Thứ Ba, 4 tháng 12, 2018

John Kerry vào Lăng Hồ Chí Minh tìm 'tù binh Mỹ'

John Kerry vào cả Lăng Hồ Chí Minh để tìm 'tù binh Mỹ' bị giam tại đây
Cựu ngoại trưởng Mỹ John Kerry vừa ra mắt hồi ký, trong đó ông kể lại các chuyến đi tới Việt Nam đầu thập niên 1990 để giúp dẫn tới bình thường hóa quan hệ hai nước. Ông John Kerry nhấn mạnh Ngoại trưởng Việt Nam Nguyễn Cơ Thạch "đã tạo ra khác biệt to lớn để giúp chúng tôi xây dựng uy tín". Ông kể lại một lần gặp Tổng Bí thư Đỗ Mười để bàn vấn đề người Mỹ mất tích. "Như để chứng tỏ quyết tâm chân thành, ông ấy đứng dậy, lột áo, cho tôi thấy nhiều vết sẹo lớn do thương tích chiến tranh. Ông ấy nói, 'Chúng ta đều có những đau thương, đã chịu nhiều mất mát. Chúng ta sẽ giải quyết và chúng tôi quyết tâm giúp điều đó xảy ra.'" John Kerry kể lại ông Smith khẳng định phải tìm hiểu cáo buộc là có những hầm ngay bên dưới Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh dùng để giam giữ người Mỹ. Sau khi Hà Nội đồng ý, John Kerry và Robert C. Smith có mặt ở Hà Nội. Vào khoảng 4h sáng, hai người này được đưa xuống dưới phần hầm trong lăng. "Bob mở nhiều cánh cửa để nhìn vào phía sau, bảo đảm rằng không có lối đi hay phòng ốc che dấu." Sau trở ngại cuối đó, ủy ban kết luận không còn tù nhân Mỹ ở Việt Nam.

Thượng nghị sĩ John Kerry gặp Chủ tịch nước 
Việt Nam Lê Đức Anh ngày 18/11/1992 ở Hà Nội
Tự truyện Every Day Is Extra, ấn hành vào tháng 9/2018, ghi lại cuộc đời nhà ngoại giao Mỹ, cựu binh cuộc chiến Việt Nam, từng làm thượng nghị sĩ năm nhiệm kỳ và là ứng viên tổng thống đảng Dân chủ 2004 trước khi làm ngoại trưởng từ 2013 đến 2017 dưới thời Tổng thống Barack Obama. Năm 1991, ông lần đầu trở lại Việt Nam trong tư cách Chủ tịch Ủy ban Thượng viện về các vấn đề tù binh và quân nhân Mỹ mất tích.

Sau đó, cùng với Thượng nghị sĩ John McCain, người từng bị Hà Nội bắt làm tù binh, ông Kerry đã thúc đẩy việc bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam.

Ông John Kerry dành một số trang kể lại giai đoạn ông cùng một số chính khách, như Thượng nghị sĩ Cộng hòa John McCain, tìm cách giải quyết vấn đề ngoại giao với Việt Nam.

"Chúng tôi không bao giờ có thể có hòa bình thật sự với người Việt chừng nào công chúng vẫn còn nghi ngờ rằng họ [Việt Nam] không tuân thủ thỏa thuận trả lại toàn bộ tù binh Mỹ…" ông Kerry viết.

Ông John Kerry nhắc lại hơn 20 chuyến đi tới Việt Nam đầu thập niên 1990.

"Nhiều người ở cấp cao bên phía Việt Nam nghĩ rằng hoặc chúng tôi điên hoặc đang phóng đại vấn đề Tù binh và Người Mỹ mất tích trong chiến tranh - gọi tắt là POW/MIA - để trì hoãn dỡ bỏ cấm vận và tránh vấn đề bình thường hóa vốn gai góc."

"Nhưng tôi tin rằng tôi đã thuyết phục được giới chức Việt Nam về sự chân thành của cuộc tìm hiểu và tầm quan trọng của nó để thay đổi nhận thức về Việt Nam."

Ông John Kerry nhấn mạnh Ngoại trưởng Việt Nam Nguyễn Cơ Thạch "đã tạo ra khác biệt to lớn để giúp chúng tôi xây dựng uy tín".

"Ông ấy hiểu nước Mỹ. Hơn thế, ông ấy cũng nhạy cảm với lo ngại sâu sắc của các gia đình Mỹ."

"Sự can thiệp sớm của ông ấy là bước tiến bộ quan trọng trong nỗ lực này, cũng như quyết tâm của chủ tịch nước, thủ tướng và tổng bí thư đảng cộng sản."


Ông John Kerry thăm lại vùng đồng bằng sông Cửu Long hồi tháng 1/2017

Ông John Kerry, khi đó là thượng nghị sĩ, kể lại một lần gặp Tổng Bí thư Đỗ Mười để bàn vấn đề người Mỹ mất tích.

"Như để chứng tỏ quyết tâm chân thành, ông ấy đứng dậy, lột áo, cho tôi thấy nhiều vết sẹo lớn do thương tích chiến tranh. Ông ấy nói, 'Chúng ta đều có những đau thương, đã chịu nhiều mất mát. Chúng ta sẽ giải quyết và chúng tôi quyết tâm giúp điều đó xảy ra.'"

Vào đầu thập niên 1990, Thượng nghị sĩ Cộng hòa Robert C. Smith là một trong những người tin rằng vẫn còn tù binh Mỹ còn sống ở Việt Nam.

Ông Smith lập ra Ủy ban POW/MIA của Thượng viện Mỹ, với người đứng đầu ủy ban là John Kerry.

John Kerry kể lại ông Smith khẳng định phải tìm hiểu cáo buộc là có những hầm ngay bên dưới Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh dùng để giam giữ người Mỹ.

Ông John Kerry nói ông đã phải gặp chủ tịch nước và tổng bí thư của Việt Nam để đề nghị về việc này.

Dù ông không nhắc tên hai người trong sách, nhưng thời điểm đó có vẻ đây là các ông Lê Đức Anh và Đỗ Mười.

Tại Hà Nội, ông Kerry nói với hai lãnh đạo Việt Nam rằng việc đi vào Lăng Hồ Chủ tịch là khó khăn cuối cùng và hứa sẽ không công khai nói về việc này cho đến nhiều năm sau.

Nay thì ông Kerry đã viết ra điều đó trong cuốn hồi ký.

Sau khi Hà Nội đồng ý, John Kerry và Robert C. Smith có mặt ở Hà Nội.

Vào khoảng 4h sáng, hai người này được đưa xuống dưới phần hầm trong lăng.

"Bob mở nhiều cánh cửa để nhìn vào phía sau, bảo đảm rằng không có lối đi hay phòng ốc che dấu."

Sau trở ngại cuối đó, ủy ban kết luận không còn tù nhân Mỹ ở Việt Nam.

John Kerry và John McCain tiếp tục thuyết phục Tổng thống Bill Clinton để dẫn tới tuyên bố bình thường hóa quan hệ với Việt Nam vào năm 1995.

Vào tháng Tám, sau khi ông John McCain qua đời, phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam tuyên bố sẽ khởi động chương trình McCain/Kerry.

Theo chương trình này, mỗi năm một lãnh đạo trẻ của Việt Nam sẽ thực hiện một chuyến tham quan học tập tới Hoa Kỳ.

(BBC)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét