Buồn thật. Tôi không bao giờ thích người dân VN cứ sống dựa vào kiều hối mãi thế này. Ngoài kiều hối hơn 16 tỉ, Chính phủ còn phải vay thêm 21 tỉ mà chưa chắc đã đủ tiêu xài ! Đây mới chỉ là số ngoại tệ vào nước hợp pháp. Kiều hối càng nhiều, lực lượng lười lao động, thích ăn bám sẽ càng đông. Thực tế cho thấy các quan chức biết đất nước có nhiều tiền trong khi luật pháp không nghiêm nên ngày đêm tìm cách tham nhũng; đọc đây thì biết sau khi hoàn thành dự án MobiFone, ông Vũ đã đến nhà riêng đưa cho ông Son số tiền 3 triệu USD. Ông Son đã mang 3 triệu USD lên phòng làm việc tại tầng 2, xếp đầy vào 2 vali; sau đó, ông Son mang ra ngoài ban công quây kín bằng khung nhôm kính cất... Dân có tiền kiều hối nên chỉ thích ăn chơi rượu chè, khoe ảnh lên FB trong khi lười lao động... Chính vì thế mà đất nước càng lạc hậu, suy đồi. Dân càng ngu càng lười thì càng đúng ý Đảng, Đảng càng dễ lãnh đạo, dễ cai trị; quan càng cướp dễ dễ dàng. Vòng luẩn quẩn cứ thế kéo dài mấy chục năm qua.
Đứng đầu trong số 10 quốc gia được dự báo sẽ nhận kiều hối nhiều nhất năm 2019 là Ấn Độ, với 82,2 tỷ USD, chiếm 2,8% GDP của nước này. Trung Quốc đứng thứ 2 với 70,2 tỷ USD, chiếm 0,5% GDP của quốc gia đông dân nhất thế giới. Lượng kiều hối chuyển về Việt Nam trong năm nay chiếm 6,4% GDP của quốc gia Đông Nam Á này, tăng nhẹ so với năm 2018, với 16 tỷ USD.
Quốc gia Đông Nam Á duy nhất có lượng kiều hối cao hơn Việt Nam là Philippines, với hơn 32,8 tỷ USD và chiếm khoảng 9,8% GPD của nước này.
Lượng kiều hối của Việt Nam tăng hàng năm trong hầu hết các năm từ năm 2000, với chỉ 1,34 tỷ USD, đến nay, theo dữ liệu của WB. Trừ năm 2009, lượng tiền mà người Việt chuyển từ nước ngoài về Việt Nam giảm 800 triệu USD so với năm trước đó.
Lượng kiều hối chuyển về Việt Nam tăng hơn 10 tỷ USD trong 10 năm qua.
Chuyên gia về tài chính và ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu nói với Viet Nam News rằng dòng chảy kiều hối cao về Việt Nam chủ yếu là do người Việt làm việc ở nước ngoài “tin vào sự ổn định của nền kinh tế và nhìn thấy những cơ hội đầu tư tốt hơn ở thị trường trong nước.”
Lượng kiều hối về Việt Nam chủ yếu được dùng để đầu tư vào việc sản xuất, kinh doanh và thị trường bất động sản. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính & ngân hàng
Theo chuyên gia này, lượng kiều hối về Việt Nam chủ yếu được dùng để đầu tư vào việc sản xuất, kinh doanh và thị trường bất động sản.
Xét về nguồn kiều hối, ước tính hơn 50% lượng kiều hối chuyển về các nước thu nhập thấp và trung bình là từ những quốc gia sử dụng đồng USD hoặc có tiền tệ liên quan chặt chẽ với đồng USD (như các nước thuộc Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh - GCC), theo báo cáo của WB được VnEconomy trích dẫn. Phần còn lại được chuyển từ các nền kinh tế thuộc khu vực đồng tiền chung Euro (Eurozone) với 12%; Anh, 4%; Nga, 3%; Canada, 3%; và Australia, 2%…
Tăng trưởng dòng kiều hối về các nước thu nhập thấp và trung bình được dự báo sẽ giảm xuống còn 4,7% trong năm 2019, so với mức 8,6% năm 2018. Kiều hối về các nước này cũng được dự báo sẽ tiếp tục giảm trong năm 2020 và 2021 với mức tăng trưởng lần lượt là 4,2% và 4%.
https://www.voatiengviet.com/a/viet-nam-trong-top-10-nhan-kieu-hoi-nhieu-nhat-the-gioi/5137954.html
Ông Nguyễn Bắc Son chất đầy vali tiền nhận hối lộ, giấu ngoài ban công
LĐO | 19/10/2019 | 18:16
Ông Nguyễn Bắc Son khi còn đương chức. Ảnh: Báo Thanh tra.
Sau khi chỉ đạo quyết liệt MobiFone mua 95% cổ phần của AVG, nhận được 3 triệu USD từ ông Phạm Nhật Vũ (cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị AVG), ông Nguyễn Bắc Son cất trong vali, balô và giấu ngoài ban công.
Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao vừa ra cáo trạng truy tố ông Nguyễn Bắc Son (nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông), ông Trương Minh Tuấn (nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông) cùng 12 đồng phạm về các tội "Vi phạm các quy định về quản lý đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng", "Đưa hối lộ" và "Nhận hối lộ", trong vụ án MobiFone mua 95% cổ phần của AVG.
Điều đặc biệt, cáo trạng nêu rõ hơn quá trình nhận hối lộ của ông Nguyễn Bắc Son từ cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị AVG - Phạm Nhật Vũ.
Theo cơ quan công tố, ông Son là người đứng đầu Bộ Thông tin và Truyền thông đã giới thiệu, định hướng cho MobiFone mua cổ phần của AVG.
Ông Son biết rõ năng lực tài chính của AVG rất xấu, kinh doanh không hiệu quả, lỗ lũy kéo dài, giá trị tài sản thấp; song với mục đích mong muốn MobiFone sớm thực hiện được dự án mua cổ phần của AVG trong năm 2015 nên đã chỉ đạo các ông Trương Minh Tuấn, Phạm Đình Trọng, Lê Nam Trà, Cao Duy Hải khẩn trương triển khai thực hiện dự án.
Ông Son chỉ đạo ông Trương Minh Tuấn, thời điểm đó là thứ trưởng, ký quyết định phê duyệt dự án đầu tư dịch vụ truyền hình trái pháp luật, quyết định giá mua 8.900 tỉ đồng cao hơn gấp nhiều lần giá trị tài sản thực của AVG.
Bị can Son cũng quyết liệt chỉ đạo ông Lê Nam Trà ký thỏa thuận và hợp đồng với AVG để chuyển tiền mua bán cổ phần.
Quá trình thực hiện dự án, ông Nguyễn Bắc Son đã gọi Phạm Nhật Vũ 126 cuộc điện thoại và 139 tin nhắn để trao đổi về tiến độ và thúc đẩy dự án sớm hoàn thành.
Sau khi MobiFone chuyển tiền cho AVG, ông Nguyễn Bắc Son đã nhận 3 triệu USD, tương đương hơn 66 tỉ đồng từ Phạm Nhật Vũ.
Ông Son khai nhận trong quá trình thực hiện dự án, ông Phạm Nhật Vũ nhiều lần liên lạc gọi điện thoại, nhắn tin để thúc đẩy nhanh chóng việc mua bán, với mong muốn ông Son chỉ đạo để AVG sớm bán được cổ phần.
Sau khi hoàn thành dự án MobiFone thanh toán 95% giá trị hợp đồng cho AVG, đáp ứng được mong mỏi của mình, ông Vũ đã đến nhà riêng đưa cho ông Son số tiền 3 triệu USD.
Ông Son đã mang 3 triệu USD lên phòng làm việc tại tầng 2, xếp đầy vào 1 vali du lịch loại nhỏ màu đen nhãn hiệu Samsonite và 1 balô du lịch tối màu. Số tiền còn lại xếp vào 1 vali du lịch loại to màu trắng nhãn hiệu Samsonite.
Sau đó, ông Son mang ra ngoài ban công quây kín bằng khung nhôm kính cất.
Ông Son khai, lý do ông Vũ đưa tiền vì bản thân là người trực tiếp chỉ đạo thực hiện dự án mua cổ phần AVG.
Về số tiền 3 triệu USD, ông khai đưa cho con gái Nguyễn Thị Thu Huyền. Ông Son khai đã đưa cho con gái khoảng 10 lần, mỗi lần 300.000 - 400.000 USD trong những lần Huyền từ TPHCM ra Hà Nội thăm gia đình. Khi đưa tiền, ông Son dặn bà Huyền không được gửi tiết kiệm, "còn đầu tư vào đâu thì tùy". Song bà Huyền không thừa nhận.
Ngoài ra, ông Son khai đã nhận của Cao Duy Hải, cựu Tổng Giám đốc MobiFone, số tiền 200 triệu đồng dịp 30.4.2015 và 200.000 USD của Lê Nam Trà, cựu Chủ tịch Hội đồng thành viên MobiFone dịp Tết Nguyên đán năm 2016.
Cũng theo cáo trạng, cựu Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son nhận thức rõ nếu không phải là Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, người có vai trò quyết định trong việc triển khai thực hiện dự án để MobiFone mua 95% cổ phần của AVG thì sẽ không được Phạm Nhật Vũ đưa số tiền 3 triệu USD.
Số tiền nhận từ ông Phạm Nhật Vũ là tiền bất hợp pháp nên ông Son đã nhiều lần viết đơn xin nộp lại nhưng không nhận được sự phối hợp của gia đình trong việc nộp lại số tiền nhận từ Phạm Nhật Vũ.
Ông Nguyễn Bắc Son đề nghị được sử dụng số tiền hơn 591 triệu đồng trong tài khoản tiền gửi tiết kiệm của mình để trả lại một phần số tiền đã chiếm đoạt.
Việt Nam trong Top 10 nhận kiều hối nhiều nhất thế giới
25/10/2019 - Ngân hàng Thế (WB) giới nói rằng Việt Nam sẽ là nước nhận lượng kiều hối lớn thứ 9 trên toàn thế giới, ước tính đạt gần 16,7 tỷ USD trong năm nay. Dữ liệu kiều hối thường niên mới cập nhật trên trang web chính thức của WB cho thấy Việt Nam sẽ nhận 16,679 tỷ USD trong năm 2019.Đứng đầu trong số 10 quốc gia được dự báo sẽ nhận kiều hối nhiều nhất năm 2019 là Ấn Độ, với 82,2 tỷ USD, chiếm 2,8% GDP của nước này. Trung Quốc đứng thứ 2 với 70,2 tỷ USD, chiếm 0,5% GDP của quốc gia đông dân nhất thế giới. Lượng kiều hối chuyển về Việt Nam trong năm nay chiếm 6,4% GDP của quốc gia Đông Nam Á này, tăng nhẹ so với năm 2018, với 16 tỷ USD.
Quốc gia Đông Nam Á duy nhất có lượng kiều hối cao hơn Việt Nam là Philippines, với hơn 32,8 tỷ USD và chiếm khoảng 9,8% GPD của nước này.
Lượng kiều hối của Việt Nam tăng hàng năm trong hầu hết các năm từ năm 2000, với chỉ 1,34 tỷ USD, đến nay, theo dữ liệu của WB. Trừ năm 2009, lượng tiền mà người Việt chuyển từ nước ngoài về Việt Nam giảm 800 triệu USD so với năm trước đó.
Lượng kiều hối chuyển về Việt Nam tăng hơn 10 tỷ USD trong 10 năm qua.
Chuyên gia về tài chính và ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu nói với Viet Nam News rằng dòng chảy kiều hối cao về Việt Nam chủ yếu là do người Việt làm việc ở nước ngoài “tin vào sự ổn định của nền kinh tế và nhìn thấy những cơ hội đầu tư tốt hơn ở thị trường trong nước.”
Lượng kiều hối về Việt Nam chủ yếu được dùng để đầu tư vào việc sản xuất, kinh doanh và thị trường bất động sản. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính & ngân hàng
Theo chuyên gia này, lượng kiều hối về Việt Nam chủ yếu được dùng để đầu tư vào việc sản xuất, kinh doanh và thị trường bất động sản.
Xét về nguồn kiều hối, ước tính hơn 50% lượng kiều hối chuyển về các nước thu nhập thấp và trung bình là từ những quốc gia sử dụng đồng USD hoặc có tiền tệ liên quan chặt chẽ với đồng USD (như các nước thuộc Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh - GCC), theo báo cáo của WB được VnEconomy trích dẫn. Phần còn lại được chuyển từ các nền kinh tế thuộc khu vực đồng tiền chung Euro (Eurozone) với 12%; Anh, 4%; Nga, 3%; Canada, 3%; và Australia, 2%…
Tăng trưởng dòng kiều hối về các nước thu nhập thấp và trung bình được dự báo sẽ giảm xuống còn 4,7% trong năm 2019, so với mức 8,6% năm 2018. Kiều hối về các nước này cũng được dự báo sẽ tiếp tục giảm trong năm 2020 và 2021 với mức tăng trưởng lần lượt là 4,2% và 4%.
Các nhân tố ảnh hưởng bao gồm là tăng trưởng kinh tế tại các nước nguồn, giá dầu và biến động tỷ giá.
Ông Nguyễn Bắc Son chất đầy vali tiền nhận hối lộ, giấu ngoài ban công
LĐO | 19/10/2019 | 18:16
Ông Nguyễn Bắc Son khi còn đương chức. Ảnh: Báo Thanh tra.
Sau khi chỉ đạo quyết liệt MobiFone mua 95% cổ phần của AVG, nhận được 3 triệu USD từ ông Phạm Nhật Vũ (cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị AVG), ông Nguyễn Bắc Son cất trong vali, balô và giấu ngoài ban công.
Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao vừa ra cáo trạng truy tố ông Nguyễn Bắc Son (nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông), ông Trương Minh Tuấn (nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông) cùng 12 đồng phạm về các tội "Vi phạm các quy định về quản lý đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng", "Đưa hối lộ" và "Nhận hối lộ", trong vụ án MobiFone mua 95% cổ phần của AVG.
Điều đặc biệt, cáo trạng nêu rõ hơn quá trình nhận hối lộ của ông Nguyễn Bắc Son từ cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị AVG - Phạm Nhật Vũ.
Theo cơ quan công tố, ông Son là người đứng đầu Bộ Thông tin và Truyền thông đã giới thiệu, định hướng cho MobiFone mua cổ phần của AVG.
Ông Son biết rõ năng lực tài chính của AVG rất xấu, kinh doanh không hiệu quả, lỗ lũy kéo dài, giá trị tài sản thấp; song với mục đích mong muốn MobiFone sớm thực hiện được dự án mua cổ phần của AVG trong năm 2015 nên đã chỉ đạo các ông Trương Minh Tuấn, Phạm Đình Trọng, Lê Nam Trà, Cao Duy Hải khẩn trương triển khai thực hiện dự án.
Ông Son chỉ đạo ông Trương Minh Tuấn, thời điểm đó là thứ trưởng, ký quyết định phê duyệt dự án đầu tư dịch vụ truyền hình trái pháp luật, quyết định giá mua 8.900 tỉ đồng cao hơn gấp nhiều lần giá trị tài sản thực của AVG.
Bị can Son cũng quyết liệt chỉ đạo ông Lê Nam Trà ký thỏa thuận và hợp đồng với AVG để chuyển tiền mua bán cổ phần.
Quá trình thực hiện dự án, ông Nguyễn Bắc Son đã gọi Phạm Nhật Vũ 126 cuộc điện thoại và 139 tin nhắn để trao đổi về tiến độ và thúc đẩy dự án sớm hoàn thành.
Sau khi MobiFone chuyển tiền cho AVG, ông Nguyễn Bắc Son đã nhận 3 triệu USD, tương đương hơn 66 tỉ đồng từ Phạm Nhật Vũ.
Ông Son khai nhận trong quá trình thực hiện dự án, ông Phạm Nhật Vũ nhiều lần liên lạc gọi điện thoại, nhắn tin để thúc đẩy nhanh chóng việc mua bán, với mong muốn ông Son chỉ đạo để AVG sớm bán được cổ phần.
Sau khi hoàn thành dự án MobiFone thanh toán 95% giá trị hợp đồng cho AVG, đáp ứng được mong mỏi của mình, ông Vũ đã đến nhà riêng đưa cho ông Son số tiền 3 triệu USD.
Ông Son đã mang 3 triệu USD lên phòng làm việc tại tầng 2, xếp đầy vào 1 vali du lịch loại nhỏ màu đen nhãn hiệu Samsonite và 1 balô du lịch tối màu. Số tiền còn lại xếp vào 1 vali du lịch loại to màu trắng nhãn hiệu Samsonite.
Sau đó, ông Son mang ra ngoài ban công quây kín bằng khung nhôm kính cất.
Ông Son khai, lý do ông Vũ đưa tiền vì bản thân là người trực tiếp chỉ đạo thực hiện dự án mua cổ phần AVG.
Về số tiền 3 triệu USD, ông khai đưa cho con gái Nguyễn Thị Thu Huyền. Ông Son khai đã đưa cho con gái khoảng 10 lần, mỗi lần 300.000 - 400.000 USD trong những lần Huyền từ TPHCM ra Hà Nội thăm gia đình. Khi đưa tiền, ông Son dặn bà Huyền không được gửi tiết kiệm, "còn đầu tư vào đâu thì tùy". Song bà Huyền không thừa nhận.
Ngoài ra, ông Son khai đã nhận của Cao Duy Hải, cựu Tổng Giám đốc MobiFone, số tiền 200 triệu đồng dịp 30.4.2015 và 200.000 USD của Lê Nam Trà, cựu Chủ tịch Hội đồng thành viên MobiFone dịp Tết Nguyên đán năm 2016.
Cũng theo cáo trạng, cựu Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son nhận thức rõ nếu không phải là Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, người có vai trò quyết định trong việc triển khai thực hiện dự án để MobiFone mua 95% cổ phần của AVG thì sẽ không được Phạm Nhật Vũ đưa số tiền 3 triệu USD.
Số tiền nhận từ ông Phạm Nhật Vũ là tiền bất hợp pháp nên ông Son đã nhiều lần viết đơn xin nộp lại nhưng không nhận được sự phối hợp của gia đình trong việc nộp lại số tiền nhận từ Phạm Nhật Vũ.
Ông Nguyễn Bắc Son đề nghị được sử dụng số tiền hơn 591 triệu đồng trong tài khoản tiền gửi tiết kiệm của mình để trả lại một phần số tiền đã chiếm đoạt.
VIỆT DŨNG
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét