Cần thông tin liên tục về vụ này để tưởng nhớ những người đã mất vì phải bỏ nước ra đi và để chính quyền không thể thờ ơ mãi với tình trạng bị thảm này. Năm nay, Việt Nam đã bị hạ xuống bậc thứ hai, trên Danh sách các nước cần được theo dõi về tình trạng buôn người, trong hệ thống ba bậc của phúc trình thường niên về tình trạng buôn người của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Đây là lần đầu tiên Việt Nam bị hạ xuống bậc này kể từ năm 2012.
Ông Lê Minh Tuấn, cha Lê Văn Hà, 30 tuổi, người được cho là nằm trong số 39 nạn nhân trong chiếc xe tải ở Essex. Chuyện của Hà là câu chuyện điển hình của một chàng trai trẻ, từ một vùng quê nghèo làm nông nghiệp ở Việt Nam.
Hà cũng như hàng ngàn người lao động khác, đã quyết định tìm đường ra nước ngoài mưu sinh, với giấc mơ có thể kiếm được một công việc khá lương. Anh ra đi ba tháng trước, với đích đến là châu Âu, ngay trước ngày đứa con trai thứ hai của anh chào đời.
Chuyến đi ấy sẽ phải mất 20 ngàn bảng Anh (tức khoảng 25 ngàn đôla) trả cho đường dây đưa người ra nước ngoài. Đây là một khoản tiền không nhỏ, mà gia đình họ phải cầm thế hai lô đất mới vay được.
Tất cả dồn hết cho một hy vọng, rằng Hà sẽ kiếm được một công việc tốt, và sau đó, dành dụm trả nợ. Nhưng tất cả những hy vọng ấy nay tan tành hết cả.
"Hà để lại cho chúng tôi một khoản nợ khổng lồ," ông Tuấn nói. "Tôi chẳng biết đến khi nào chúng tôi mới có thể trả hết nợ. Tôi thì bây giờ đã già, sức khỏe kém, và từ giờ, tôi sẽ còn phải giúp nuôi dạy mấy đứa cháu."
Ông Tuấn đoan chắc rằng con trai mình đã qua đời. Ông nhận được một tin nhắn của con trên Facebook ngay trước thời điểm mà anh Hà nói rằng đang chuẩn bị vào Anh.
Nhiều người cho rằng, rất nhiều trong số các nạn nhân trên chiếc container định mệnh ấy đến từ cùng một huyện - huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An.
Trong khi đó, tại nhà của chị Bùi Thị Nhung, cũng ở Nghệ An, bà con láng giềng đến giúp đỡ, chia buồn và thắp nhang trước bàn thờ có bức ảnh của người mất tích. Đó là bức chân dung tươi cười của Nhung, 19 tuổi. Gia đình Nhung vẫn đang khấn nguyện cho một hy vọng rằng, Nhung không ở trong chiếc container định mệnh đó.
Một phụ nữ Việt đứng bên cạnh một ngôi nhà đang xây ở Yên Thành
Chị gái của Nhung, Bùi Thị Loan cho biết, chị đã nhận được tin nhắn ngắn của Nhung trên Facebook vào ngày 21/10 viết rằng, Nhung đang ở 'trong kho.'
"Chưa thông tin nào được xác minh," chị Loan nói. "Chỉ có những thông tin trên internet và mạng xã hội, nên chúng tôi vẫn chưa nguôi hy vọng.''
"Chúng tôi biết rằng, có ba chiếc xe tải khác nhau sẽ đến Anh vào cùng thời điểm đó. Bởi vậy, chúng tôi vẫn hy vọng vào một phép lạ nào đó, rằng Nhung hoá ra đang ở trên một chiếc xe tải khác."
Chị Loan cho biết, Nhung là người thông minh nhất trong số bốn anh chị em. Bạn bè Nhung, rất nhiều người đã giúp cô gom tiền chuẩn bị cho cuộc hành trình. Bởi vậy, gia đình Nhung không phải thế chấp nhà hay bán bất cứ thứ gì.
Còn bây giờ, họ bám vào hy vọng rằng tin tốt lành sẽ đến. Hay trong trường hợp có tin xấu nhất, họ sẽ được giúp đỡ để đưa thi thể của Nhung về Việt Nam.
Những ngôi nhà mới xây tại huyện Yên Thành là bằng chứng cho những khoản tiền được người lao động làm việc ở nước ngoài tiết kiệm gửi về. Anh quốc dường như là một điểm đến rất được ưa thích. Một số người khác làm việc một thời gian ở Nga hoặc Romania nói rằng, ở đó rất khó tìm được việc làm lương cao.
Họ cũng mô tả là phải vất vả như thế nào ở Pháp do cảnh sát liên tục truy quét vì tình trạng cư trú và lao động bất hợp pháp. Nhưng ở Anh, đã hình thành một cộng đồng người Việt khá lớn, thêm vào đó, có nhiều việc như làm ở các tiệm nail (làm móng), làm trong nhà hàng hoặc làm nghề nông nghiệp.
Kẻ môi giới đưa họ ra nước ngoài là một phần trong thế giới ngầm của một mạng lưới toàn cầu. Những kẻ này đã thu của họ một khoản tiền rất lớn để đưa người qua biên giới một cách bất hợp pháp. Họ phải trả những số tiền khác nhau, dao động từ khoảng 10 ngàn bảng đến hơn 30 ngàn bảng.
Số tiền cao hơn được cho là dành cho "dịch vụ VIP."
Nhiều người trong số họ ra khỏi Việt Nam qua ngả Trung Quốc. Nhưng khi đến English Channel (eo biển Manche), cho dù mức phí là bao nhiêu chăng nữa, thì con đường duy nhất vào Anh vẫn là phải trốn vào các container, để tìm cách vượt biên lậu.
Sau thảm kịch ở Essex, Thủ tướng Việt Nam, ông Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu điều tra về các vụ việc đưa công dân Việt Nam xuất cảnh trái phép ra nước ngoài, xử lý nghiêm các vi phạm.
Nhưng từ lâu nay, buôn người đã là một vấn đề nghiêm trọng, thường liên quan đến phụ nữ và trẻ em.
Năm nay, Việt Nam đã bị hạ xuống bậc thứ hai, trên Danh sách các nước cần được theo dõi về tình trạng buôn người, trong hệ thống ba bậc của phúc trình thường niên về tình trạng buôn người của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.
Đây là lần đầu tiên Việt Nam bị hạ xuống bậc này kể từ năm 2012.
Bất chấp những nỗ lực mà chính phủ Việt Nam đang có, khoản tiền khổng lồ kiếm được từ việc buôn người khiến nó trở thành một ngành kinh doanh béo bở và đang tiếp tục phát triển mạnh ở Việt Nam.
Jonathan Head
(BBC)
Vụ 39 người chết: Nỗi đau tột cùng của những gia đình Việt Nam
Jonathan Head - Nỗi tuyệt vọng dâng trào trong ngôi nhà nhỏ khiêm tốn của anh Lê Văn Hà, ở huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An, khi người thân ngày càng phải chấp nhận điều mà họ không muốn tin là sự thật, rằng Hà có thể là một trong 39 thi thể tìm thấy trong container ở Essex. Bà của Hà thẫn thờ nhìn vào khoảng không, dấu mặt vào đôi bàn tay. Còn vợ anh, ngồi lặng yên, nhất định không ăn thứ gì, mặc mọi lời nài nỉ. Cha anh, ông Lê Minh Tuấn, ôm người cháu trai còn rất nhỏ, và chỉ khóc trong nỗi tuyệt vọng.Ông Lê Minh Tuấn, cha Lê Văn Hà, 30 tuổi, người được cho là nằm trong số 39 nạn nhân trong chiếc xe tải ở Essex. Chuyện của Hà là câu chuyện điển hình của một chàng trai trẻ, từ một vùng quê nghèo làm nông nghiệp ở Việt Nam.
Hà cũng như hàng ngàn người lao động khác, đã quyết định tìm đường ra nước ngoài mưu sinh, với giấc mơ có thể kiếm được một công việc khá lương. Anh ra đi ba tháng trước, với đích đến là châu Âu, ngay trước ngày đứa con trai thứ hai của anh chào đời.
Chuyến đi ấy sẽ phải mất 20 ngàn bảng Anh (tức khoảng 25 ngàn đôla) trả cho đường dây đưa người ra nước ngoài. Đây là một khoản tiền không nhỏ, mà gia đình họ phải cầm thế hai lô đất mới vay được.
Tất cả dồn hết cho một hy vọng, rằng Hà sẽ kiếm được một công việc tốt, và sau đó, dành dụm trả nợ. Nhưng tất cả những hy vọng ấy nay tan tành hết cả.
"Hà để lại cho chúng tôi một khoản nợ khổng lồ," ông Tuấn nói. "Tôi chẳng biết đến khi nào chúng tôi mới có thể trả hết nợ. Tôi thì bây giờ đã già, sức khỏe kém, và từ giờ, tôi sẽ còn phải giúp nuôi dạy mấy đứa cháu."
Ông Tuấn đoan chắc rằng con trai mình đã qua đời. Ông nhận được một tin nhắn của con trên Facebook ngay trước thời điểm mà anh Hà nói rằng đang chuẩn bị vào Anh.
Nhiều người cho rằng, rất nhiều trong số các nạn nhân trên chiếc container định mệnh ấy đến từ cùng một huyện - huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An.
Trong khi đó, tại nhà của chị Bùi Thị Nhung, cũng ở Nghệ An, bà con láng giềng đến giúp đỡ, chia buồn và thắp nhang trước bàn thờ có bức ảnh của người mất tích. Đó là bức chân dung tươi cười của Nhung, 19 tuổi. Gia đình Nhung vẫn đang khấn nguyện cho một hy vọng rằng, Nhung không ở trong chiếc container định mệnh đó.
Một phụ nữ Việt đứng bên cạnh một ngôi nhà đang xây ở Yên Thành
Chị gái của Nhung, Bùi Thị Loan cho biết, chị đã nhận được tin nhắn ngắn của Nhung trên Facebook vào ngày 21/10 viết rằng, Nhung đang ở 'trong kho.'
"Chưa thông tin nào được xác minh," chị Loan nói. "Chỉ có những thông tin trên internet và mạng xã hội, nên chúng tôi vẫn chưa nguôi hy vọng.''
"Chúng tôi biết rằng, có ba chiếc xe tải khác nhau sẽ đến Anh vào cùng thời điểm đó. Bởi vậy, chúng tôi vẫn hy vọng vào một phép lạ nào đó, rằng Nhung hoá ra đang ở trên một chiếc xe tải khác."
Chị Loan cho biết, Nhung là người thông minh nhất trong số bốn anh chị em. Bạn bè Nhung, rất nhiều người đã giúp cô gom tiền chuẩn bị cho cuộc hành trình. Bởi vậy, gia đình Nhung không phải thế chấp nhà hay bán bất cứ thứ gì.
Còn bây giờ, họ bám vào hy vọng rằng tin tốt lành sẽ đến. Hay trong trường hợp có tin xấu nhất, họ sẽ được giúp đỡ để đưa thi thể của Nhung về Việt Nam.
Những ngôi nhà mới xây tại huyện Yên Thành là bằng chứng cho những khoản tiền được người lao động làm việc ở nước ngoài tiết kiệm gửi về. Anh quốc dường như là một điểm đến rất được ưa thích. Một số người khác làm việc một thời gian ở Nga hoặc Romania nói rằng, ở đó rất khó tìm được việc làm lương cao.
Họ cũng mô tả là phải vất vả như thế nào ở Pháp do cảnh sát liên tục truy quét vì tình trạng cư trú và lao động bất hợp pháp. Nhưng ở Anh, đã hình thành một cộng đồng người Việt khá lớn, thêm vào đó, có nhiều việc như làm ở các tiệm nail (làm móng), làm trong nhà hàng hoặc làm nghề nông nghiệp.
Kẻ môi giới đưa họ ra nước ngoài là một phần trong thế giới ngầm của một mạng lưới toàn cầu. Những kẻ này đã thu của họ một khoản tiền rất lớn để đưa người qua biên giới một cách bất hợp pháp. Họ phải trả những số tiền khác nhau, dao động từ khoảng 10 ngàn bảng đến hơn 30 ngàn bảng.
Số tiền cao hơn được cho là dành cho "dịch vụ VIP."
Nhiều người trong số họ ra khỏi Việt Nam qua ngả Trung Quốc. Nhưng khi đến English Channel (eo biển Manche), cho dù mức phí là bao nhiêu chăng nữa, thì con đường duy nhất vào Anh vẫn là phải trốn vào các container, để tìm cách vượt biên lậu.
Sau thảm kịch ở Essex, Thủ tướng Việt Nam, ông Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu điều tra về các vụ việc đưa công dân Việt Nam xuất cảnh trái phép ra nước ngoài, xử lý nghiêm các vi phạm.
Nhưng từ lâu nay, buôn người đã là một vấn đề nghiêm trọng, thường liên quan đến phụ nữ và trẻ em.
Năm nay, Việt Nam đã bị hạ xuống bậc thứ hai, trên Danh sách các nước cần được theo dõi về tình trạng buôn người, trong hệ thống ba bậc của phúc trình thường niên về tình trạng buôn người của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.
Đây là lần đầu tiên Việt Nam bị hạ xuống bậc này kể từ năm 2012.
Bất chấp những nỗ lực mà chính phủ Việt Nam đang có, khoản tiền khổng lồ kiếm được từ việc buôn người khiến nó trở thành một ngành kinh doanh béo bở và đang tiếp tục phát triển mạnh ở Việt Nam.
Jonathan Head
(BBC)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét