Thứ Bảy, 12 tháng 10, 2019

Chủ nhân Mã Pì Lèng Panorama là cựu quan chức?

Với tôi, tòa nhà Panorama phá vỡ hoàn toàn cảnh quan tuyệt đẹp của di sản Mã Pì Lèng đồng thời biến tài sản quốc gia vô giá (dải đất đó với những phiến đá rất đẹp đã bị phá đi để xây nhà) cần để người dân cả nước tự do tham quan... thành sở hữu tư nhân. Do đó chỉ có một giải pháp duy nhất đúng là PHÁ DỠ TOÀN BỘ CÔNG TRÌNH, KHÔI PHỤC LẠI ĐƯỢC NGUYÊN TRẠNG CÀNG NHIỀU CÀNG TỐT, ĐỒNG THỜI PHẠT NẶNG CHỦ ĐẦU TƯ VÀ CÁC QUAN CHỨC SAI PHẠM. Điều này tôi đã phát biểu nhiều lần trên FB cá nhân.
Chủ nhân thật công trình Mã Pì Lèng Panorama là một cựu quan chức?
Đề xuất phá dỡ 7 tầng nổi công trình Panorama Mã Pì Lèng
Hoàng Minh, 10/10/2019 • Mạng xã hội Facebook lan truyền thông tin chủ nhân thật sự của công trình Mã Pì Lèng Panorama là một cựu quan chức, chứ không phải bà Vũ Ngọc Ánh. Ngày 9/10, thông tin trên mạng xã hội Facebook cho rằng chủ nhân thật của công trình Panorama Mã Pì Lèng là ông Nguyễn Lê Huy – nguyên Giám đốc BQL Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, còn bà Vũ Ngọc Ánh (SN 1962, TP. Hà Giang) chỉ là “hình nhân thế mạng”.
Trong hình ảnh có thể có: núi, cỏ, ngoài trời và thiên nhiên

Công trình Mã Pì Lèng Panorama. (Ảnh cắt
từ video/Một Vùng Biên Cương/Youtube)
Về vấn đề này, ông Huy khẳng định đây chỉ là tin đồn, không chính xác. Tuy nhiên, ông Huy cũng cho biết ông có sở hữu một Homestay cách công trình Mã Pì Lèng Panorama khoảng 3km về phía đỉnh đèo Mã Pì Lèng, đây chỉ là nhà sàn và nằm trong khu dân cư, sổ đỏ là đất ở.

Cũng theo ông Huy, hiện ông đã nghỉ hưu nhưng trước đây là cử nhân luật, nắm giữ một số vị trí quan trọng ở tỉnh nên công trình của ông chắc chắn được xây dựng trên cơ sở tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật.

Công trình Mã Pì Lèng Panorama được xây từ năm 2018, đưa vào sử dụng năm 2019. Công trình gồm 7 tầng với kết cấu bê tông cốt thép, có 5 ban công lớn nhìn thẳng xuống sông Nho Quế và hẻm Tu Sản.

Bà Vũ Ngọc Ánh – chủ công trình trên cho biết để xây được Mã Pì Lèng Panorama, bà có nhận được sự ủng hộ từ chính quyền huyện Mèo Vạc. Bà Ánh cũng từng tuyên bố “Nếu bị thu hồi, tôi chỉ có nước nhảy xuống sông Nho Quế”.

Liên quan đến công trình này, mới đây, Sở Xây dựng Hà Giang đã đề xuất lãnh đạo tỉnh yêu cầu huyện Mèo Vạc chỉnh trang, cải tạo một phần công trình (gồm tầng âm và một tầng nổi sát mặt đất) để phục vụ việc dừng chân, ngắm cảnh của khách du lịch.

Toàn bộ 7 tầng giật cấp phía trên của nhà hàng Panorama xây nhô ra phía sông Nho Quế sẽ bị phá dỡ để cải tạo thành đất trồng cây xanh; thời hạn phá dỡ hoàn thành trước ngày 15/11.

Chủ đầu tư được yêu cầu hoàn thiện các thủ tục pháp lý phần công trình còn lại trong thời hạn 60 ngày; các vi phạm khác xử lý theo quy định. Tỉnh Hà Giang sẽ tham khảo ý kiến Bộ VH-TT&DL trước khi ra quyết định.

Hoàng Minh
https://trithucvn.net/…/chu-nhan-that-cong-trinh-ma-pi-leng…

Đề xuất phá dỡ 7 tầng nổi công trình Panorama Mã Pì Lèng

Hoàng Minh, 09/10/2019 • Theo đề xuất từ Sở Xây dựng Hà Giang, toàn bộ 7 tầng giật cấp phía trên của nhà hàng Panorama Mã Pì Lèng xây nhô ra phía sông Nho Quế sẽ bị phá dỡ để cải tạo thành đất trồng cây xanh; thời hạn phá dỡ hoàn thành trước ngày 15/11.

Công trình Panorama Mã Pì Lèng. (Ảnh cắt từ video/Một Vùng Biên Cương/Youtube)

Sở Xây dựng Hà Giang vừa có văn bản gửi UBND Hà Giang báo cáo kết quả cuộc họp liên ngành và đề xuất hướng xử lý công trình nhà hàng Mã Pì Lèng Panorama trên đèo Mã Pì Lèng (huyện Mèo Vạc) vào ngày 8/10.

Cụ thể, Sở Xây dựng Hà Giang đề xuất lãnh đạo tỉnh yêu cầu huyện Mèo Vạc chỉnh trang, cải tạo một phần công trình (gồm tầng âm và một tầng nổi sát mặt đất) để phục vụ việc dừng chân, ngắm cảnh của khách du lịch.

Trong hình ảnh có thể có: núi, ngoài trời và thiên nhiên

Toàn bộ 7 tầng giật cấp phía trên của nhà hàng Panorama xây nhô ra phía sông Nho Quế sẽ bị phá dỡ để cải tạo thành đất trồng cây xanh; thời hạn phá dỡ hoàn thành trước ngày 15/11.

Chủ đầu tư được yêu cầu hoàn thiện các thủ tục pháp lý phần công trình còn lại trong thời hạn 60 ngày; các vi phạm khác xử lý theo quy định. Tỉnh Hà Giang sẽ tham khảo ý kiến Bộ VH-TT&DL trước khi ra quyết định.

Về công trình trên, ông Nguyễn Quang Hưng – Phó Giám đốc Sở Xây Dựng Hà Giang cho biết phía Sở đã đề xuất UBND tỉnh giữ lại phần nhà nằm sát đường, cải tạo để đảm bảo thân thiện với môi trường, còn toàn bộ phần công trình phía sau sẽ bỏ hết.

“Phần giữ lại sẽ đúng tính chất là điểm dừng chân như khuyến nghị của chuyên gia UNESCO, sẽ không có nơi ngủ nghỉ” – ông Hưng nói và cho hay đây mới là bước đề xuất của các sở ngành, còn tỉnh sẽ phải tham khảo ý kiến của Bộ VH-TT&DL trước khi đưa ra quyết định.

Về việc bà Vũ Thị Ánh (chủ đầu tư) có được tiếp tục sở hữu công trình sau khi cải tạo, ông Hưng cho rằng đây là đất của bà Ánh, nếu UBND tỉnh đồng ý, các cơ quan sẽ thẩm định lại để hoàn thiện thủ tục cho phù hợp.

Cũng tại cuộc họp, đoàn kiểm tra liên ngành cho hay qua kiểm tra thủ tục hồ sơ liên quan tới công trình trên, chủ đầu tư chỉ cung cấp cho đoàn công tác một bộ bản vẽ thiết kế chưa qua thẩm định, ngoài ra không có thêm một tài liệu nào khác. Chủ đầu tư báo cáo hiện gia đình mới có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trồng cây hàng năm, chưa chuyển đổi mục đích sử dụng sang đất xây dựng, thổ cư.

Đoàn kiểm tra liên ngành xác định công trình Panorama được xây dựng ngoài mốc giới di tích danh thắng Mã Pí Lèng, có kết cấu bê tông cốt thép kết hợp các sàn kết cấu thép dùng để ngắm cảnh, gồm 7 cấp xây bám theo địa hình. Mặt trước công trình gồm hai phần là tầng âm, tầng nổi sát mặt đất và 6 cấp xây thấp dần theo sườn núi, mỗi cấp một tầng, trong đó cấp cuối cùng chủ đầu tư tận dụng làm gian kho, không sử dụng vào mục đích kinh doanh.

Công trình hiện đã hoàn thiện được 5 cấp. Phần sàn thép phục vụ ngắm cảnh của cấp thứ 6 và đơn nguyên cấp thứ 7 đang được hoàn thiện. Qua đo đạc thực tế, công trình có diện tích xây dựng 226 m2, diện tích sàn gần 500 m2 và gần 80 m2 sàn ngắm cảnh khung thép.

Theo quy định của Đồ án quy hoạch xây dựng Công viên địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn đã được Thủ tướng phê duyệt, khu vực này hạn chế hoạt động xây dựng mới, chỉ xây dựng công trình an ninh quốc phòng, phục vụ du lịch, công trình hạ tầng và xã hội thiết yếu. Tầng cao xây dựng từ 1 đến 3 tầng, mật độ xây dựng từ 15 đến 25%.

Hoàng Minh
https://trithucvn.net/…/de-xuat-pha-do-7-tang-noi-cong-trin…

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét