Thời đi làm, mình hay gặp bác Trọng tại các kỳ họp Quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc hội, khi đó bác làm Chủ tịch Quốc hội. Thấy bác nhỏ người, chậm chạp, nói năng từ tốn (thực chất là chậm) nên mình nghĩ bác không phải dạng người khỏe. Mình cũng biết bác giống bác Trương Tấn Sang ở điểm rất ghét Ba Dũng, thỉnh thoảng bác có những câu mỉa mai Ba Dũng ngay giữa hội trường,... Do đó, mình rất ủng hộ bác làm Tổng bí thư khóa 11 để loại trừ được Ba Dũng. Mình cực kỳ ghét thằng này. Tuy nhiên, nhìn cách bác đấu với Ba Dũng thấy rất thương bác. Để loại trừ được Ba Dũng, bác đã tiếp tục ở lại làm Tổng bí thư nhiệm kỳ 2 khi tuổi đã 72, điều này làm mình rất lo cho bác. Trên Blog này, nhiều lần mình đã cảnh báo với sức khỏe và tuổi tác như thế, với cường độ làm việc căng thẳng như thế (1 đít 12 ghế lớn) thì nguy cơ đột quỵ và tử vong của bác rất cao; loại trừ được Ba Dũng rồi thì bác nên rút dần khỏi các chức vụ và nghỉ hưu đi, lo đốt lò tiếp để làm gì. Mình không ưa ông Võ Nguyên Giáp vì nhiều việc trong đó có việc ông khiếp sợ trước bộ tam quyết định mọi việc của đất nước thời ông đương chức là Lê Duẩn, Trường Chinh và Lê Đức Thọ. Nhưng mình đồng ý với các bạn mình là nhờ sống an phận (thờ chữ NHẪN), ông Giáp là người chiến thắng cuối cùng vì ông thọ nhất, 103 tuổi (1911-2013), trong khi ông Duẩn chỉ thọ 80 tuổi (1907–1986), bằng cụ Hồ (1890-1969), Trường Chinh 82 tuổi (1907–1986) và Lê Đức Thọ 80 tuổi (1911–1990) vì người ta thường nói tiêu chí so sánh quan trọng nhất là tuổi thọ. Bác Trọng nên học tập ông Giáp về việc này, kẻo thời nay làm lãnh đạo to như thế mà thọ chưa bằng các ông thời cụ Hồ thì kém quá. Gương đột tử khi đương chức của Chủ tịch nước Trần Đại Quang đang sờ sờ ra đó. Trong lịch sử cận đại VN, chỉ có Chủ tịch Hồ Chí Minh từ trần khi đang đương chức nhưng đây là cha già dân tộc, là anh hùng lập quốc nên được quyền làm Chủ tịch suốt đời thì không tính. Bác đừng để lịch sử thế giới phải ghi thêm một kỷ lục mới: VN vô địch vì trong một nhiệm kỳ có tới 2 chủ tịch nước đương chức tử vong.
Ông Nguyễn Phú Trọng từng được các báo nhà nước dẫn lời phát biểu trong buổi tiếp xúc cử tri ba quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Tây Hồ hôm 15/10: “Tôi sẽ cố gắng giữ gìn sức khỏe, năm nay 75 rồi, cũng đang là bệnh nhân.”
Tình hình sức khỏe của ông Trọng được cho là yếu tố chính quyết định khả năng ông có thực hiện chuyến công du Mỹ trong thời gian tới hay không và đây cũng là ẩn số cho việc ông tiếp tục vị trí người đứng đầu đảng Cộng sản Việt Nam hay rời ghế.
Trả lời RFA, Tiến sỹ Lê Hồng Hiệp, nhà nghiên cứu quan hệ quốc tế và chính trường Việt Nam, từ Singapore, nói:
“Tôi nghĩ rằng là nếu như theo đúng quy định thông thường thì Đại hội 13 năm 2021 thì ông Nguyễn Phú Trọng sẽ phải nghỉ hưu. Vì bên cạnh vấn đề tuổi tác đã quá giới hạn, ông đã là trường hợp đặc biệt kể từ Đại hội 12. Như chúng ta đã biết, sự cố sức khỏe của ông vừa rồi lại càng đưa thêm lý do khác để ông Trọng có thể nghỉ hưu ở đại hội đảng sắp tới. Tuy nhiên, theo tôi hiểu là hiện tại, vấn đề này chưa được quyết định chính thức. Vẫn còn có ý kiến ủng hộ ông Trọng có thể ở lại thêm một nhiệm kỳ, hoặc là ít nhất nửa nhiệm kỳ nữa để mà giúp củng cố bộ máy nhân sự trong nhiệm kỳ tới, và đặc biệt là tạo ra thế hệ lãnh đạo tiếp theo duy trì được sự ổn định trong hàng ngũ lãnh đạo cấp cao của đảng Cộng sản Việt Nam.”
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đột ngột ngã bệnh và phải đi cấp cứu ở bệnh viện nhân chuyến thăm Kiên Giang hồi tháng 4 vừa qua. Ông Trọng sau đó đã vắng mặt trên chính trường nhiều tuần lễ để điều trị bệnh.
Ông Lê Hồng Hiệp giải thích rằng đang có những vấn đề mà nội bộ đảng Cộng sản Việt Nam đang cần thảo luận thêm như nếu ông Trọng nghỉ thì ai sẽ là người thay thế để duy trì mô hình tam trụ hiện tại hay quay lại mô hình tứ trụ trước đây. Ông nói tiếp:
“Tất cả những vấn đề này vẫn đang được thỏa thuận và nếu như tam trụ hay tứ trụ thì ai sẽ là những người sẽ được điền vào các vị trí đó thì chưa có câu trả lời. Và phương án cho các kịch bản đó vẫn xoay quanh cái việc ông Trọng có ở lại hay không, và nếu ông không ở lại thì ông sẽ ủng hộ ai để đảm nhận vị trí đấy. Tôi nghĩ bây giờ hãy còn hơi sớm để đưa ra nhận định cuối cùng nhưng mà theo tôi hiểu, thì khả năng vẫn là 50-50. Tức là có khả năng ông Trọng sẽ nghỉ và có khả năng khác là ông có thể sẽ vẫn ở lại, do chưa có sự thống nhất ở các cấp cao về vấn đề này.”
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại lễ bé mạc đại hội đảng 12 vào ngày 28/1/2016 ở Hà Nội AFP
Việt Nam trước đây vẫn duy trì mô hình tứ trụ là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội. Sau cái chết của Chủ tịch nước Trần Đại Quang vào tháng 9 năm 2018, ông Trọng đã kiêm nhiệm hai chức danh Chủ tịch nước và Tổng Bí thư Đảng và Việt Nam có tam trụ thay vì tứ trụ như trước kia.
Cùng thời điểm, trả lời RFA, Giáo sư Nguyễn Đình Cống nói:
“Ông Nguyễn Phú Trọng thì người ta bình luận rằng ông nửa muốn đi nửa muốn ở. Nhưng mà tôi xem tình hình, thấy ông ấy hơn 75 tuổi rồi, sức yếu như thế. Mà nếu ông cố tình ở lại thêm nữa thì ông ấy vi phạm hai điều, mà chắc là không dám.”
“Điều thứ nhất là có chỗ nào đấy quy định tổng bí thư không làm quá hai nhiệm kỳ. Cái điều ấy chưa được sửa. Thế thì ông Trọng cũng không dám vi phạm. Nếu ông vi phạm thì phải vận động sửa cái điều ấy đã. Nhưng đến bây giờ tôi chưa thấy có ý tưởng nào như thế.”
Ông Nguyễn Đình Cống được cho là một trong những trí thức bất đồng từ khi ông thông báo từ bỏ đảng Cộng sản Việt Nam từ ngày 3/2/2016. Ông nói thêm:
“Cái thứ hai là ông ấy tỏ ra là yếu rồi, bệnh tật rồi. Ông ấy tham dự chỗ này chỗ kia chứ không thấy có sinh khí. Nhiều cái không thấy ông ấy tham gia. Ví dụ như tôi theo dõi việc đi vào viếng lăng chủ tịch Hồ Chí Minh thì ông ấy không đi, chỉ thấy ông Phúc, bà Ngân thôi.”
“Hay ví dụ có những điều quan trọng thì ông ấy ra nói cũng thều thào lắm rồi. Thế thì sức khỏe chắc không bảo đảm. Vì thế tôi chắc rằng ông ấy cũng phải tự nguyện thôi thôi, không dám làm thêm nhiệm kỳ nữa đâu. Nếu ông Trọng mà làm thêm nhiệm kỳ nữa thì nó lộ rõ cái tệ hại. Tại vì ông muốn làm thêm nhiệm kỳ nữa thì phải thay đổi được quy định rằng tổng bí thư không được làm quá nhiệm kỳ.”
Vào đầu năm 2021, tức là còn hơn một năm nữa thì đảng Cộng sản Việt Nam mới tiến hành Đại hội toàn quốc lần thứ XIII để bầu các ủy viên trung ương, Bộ chính trị, Ban bí thư và người lãnh đạo đảng là Tổng bí thư.
Nhưng ngay từ cuối tháng 6/2019, tại cuộc họp của Bộ chính trị dưới sự điều hành của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã phê duyệt quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương khóa 13, nhiệm kỳ 2021-2026.
Toàn bộ ủy viên trung ương của đảng CSVN khóa 13 nhiệm kỳ 2021-2026 đã được quyết định trước khi Đại hội toàn quốc của đảng CSVN diễn ra vào đầu năm 2021.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/trong-s-got-a-50-50-chance-of-staying-or-leaving-at-13th-national-party-congress-10282019095220.html
Khả năng ông Trọng sẽ nghỉ hay tại vị ở Đại hội đảng 13 ‘là 50-50'
Ben Ngo 2019-10-28 - Giáo sư Nguyễn Đình Cống nói: “Ông Nguyễn Phú Trọng thì người ta bình luận rằng ông nửa muốn đi nửa muốn ở. Nhưng mà tôi xem tình hình, thấy ông ấy hơn 75 tuổi rồi, sức yếu như thế. Mà nếu ông cố tình ở lại thêm nữa thì ông ấy vi phạm hai điều, mà chắc là không dám.” “Điều thứ nhất là có chỗ nào đấy quy định tổng bí thư không làm quá hai nhiệm kỳ. Cái điều ấy chưa được sửa. Thế thì ông Trọng cũng không dám vi phạm. Nếu ông vi phạm thì phải vận động sửa cái điều ấy đã. Nhưng đến bây giờ tôi chưa thấy có ý tưởng nào như thế.” “Cái thứ hai là ông ấy tỏ ra là yếu rồi, bệnh tật rồi. Ông ấy tham dự chỗ này chỗ kia chứ không thấy có sinh khí. Nhiều cái không thấy ông ấy tham gia. Hay ví dụ có những điều quan trọng thì ông ấy ra nói cũng thều thào lắm rồi. Thế thì sức khỏe chắc không bảo đảm. Vì thế tôi chắc rằng ông ấy cũng phải tự nguyện thôi thôi, không dám làm thêm nhiệm kỳ nữa đâu.
Tổng Bí thư - Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng
phát biểu trước quốc hội hôm 2/11/2018
Chỉ còn vài ngày nữa là hết tháng 10, khả năng Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng thực hiện chuyến công du đến Mỹ “trong tháng 10/2019” như dự báo trong thời gian qua xem như không còn nữa. Bàn về khả năng ông Trọng nghỉ hay tiếp tục tại vị ở Đại hội 13, một nhà quan sát nhận định với Đài Á Châu Tự Do rằng: “Bây giờ hãy còn hơi sớm để đưa ra nhận định cuối cùng nhưng mà theo tôi hiểu, thì khả năng vẫn là 50-50 vì chưa có sự thống nhất ở các cấp cao về vấn đề này”.Ông Nguyễn Phú Trọng từng được các báo nhà nước dẫn lời phát biểu trong buổi tiếp xúc cử tri ba quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Tây Hồ hôm 15/10: “Tôi sẽ cố gắng giữ gìn sức khỏe, năm nay 75 rồi, cũng đang là bệnh nhân.”
Tình hình sức khỏe của ông Trọng được cho là yếu tố chính quyết định khả năng ông có thực hiện chuyến công du Mỹ trong thời gian tới hay không và đây cũng là ẩn số cho việc ông tiếp tục vị trí người đứng đầu đảng Cộng sản Việt Nam hay rời ghế.
Trả lời RFA, Tiến sỹ Lê Hồng Hiệp, nhà nghiên cứu quan hệ quốc tế và chính trường Việt Nam, từ Singapore, nói:
“Tôi nghĩ rằng là nếu như theo đúng quy định thông thường thì Đại hội 13 năm 2021 thì ông Nguyễn Phú Trọng sẽ phải nghỉ hưu. Vì bên cạnh vấn đề tuổi tác đã quá giới hạn, ông đã là trường hợp đặc biệt kể từ Đại hội 12. Như chúng ta đã biết, sự cố sức khỏe của ông vừa rồi lại càng đưa thêm lý do khác để ông Trọng có thể nghỉ hưu ở đại hội đảng sắp tới. Tuy nhiên, theo tôi hiểu là hiện tại, vấn đề này chưa được quyết định chính thức. Vẫn còn có ý kiến ủng hộ ông Trọng có thể ở lại thêm một nhiệm kỳ, hoặc là ít nhất nửa nhiệm kỳ nữa để mà giúp củng cố bộ máy nhân sự trong nhiệm kỳ tới, và đặc biệt là tạo ra thế hệ lãnh đạo tiếp theo duy trì được sự ổn định trong hàng ngũ lãnh đạo cấp cao của đảng Cộng sản Việt Nam.”
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đột ngột ngã bệnh và phải đi cấp cứu ở bệnh viện nhân chuyến thăm Kiên Giang hồi tháng 4 vừa qua. Ông Trọng sau đó đã vắng mặt trên chính trường nhiều tuần lễ để điều trị bệnh.
Ông Lê Hồng Hiệp giải thích rằng đang có những vấn đề mà nội bộ đảng Cộng sản Việt Nam đang cần thảo luận thêm như nếu ông Trọng nghỉ thì ai sẽ là người thay thế để duy trì mô hình tam trụ hiện tại hay quay lại mô hình tứ trụ trước đây. Ông nói tiếp:
“Tất cả những vấn đề này vẫn đang được thỏa thuận và nếu như tam trụ hay tứ trụ thì ai sẽ là những người sẽ được điền vào các vị trí đó thì chưa có câu trả lời. Và phương án cho các kịch bản đó vẫn xoay quanh cái việc ông Trọng có ở lại hay không, và nếu ông không ở lại thì ông sẽ ủng hộ ai để đảm nhận vị trí đấy. Tôi nghĩ bây giờ hãy còn hơi sớm để đưa ra nhận định cuối cùng nhưng mà theo tôi hiểu, thì khả năng vẫn là 50-50. Tức là có khả năng ông Trọng sẽ nghỉ và có khả năng khác là ông có thể sẽ vẫn ở lại, do chưa có sự thống nhất ở các cấp cao về vấn đề này.”
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại lễ bé mạc đại hội đảng 12 vào ngày 28/1/2016 ở Hà Nội AFP
Việt Nam trước đây vẫn duy trì mô hình tứ trụ là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội. Sau cái chết của Chủ tịch nước Trần Đại Quang vào tháng 9 năm 2018, ông Trọng đã kiêm nhiệm hai chức danh Chủ tịch nước và Tổng Bí thư Đảng và Việt Nam có tam trụ thay vì tứ trụ như trước kia.
Cùng thời điểm, trả lời RFA, Giáo sư Nguyễn Đình Cống nói:
“Ông Nguyễn Phú Trọng thì người ta bình luận rằng ông nửa muốn đi nửa muốn ở. Nhưng mà tôi xem tình hình, thấy ông ấy hơn 75 tuổi rồi, sức yếu như thế. Mà nếu ông cố tình ở lại thêm nữa thì ông ấy vi phạm hai điều, mà chắc là không dám.”
“Điều thứ nhất là có chỗ nào đấy quy định tổng bí thư không làm quá hai nhiệm kỳ. Cái điều ấy chưa được sửa. Thế thì ông Trọng cũng không dám vi phạm. Nếu ông vi phạm thì phải vận động sửa cái điều ấy đã. Nhưng đến bây giờ tôi chưa thấy có ý tưởng nào như thế.”
Ông Nguyễn Đình Cống được cho là một trong những trí thức bất đồng từ khi ông thông báo từ bỏ đảng Cộng sản Việt Nam từ ngày 3/2/2016. Ông nói thêm:
“Cái thứ hai là ông ấy tỏ ra là yếu rồi, bệnh tật rồi. Ông ấy tham dự chỗ này chỗ kia chứ không thấy có sinh khí. Nhiều cái không thấy ông ấy tham gia. Ví dụ như tôi theo dõi việc đi vào viếng lăng chủ tịch Hồ Chí Minh thì ông ấy không đi, chỉ thấy ông Phúc, bà Ngân thôi.”
“Hay ví dụ có những điều quan trọng thì ông ấy ra nói cũng thều thào lắm rồi. Thế thì sức khỏe chắc không bảo đảm. Vì thế tôi chắc rằng ông ấy cũng phải tự nguyện thôi thôi, không dám làm thêm nhiệm kỳ nữa đâu. Nếu ông Trọng mà làm thêm nhiệm kỳ nữa thì nó lộ rõ cái tệ hại. Tại vì ông muốn làm thêm nhiệm kỳ nữa thì phải thay đổi được quy định rằng tổng bí thư không được làm quá nhiệm kỳ.”
Vào đầu năm 2021, tức là còn hơn một năm nữa thì đảng Cộng sản Việt Nam mới tiến hành Đại hội toàn quốc lần thứ XIII để bầu các ủy viên trung ương, Bộ chính trị, Ban bí thư và người lãnh đạo đảng là Tổng bí thư.
Nhưng ngay từ cuối tháng 6/2019, tại cuộc họp của Bộ chính trị dưới sự điều hành của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã phê duyệt quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương khóa 13, nhiệm kỳ 2021-2026.
Toàn bộ ủy viên trung ương của đảng CSVN khóa 13 nhiệm kỳ 2021-2026 đã được quyết định trước khi Đại hội toàn quốc của đảng CSVN diễn ra vào đầu năm 2021.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/trong-s-got-a-50-50-chance-of-staying-or-leaving-at-13th-national-party-congress-10282019095220.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét