người Trung Quốc, họ đầu tư nhiều. Họ buôn bán tốt, với lại đoàn kết hơn người Việt. 
Dân Lào ‘có thiện cảm' với người Trung Quốc hơn người Việt?
2019-10-24 - Theo ghi nhận của phóng viên Đài Á Châu Tự Do trong những ngày giữa tháng 10/2019, sự hiện diện của người Trung Quốc tại Vientiane, Lào không chỉ là một khu chợ buôn hàng Tàu tấp nập mà còn là “thiện cảm" mà người dân bản xứ dành cho những người đến từ Trung Hoa. Lào là một quốc gia với khoảng 6,8 triệu dân có diện tích tương đương với tỉnh Quảng Tây. Năm 2019 đánh dấu kỷ niệm 10 năm nâng cấp quan hệ Trung Quốc-Lào thành quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện.

Đường phố ở thủ đô Vientiane, Lào, 
với các biển hiệu toàn chữ Trung Quốc
Sự hiện diện của Trung Quốc tại Lào, nhất là các tỉnh miền Bắc giáp biên giới Trung Quốc, ngày càng rõ rệt trong các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông, khu kinh tế biên giới, đập thủy điện, trường học và bệnh viện quân y.

Theo một báo cáo của các học giả Trung Quốc về hợp tác Trung Quốc-Lào trong Sáng kiến Vành đai-Con đường năm 2018, quan hệ thương mại và trao đổi kinh tế giữa Trung Quốc và Lào được ghi nhận “tăng trưởng nhanh chóng” trong các năm qua.

Thống kê của Hải quan Trung Quốc cho thấy thương mại giữa Trung Quốc và Lào đạt 2,34 tỷ đô la Mỹ vào năm 2016 và Trung Quốc là đối tác thương mại lớn thứ hai của Lào. Từ tháng 1 đến tháng 9/2017 con số này đạt 2,1 tỷ đô la Mỹ, cho thấy mức tăng 25,1% so với cùng kỳ năm 2016. Các mặt hàng Trung Quốc nhập khẩu lớn từ Lào là đồng, nông sản… trong khi các sản phẩm xuất khẩu chính vào nước này gồm xe hơi, động cơ, hàng dệt may, sản phẩm thép, dây và cáp điện, thiết bị truyền thông, thiết bị điện và các sản phẩm điện tử…


Hình minh họa. Đường phố thủ đô Vientiane, Lào Photo: RFA

Theo báo cáo này, các doanh nghiệp Trung Quốc bắt đầu tiến hành các dự án tại Lào từ thập niên 1990, dựa vào thế mạnh về công nghệ, thiết bị, lao động và chi phí.

Một số dự án trong số này được viện trợ và đầu tư bởi chính phủ và doanh nghiệp Trung Quốc hoặc các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển Châu Á. Các doanh nghiệp Trung Quốc giành được uy tín và dần dần trở thành bên chính yếu trong các dự án được triển khai tại Lào. Sự phát triển kinh tế-xã hội nhanh chóng của Lào kéo theo một loạt dự án cơ sở hạ tầng như cầu đường, đường sắt, sân bay, công trình công cộng, công trình thủy lợi và thủy điện và đây được cho là thị trường tiềm năng lớn cho các doanh nghiệp Trung Quốc.

Còn theo trang The Diplomat hồi tháng 4/2019, các dự án thuộc Sáng kiến Vành đai-Con đường của Trung Quốc đang được tiến hành ở Lào, gồm việc phát triển thêm nhà máy thủy điện sông Nam Ou, được Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng đầu tư châu Á (AIIB) do Bắc Kinh khởi xướng, phê duyệt khoản vay 40 triệu đô la gần đây cải tạo một phần của một con đường ở phía Bắc Lào, dự án đầu tiên của AIIB ở Lào.

Ngoài ra, Trung Quốc cũng tài trợ, xây dựng và phóng một vệ tinh cho Lào.

Trang này còn khẳng định Trung Quốc đang là nhà đầu tư và nhà cung cấp viện trợ nước ngoài lớn nhất của Lào, đồng thời là đối tác thương mại lớn thứ hai của nước này (sau Thái Lan).

Trong khi đó, tờ South China Morning Post của Hồng Kông hồi tháng 8/2018 cho biết, khách du lịch Trung Quốc là một trong số ít thị trường tăng trưởng của Lào, năm 2017 đạt 639.185 lượt khách.

Mỗi năm, hàng trăm ngàn lượt du khách Trung Quốc đi đường bộ vào Lào qua cửa khẩu biên giới, lái xe từ Côn Minh, thủ phủ của tỉnh Vân Nam, đến Luang Prabang và Vang Vieng.

South China Morning Post dự báo con số này sẽ tăng mạnh khi tuyến đường sắt 7 tỷ USD nối Trung Quốc - Lào hiện đã hoàn thành được một nửa, chạy vào 2021. Theo trang The Diplomat, tuyến đường sắt dài 414 km chạy từ Boten, giáp Trung Quốc ở phía Bắc đến thủ đô Vientiane sẽ đi qua hơn 150 cây cầu và một số đường hầm, hai trong số đó đã được hoàn thành gần đây.

Dạo bước trên một số tuyến đường phố ở Vientiane, chúng tôi tự hỏi đây là thành phố ở Lào hay ở Trung Quốc vì có rất nhiều bảng hiệu cửa hàng được viết bằng chữ Trung Quốc, quảng cáo điện thoại Huawei, các hội chợ dã chiến trên đường phố bán toàn hàng Trung Quốc, từ đồ chơi trẻ em đến các mặt hàng gia dụng. Thậm chí, trên tuyến đường dọc bờ sông Mê Kông có cả cửa hàng MiniSo bán toàn hàng Trung Quốc cho giới trẻ dưới một thương hiệu “nghe giống như hàng Nhật Bản".

Và cũng ngay tại Vientiane, gần sân bay quốc tế Wattay, có khu chợ Tàu San Jiang hoạt động khá sầm uất được người dân bản xứ mô tả là “Talat Jin”, Jin trong tiếng Lào là chỉ người Trung Quốc.

Đây có thể coi là “lãnh địa Trung Quốc thu nhỏ" vì nơi này bảng hiệu toàn chữ Trung Quốc, giao dịch của người mua kẻ bán đều bằng tiếng Quan thoại, giá được niêm yết bằng nhân dân tệ. Chúng tôi chứng kiến khu chợ này có nhân viên an ninh canh gác với đồng phục riêng ghi chữ Trung Quốc, kiểm soát mọi chiếc xe ra vô.

Mở cửa từ tháng 8/2007, chợ San Jiang được xây dựng trên diện tích 15.000 m2 ở quận Sikhottabong nghiễm nhiên trở thành chợ lớn nhất thủ đô Vientiane. Tất nhiên, hầu hết các mặt hàng, sản phẩm trong chợ đều “made in China".

Đặt chân đến khu chợ San Jiang, chúng tôi nhận thấy đây là một khu khép kín các hoạt động từ đổi tiền, dịch vụ ngân hàng đến các cửa hàng massage, khách sạn dành cho người Hoa qua đây làm ăn. Theo quan sát của phóng viên, dường như tại “lãnh địa Trung Quốc" này, người Lào chỉ hiện diện qua các công việc lặt vặt như khuân vác, bán nước giải khát, đồ ăn trong các hàng quán dựng tạm ở chung quanh chợ...

Khi phóng viên vừa hỏi chuyện bằng tiếng Anh thì chủ một gian hàng ở chợ San Jiang đáp lại bằng một tràng tiếng Quan thoại và tỏ ý không chào đón một người không biết nói ngôn ngữ này hiện diện ở đây.

Tại một thành phố mà cờ Lào và cờ búa liềm giăng đầy trên khắp các ngả đường, chúng tôi được khuyến cáo không nên có các cuộc phỏng vấn chính thức với người dân, do “Đài Á Châu Tự Do" hay “tự do báo chí” đươc cho là khái niệm “nhạy cảm" và “cấm kỵ" với chính quyền Lào, tương tự như tại một số nước theo chế độ Cộng sản. Bằng chứng là khi đề cập những câu hỏi liên quan đến chính trị, chúng tôi đều bị người dân Lào mà mình có dịp hỏi, từ chối hoặc nói tránh qua chủ đề khác.

Một phụ nữ Lào mà chúng tôi tình cờ gặp ở sân bay Wattay đã lập tức khoát tay ra dấu ngưng nói khi nghe đặt câu hỏi liên quan đến sự hiện diện của người Trung Quốc. Người phụ nữ này nói:
“Gần đây đã có một số người Lào gặp rắc rối với chính quyền vì trả lời phỏng vấn liên quan đến chính trị.”
Việc trò chuyện của phóng viên với người dân Lào càng bị giới hạn do sự xuất hiện dày đặc của công an tại các khu du lịch và những tuyến đường có khách sạn đón khách nước ngoài.
Một người đàn ông Lào lớn tuổi trao đổi với RFA bằng tiếng Anh với điều kiện ẩn danh:
“Có rất nhiều người Trung Quốc qua đây làm ăn và dân Lào ủng hộ người Trung Quốc, có thiện cảm với dân Trung Quốc hơn là với người Việt Nam.”
“Tuy cả Trung Quốc và Việt Nam đều là hai nước Cộng sản nhưng có khác biệt là cộng đồng người Trung Quốc [ở Lào] cởi mở trong lúc cộng đồng người Việt ở đây có phần khép kín.”
“Tôi thích người Trung Quốc hơn người Việt Nam, có lẽ là do khác biệt về tính cách. Tính người Lào với người Trung Quốc thì hợp nhau hơn là giữa người Lào với người Việt. Tôi không biết là tại sao.”
“Người Lào thường mua đồ Trung Quốc trong lúc chỉ biết đến Việt Nam qua món ăn.”
“Ở Lào thì có đông người Trung Quốc qua làm ăn, đầu tư, kế đến là Hàn Quốc rồi mới tới Việt Nam.”
“Người Lào có nhiều điều để học từ người Trung Quốc hơn là người Việt Nam.”
Và không chỉ người Lào, theo ghi nhận của phóng viên, ngay cả cộng đồng người Việt sinh sống lâu năm tại Vientiane cũng cho thấy cảm tình với người Trung Quốc hơn là với đồng hương.
Hình minh họa. Đường phố ở thủ đô Vientiane, Lào
Hình minh họa. Đường phố ở thủ đô Vientiane, Lào Photo: RFA
Một thanh niên đến từ Hà Nội, đã sống ở Lào hơn 5 năm, nói với chúng tôi:
“Người Lào nói chung là thích người Trung Quốc, họ đầu tư nhiều. Họ buôn bán tốt, với lại đoàn kết hơn người Việt. Ví dụ như người Trung Quốc mang một cái cốc qua đây bán với giá 10 nghìn [kip, tiền Lào]. Ở đâu thì họ cũng sẽ bán với giá 10 nghìn, họ không giảm giá. Người Việt Nam mình thì tiền vốn 8 nghìn thì bán 9 nghìn, như thế thì phá giá còn gì.”
“Trong chợ San Jiang thì nhiều người Lào vào đấy mua đồ, muốn mua gì thì vào đấy là có hết, theo nhu cầu.”
“Nói chung thì người Trung Quốc sang đây thì có visa làm việc, còn người Việt thì một số không có visa làm việc, phải làm chui.”
“Người Lào không có biểu hiện gì là ghét Trung Quốc đâu. Người Lào không thích người Việt Nam bởi vì là người mình hay qua đây làm điều không tốt, như trộm cắp chẳng hạn.”
“Đồ Trung Quốc bán ở đây thì nhiều mặt hàng hơn đồ Việt Nam.”
Chuyến đi Vientiane của chúng tôi diễn ra trong bối cảnh Bắc Kinh được ghi nhận tăng cường trợ giúp Lào và Campuchia phát triển kinh tế để đổi lại sự ủng hộ Trung Quốc của hai nước này trong các vấn đề khu vực mà lợi ích của Trung Quốc và Việt Nam va chạm với nhau.
Trong cuộc phỏng vấn với RFA Tiếng Lào tại Bangkok hồi tháng 3/2019, ông Philip Alston, đặc phái viên của Liên Hợp Quốc về nghèo đói và nhân quyền nói:
“Lào đã đạt được tiến bộ ấn tượng trong việc giảm nghèo, nhưng vẫn còn một chặng đường dài, vì một phần tư dân số vẫn sống dưới mức nghèo khổ. Có rất nhiều người Lào không được đến trường, tiếp cận nguồn nước sạch hoặc được chăm sóc y tế trong lúc nền kinh tế tăng trưởng và nghèo đói đã giảm.”
Thời điểm đó, bản báo cáo của ông Alston đăng trên website của Liên Hiệp Quốc, cho biết thêm:
“Việc người dân Lào phải tái định cư và bị tước mất quyền đất đai là những hệ lụy xã hội và môi trường nghiêm trọng do chính quyền theo đuổi tăng trưởng kinh tế. Có những tác động khác đối với cơ sở hạ tầng và các “siêu dự án” khác, gồm các dự án đập thủy điện và Vành đai - Con đường, như tuyến đường sắt Trung Quốc-Lào. Đó là những tác động nghiêm trọng đến môi trường, ảnh hưởng đến sinh kế của người dân, tiếp cận nguồn nước sạch và an ninh lương thực, và cũng có những thách thức đi kèm với việc xây dựng cơ sở hạ tầng như bụi, rác, than đá và làn sóng công nhân nước ngoài xâm nhập cộng đồng.”
Hồi đầu tháng 10/2019, Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith và phu nhân đã có chuyến thăm Việt Nam trong ba ngày. Thời điểm đó, thông cáo trên báo điện tử Chính phủ Việt Nam viết:
Trong bầu không khí thắm tình hữu nghị, lãnh đạo cấp cao hai nước đã chia sẻ tin cậy về tình hình phát triển kinh tế-xã hội, việc triển khai công tác đối ngoại tại mỗi nước thời gian qua; đồng thời trao đổi thẳng thắn, sâu rộng về các phương hướng, biện pháp nhằm củng cố, tăng cường mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào trong thời gian tới. Hai bên khẳng định tiếp tục kề vai sát cánh hỗ trợ lẫn nhau trên con đường bảo vệ và phát triển đất nước của mỗi nước, cả trong khuôn khổ song phương cũng như tại các diễn đàn khu vực và quốc tế.”
“Hai bên khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, ổn định, thượng tôn pháp luật, an ninh, bảo đảm an toàn, tự do hàng hải và hàng không tại Biển Đông, giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).”
Lào là nước không có biển trong khi Việt Nam và Trung Quốc đang có tranh chấp về chủ quyền ở Biển Đông.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét