Nhớ Tố Hữu
Nguyễn Quang Lập 20 - 12 - 2017- Tố Hữu nói dài quá. Mặc dù Hữu Thỉnh đã nhắc khéo, nói, anh Tố Hữu đang rất rất bận, anh chỉ nói chuyện với anh em có 10 phút thôi. Nhưng Tố Hữu đâu có thèm chấp, ông chơi cả 100 phút không dừng. Anh em nói chuyện ồn ào như vỡ chợ ông vẫn cứ nói. Đã gần 10 h rồi mà còn một tiết mục nữa. Trương Vĩnh Tuấn đi vào đi ra mặt nhăn như bị, nói, ông Thỉnh sao không nhắc cụ một tiếng nhỉ, chết chết. Bỗng có ai đó tắt phụt micro, tưởng ông dừng hoá ra ông vẫn không thèm chấp, vẫn cứ nói. Cho đến khi ai đó cúp cầu dao điện, cả toà soạn tối om, ông mới dừng. Hữu Thỉnh đưa ông xuống cầu thang, mình lúc cúc chạy theo sau. Hữu Thỉnh nói, tiếc quá anh nói đang hay lại mất điện. Tố Hữu không nói gì, chắc ông cũng biết, vì cả khu Trần Quốc Toản điện đóm vẫn sáng trưng. Một hôm mình đọc bài của Nguyễn Quang Thiều viết về Tố Hữu, thấy nó viết hay kinh. Những chuyện nó kể mình đều biết cả nhưng chưa bao giờ dám viết ra. Thế mà nó viết ngon trớt, đọc nghe êm ru, lại còn cảm động nữa. Đọc bài nó xong, mình ngồi thừ, thấy tiếc. Thằng Thiều cũng gặp Tố Hữu loáng thoáng như mình thôi, thậm chí chẳng bằng mình thế mà nó có bài ngon lành, còn mình thì không. Mình cú, định viết bài đấu lại nó, nhưng lại nghĩ xưa ông sống thì không viết, giờ ông chết rồi có viết kiểu gì người ta cũng cho mình nói phét, nên thôi. Nhưng sáng nay tự nhiên muốn viết về ông quá, định bụng 5,6 giờ chiều mới viết, nhưng mót viết chịu không nổi. Thế là víêt luôn.
Mình có tính cục bộ, phàm ai là người Quảng Bình họăc yêu quí Quảng Bình mình đều quí mến cả. Thời chiến tranh Tố Hữu còn quá người Qúảng Bình, ăn dầm ở dề trong bom đạn với dân Đồng Hới, dân Bảo Ninh có khi cả năm trời. Tiếng là ngựa xe chứ chỉ xe U oat thôi, xe volga đường chiến tranh làm sao đi được. Thứ xe U oat bây giờ có đem cho tụi trẻ chúng nó còn mắng cho. Còn yến tiệc thì nói cho sang, thực ra mấy miếng thịt lợn, thịt bò kho kho xào xào, trẻ con nhà mình dỗ mãi chúng nó mới chịu ăn. Vì thế dù ai nói đông nói tây mình vẫn qúi Tố Hữu như thường.
Thời chiến tranh dượng Thành (Cổ Kim Thành) làm chủ tịch tỉnh, mỗi lần vào Đồng Hới mình đều đến nhà dượng chơi, vì nhà dượng gần nhà chú Lình, chú ruột mình, và cũng vì có thằng Vượng là bạn học cũ. Nó là con thứ 3 của dượng Thành, học cùng lớp 1 với mình. Sau dượng vô Đồng Hới làm chủ tịch tỉnh nó cũng vô theo.
Một hôm đến nhà dượng Thành, mình thấy một người đang ngồi với dượng nói chuyện gì đó rất hăng. Cả nhà đi lại cứ nem nép. Mình kéo thằng Vượng ra sân hỏi nhỏ, ai đó? Nó bảo, Tố Hữu. Mình lạnh người, đứng lặng ngắt. Quá vinh hạnh thấy được Tố Hữu bằng xương bằng thịt. Mình đứng nép trong buồng nhìn ra, ngắm ông say sưa cho đến khi ông đi rồi vẫn đứng lặng ngắt. Mình về Ba Đồn khoe gặp Tố Hữu với tụi bạn, bóc phét nói Tố Hữu ôm mình, cho ngồi lên đùi dặn này nọ, tụi bạn ngưỡng mộ mình lắm. Thực ra có gặp cóc khô đâu, chỉ nhìn trộm ông thôi, hi hi.
Gần ba chục năm sau về làm báo Văn Nghệ mình mới thực sự gặp ông. Báo Văn nghệ có tục cứ đến 28, 29 tết là tổ chức ăn tết toàn cơ quan. Vị khách số 1 không bao giờ vắng là Tố Hữu, vì ông là sư tổ của báo. Thực ra trước đó mình cũng đã thấy ông nhưng chỉ thấy xa xa. Những lần đại hội nhà văn, vài ba hội nghị văn học ông đều là yếu nhân. Ông chưa đến cuộc họp chưa bắt đầu. Tố Hữu đứng đâu người ta đều chỉ trỏ thì thầm, nói, Tố Hữu đó kià... Tố Hữu đó kìa. Ông bắt tay người nọ, vỗ vai người kia rất vui vẻ. Lên diễn đàn nói chuyện cũng vui, không lý luận cao siêu gì, cứ như đứng kể chuyện chơi vậy thôi nhưng thỉnh thoảng đá ngang vài câu làm ai nấy lạnh sườn.
Chương trình đón tết báo Văn Nghệ bao giờ anh Quốc ( Bế Kiến Quốc) cũng chủ trò, đôi khi có anh Duật (Phạm Tiến Duật) nữa nhưng chủ yếu vẫn anh Quốc. Mình hỏi anh Quốc, cụ Tố Hữu có đến không? Anh nói, đến chứ, năm nào cụ chả đến. Anh cười cười vỗ vai mình, mày thích ngồi với cụ hả, để rồi anh bố trí. Mình cưởi không nói gì nhưng trong bụng thì mừng lắm, được nói chuyện với Tố Hữu còn gì bằng.
Chương trình có 3 phần, năm nào cũng giống năm nào, đầu tiên là nhậu nhẹt, sau đó nghe Tố Hữu nói chuyện, cuối cùng là chơi trò đố vui có thưởng. Hồi đó Tố Hữu đã rời chính trường, nghe nói phụ trách ban chiến lược quốc gia gì đó nhưng thực ra là ngồi chơi xơi nước thôi. Nhậu nhẹt bao giờ cũng vui, ăn uống chẳng có gì nhưng đám văn ngồi đâu tất ở đó rôm rả. Mình thấy lạ là hễ Tố Hữu ngồi mâm nào, mấy ông anh trong báo kính cẩn khúm núm nhưng mắt trước mắt sau chuồn đi cả. Hữu Thỉnh chỉ ngồi với ông có 5 phút rồi nhảy đi mâm nọ mâm kia chúc mừng anh em, kì thực là để tránh nói chuyện với ông.
Nhìn đi nhìn lại không thấy ai, ông đi đến mâm mình, khi đó cũng chỉ mình và vài người. Mấy người này kính cẩn “dạ anh” rồi cũng lẹ làng biến đi, chỉ còn mình trơ khấc. Ông không hỏi mình tên gì mà hỏi mình quê đâu. Mình nói, thưa chú cháu quê Quảng Bình. Mắt ông sáng lên và ông bắt đầu nói. Ông nói về Đồng Hới, về Quán Hàu, về Mẹ Suốt, chị Lý ( anh hùng Trần Thị Lý), về Lệ Ninh, về Nhật Lệ, về Đào Duy Từ… đủ thứ chuyện.
Ông nói nhỏ, đều đêu, hết đông sang tây, hết chuyện Quảng Bình sang chuyện thế sự. Ông nói chuyện thế sự hệt mấy ông hưu trí phường nói chuyện thế sự, đại khái ngày xưa thế này thế kia, bây giờ mấy ông trên kia… ông chỉ ngón tay chỉ chỉ lên trời, lăc đầu, rồi dừng lời. Lúc đầu mình nghe rất hào hứng, dù gì cũng được Tố Hữu cho nói chuyện, nhưng sau ông nói dài quá, lặp nhiều quá, đâm nản. Quanh đi quẩn lại cũng ngày xưa thế này thế kia, bây giờ mấy ông trên kia…Mình nghe thêm một tiếng nữa, các mâm nhậu cũng đã giải tán hết nhưng xem chừng ông vẫn không muốn kết thúc câu chuyện. Y như đang ngồi nghe cụ Nguyễn Xuân Sanh nói. Mình đã từng ngồi hứng chuyện cụ Nguyễn Xuân Sanh rồi, khiếp đến già, hi hi.
Bảo Ninh thấy mình chịu trận, đứng nép ở cửa cười thích chí, dẩu mồm nói thầm, cho mày chết... cho mày chết! Tức khí mình nhảy ra kéo Bảo Ninh vào mâm, nói, dạ thưa chú đây cũng là nhà văn Bảo Ninh, người Quảng Bình, con bác Hoàng Tuệ. Tố Hữu bắt tay Bảo Ninh, nói, à Bảo Ninh… à, Hoàng Tuệ! Mình tót lẹ ra cửa đứng nép nhìn Bảo Ninh chịu trận, cười khoái trá. Bảo Ninh khúm núm nghe, nói, à dạ vâng rồi tranh thủ ông không để ý, ngoảnh về phía mình chửi thầm, sư bố mẹ mày! Rồi vội vàng ngoảnh lại ông, nói, à dạ vâng. Bất kể Tố Hữu đang nói gì, có khi ông chưa nói xong câu nó đã à dạ vâng rồi lại ngoảnh về phía mình chửi thầm, sư bố mày! Nó càng chửi mình càng sướng he he.
Mãi sau, nó vừa à dạ vâng vừa chắp tay giấu dưới gầm bàn lạy mình như tế sao, xin mình cứu cho. Cuối cùng mình cũng đi vào nói, thưa chú anh Hữu Thỉnh đang đợi chú rồi dìu ông vào phòng Hữu Thỉnh. Hữu Thỉnh đang ngồi đọc cái gì đó, vò đầu bứt tai (cái anh này lúc nào cũng đọc được, rảnh phút nào là nhảy vào phòng đọc bài ngay), thấy Tố Hữu vào anh vụt đứng dậy reo to, A... anh! Tiếng reo mừng hồ hởi phấn khởi như thấy bố anh từ vạn kiếp trở về. Hi hi.
Năm sau vẫn vậy, đầu tiên là nhậu nhẹt, sau đó Tố Hữu nói chuỷện, cuối cùng là đố vui có thưởng. Món đố vui có thưởng anh em rất thích, ai cũng muốn mình kiếm được giải thưởng tranh Thành Chương về treo. Nhưng Tố Hữu nói dài quá. Mặc dù Hữu Thỉnh đã nhắc khéo, nói, anh Tố Hữu đang rất rất bận, anh chỉ nói chuyện với anh em có 10 phút thôi. Nhưng Tố Hữu đâu có thèm chấp, ông chơi cả 100 phút không dừng. Anh em nói chuyện ồn ào như vỡ chợ ông vẫn cứ nói. Đã gần 10 h rồi mà còn một tiết mục nữa. Trương Vĩnh Tuấn đi vào đi ra mặt nhăn như bị, nói, ông Thỉnh sao không nhắc cụ một tiếng nhỉ, chết chết.
Bỗng có ai đó tắt phụt micro, tưởng ông dừng hoá ra ông vẫn không thèm chấp, vẫn cứ nói. Cho đến khi ai đó cúp cầu dao điện, cả toà soạn tối om, ông mời dừng. Hữu Thỉnh đưa ông xuống cầu thang, mình lúc cúc chạy theo sau. Hữu Thỉnh nói, tiếc quá anh nói đang hay lại mất điện. Tố Hữu không nói gì, chắc ông cũng biết, vì cả khu Trần Quốc Toản điện đóm vẫn sáng trưng.
Thực lòng khi đó mình rất thương ông. Vẫn biết mình đến tuổi như ông thì còn lẫn gấp 10 ông nữa nhưng vẫn thương ông quá. Giá ông đừng làm quan, chỉ làm thơ thì hay biết bao nhiêu.
Chương trình đón tết báo Văn Nghệ bao giờ anh Quốc ( Bế Kiến Quốc) cũng chủ trò, đôi khi có anh Duật (Phạm Tiến Duật) nữa nhưng chủ yếu vẫn anh Quốc. Mình hỏi anh Quốc, cụ Tố Hữu có đến không? Anh nói, đến chứ, năm nào cụ chả đến. Anh cười cười vỗ vai mình, mày thích ngồi với cụ hả, để rồi anh bố trí. Mình cưởi không nói gì nhưng trong bụng thì mừng lắm, được nói chuyện với Tố Hữu còn gì bằng.
Chương trình có 3 phần, năm nào cũng giống năm nào, đầu tiên là nhậu nhẹt, sau đó nghe Tố Hữu nói chuyện, cuối cùng là chơi trò đố vui có thưởng. Hồi đó Tố Hữu đã rời chính trường, nghe nói phụ trách ban chiến lược quốc gia gì đó nhưng thực ra là ngồi chơi xơi nước thôi. Nhậu nhẹt bao giờ cũng vui, ăn uống chẳng có gì nhưng đám văn ngồi đâu tất ở đó rôm rả. Mình thấy lạ là hễ Tố Hữu ngồi mâm nào, mấy ông anh trong báo kính cẩn khúm núm nhưng mắt trước mắt sau chuồn đi cả. Hữu Thỉnh chỉ ngồi với ông có 5 phút rồi nhảy đi mâm nọ mâm kia chúc mừng anh em, kì thực là để tránh nói chuyện với ông.
Nhìn đi nhìn lại không thấy ai, ông đi đến mâm mình, khi đó cũng chỉ mình và vài người. Mấy người này kính cẩn “dạ anh” rồi cũng lẹ làng biến đi, chỉ còn mình trơ khấc. Ông không hỏi mình tên gì mà hỏi mình quê đâu. Mình nói, thưa chú cháu quê Quảng Bình. Mắt ông sáng lên và ông bắt đầu nói. Ông nói về Đồng Hới, về Quán Hàu, về Mẹ Suốt, chị Lý ( anh hùng Trần Thị Lý), về Lệ Ninh, về Nhật Lệ, về Đào Duy Từ… đủ thứ chuyện.
Ông nói nhỏ, đều đêu, hết đông sang tây, hết chuyện Quảng Bình sang chuyện thế sự. Ông nói chuyện thế sự hệt mấy ông hưu trí phường nói chuyện thế sự, đại khái ngày xưa thế này thế kia, bây giờ mấy ông trên kia… ông chỉ ngón tay chỉ chỉ lên trời, lăc đầu, rồi dừng lời. Lúc đầu mình nghe rất hào hứng, dù gì cũng được Tố Hữu cho nói chuyện, nhưng sau ông nói dài quá, lặp nhiều quá, đâm nản. Quanh đi quẩn lại cũng ngày xưa thế này thế kia, bây giờ mấy ông trên kia…Mình nghe thêm một tiếng nữa, các mâm nhậu cũng đã giải tán hết nhưng xem chừng ông vẫn không muốn kết thúc câu chuyện. Y như đang ngồi nghe cụ Nguyễn Xuân Sanh nói. Mình đã từng ngồi hứng chuyện cụ Nguyễn Xuân Sanh rồi, khiếp đến già, hi hi.
Bảo Ninh thấy mình chịu trận, đứng nép ở cửa cười thích chí, dẩu mồm nói thầm, cho mày chết... cho mày chết! Tức khí mình nhảy ra kéo Bảo Ninh vào mâm, nói, dạ thưa chú đây cũng là nhà văn Bảo Ninh, người Quảng Bình, con bác Hoàng Tuệ. Tố Hữu bắt tay Bảo Ninh, nói, à Bảo Ninh… à, Hoàng Tuệ! Mình tót lẹ ra cửa đứng nép nhìn Bảo Ninh chịu trận, cười khoái trá. Bảo Ninh khúm núm nghe, nói, à dạ vâng rồi tranh thủ ông không để ý, ngoảnh về phía mình chửi thầm, sư bố mẹ mày! Rồi vội vàng ngoảnh lại ông, nói, à dạ vâng. Bất kể Tố Hữu đang nói gì, có khi ông chưa nói xong câu nó đã à dạ vâng rồi lại ngoảnh về phía mình chửi thầm, sư bố mày! Nó càng chửi mình càng sướng he he.
Mãi sau, nó vừa à dạ vâng vừa chắp tay giấu dưới gầm bàn lạy mình như tế sao, xin mình cứu cho. Cuối cùng mình cũng đi vào nói, thưa chú anh Hữu Thỉnh đang đợi chú rồi dìu ông vào phòng Hữu Thỉnh. Hữu Thỉnh đang ngồi đọc cái gì đó, vò đầu bứt tai (cái anh này lúc nào cũng đọc được, rảnh phút nào là nhảy vào phòng đọc bài ngay), thấy Tố Hữu vào anh vụt đứng dậy reo to, A... anh! Tiếng reo mừng hồ hởi phấn khởi như thấy bố anh từ vạn kiếp trở về. Hi hi.
Năm sau vẫn vậy, đầu tiên là nhậu nhẹt, sau đó Tố Hữu nói chuỷện, cuối cùng là đố vui có thưởng. Món đố vui có thưởng anh em rất thích, ai cũng muốn mình kiếm được giải thưởng tranh Thành Chương về treo. Nhưng Tố Hữu nói dài quá. Mặc dù Hữu Thỉnh đã nhắc khéo, nói, anh Tố Hữu đang rất rất bận, anh chỉ nói chuyện với anh em có 10 phút thôi. Nhưng Tố Hữu đâu có thèm chấp, ông chơi cả 100 phút không dừng. Anh em nói chuyện ồn ào như vỡ chợ ông vẫn cứ nói. Đã gần 10 h rồi mà còn một tiết mục nữa. Trương Vĩnh Tuấn đi vào đi ra mặt nhăn như bị, nói, ông Thỉnh sao không nhắc cụ một tiếng nhỉ, chết chết.
Bỗng có ai đó tắt phụt micro, tưởng ông dừng hoá ra ông vẫn không thèm chấp, vẫn cứ nói. Cho đến khi ai đó cúp cầu dao điện, cả toà soạn tối om, ông mời dừng. Hữu Thỉnh đưa ông xuống cầu thang, mình lúc cúc chạy theo sau. Hữu Thỉnh nói, tiếc quá anh nói đang hay lại mất điện. Tố Hữu không nói gì, chắc ông cũng biết, vì cả khu Trần Quốc Toản điện đóm vẫn sáng trưng.
Thực lòng khi đó mình rất thương ông. Vẫn biết mình đến tuổi như ông thì còn lẫn gấp 10 ông nữa nhưng vẫn thương ông quá. Giá ông đừng làm quan, chỉ làm thơ thì hay biết bao nhiêu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét