Tôi, chủ Blog này, Lê Việt Đức, đang bị Ngân hàng SCB và Manulife phối hợp lừa đảo chiếm đoạt tiền bằng hợp đồng số 2952746922. Tôi đóng tiền cho SCB để tiết kiệm - đầu tư nhưng chúng biến tiền đó thành mua bảo hiểm của Manulife. Đến nay chúng vẫn nhất định không trả. Nếu chúng vẫn không trả, tôi sẽ tố cáo các sai phạm, lừa đảo của nhóm lợi ích SCB và Manulife lên trang này và FB cá nhân của tôi. Mong các bạn theo dõi và loan tin cho nhân dân VN ở khắp nơi trên thế giới biết để tẩy chay chúng.
Thứ Ba, 29 tháng 10, 2019
Vụ 39 người chết: Tiếc thương nhưng cũng tranh cãi
Tôi không ủng hộ cũng không phản đối những người bỏ nước ra đi bằng con đường bất hợp pháp thế này. Đó là lựa chọn của họ, và tôi rất tôn trọng. Người ta vẫn nói ở VN nếu biết đi thì cả cột điện cũng đi, huống chi họ là con người. Chắc chắn họ và gia đình họ đã cân nhắc rất kỹ trước khi quyết định chứ không phải bị các nhóm tội phạm lừa. Thực tế họ đã chứng kiến rất nhiều trường hợp thành công, thậm chí số đông hay đa số đã thành công; sau vài năm ra nước ngoài kiếm sống đã trở thành giầu có. Do đó, nếu không đi thì nghèo đói mãi, cuộc sống bị áp bức, bất công cứ tiếp tục mãi đối với đời họ rồi con cháu họ; nên sau khi suy nghĩ rất nhiều họ mới quyết định ra đi. Nhiều người cho rằng với số tiền tỷ bỏ ra để đi, sao họ không đầu tư làm ăn tại VN. Tôi cho rằng nếu họ vay mượn để đầu tư, sẽ không ai cho họ vay mượn số tiền này; còn nếu họ bán nhà cửa đất đai ông cha để lại để đầu tư thì hầu như họ sẽ bị mất hết vì họ không biết kinh doanh. Có lẽ họ cũng nghĩ như vậy nên mới chọn con đường ra đi làm thuê để kiếm tiền, đổi đời đầy may rủi thế này. Rất thông cảm và thương xót họ. Mong người Việt ủng hộ họ.
Vụ 39 người chết: Nhiều người tiếc thương nhưng cũng tranh cãi
29 tháng 10 2019 - Ginkgo Biloba: Nếu các bạn sống trong hoàn cảnh của những người cần phải đi trong container như vậy thì mới hiểu. Họ biết kết quả hên xui và chấp nhận đánh đổi và thử thách. Đừng nói chuyện phạm luật với người muốn thay đổi cái nghèo đã theo họ mấy đời rồi.
Pham Thi Tra My and Nguyen Dinh Luong
Nhiều người bày tỏ sự thương xót đau đót khi biết tin có khả năng có người Việt trong 39 nạn nhân trong chiếc xe tải đi đến Essex, Anh Quốc. Vụ việc 39 thi thể được phát hiện chết ngạt trong một chiếc xe tải ở Anh Quốc cùng với ngày càng nhiều gia đình Việt nghi ngờ người thân của họ trong danh sách nạn nhân xấu số, khiến cho dư luận Việt Nam thương xót, đau đớn, và vô cùng bối rối trong nhiều ngày qua.
Cộng đồng thế giới bàng hoàng khi vào ngày 23/10, báo chí đưa tin cảnh sát Anh đã phát hiện 39 thi thể nằm chồng chéo lên nhau trong một chiếc xe tải chạy đi vào khu vực Essex của Anh.
Ban đầu cảnh sát cho rằng 39 người này là người Trung Quốc, nhưng sau đó họ cho rằng thông tin đã thay đổi và hiện vẫn đang điều tra danh tính nạn nhân và chưa đưa thêm bất kỳ thông tin nào về quốc tịch của họ.
Tuy nhiên, nhiều ngày qua nhiều gia đình Việt Nam ở khu vực Nghệ An, Hà Tĩnh đã vô cùng lo lắng, đau đớn khi họ mất liên lạc với người thân được biết đang đi lao động ở nước ngoài.
Dư luận Việt Nam thương xót, đau đớn, và vô cùng bối rối trong nhiều ngày qua.
Tin nhắn của cô gái Phạm Thị Trà My ở thị trấn Nghèn, Nghệ An "Con xin lỗi bố mẹ. Con không thở được" trước khi mất liên lạc hoàn toàn vào ngày cảnh sát Anh phát hiện ra chiếc xe đã làm gây sốc và ám ảnh dư luận Việt Nam.
Thương xót, đau đớn
Chín Ngả: Nói gì thì nói nhưng cái chết của các nạn nhân là sự đau xót của văn minh nhân loại; cầu xin linh hồn các nạn nhân bi thương này sớm đc siêu thoát; họ đã bỏ lại phía sau cõi sân si trần tục này!
Trung Tiến Nguyễn: Không biết sau vụ này sẽ có ai tỉnh ngộ. Âu cũng là số phận, mong gia đình sớm có thông tin chính thức và vượt qua nỗi buồn này!
Nguyen Huu Tho: Ra đi không phải sai lầm mà nguy hiểm tính mạng nhiều hơn ! Tuy nhiên vì cuộc sống thực tại họ không cam chịu nên phải đánh đổi . Đây mới là vấn đề chung của người có thu nhập trung bình và thấp ở xứ ta .
Chu Thắng: Nên chia sẻ nỗi buồn hơn là dạy khôn và lên án điều đã mất và nhất là nghĩa tử là nghĩa tận. Xin chia buồn đến gia đình có con em không may bị mất mong sớm về với gia đình.
Hằng Nguyễn: Vẫn ko dám tin là người Việt Nam! Mình cứ kiểu khi nào có tin tức chính thức mới dám chấp nhận, vì mình nghĩ thời này mà lại còn đi vượt biên sao?
Nhiều người chỉ trích, đặt câu hỏi
Lão Hạc Ngu thì chết bệnh tật gì là có thật. Trong nước tài nguyên phong phú đất rộng ao sâu vườn rộng chịu khó kinh doanh làm ăn lương thiện nhà cổ nhà tầng kiểu gì chẳng có, thời bình mà vẫn nghèo thì đúng là ngu.
Bachhue Nguyen: Tại sao không dùng số tiền vài chục bảng Anh mà đi xuất khẩu lao động thì đâu có đau lòng như thế. Mong mọi người yên nghĩ. Cũng mong dân mình bớt mộng cao. Đánh đổi cả tính mạng để làm giàu như thế thì có đáng chăng. Thiếu hiểu biết cũng là một trong những nguyên nhân, cần nhìn sâu vào gia đình. Và còn cả tá công việc mà Việt Nam cần nhìn nhận để phát triển và thay đổi. Còn sống là còn tất cả, mất đi cuộc sống là mất tất cả mọi người ạ.
Rễ Tre: Dưới 30.000 Bảng thì qua Anh làm gì cho bận người. Chi phí mọi thứ quá đắt đỏ mà chắc chắn áp lực công việc khủng khiếp.
Phuong My Nguyen: Không hiểu sao cha mẹ lại chấp nhận cho con gái đi bôn ba hết lần này đến lần khác vậy, vừa mới hết hợp đồng lao động về nước, thì lại lăng xăng tìm đường qua An. Các bậc cha mẹ nghĩ sao vậy, biết con là thân gái mà sao lại đẩy con vào con đường nguy hiểm như vậy, thật đáng trách vô cùng, biết con mình ra đi như vậy là phạm pháp vậy mà cũng ủng hộ, lòng tham của cha mẹ đã góp phần làm nên sự rối ren, phức tạp cho xã hội ....
Cường Trần: Con nhà giàu sẽ đc ba mẹ chu cấp tiền du học. Con nhà hơi khá tí xíu sẽ chọn xuất khẩu lao động, ba mẹ có ruộng vườn canh đất để cầm cố. Con nhà nghèo thì phải học giỏi mới có học bổng mà du học. Còn những bạn kia dù sao cũng bỏ tiền chục ngàn đô rồi mà sao đi nhập cư trái phép khó hiểu, phải trốn ko tốn đồng nào thì đi kiểu này tiền mất tật mang.
Linh Nùn: Đừng lấy lí do ngoại cảnh. Tất cả đều ở bản thân. Không ai ép ai cái gì. Đừng bao giờ đổ tại nhà nước nơi chôn rau cắt rốn. Nơi mà xương máu cha ông đổ xuống để có ngày nay. Ai cũng có lựa chọn của mỗi người và từng người phải có trách nghiệm với quyết định của bản thân mình.
Vụ 39 người chết tại Anh: Làng quê Việt Nam chuẩn bị cho tình huống xấu nhất
Tay chân có, học tập kiến thực kinh nghiệm thực tế sẽ luôn có việc. Chứ đừng nghĩ giàu nhanh. Đó là rủi ro khi bạn chọn con đường đấy.
Nguyên nhân do đâu?
Hai Phan: Phần nhiều trong so đó là người Nghệ An, Hà Tĩnh do ảnh hưởng Formosa. Hệ luỵ đó càng ngày càng thấy rõ! Ở Quảng Bình 2018 cũng có 17 thuyền nhân vượt biên qua Úc, bị bắt về đó. Họ cũng trải qua bao nhiêu nguy hiểm, đối diện với cái chết.
Trần Quý Quốc: Khi sinh ra và lớn lên ở một đất nước mà họ thấy không có tương lai thì con người phải tự tìm cho mình một lối thoát đó là bỏ xứ ra đi. Đó là mưu sinh, có người được thành công, có người bị thất bại như một ván bài. Không phải ai đi chui cũng đều thất bại cả. Nếu không thì chả ai phải đánh đổi số phận của mình với tử thần và nợ nần chồng chất cho gia đình mình.
Thanhhong Nguyen: Với số tiền đóng để được đến Anh quốc đây hoàn toàn không phải là số tiền nhỏ , họ chấp nhận bỏ ra một số tiền lớn như vậy cũng như dám chấp nhận nguy hiểm ra đi bất hợp pháp thì họ đã phải tìm hiểu những rủi ro có thể xảy ra với họ. Tôi nghĩ họ ra đi như vậy đa phần không chỉ vì bản thân họ mà còn vì tương lai gia đình họ, còn tại sao là tương lai của bản thân và gia đình thì có rất nhiều nguyên nhân kinh tế, chính trị, giáo dục, an toàn xã hội mỗi người một hoàn cảnh và suy nghĩ khác nhau, nhưng điều đáng nói nhất là các vị hữu trách có dám nhìn nhận sự thật về tình hình chính trị xã hội mà họ đang nắm trong tay mình đã gián tiếp trực tiếp đẩy đến hậu quả này. E rằng họ chỉ có một kết luận đây là những người hám tiền là có thể đóng lại hồ sơ điều tra. Nếu vậy thì lòng tin về tương lai tốt đẹp của chúng tôi phải làm sao đây.
Bản quyền hình ảnhEPAImage captionVợ chồng ông Phạm Văn Thìn, nhớ về con gái Phạm Thị Trà My (26 tuổi) - ảnh tại nhà ở Hà Tĩnh ngày 26/10
Cảm thông, chia sẻ
Nhiều người thì bày tỏ sự cảm thông, chia sẻ với những người mạo hiểm ra nước ngoài.
Ginkgo Biloba: Nếu các bạn sống trong hoàn cảnh của những người cần phải đi trong container như vậy thì mới hiểu. Họ biết kết quả hên xui và chấp nhận đánh đổi và thử thách. Đừng nói chuyện phạm luật với người muốn thay đổi cái nghèo đã theo họ mấy đời rồi.
Văn Kiếm: Công bằng mà nói, vụ 39 người bị mất thương tâm kia là vì họ muốn thay đổi đời sống kinh tế cho bản thân và gia đình. Tất nhiên về mặt xã hội và an sinh, chính quyền cũng cần xem lại một số mặt nào đó còn tồn đọng, như giải quyết việc làm, tạo ra cơ hội nhiều hơn v.v... Việc di cư bấy hợp pháp này không riêng Việt Nam đâu, nhiều nước như ngay Hàn Quốc cũng có (nô lệ tình dục) vào Mỹ là nhiều nhất đấy, rồi Tàu, Bangladesh, Pakistan cũng vào Mỹ. Trước đây còn có Nhật Bản nữa kia nhưng giờ thì hết. Việt Nam nằm trong vùng" thế giới thứ ba" nên việc ra đi kiếm cơ hội mới là điều dễ hiểu.
Không có gì ầm ĩ!
Vụ 39 người chết trong xe tải trên đường đi vào Anh gây xôn xao dư luận ở Việt Nam.
Cảm thương những số phận không may và xin chia buồn cùng gia đình các nạn nhân.
Nga Nguyen: Nói thật. Những người này họ đi lậu thế này thì họ xác định 1 sống 2 chết rồi. Tôi chả thương xót gì đâu vì luật chơi cả. Nhưng một số ng chửi rủa miệt thị thì quá đáng rồi. Nếu bạn đã từng gặp người mà làm đầu tắt mặt tối mà vẫn không đủ ăn thì những chuyến đi thế này là điều dễ hiểu. Đó là chọn lựa. Thật xót xa cho cuộc sống này.
Ng Kent: Họ chấp nhận rủi ro cao để qua được Anh quốc đi làm nghề trồng cỏ "weed" là chính vì làm giàu nhanh, trả nợ nhanh. Do đó, cho dù có bị bắt ở tù vài năm không sao, vì cái được là gởi được tiền tỷ về VN.
Lê Văn Vượng: Tình hình ở Việt Nam là giá VND so với các ngoại tệ chính ngày càng bèo hơn. Cơ hội kiếm tiền bị chủ nghia thân hữu và con ông cháu cha, tham nhũng... tước đoạt thô bạo. Cho nên con em chúng ta đành cắn răng ra nước ngoài kiếm tiền thôi. Chứ ai mà không muốn ở quê hương mà vẫn làm ăn tốt. Nghiệt ngã lắm!
Dân Nguyễn: Nói thẳng và thật là trong nước nếu đi làm công nhân từ sáng đến đêm cũng không mua được cái nhà mà ở. Đấy là tính ở Hải Phòng thành phố đang trên đà phát triển. Chưa kể là chi phí sinh hoạt cái gì cũng tăng. Đi nước ngoài hi vọng kiếm được tiền để về quê có cái nhà cái cửa có ít vốn làm ăn. Đơn giản thế thôi, đi nước ngoài là 50/50 biết đấy nhưng liều thôi.
Kim Lưu: Có vẻ bản thân những người vượt biên không lường hết được sự nguy hiểm và mức độ nghiêm trọng, khi mà nhóm cò mồi đưa ra những kế hoạch nghe chừng như đúng rồi.
Chu Thắng: Nên chia sẻ nỗi buồn hơn là dạy khôn và lên án điều đã mất và nhất là nghĩa tử là nghĩa tận. Xin chia buồn đến gia đình có con em kg may bị mất mong sớm về với gia đình.
Một số người đề ra giải pháp, lời khuyên.
Phuong Nghiêm: Tăng lương công nhân Việt Nam lên. Để họ đầu từ kiến thức năng lực con người. Để họ có thể làm ăn cống hiến cho gia đình và xã hội ngay trên đất nước của mình. Khỏi phải đi đâu.
Minh Hanh Do: Sống bất hợp pháp ở bất kỳ đất nước nào họ cũng phải đối mặt với những vấn đề ở trên không riêng gì nước Anh, giáo dục con cái rất quan trọng, thay vì đầu tư cho con 1 tỷ để lưu vong, thì có thể làm đc nhiều thứ có lãi ở VN và nuôi dạy con cái thành đạt, rất nhiều cánh cửa mở ra cho các bạn trẻ....
Vinh Nguyen: Xuất khẩu mới về ít nhiều cũng có tiền làm vốn, đi tốn gần tỷ vẩn chấp nhận vậy không phải là khó khăn túng quẩn. Mình phải biết mình là ai, đang đứng ở vị trí nào để lao động cho phù hợp. Không nên liều lĩnh đánh cược mạng sống của mình để kím lấy đồng tiền.
Đây là chia sẻ của các độc giả BBC trên mạng xã hội trong nhiều ngày qua. Phần lớn đều cho rằng có người Việt trong số 39 nạn nhân xấu số. Tuy nhiên, hiện BBC vẫn chưa nhận được xác minh chính thức về danh tính của những người này từ phía cảnh sát Anh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét