Thứ Hai, 7 tháng 10, 2019

Cựu UV Bộ Chính trị đề nghị hỏa táng thi hài “Bác”

Tôi biết nhiều quan chức cao cấp muốn hỏa táng thi hài Bác để Bác được siêu thoát, nhưng cứ đụng tới bất cứ thứ gì dính đến Bác là họ sợ, chỉ dám to nhỏ trong nội bộ vài người rất thân thiết. Vì sao sợ thì chắc chắn chúng ta ai cũng hiểu. Bản thân tôi, chỉ viết mấy câu đụng chạm rất nhẹ nhàng tới Bác mà đã sinh viên vào FB đọc rồi viết đơn thư tố cáo và tôi đã bị nhắc nhở (chắc có người đứng sau xúi giục sinh viên). Thật buồn. Một xã hội mất dân chủ và công an trị cao độ; đến mức bất cứ ai lỡ nói hay viết một câu trái ý quan chức chính quyền là hoàn toàn có thể bị quy thành phản động và bị tước đoạt hết quyền lợi, thậm chí bị bắt giam. Nếu ai cũng phải nhắm mắt trước thực trạng đau xót của đất nước, từ các nhà giáo, nhà văn... tới các quan chức thì đất nước này sẽ ra sao. Một đất nước toàn những người câm như thế làm sao phát triển được ? Đọc báo chí và FB bây giờ chán quá. Loanh quanh toàn tin và ảnh “tự sướng” với nhau sau lũy tre làng hay dưới giếng sâu thì đến lúc được trở thành công dân Tàu mới thấy xót ! Người Việt đang là ếch bơi tung tăng trong nồi nước đang được TQ đun sôi từ từ.
Cựu Ủy viên Bộ CT cho rằng hỏa táng thi hài “Bác” là thực hiện Di chúc của Người
FB Truong Huy San - Hôm qua, sau khi đăng đề nghị hỏa táng thi hài Hồ Chí Minh của thứ trưởng BNG Nguyễn Đình Bin, tôi mới biết là trước đó, một nhà lãnh đạo cao cấp hơn của Đảng, Ủy viên Bộ chính trị 2 khóa (X & XI), Phạm Quang Nghị cũng đã công khai đề nghị hỏa táng thi hài “Bác” trong “Hội thảo 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969 – 2019)”.
Từng là Bộ trưởng Bộ Văn hóa, ông Phạm Quang Nghị đặt vấn đề rất chính trị. Ông cho rằng: “Phần cuối Di chúc Người viết ‘Về việc riêng’. Nói về việc riêng nhưng cũng là những mong muốn đem lại lợi ích cho dân, cho nước”.

Ông viết tiếp: “Người dùng từ ‘yêu cầu’ để nhấn mạnh mong muốn của Người: Tôi yêu cầu thi hài tôi được đốt đi, nói chữ là “hỏa táng”. Tôi mong rằng cách “hỏa táng” sau này sẽ được phổ biến. Vì như thế đối với người sống đã tốt về mặt vệ sinh lai không tốn đất ruộng”. Người còn gạch dưới hai từ”đốt đi” như để con cháu không phải phân vân, lo ngại khi thực hiện những lời Người dặn”.

Ủy viên Bộ chính trị Phạm Quang Nghị cho rằng, đây là thời điểm chín muồi để thực hiện tiếp phần cuối cùng trong Di Chúc, phần nói về “việc riêng”. Ông cho rằng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cân nhắc rất kỹ khi di chúc điều này. 

Ý kiến của UV BCT Phạm Quang Nghị không chỉ được đọc công khai trong Hội thảo mà vừa mới đây, còn được đăng lại trên tạp chí khoa học lịch sử Xưa & Nay. Chắc chắn trong Đảng hẳn đã có rất nhiều người suy nghĩ như ông Phạm Quang Nghị.

------------------

Nhà ngoại giao kỳ cựu công khai đề nghị hỏa táng thi hài Hồ Chí Minh

Theo BBC Tiếng Việt

Một cựu thứ trưởng ngoại giao Việt Nam vừa công khai đề nghị Đảng Cộng sản tiến hành hỏa táng thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Ông Ng
uyễn Đình Bin, nguyên là Ủy viên Trung ương Đảng khóa VIII, nguyên Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao, công bố trên Facebook lá thư ông gửi Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.

Trong thư, ông Nguyễn Đình Bin đề xuất:

“1)- Thực hiện đúng Di chúc, tiến hành hỏa táng thi hài Chủ tịch hiện đang được gìn giữ tại Lăng, chia tro thành ba phần đều nhau, để vào ba quách và an táng đúng như Người đã ” yêu cầu”.

2)- Làm tượng sáp Chủ tịch đang nằm ngủ để thay thế thi hài Người hiện tại trong Lăng. (Công nghệ làm tượng sáp trên thế giới nay đã đạt mức tuyệt hảo, hệt như người thật).

3)- Giữ gìn Lăng như hiện tại. Lăng sẽ là Đền thờ, Tượng đài, Di tích lịch sử quốc gia rất đặc biệt, gắn với các sự kiện lịch sử oai hùng, khắc ghi công trạng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với Dân tộc và Tổ quốc Việt Nam, nơi nhân dân ta và bạn bè quốc tế tiếp tục được đến thăm viếng Người, để mãi mãi tôn vinh Người.

4)- Chọn ba ngọn đồi ở ba miền Bắc, Trung, Nam, tốt nhất, đẹp nhất theo phong thủy và cảnh 
quan, lại thuận tiện cho mọi người tới thăm viếng, để an táng ba quách đựng tro hài cốt Người và xây dựng Đền thờ Người thật tôn nghiêm, thể hiện đúng công lao to lớn, đạo đức mẫu mực, nhân cách thanh cao của Người.”

Lá thư viết ngày 30/7, được gửi cho Chủ tịch Quốc hội Việt Nam và vừa được ông Nguyễn Đình Bin công bố trên Facebook cá nhân.

Ông cho rằng: “Nửa thế kỷ đã trôi qua, các điều kiện thực sự đã chín muồi, và nay là thời điểm thích hợp nhất, tốt nhất để giải quyết việc này.”

Sau khoảng 10 tiếng đăng tải, bài này đã được hơn 300 người chia sẻ trên mạng.

Hồi tháng 7 năm nay, các nhà khoa học Nga và Việt Nam đã tiến hành việc đánh giá trạng thái thi hài của cố Chủ tịch Hồ Chí Minh.


Trước trận Điện Biên: Chủ tịch VNDCCH Hồ Chí Minh và tướng Võ Nguyên Giáp trong ảnh tư liệu của Jean-Claude Labbe chụp tháng 5/1954

Kể từ sau Lenin, các chuyên gia ướp xác của Liên Xô và Nga đã thực hiện công việc tương tự với lãnh tụ cộng sản Bulgaria, ông Giorgi Dimitrov (1949); Joseph Stalin (1953); Hồ Chí Minh (1969), hai cha con ông Kim Nhật Thành (1994) và Kim Chính Nhất (2011).

Chủ tịch Hồ Chí Minh từ trần ngày 2/9/1969 ở Hà Nội.

Khi Di chúc của Hồ Chủ tịch lần đầu công bố năm 1969, Hà Nội bỏ đoạn mà Hồ Chí Minh viết năm 1968:

“Tôi yêu cầu thi hài tôi được đốt đi, tức là hỏa táng. Tôi mong rằng cách hỏa táng sau này sẽ được phổ biến. Vì như thế đối với người sống đã tốt về mặt vệ sinh, lại không tốn đất ruộng. Khi ta có nhiều điện, thì điện táng càng tốt hơn.”

“Trothì chia làm 3 phần, bỏ vào 3 cái hộp sành. Một hộp cho miền Bắc. Một hộp cho miền Trung. Một hộp cho miền Nam.

Đồng bào mỗi miền nên chọn một quả đồi mà chôn hộp tro đó. Trên mả, không nên có bia đá tượng đồng, mà nên xây một ngôi nhà giản đơn, r
ộng rãi, chắc chắn, mát mẻ, để những người đến thăm viếng có chỗ nghỉ ngơi.
Nên có kế hoạch trồng cây trên và chung quanh đồi. Ai đến thăm thì trồng một vài cây làm kỷ niệm. Lâu ngày, cây nhiều thành rừng sẽ tốt cho phong cảnh và lợi cho nông nghiệp. Việc săn sóc nên giao phó cho các cụ phụ lão.”

Trước đó, năm 1965, trong bản thảo di chúc lần đầu, Hồ Chủ tịch cũng viết như vậy.

Mãi đến năm 1989, Hà Nội mới cho công bố đoạn này.

Tuy vậy, Đảng Cộng sản Việt Nam nói “thể theo nguyện vọng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân”, nên Bộ Chính trị đã quyết định giữ gìn lâu dài thi hài Chủ tịch.

Có ý kiến nói Việt Nam không có truyền thống để thi hài người đã khuất cho đời sau xem, và đây là một mô thức du nhập về từ Liên Xô.

Nhưng ngay tại Liên bang Nga ngày này cũng đang có luồng dư luận muốn đưa Lenin ra khỏi lăng đi mai táng.

Hồi năm 2017, Viện Duma đã ra luật quy định lại cách mai táng Lenin để đưa thi hài ông đi chôn nhưng Điện Kremlin không cho thực hiện.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét